![]() |
Nguồn ảnh: CSIS. |
Trong thời gian một năm, việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp tại quần đảo Trường Sa đã thay đổi quang cảnh địa lý và an ninh ở Biển Đông.
Cho đến nay việc xây đảo này đã tạo ra hơn tám triệu mét vuông đất tại các vùng biển rộng, vượt xa các hoạt động cải tạo của các nước khác cho đến nay, và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hàng trăm triệu tấn cát đã được vét từ đáy biển và đổ trên các rạn san hô mỏng manh, những thành phần quan trọng của hệ sinh thái biển. Các chuyên gia hải dương học dự đoán rằng việc này đã và đang gây tác hại không thể đảo ngược về môi trường.
Những đảo được xây mới và mở rộng sẽ là các căn cứ để Trung Quốc triển khai quân và kiểm soát không chỉ quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp mà còn đối với hầu hết Biển Đông, sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo pháp luật quốc tế của các nước khác. Mặc dù các nước có tuyên bố chồng chéo về chủ quyền và đặc quyền kinh tế tới các đảo này trong nhiều thập kỷ nhưng còn giữ được sự cân bằng bấp bênh cho đến bây giờ một phần là do cơ sở quân sự gần nhất của Trung Quốc cách hàng trăm dặm về phía bắc. Quân đội các nước khác có tuyên bố chủ quyền tới các đảo này bây giờ phải đối mặt với một tương lai mà không có khoảng cách xa này bảo vệ.
Một vấn đề nữa là liệu Trung Quốc sẽ sử dụng những hòn đảo mới được tạo ra hoặc mở rộng để tìm cách thực hiện yêu sách biển mới. Đầu tiên, Trung Quốc có thể cũng yêu cầu một vùng lãnh hải 12 hải lý, hoặc một số loại "vùng cảnh báo quân sự" mơ hồ, xung quanh bãi Vành Khăn và Xu Bi, điều đó sẽ vi phạm tự do hàng hải và hàng không cho cộng đồng quốc tế tại các khu vực này. Thứ hai, Trung Quốc có thể khẳng định có lãnh hải xung quanh các đảo mới xây hoặc mở rộng đến gần đảo do các nước khác đồn trú và sẽ dẫn đến xung đột trực tiếp với các nước này. Thứ ba, các đảo xây và mở rộng có thể khiến Trung Quốc vững tâm tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế cho toàn bộ quần đảo Trường Sa, làm trầm trọng thêm các tranh chấp hàng hải trong khu vực.
Trung Quốc biện minh cho việc xây dựng đảo bằng cách cho rằng "các hoạt động của Trung Quốc trên các đảo các rạn san hô của quần đảo Nam Sa nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc và là hoàn toàn chính đáng."[1] Một số nhà phân tích đã lập luận thêm rằng Trung Quốc không vi phạm luật hàng hải nào. Tuy nhiên, những lập luận này sai lầm trên một số khía cạnh.
Đầu tiên, các đảo Chữ Thập, Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa và Ga Ven là đối tượng của một cuộc tranh chấp chủ quyền. Do đó, một bên tranh chấp tự ý thay đổi hiện các đảo này có tác dụng xấu. Nếu một ngày nào đó tòa án quốc tế được trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp ra phán quyết rằng các quần đảo này thuộc về một quốc gia khác ngoài Trung Quốc thì thiệt hại cho các rạn san hô từ các hoạt động xây dựng đảo ngày gây hại không thể khắc phục tới quyền lợi của nước này.
Thứ hai, Bãi Vàng Khăn và Xu Bi nằm dưới nước khi thủy triều lên và cách các đảo khác hơn 12 hải lý, và luật pháp quốc tế không cho phép bất cứ nước nào khẳng định chủ quyền đối với các đảo đó. Vì vậy các hoạt động xây đảo không thể củng cố chủ quyền của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc hay bất cứ nước nào khẳng định chủ quyền đối với các đảo nhân tạo mới xây tại các địa điểm này đều là bất hợp pháp.
Thứ ba, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo tại bãi Vành Khăn và bãi Xu Bi có 12 hải lý lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế: các hòn đảo nhân tạo chỉ được hưởng một vùng an toàn tối đa là 500 mét.
Thứ tư, Trung Quốc đang vi phạm Điều 192 và 123 của UNCLOS về bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là ở các vùng biển kín và nửa kín như Biển Đông. Điều 192 nói rằng "Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển", trong khi Điều 123 đòi hỏi các quốc gia xung một biển kín "phối hợp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển". Trong khi mỗi bên tranh chấp tại quần đảo Trường Sa hiển nhiên cho rằng họ, và chỉ mình họ, có quyền xây dựng trên các đảo này, nhưng không thể phủ nhận rằng tất cả các nước đều có nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường dễ bị tổn thương của môi trường nửa kín như biển Đông.
Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) đã phán quyết vào năm 2003 về việc cải tạo đảo của Singapore trong tranh chấp giữa Malaysia và Singapore rằng "Singapore không tiến hành lấn biển theo cách có thể gây tổn hại không thể khắc phục đến các quyền lợi của Malaysia hay gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường biển, và phải đặc biệt tuân theo báo cáo của nhóm chuyên gia độc lập." Singapore đã tuân thủ phán quyết của tòa án. Tuy nhiên Trung Quốc đã hoàn toàn bỏ qua nghĩa vụ trong UNCLOS của họ bằng cách nạo vét hàng trăm triệu tấn cát từ đáy biển lấp hơn tám triệu mét vuông rạn san hô là bãi đẻ trứng quan trọng của các loài cá, mà không cần bất cứ đánh giá của các chuyên gia độc lập, và không có bất kỳ sự phối hợp hoặc thậm chí tham vấn với các quốc gia ven biển khác.
Thứ năm, thực tế là khu vực quần đảo Trường Sa là vùng đang có tranh chấp về lãnh thổ và hàng hải nên Trung Quốc vi phạm thêm các điều khác của UNCLOS. Điều 74 và Điều 83 của Công ước yêu cầu trong vùng có chồng chéo về đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng thì các bên tranh chấp "trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, có trách nhiệm thực hiện mọi nỗ lực để tham gia dàn xếp tạm thời phù hợp với thực tiễn, và trong giai đoạn chuyển tiếp này không làm phương hại hay cản trở việc đạt được các thỏa thuận cuối cùng. " Trong phán quyết của mình về tranh chấp gữa Guyana và Surinam vào năm 2004, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã giải thích điều khoản này có nghĩa là các bên tranh chấp không được phép đơn phương làm thay đổi vĩnh viễn đến vùng tranh chấp.
Trên mọi phương diện, bãi Vành Khăn là một khu vực đặc quyền kinh tế đang có tranh chấp, trong khi Bãi Xu Bi có thể là khu đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa mở rộng tranh chấp, và rõ ràng là thuộc phạm vi áp dụng theo Điều 74 và 83 của UNCLOS trong phán quyết về tranh chấp giữa Guyana và Surinam. Việc xây đảo trên bãi Vành Khăn và Xu Bi rõ ràng đã vi phạm các điều khoản này.
Không giống như Bãi Vành Khăn và Xu Bi, Bãi Chữ Thập, Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa và Ga Ven đều nằm trên mực nước biển khi thủy triều cao hay nằm trong phạm vi 12 hải lý của các đảo khác. Theo UNCLOS thì các bãi này được bao quanh bởi các vùng lãnh hải. Vì vậy, việc xây dựng đảo của Trung Quốc tại các bãi cạn này diễn ra bên trong lãnh hải và nó có vẻ không phù hợp với Điều 74 và 83 của UNCLOS về phán quyết giữa Guyana và Surinam (chỉ áp dụng đối với đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng). Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn thì sẽ có nhận định khác. Các rạn san hô là bãi đẻ trứng quan trọng của các loài cá ở biển, và phá hủy các bãi này gây tác hại rộng hơn vùng biển lân cận của các rạn san hô. Việc xây dựng đảo lớn trên các rạn san hô có thể có ảnh hưởng lâu dài tới vùng đặc quyền kinh tế xa hơn là vùng lãnh hải của các rạn san hô. Đo đó, Điều 74 của UNCLOS và phán quyết về trường hợp Guyana-Surinam áp dụng trong trường hợp quần đảo Trường Sa, nơi vùng đặc quyền kinh tế đang có tranh chấp, vì hành động xây đảo gây ra những thay đổi vĩnh viễn cho vùng đặc quyền kinh tế của các bên khác, và vì vậy là bất hợp pháp ngay cả khi các hành động này diễn ra trong lãnh hải của các bãi đá.
Tóm lại, việc xây dựng đảo quy mô lớn của Trung Quốc là thay đổi đầy khiêu khích tới an ninh ở Biển Đông và gây hại cho môi trường biển, và nó không thể được biện minh rằng là "hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc", hoặc là phù hợp với pháp luật hàng hải. Thực tế, nếu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên bãi Vành Khăn và Xu Bi và vùng lãnh hải của các bãi này dựa trên những lý lẽ như vậy là một hành động
Within the short span of a year, China’s rapid construction of artificial islands in the disputed Spratlys has radically changed the geographical and security landscapes in the South China Sea.
This island construction has so far created over eight million square metres of real estate in the open sea, outstripping other countries’ reclamation activities by far, and shows no sign of abating. Hundreds of millions of tons of sand and coral have been dredged from the seabed and dumped atop fragile coral reefs that are vital components of the maritime ecology. Marine experts expect that the work has already caused disastrous and essentially irreversible environmental impacts.
The newly created and enlarged islands will be infrastructure that facilitates China’s projection of force and assertion of control not just in the disputed Spratlys area but also over most of the South China Sea, deep into the exclusive economic zones (EEZs) that by any reasonable interpretation of international laws on maritime delimitation would rightfully belong to other countries. Although conflicting claims have existed over the islands and these EEZs for decades, a precarious balance has endured until now partly because China’s nearest military infrastructure is hundreds of miles further to the north. Defence planners in other claimant countries now have to face a future without this protection by distance.
Another concern is whether China will to use the newly created or enlarged islands to attempt to make new maritime claims. First, China might well claim a 12-nautical-mile territorial sea, or some sort of vague “military alert zone”, around each of Mischief Reef and Subi Reef, which would infringe on the international community’s the freedom of navigation and overflight that currently exists these areas. Second, China might assert territorial seas around other newly created or enlarged islands that are close to islands being garrisoned by other countries, which would bring it into direct conflicts with the other claimants. Third, the creation and enlarging of the islands may embolden China in its claim for EEZ for the entire Spratly archipelago, exacerbating the maritime disputes in the region.
China justifies the island building by arguing that “China’s activities on relevant islands and reefs of the Nansha Islands fall entirely within China’s sovereignty and are totally justifiable.”[1] Some analysts have argued further that it is not breaking any maritime law. However, these arguments can be shown to be flawed in a number of respects.
First, Fiery Cross Reef, Johnson South Reef, Cuarteron Reef, Hughes Reef and Gaven Reef are the subjects of a sovereignty dispute. It is therefore bad faith for a claimant to completely and irreversibly alter their geographical characters. If one day an international court is given the jurisdiction to resolve the dispute and rules that these islands belong to a country other than China then the damage to these reefs from today’s island building activities has already and irretrievable impaired that country’s rights.
Second, since Mischief Reef and Subi Reef in their natural state are under water at high tide and more than 12 nautical miles from other islands, customary international law does not allow any country to claim sovereignty over them. Therefore the island building activities at these reefs cannot be within China’s sovereignty. Furthermore, it would be illegal for China or any country to claim sovereignty over the newly created artificial islands at these locations.
Third, the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) does not allow China to use the artificial islands at Mischief Reef and Subi Reef to claim 12-nautical-mile territorial seas or EEZs beyond: artificial islands are only entitled to a safety zone that can extend to at most 500 metres.
Fourth, China is violating UNCLOS articles 192 and 123, which are on the protection of the marine environment, especially in enclosed and semi-enclosed seas such as the South China Sea. Article 192 states that “States have the obligation to protect and preserve the marine environment”, while article 123 requires the countries bordering an enclosed sea to “coordinate the implementation of their rights and duties with respect to the protection and preservation of the marine environment”. While each of the parties in the Spratlys dispute would naturally think that it, and it alone, has the rights to build on the disputed islands and reefs, it is undeniable that they all have a duty to protect and preserve the marine environment of the semi-enclosed and environmentally vulnerable South China Sea.
In its 2003 ruling on the Malaysia vs Singapore dispute over the latter’s reclamation activities, the International Tribunal on the Law of the Sea (ITLOS) directed “Singapore not to conduct its land reclamation in ways that might cause irreparable prejudice to the rights of Malaysia or serious harm to the marine environment, taking especially into account the reports of the group of independent experts.” Singapore complied with the tribunal’s ruling. China, however, has completely disregarded it obligations to UNCLOS by dredging hundreds of millions of tons of sand and coral from the seabed and dumping them over eight million square metres of coral reefs that are vital fish spawning grounds, without any assessment by independent experts, and without any coordination or even consultation with other littoral countries.
Fifth, the fact that the Spratlys area is subjected to territorial and maritime disputes brings us to another violation of UNCLOS. Articles 74 and 83 of the Convention requires that in areas of conflicting EEZ or extended continental shelf claims, the claimants “in a spirit of understanding and cooperation, shall make every effort to enter into provisional arrangements of a practical nature and, during this transitional period, not to jeopardize or hamper the reaching of the final agreement.” In its 2004 ruling on the Guyana vs Suriname dispute, the Permanent Court of Arbitration (PCA) has interpreted this clause to mean that the claimants are not allowed to unilaterally cause permanent changes to the area under dispute.
By all accounts, Mischief Reef is an area of EEZ under dispute, while Subi Reef could be an area of EEZ or extended continental shelf under dispute, where UNCLOS articles 74 and 83 and the Guyana-Suriname ruling are clearly applicable. The building of islands on Mischief Reef and Subi Reef clearly violates these articles.
Unlike Mischief Reef and Subi Reef, Fiery Cross Reef , Johnson South Reef, Cuarteron Reef, Hughes Reef and Gaven Reef are either naturally above high tide or situated within 12 nautical miles of other islands. According to UNCLOS, they are surrounded by territorial seas. Therefore, China’s island building at these reefs takes place within the territorial seas and it might seem that UNCLOS articles 74 and 83 and the Guyana-Surinam ruling (which apply only to the EEZ and the extended continental shelf) are not relevant. However, a closer look suggests otherwise. It is well known that coral reefs are important fish spawning grounds of the oceans and sea, and their destruction affects fish stock far beyond the reefs’ adjacent waters. Massive island building on reefs can therefore have permanent effects on the EEZ beyond these reefs’ territorial seas. In the case of the Spratlys, that EEZ is disputed, therefore UNCLOS articles 74 and the Guyana-Surinam ruling apply, which means actions that cause permanent changes to that EEZ are illegal even if the actions themselves take place in the territorial sea.
In summary, China’s massive island building is both a provocative alteration of the security situation in the South China Sea and blow for the marine environment, but it cannot be justified either as “entirely within China’s sovereignty” or as consistent with maritime law. In fact, if China claims sovereignty over Mischief Reef and Subi Reef and maritime zones based on those features, that will be an audacious attempt to rewrite international law.
Dương Danh Huy là cây viết về tranh chấp Biển Đông. Bài viết của ông đã xuất hiện trên báo chí quốc gia ở Việt Nam và Philippines, trên các trang BBC, CogitASIA, Yale Toàn Cầu, Bình luận RSIS, Học giả Ngoại giao, Diễn đàn Đông Á và các trang mạng khác.
Dương Danh Huy
Bản dịch của miột thâh hữu của viet-studies
Theo Viet-Studies
[1] http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1189470.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét