Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Vui mừng chiến thắng và vết hằn của chiến tranh Việt Nam - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Vui mừng chiến thắng và vết hằn của chiến tranh Việt Nam



     
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 40 năm và ngày nay không còn gợi lên một cảm xúc nào nữa. Từ đất nước ấy người ta không còn nghe gì nhiều về cuộc chiến. Một cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Katharina Borchard: Ông Nguyễn, tôi muốn nói chuyện với ông về cuộc chiến Việt Nam…

Nguyễn Huy Thiệp: Vâng, chuyện của nước tôi là vậy. Nói về Việt Nam thì hầu như lúc nào cũng xoay quanh chuyện chiến tranh. Thật ra cũng chẳng có gì làm lạ cả: Chiến tranh ở đất nước chúng tôi đã triền miên từ năm 1946 cho mãi đến năm 1989. Chẳng những chúng tôi trải qua chiến tranh gọi là “cuộc chiến Việt Nam”, như vẫn được gọi ở Tây phương, nhưng còn các cuộc chiến chống thực dân Pháp, cũng như chiến tranh chống Trung Quốc và Cam Bốt. Đó là những thập niên đầy gian khổ.

Katharina Borchard: Ông đi học và học đại học trong thời gian chiến tranh giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Năm 1970 ông thành thầy giáo làng ở vùng núi đông bắc của Việt Nam. Vào thời đó, phần lớn chiến cuộc đã diễn ra ở miền Nam của nước ông.

Nguyễn Huy Thiệp: Tôi bị đưa về làng – nhưng đi về đó không phải là quyết định của tôi. Tại các nước CS người ta luôn nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo hơn. Ngoài ra, bố tôi có làm việc với Pháp. Gia đình tôi vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”.

Katharina Borchard: Nhưng tại sao Ông được làm thầy giáo mà không phải ra chiến trường?

Nguyễn Huy Thiệp: Bởi vì anh tôi đã đi bộ đội. Một gia đình có 2 người con trai, thì một đứa được ở nhà. Nhưng Bà đừng nghĩ như vậy là sướng đâu: Tôi phải vừa lo cho cha mẹ tôi và còn bảo bọc cho gia đình của ông anh tôi cùng ở chung nhà.

Katharina Borchard: Anh của Ông được sống sót trở về sau chiến tranh?

Nguyễn Huy Thiệp: Vâng. Sau chiến tranh anh tôi vẫn còn ở lại trong quân đội. Cha chúng tôi đã hết sức khuyên anh tôi. Về sau anh ấy được lên đến cấp tá.

Katharina Borchard: Mọi người đã trải qua cuôc chiến ở các nơi như thế nào?

Nguyễn Huy Thiệp: Những năm sau Hiệp Định ngưng bắn Paris 1973, các trận đánh nhau chỉ còn diễn ra ở miền Nam. Miền Bắc không còn là vùng chiến đấu nữa. Mặc dù vậy, thời đó cũng là gian đoạn rất gian nan. Chúng tôi bị đói lắm. Điều này tôi cũng đã diễn tả trong các truyện của tôi. Sự thiếu thốn còn theo đuổi chúng tôi một thời gian dài. Mãi lúc tôi 36 tuổi và trở thành nhà văn, thật sự khi đó tôi mới đủ ăn.

Katharina Borchard: Làm thầy giáo làng Ông dạy học cho ai?

Nguyễn Huy Thiệp: Đa số là người lớn. Họ là bộ đội, công chức hành sự ở vùng Đông Bắc trong thời chiến. Đến lúc đó, thật sự họ cũng chưa được học nhiều, không ít người còn chưa biết viết. Tiếc rằng phần lớn họ ở đó chỉ có 3 tháng thôi, do đó tôi không thể chỉ dạy nhiều hơn theo ý của tôi. Một điều may mắn, một vài người học trò của tôi quả thật có ảnh hưởng ở đó. Vì vậy, chúng tôi có một thư viện lớn để dùng. Thư viện này nằm trong một cái hang. Trong 9 năm tôi dạy ở trường, tôi đã đọc gần hết sách của thư viện.

Katharina Borchard: Ở đó có những sách gì?

Nguyễn Huy Thiệp: Đặc biệt là văn học của những nước có ảnh hưởng đến chúng tôi. Sách của các tác giả Trung Hoa và Nga. Nhưng cũng vẫn còn sách Pháp. Nhất là các sách cổ điển và tôi đã đọc hết tất cả.

Katharina Borchard: Ông đã viết về các thầy giáo làng trong truyện của Ông, thí dụ như “Những người muôn năm cũ”. Các thầy giáo trong truyện của Ông thường có lòng tốt và tận tụy với học trò, nhưng có một chút gì không còn ảo tưởng nữa. Quyển truyện đầu tay của ông ra mắt năm 1987: “Tướng về hưu”. Trong đó Ông nói về một người tướng mà thời huy hoàng của ông ấy đã qua và bây giờ nghỉ hưu quay trở về đời dân thường. Nhưng ở trong gia đình thì ông ấy tỏ ra lóng ngóng, lúng túng. Cuốn truyện hậu anh hùng này đã gây nên dư luận không tốt cũng như hằng trăm bài phê bình văn học và thóa mạ. Thời đó, có gì là xì căng đan trong truyện này?

Nguyễn Huy Thiệp: Đơn giản, đó là sự thành thật. Tôi chỉ viết những gì mà tôi đã sống và thật sự có xảy ra. Tôi cảnh báo trước sự huyễn tưởng và ảo tưởng! Điều này cũng thể hiện trong lối viết của tôi: tôi viết rất giản dị. Câu tiếng Việt của tôi thường chỉ có chủ thể và đối tượng. Cho đến lúc „Tướng về hưu“ ra đời, văn chương Việt Nam thiếu sự thành thật. Trong thời chiến văn chương chỉ giữ vai trò làm phương tiện cho mục đích. Các truyện viết hoặc nói về những anh hùng, về các trận đánh và về sự chịu đựng gian khổ. Cũng có bài thơ và bài hát diễn tả cuộc chiến như là một lễ hội lớn. Các bài viết này, vào một thời điểm nhất định, lẽ dĩ nhiên có một lợi ích chính trị nào đó, nhưng tôi không thấy có văn chương trong đó.

Katharina Borchard: Chính sách “Đổi mới” năm 1986 không những đưa đến một số đổi mới về chính trị và kinh tế, mà cũng cho phép một vài tự do mới trong lãnh vực văn hóa. Về phần Ông, Ông được thụ hưởng như thế nào?

Nguyễn Huy Thiệp: Vâng, tôi bắt đầu viết và phổ biến đúng lúc. Nếu mà trước đó thì có lẽ tôi đã phải vào tù vì các truyện của mình. Tôi muốn nói rõ thêm là không phải chỉ riêng một mình tôi thử một lối viết mới mà cả các tác giả khác nữa. Đặc biệt nhất, tôi rất nể phục đồng nghiệp Bảo Ninh, ông ấy với tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” đã đưa ra một cái gì mới, ngược hẳn với văn chương chiến tranh chính thống.

Katharina Borchard: Tiểu thuyết này xuất bản năm 1991 và nói về người lính trẻ tên Kiên bị vết thương chiến cuộc dày vò lúc trở về từ chiến trường. Bản tiếng Đức được xuất bản năm ngoái - một tác phẩm tuyệt vời.

Nguyễn Huy Thiệp: Bảo Ninh là người đầu tiên dám nói sự thật về cuộc chiến. Ông cũng là lính và biết rõ những gì ông viết. Điều này làm tôi phải thán phục. Nhưng cũng có tác giả ra đời sau chiến tranh Việt Nam mà họ vẫn viết về cuộc chiến này. Tôi không hiểu được điều này. Tôi nghĩ chỉ nên viết về những gì chính mình đã mắt thấy tai nghe.

Katharina Borchard: Ông đã không viết gì về chuyện chiến tranh. Nhưng Ông kể chuyện các ảnh hưởng về sau của chiến tranh lên cuộc sống của người dân.

Nguyễn Huy Thiệp: Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết ra đây được. Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến. Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Nhưng mà tôi phải cẩn thận trong cách diễn tả của tôi. Có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến tranh. Ở nhà người ta đã kết án tôi, là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi không ám chỉ như vậy! Nhưng đôi khi người ta muốn gán ghép cho tôi.

Katharina Borchard: Ông có được tiền qua những truyện đầu tay của Ông không?

Nguyễn Huy Thiệp: Chẳng được bao nhiêu. Ngay vào thời kỳ Đổi mới, nghèo khó vẫn còn ngự trị ở nước tôi. Nước tôi lúc ấy hoàn toàn bị cô lập và không còn nhận viện trợ từ Liên xô và Trung Quốc. Tại nhà trường, nơi nhà tôi khi đó đang đi dạy, có trường hợp mà hai cô giáo phải chia với nhau một cái quần. Hai cô giáo này không bao giờ có thể đứng trước lớp học cùng một lúc được. Chúng tôi nghèo đến thế đó.

Katharina Borchard: Tác phẩm đầu tay của Ông được in ra sao?

Nguyễn Huy Thiệp: Giấy in tác phẩm đầu tay của tôi xấu đến nỗi trong 10.000 quyển sách in xong, chỉ có 70 quyển còn có thể tạm đọc được. Số còn lại phải thu hồi lại. Trong thời gian này tôi làm đủ các nghề để nuôi sống gia đình tôi. Mãi đến năm 2000, tôi mới được nhiều người biết tới để có thể sống nhờ vào số sách của tôi, mặc dù liên tục có nhiều tranh cãi về sách tôi viết. Tôi cũng thu được tiền từ các ấn bản phiên dịch, nhất là ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ và Thụy Điển.

Katharina Borchard: Truyện của Ông có được đưa vào chương trình sách giáo khoa Việt Nam không?

Nguyễn Huy Thiệp: Sách tôi chỉ được đọc ở đại học. Ở trường học, các sách của tôi không được học sinh đọc, mặc dù bố của cô thông dịch viên đây này, Thuy Schmalz, ở Việt Nam vận động tích cực cho việc này!

Katharina Borchard: Tại sao vậy, bà Schmalz 2]?

Thuy Schmalz: Cha tôi phụ trách việc biên soạn chương trình sách giáo khoa ở Việt Nam.

Katharina Borchard: lúc còn sống ở Việt Nam Bà đã đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp chưa?

Thuy Schmalz: Tôi biết đế các tác phẩm của ông qua cha tôi là người chuyên tìm hiểu về văn chương Việt Nam. Tôi đi học từ năm 1988 đến năm 1999 nhưng không hề biết gì về ông ấy trong thời gian này. Ngược lại, ở cấp 3 chúng tôi đã đọc nhiều văn chương chiến tranh và còn phải học thuộc lòng nữa. Đó thường là những truyện kêu gọi mọi người phải sẵn sàng chết cho đất nước của mình. Đến ngày nay cũng vẫn còn như thế.

Katharina Borchard: Người Việt Nam hôm nay nghĩ gì về cuộc chiến Việt Nam, qua đó đất nước bị chia đôi cuối cùng được thống nhất? Đó là thắng người Mỹ, mặc dù sau 1973 người Mỹ không còn trực tiếp tham chiến nữa.

Thuy Schmalz: Chúng tôi rất hãnh diện về điều này. Tuy nhiên, tầm nhìn về cuộc chiến Việt Nam được mở rộng hơn khi sống ở nước ngoài như tôi. Khi đó có một khoảng cách với những gì đã xảy ra trên đất nước tôi và được biết thêm những sự kiện mà ở Việt Nam bị kiểm duyệt.

Katharina Borchard: Ông Nguyễn, sách của Ông đã bị chỉ trích nặng nề. Thái độ của Ông đối với vấn đề kiểm duyệt trước đây và bây giờ như thế nào?

Nguyễn Huy Thiệp: Ở Việt Nam người ta phải có khả năng chờ đợi. Đôi khi, guồng máy chính trị mở ra, rồi lại đóng kín lại. Khi mình bắt được cơ hội đúng lúc – và việc này tôi rất khá – thì nhiều việc không thể ngờ nhưng cũng có thể xảy ra ở nước tôi.
     
Der Vietnamkrieg, der vor vierzig Jahren zu Ende ging, weckt heute kaum noch Emotionen. Aus dem Lande selber hört man dazu sehr wenig. Ein Gespräch mit dem Schriftsteller Nguyen Huy Thiep.

Schriftsteller Nguyễn Huy Thiệp.
Herr Nguyen, ich möchte mit Ihnen über den Vietnamkrieg sprechen . . .

Nguyen Huy Thiep: Ja, so ist das. Wenn es um Vietnam geht, geht es meistens um Kriege. Aber das ist auch kein Wunder: Unsere Kriege dauerten von 1946 bis 1989. Wir haben ja nicht nur den sogenannten «Vietnamkrieg» erlebt, wie er im Westen genannt wird, sondern auch Kriege gegen die französische Kolonialmacht sowie gegen China und Kambodscha. Das waren Jahrzehnte voller Leid.

Sie gingen während des Kriegs zwischen Nord- und Südvietnam zur Schule und haben studiert. 1970 wurden Sie Dorflehrer im nordöstlichen Bergland von Vietnam. Der Krieg spielte sich damals aber vor allem im Süden des Landes ab.

Ich wurde aufs Dorf geschickt – dahin zu gehen, war nicht meine freie Entscheidung. In den kommunistischen Ländern wird zwar immer gesagt, dass alle Menschen gleich seien, aber tatsächlich verfügen die Familien der Partei- und Staatskader über erhebliche Privilegien. Ich selber stammte aus einer ärmeren Familie. Ausserdem hatte mein Vater mit den Franzosen zusammengearbeitet. Unsere Familie galt deshalb als «unsauber».

Warum durften Sie als Lehrer arbeiten und mussten nicht an die Front?

Weil mein älterer Bruder bereits Soldat war. Wenn eine Familie zwei Söhne hatte, durfte einer zu Hause bleiben. Aber stellen Sie sich das nicht allzu entspannt vor: Ich musste nicht nur für meine Eltern sorgen, sondern auch für die Familie meines Bruders, die bei uns geblieben ist.

Hat Ihr Bruder den Vietnamkrieg überlebt?

Ja. Nach Kriegsende ist er sogar in der Armee geblieben. Unser Vater hatte ihm sehr dazu geraten. Er brachte es schliesslich bis zum Oberst.

Wie hat man den Krieg in der Provinz erlebt?

In den Jahren nach dem Pariser Waffenstillstandsabkommen 1973 fanden die Kämpfe nur noch im Süden statt. Nordvietnam war keine Kampfzone mehr. Trotzdem war es eine harte Zeit. Wir litten unter furchtbarem Hunger. Das beschreibe ich auch in einer meiner Geschichten. Der Mangel begleitete uns lange. Erst als ich 36 war und Schriftsteller wurde, hatte ich endlich genug zu essen.

Wen haben Sie als Dorflehrer unterrichtet?

Vor allem Erwachsene. Das waren Soldaten und Beamte, die während des Krieges im Nordosten des Landes gearbeitet haben. Die hatten bis dahin wirklich nicht viel gelernt, viele konnten nicht einmal schreiben. Leider blieben sie meistens nur drei Monate, so dass ich ihnen auch nicht so viel beibringen konnte, wie ich gerne gewollt hätte. Es war aber ein Glück, dass einige meiner Schüler durchaus einflussreich waren. Deswegen hatten wir nämlich eine grosse Bibliothek zur Verfügung. Sie befand sich in einer Höhle. In den neun Jahren, die ich an der Schule verbracht habe, habe ich fast die ganze Bibliothek durchgelesen.

Was für Bücher gab es dort?

Vor allem die Literatur der Länder, die damals Einfluss auf uns ausübten. Es gab Bücher von chinesischen und russischen Autoren. Aber auch noch französische Bücher. Es waren vor allem Klassiker, und ich habe sie alle gelesen.

Von Dorflehrern erzählen Sie auch in Ihren Geschichten, etwa in «Leute von damals». Die Lehrer sind bei Ihnen oft gutherzig und um ihre Schüler bemüht, aber auch ein wenig desillusioniert. Ihre erste Erzählung erschien 1987: «Der pensionierte General». Darin erzählen Sie von einem General, der seine grosse Zeit hinter sich hat und sich nun – quasi als Pensionär – wieder ins zivile Leben einzugliedern versucht. In der Familie aber benimmt er sich linkisch. Diese postheroische Geschichte erregte grosses negatives Aufsehen und zog Hunderte von Rezensionen und Polemiken nach sich. Was war damals das Skandalöse daran?

Einfach ihre Ehrlichkeit. Ich schreibe nur über Dinge, die ich selbst erlebt habe und die es wirklich gibt. Ich warne vor Phantasien und Utopien! Das zeigt sich auch in meinem Stil: Ich schreibe sehr schlicht. Im Vietnamesischen haben meine Sätze oft nur Subjekt und Objekt. Bis in die Zeit, als «Der pensionierte General» erschien, fehlte es der vietnamesischen Literatur an Ehrlichkeit. Im Krieg war die Literatur ja nur Mittel zum Zweck. Sie erzählte oft von Helden und von Schlachten und vom Durchhalten. Es gab auch Gedichte und Lieder, die den Krieg als ein grosses Fest beschrieben. Diese Texte hatten zu einem bestimmten Zeitpunkt natürlich einen politischen Nutzen, als Literatur aber kann ich sie nicht anerkennen.

Die «Doi-moi»-Erneuerung von 1986 brachte nicht nur politische und wirtschaftliche Reformen in Gang, es ergaben sich auch neue Freiheiten für Kunst und Literatur. Wie haben Sie profitiert?

Ja, ich habe zum richtigen Zeitpunkt angefangen, zu schreiben und zu publizieren. Vorher wäre ich für meine Geschichten wahrscheinlich ins Gefängnis gekommen. Ich möchte aber hinzufügen, dass nicht nur ich damals eine neue Art des Schreibens ausprobiert habe, sondern auch andere Autoren. Ganz besonders verehre ich meinen Kollegen Bao Ninh, der mit seinem Roman «Die Leiden des Krieges» der offiziellen Kriegsliteratur etwas völlig Neues entgegengesetzt hat.

Dieser Roman erschien 1991 und erzählt vom jungen Soldaten Kien, der schwer traumatisiert aus dem Krieg zurückkehrt. Der Roman ist letztes Jahr auf Deutsch erschienen – ein phantastisches Buch.

Bao Ninh war der Erste, der die Wahrheit über den Krieg erzählt hat. Er war selbst Soldat gewesen und wusste genau, wovon er schreibt. Das nötigt mir viel Respekt ab. Es gibt aber auch Autoren, die erst nach dem Vietnamkrieg geboren wurden und trotzdem darüber schreiben. Dafür habe ich wenig Verständnis. Man sollte nur über das schreiben, was man aus eigener Anschauung kennt.

Sie selbst verfassen keine Kriegsgeschichten. Aber Sie erzählen durchaus von den Nachwirkungen des Krieges auf das Leben einfacher Leute.

Die Kriege hatten so viele Folgen – ich kann gar nicht alle nennen. Über Kämpfe schreibe ich nicht, denn ich war ja auch kein Soldat. Ausserdem hasse ich Krieg. Aber ich muss in meiner Ausdrucksweise vorsichtig sein. Gegenüber einer Journalistin in Schweden sagte ich einmal, ich würde auf alle Kriege kotzen. Zu Hause warf man mir dann vor, ich würde mich über den Befreiungskampf des vietnamesischen Volkes mokieren. Natürlich hatte ich das nicht so gemeint! Aber so werden einem manchmal die Worte im Mund umgedreht.

Konnten Sie mit Ihren ersten Geschichten schon Geld verdienen?

Kaum. Auch zur Zeit der Erneuerung herrschte bei uns noch bittere Armut. Wir waren ja ein sehr isoliertes Land und bekamen auch kein Geld mehr aus der Sowjetunion und aus China. An der Schule, an der meine Frau damals unterrichtete, mussten sich zum Beispiel zwei Lehrerinnen eine Hose teilen. Die beiden konnten also nie zur gleichen Zeit vor der Klasse stehen. So arm waren wir.

Wie sah Ihr erstes Buch aus?

Das Papier meines ersten Buches war so schlecht, dass von den 10 000 gedruckten Exemplaren nur 70 überhaupt lesbar waren. Der Rest musste wieder eingestampft werden. Ich habe in dieser Zeit viele verschiedene Berufe ausgeübt, um meine Familie ernähren zu können. Ich war unter anderem Lehrer, Keramikmaler und Schwarzhändler. Erst seit dem Jahr 2000 bin ich bekannt genug, um von meinen Büchern leben zu können, auch wenn immer wieder kontrovers über sie diskutiert wird. Einkünfte erziele ich auch durch die Übersetzungen, die vor allem in Frankreich, Italien, den USA und Schweden erschienen sind.

Wurden Ihre Geschichten auch in vietnamesische Schulbücher aufgenommen?

Sie werden nur an der Universität gelesen. In der Schule werden sie nicht gelesen, obwohl sich der Vater unserer Dolmetscherin Thuy Schmalz in Vietnam sehr darum bemüht!

Wie denn das, Frau Schmalz?

Thuy Schmalz: Mein Vater entwirft Schulbuchprogramme in Vietnam.

Haben Sie Geschichten von Nguyen Huy Thiep gelesen, als Sie noch in Vietnam gelebt haben?

Ich habe seine Erzählungen durch meinen Vater kennengelernt, der vietnamesische Literatur studiert hatte. Ich bin zwischen 1988 und 1999 zur Schule gegangen, aber in dieser Zeit haben wir nichts von ihm erfahren. Stattdessen haben wir in der Oberstufe viel Kriegsliteratur gelesen und auch auswendig lernen müssen. Das waren oft Geschichten, in denen erzählt wird, dass man bereit sein muss, für sein Land zu sterben. Das ist heute übrigens immer noch so.

Wie sehen die Vietnamesen heute den Vietnamkrieg, durch den das geteilte Land am Ende wiedervereinigt wurde? Es war ja auch ein Sieg über die Amerikaner, obwohl diese nach 1973 nicht mehr in die Kämpfe eingriffen.

Wir sind sehr stolz darauf. Ich auch. Allerdings erweitert sich die Perspektive auf den Vietnamkrieg, wenn man wie ich im Ausland lebt. Dann gewinnt man etwas Abstand dazu und nimmt auch Berichte zur Kenntnis, die in Vietnam zensiert werden.

Herr Nguyen, Ihre Bücher wurden oft hart kritisiert. Wie gingen und gehen Sie mit der Zensur um?

Nguyen Huy Thiep: In Vietnam muss man abwarten können. Manchmal gibt sich die Politik offen, dann setzt sie auf Verschlossenheit. Wenn man einen guten Moment abpasst – und das kann ich gut –, dann ist auch bei uns einiges möglich.

Das Gespräch dolmetschte Thuy Schmalz.

MCQS9

«Wenn man einen guten Moment abpasst, dann ist auch bei uns einiges möglich.»

Nguyen Huy Thiep

Schriftsteller

Nguyen Huy Thiep

kbo. ⋅ Nguyen Huy Thiep, Jahrgang 1950, ist einer der renommiertesten vietnamesischen Autoren der Gegenwart. Als 1987 seine Erzählung «Der pensionierte General» erschien, löste dies einen öffentlichen Skandal aus. Sie erschien im Jahr nach den «Doi Moi»-Reformen, die nicht nur eine politische und wirtschaftliche Öffnung des Landes ermöglichten, sondern auch auf kulturellem Gebiet neue Freiheiten boten. Nguyen Huy Thiep nutzte die Gunst der Stunde und veröffentlichte Erzählungen, in denen er Menschen, die in der Literatur bis dahin nur als siegreiche Soldaten, Helden der Arbeit und Teil eines Kollektivs verherrlicht wurden, als ganz normale Menschen mit je eigenen Freuden, Ängsten und auch Fehlern darstellte.

Nguyen Huy Thiep: Der pensionierte General. Roman. Aus dem Vietnamesischen von Günter Giesenfeld und Marianne Ngo. In Zusammenarbeit mit Ngo Khac Tri, Tran Van Cung und Luise Gutmann. Mit Fotografien von Tobias Jacob. Mitteldeutscher Verlag. 288 S., Fr. 27.90.

Katharina Borchardt (Neue Zürcher Zeitung) 1]
Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ
Theo Diễn Đàn Việt Nam 21
1] Nguyên bản tiếng Đức: Katharina Borchardt: Interview mit dem Schriftsteller Nguyen Huy Thiep - Triumph und Trauma des Vietnamkrieges, Neue Zürcher Zeitung 07/05/2015

2] Thuy Schmalz đã thông dịch buổi nói chuyện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad