Toàn cảnh ông chủ Facebook âm mưu ‘vụ cướp bầu cử kinh khủng nhất’ trong lịch sử Hoa Kỳ - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Toàn cảnh ông chủ Facebook âm mưu ‘vụ cướp bầu cử kinh khủng nhất’ trong lịch sử Hoa Kỳ


Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg trả lời câu hỏi từ Thượng nghị sĩ John Thune (C), R-SD và Thượng nghị sĩ Chuck Grassley (R), R-IA sau phiên điều trần chung của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải Thượng viện và Ủy ban Tư pháp Thượng viện tại Capitol Hill ngày 10 tháng 4 năm 2018 tại Washington, DC (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)


Cuối cùng, các mảnh ghép lego đã khớp lại với nhau, chúng tiết lộ một “kiệt tác" về hành vi gian lận bầu cử kinh khủng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ... Và ông chủ Facebook Zuckerberg đang “hoạt động tích cực” hơn bao giờ hết...


Các hành vi gian lận bầu cử đang được tiết lộ - liên quan đến các nhà tài phiệt công nghệ - Big tech, các nhà hoạt động và các quan chức chính phủ - những người ưu tiên đảng phái hơn lòng yêu nước. Trong đó, ông chủ Facebook Zuckerberg đang “hoạt động tích cực” hơn bao giờ hết.


Cuộc bầu cử năm 2020 đã bị những người cánh tả khai thác đại dịch viêm phổi Vũ Hán để làm suy yếu, thay đổi và loại bỏ các luật - vốn được đưa ra trong suốt nhiều thập kỷ nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của việc bỏ phiếu bầu cử.


Nhưng quan trọng không kém, cuộc bầu cử Mỹ lần này đã bị đánh cắp bởi những người cánh tả - đó là một kế hoạch được xây dựng kỹ lưỡng, đòi hỏi sự nghiêm ngặt và tàn nhẫn trong việc thực hiện nó.



Kịch bản ‘vụ cướp bầu cử năm 2020’


Đừng quên rằng những người theo chủ nghĩa tự do đã cố gắng loại bỏ ông Donald Trump trong một thời gian dài.


Câu chuyện u ám về “vụ cướp bầu cử năm 2020” bắt đầu từ tháng 1 năm 2017, khi cựu quản lý chiến dịch tranh cử và cố vấn cấp cao của Barack Obama, David Plouffe, nhận nhiệm vụ lãnh đạo các nỗ lực vận động và chính sách của Chan Zuckerberg Initiative - một tổ chức “từ thiện” - được thành lập bởi nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và vợ anh này là Priscilla Chan.


Đọc thêm »


Đầu năm nay, ngay khi rõ ràng rằng Joe Biden sẽ là ứng cử viên của Đảng Dân chủ cho vị trí tổng thống, Plouffe đã xuất bản một cuốn sách phác thảo tầm nhìn của ông về “lộ trình giành chiến thắng của Đảng Dân chủ” vào năm 2020, liên quan đến nỗ lực "từng khối một" để xoay chuyển tình thế ở các “thành trì quan trọng” của Đảng Dân chủ - ở các bang sẽ quyết định cuộc bầu cử, chẳng hạn như Philadelphia, Milwaukee, Detroit và Minneapolis.


Cuốn sách có tựa đề “Hướng dẫn đánh bại Donald Trump của một công dân”. Mặc dù Plouffe không còn chính thức quản lý các nỗ lực vận động và chính sách của Zuckerberg vào thời điểm đó, nhưng ảnh hưởng của tổ chức chính trị rõ ràng vẫn là một lực lượng mạnh mẽ.


David Plouffe, nhận nhiệm vụ lãnh đạo các nỗ lực vận động và chính sách của Chan Zuckerberg Initiative - một tổ chức “từ thiện” - được thành lập bởi nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg (Ảnh của Noam Galai / Getty Images cho TechCrunch)


Nhờ những nỗ lực sâu rộng của các điều tra viên và các luật sư cho Dự án Amistad của tổ chức phi đảng phái Thomas More Society - những người đã theo dõi dòng tiền tài trợ của Zuckerberg trong 18 tháng qua - đã có thể vạch trần hoạt động bên trong của “vụ trộm này”.


Với lý do hỗ trợ các quan chức bầu cử tiến hành các cuộc bầu cử “an toàn và bảo mật” trong thời đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Zuckerberg đã quyên góp 400 triệu USD - số tiền mà Quốc hội đã phân bổ cho cùng mục đích - cho các tổ chức phi lợi nhuận do các nhà hoạt động cánh tả thành lập và điều hành.


Người nhận chính là Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL), đã nhận được số tiền đáng kinh ngạc là 350 triệu USD. Trước khi Zuckerberg quyên góp, chi phí hoạt động hàng năm của CTCL trung bình dưới 1 triệu USD mỗi năm.



Làm thế nào Zuckerberg thậm chí “biết đến” một tổ chức như vậy, và tại sao anh ta lại giao cho tổ chức này quản 7/8 số tiền mà anh ta dành cho chu kỳ bầu cử này, mặc dù thực tế là CTCL không có kinh nghiệm xử lý một số tiền lớn như vậy?


Hành động ‘khó hiểu’ của Zuckerberg - Một âm mưu ‘cướp’ bầu cử đầy toan tính


Có thể dự đoán, với nền tảng “đảng phái” của bộ máy lãnh đạo của mình, CTCL đã tiến hành phân phối tiền của Zuckerberg cho các bang thiên về cánh tả ở các bang chiến trường. Phần lớn số tiền mà CTCL đưa ra - đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của chiến dịch bầu cử - đã được chuyển đến các hạt vốn từng bỏ phiếu áp đảo cho Hillary Clinton vào năm 2016.


Trên thực tế, một số nơi nhận tiền nhiều nhất chính là các địa phương mà Plouffe đã xác định là “các chốt chiến lược” của Đảng Dân chủ vào năm 2020.


Zuckerberg và CTCL đã lợi dụng việc “tài trợ” này để thúc đẩy các “quyết định chính xác” về cách thức tiến hành các cuộc bầu cử, cho đến số lượng hòm phiếu và địa điểm bỏ phiếu. Mặc dù Hiến pháp trao cho các nhà lập pháp tiểu bang thẩm quyền duy nhất để quản lý các cuộc bầu cử, những khoản tài trợ này đã đặt “lợi ích cá nhân” xen vào thẩm quyền đó.


Các luật sư của Dự án Amistad đã cố gắng ngăn chặn sự thông đồng bất hợp pháp này bằng cách nộp một loạt các vụ kiện ở tám tiểu bang trước Ngày bầu cử. Thật không may, các thẩm phán đã bắt buộc đặt những vụ kiện đó sang một bên, mà không xem xét đến nỗ lực của các luật sư này - vì các nguyên đơn vẫn chưa bị “thiệt hại cụ thể” dưới hình thức gian lận kết quả bầu cử.



Luật pháp không có biện pháp khắc phục “những âm mưu phi pháp” của cánh tả, nếu chúng vẫn chưa “đạt được kết quả”.


Trong khi đó, CTCL tiếp tục “vung tiền” của Zuckerberg - mặc dù hiện tại, tổ chức này đang có ý định “tìm kiếm các khu vực pháp lý nghiêng về đảng Cộng hòa” để cung cấp các khoản tài trợ của mình - như một bằng chứng rõ ràng về sự công tâm với lưỡng đảng.


Riêng hạt Philadelphia, dự đoán rằng khoản tài trợ 10 triệu USD mà họ nhận được từ CTCL sẽ giúp bang này tăng tỷ lệ cử tri đi bầu lên 25-30% (cho Biden) - tương đương với hơn 200.000 phiếu bầu.


Lợi dụng đại dịch Covid-19 - ‘Tay sai’ của Zuckerberg tha hồ ‘lách luật’


Tại Wisconsin, Ngoại trưởng bang Doug La Follette của Đảng Dân chủ cho phép cử tri không cần cung cấp bản sao ID của họ khi yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt. Việc miễn trừ được dành cho đối tượng thương binh, nhưng Covid-19 là một lý do thuận tiện để lách luật, mặc dù thực tế là Wisconsin không có quy định phong tỏa liên quan đến đại dịch.


Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg làm chứng trong phiên điều trần chung của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải và Ủy ban Tư pháp Thượng viện về Facebook tại Capitol Hill ở Washington, DC, ngày 10 tháng 4 năm 2018. (Ảnh của ALEX BRANDON / POOL / AFP qua Getty Images)


Với “chính sách mới”, đã có khoảng 240.000 cử tri đã tuyên bố miễn trừ vào năm 2020, so với chỉ 70.000 vào năm 2016.


Tại Michigan, Ngoại trưởng đảng Dân chủ Jocelyn Benson đã đơn phương từ chối yêu cầu pháp lý rằng “cử tri phải cung cấp chữ ký khi yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt”, và thiết lập một biểu mẫu yêu cầu trực tuyến


Sau đó, bà Benson đã “tiến thêm một bước nữa” bằng cách thông báo rằng bà sẽ “cho phép các nhóm công dân và các tổ chức khác đăng ký cử tri thông qua trang web đăng ký trực tuyến của tiểu bang”, cấp cho các nhóm đảng phái như Phá phiếu bầu (Rock the vote) quyền truy cập trực tiếp vào danh sách cử tri của bang Michigan.


Ở Pennsylvania, các quan chức bầu cử ở các quận thuộc đảng Dân chủ nhận tài trợ của CTCL - đã cho phép các lá phiếu gửi bằng thư “có sai sót” được “chữa trị” - tức là được thay đổi hoặc thay thế - trước Ngày bầu cử.


Nhiều quan chức đã giải thích rằng đây là hành vi vi phạm rõ ràng luật pháp tiểu bang.



Ở nhiều bang, các quan chức cũng hợp nhất một cách vô lý quy trình kiểm phiếu và xử lý lá phiếu ở các đấu trường thể thao và các địa điểm lớn khác, thay vì các văn phòng cấp quận. Đây hoàn toàn không giống như một biện pháp an toàn liên quan đến đại dịch, nhưng các quan chức viện dẫn Covid-19 làm cơ sở lý luận của họ.


Thay vì một số lượng lá phiếu có thể quản lý được vận chuyển đến các văn phòng nhỏ và được kiểm đếm trước sự chứng kiến ​​của các quan sát viên của cả hai bên, các xe tải đã chở phiếu đến một địa điểm khác - chắc chắn dẫn đến sự nhầm lẫn và lẫn lộn các lá phiếu từ nhiều nguồn khác nhau.


Việc bảo mật những lá phiếu đó từ khi chúng rời khỏi tay cử tri - đến khi chúng được kiểm đếm chính thức - đáng lẽ phải là ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác bầu cử, nhưng thậm chí không rõ liệu có nhật ký lưu giữ để xác định lá phiếu nào được chuyển bằng xe tải nào, và vào thời điểm nào hay không.


Không thể biết chính xác điều gì đã xảy ra, bởi vì các quan sát viên Đảng Cộng hòa đã bị từ chối tiếp cận vào quy trình - và trong một số trường hợp, theo đúng nghĩa đen, bị khóa khỏi phòng kiểm phiếu trong khi nhân viên bầu cử che cửa sổ bằng bìa cứng, lại là vì Covid-19...


Cần lưu ý rằng những nhân viên bầu cử này được trả trực tiếp bằng các khoản tài trợ của CTCL. Những “trọng tài” được cho là “vô tư” này đối với quy trình bầu cử của chúng ta - đúng ra phải làm việc cho người dân - nhưng họ lại “thuộc biên chế” của Zuckerberg.


Tất cả những điều này nghe có vẻ giống như chuyện viễn tưởng - thứ mà người ta mong đợi từ một bộ phim kinh dị điện ảnh hoặc một cuốn tiểu thuyết gián điệp. Đáng buồn thay, đó là thực tế mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt sau nhiều năm yên bình.


Giờ đây, các nhà tài phiệt Big Tech và các thế lực chính trị với túi tiền sâu và động cơ nông cạn đang can thiệp ngày càng tích cực vào quá trình bầu cử của chúng ta.


Tác giả: Ken Blackwell, cựu Ngoại trưởng bang Ohio, là thành viên xuất sắc về Nhân quyền và Quản trị Hiến pháp, tại Hội đồng Nghiên cứu Gia đình. Ông từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc từ 1990-1993.


Đọc thêm »



© Đức Duy
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad