Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế.
Học giả người Úc Alan Dupont mô tả hành động hiện nay của Trung Quốc là hành vi cải tạo địa lý nhằm mở đường cho tham vọng kiểm soát Biển Đông. Rõ ràng tham vọng chiến lược của Trung Quốc là tăng khả năng triển khai nguồn lực tại các vùng biển gần, nhằm tương xứng với sự gia tăng về sức mạnh và vị thế của Trung Quốc. Điều này còn được thúc đẩy bởi một não trạng đòi “công bằng lịch sử”, chủ nghĩa dân tộc và các động lực chính trị trong nước.
Các quan chức Trung Quốc cũng cố tìm cách để giải thích những hành động của họ. Có lập luận cho rằng Trung Quốc đang cải tạo các thực thể chìm, xây dựng cảng và đường băng như một loại hàng hóa công toàn cầu (global public good). Theo Đô đốc Wu Shengli (Ngô Thắng Lợi), “khi các điều kiện thích hợp”, Trung Quốc sẵn lòng mở cửa các đảo nhân tạo để phục vụ hợp tác quốc tế, như viện trợ nhân đạo hoặc tìm kiếm và cứu nạn. Trong một lập luận khác, Trung Quốc cho rằng chính vì Việt Nam và Philippines đã “đi trước” nên buộc họ phải xây dựng cơ sở của riêng mình trên Biển Đông. Nhưng thực tế là hoạt động của Trung Quốc có quy mô bỏ xa các quốc gia còn lại. Không những thế, như một kiểu đe dọa mơ hồ và dễ chối cãi khi bị gặng hỏi, ít nhất một quan chức Trung Quốc đã khẳng định rằng các cơ sở này là để hỗ trợ “chất lượng cuộc sống các binh sĩ” – như có mong muốn nhắn nhủ các quan chức Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có dự định xây dựng ra-đa, đường băng, cơ sở neo đậu tàu và các doanh trại quân đội trên các tiền đồn này.
Không cần phải có khả năng tiếp cận các kế hoạch bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới có thể hiểu được những mục đích tiềm tàng của quá trình bồi đắp đảo: chúng giúp tăng khả năng triển khai sức mạnh của Trung Quốc, và làm suy giảm khả năng triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ. Chẳng hạn như trong trường hợp Trung Quốc gây sức ép lên Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ tốn nhiều thời gian hơn nếu muốn hỗ trợ cho Đài Loan. Điều này hoàn toàn khác với cách mà chúng ta đã từng làm khi điều động hai hàng không mẫu hạm đến eo biển Đài Loan những năm 1995-1996. Hơn nữa, các đường băng và những cơ sở trên Trường Sa và Hoàng Sa sẽ là bàn đạp để Trung Quốc có thể thiết lập sự kiểm soát cả trên biển lẫn trên không, chưa kể đến Vùng Nhận diện Phòng Không (ADIZ). Khi Trung Quốc bất ngờ tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, người ta nhanh chóng nhận ra Trung Quốc không có khả năng đảm bảo thực thi kiểm soát vùng này trên thực tế.
Thông qua đảo nhân tạo, PLA có khả năng thiết lập kiểm soát đối với những chuyển động trên Biển Đông. Điều này làm gia tăng các phí tổn trong trường hợp Hoa Kỳ muốn tuần tra trên vùng biển quốc tế và cũng đồng thời là khu vực mà Trung Quốc khẳng định là Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình. Đặc biệt, Trung Quốc có khả năng xây dựng một vùng trú ẩn cho các tàu ngầm tên lửa liên lục địa (SSBN), một phần trong chiến lược cải thiện vị thế hạt nhân của Trung Quốc. Một chiến lược triển khai SSBN như thế sẽ giúp cho Trung Quốc xây dựng được một lực lượng hạt nhân cơ động, có khả năng sống sót cao hơn, đủ khả năng đe dọa Hoa Kỳ do đảm bảo cơ hội triển khai khả năng tấn công hạt nhân đáp trả. Mặc dù không ai muốn phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân, tác động chính của chiến lược này là nhằm suy giảm “sức nặng” chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ với đồng minh trong khu vực, từ đó gia tăng sự thống trị của Trung Quốc. Tại châu Á cũng như bất kỳ nơi nào khác, tầm nhìn thường có ý nghĩa tương đương hoặc thậm chí là lớn hơn cả thực tế.
Một vài cựu quan chức Hoa Kỳ và các chuyên gia nổi tiếng cho rằng Washington không được phép để cho các động thái tại Biển Đông phá hoại mối quan hệ rộng lớn hơn với Trung Quốc. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Thay vì tranh luận về một cuộc chơi một mất một còn với Trung Quốc, vấn đề cần giải quyết là chúng ta có nên đặt ra lằn ranh đối với các hành vi bị coi là sai trái hay không, và cần phải vẽ lằn ranh này ra sao. Nghịch lý ở đây là, nếu chúng ta nhìn mối quan hệ cạnh tranh về mặt an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực như là biểu tượng của quan hệ toàn cục, chứ không phải chỉ là một ganh đua đơn thuần, thì điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chung giữa hai bên trở nên xấu đi. Hơn thế nữa, rủi ro xảy ra các rạn nứt lớn đến từ sự phản đối của Hoa Kỳ đối với các hành vi gây bất ổn định là không lớn, vì bản thân Trung Quốc vẫn xem trọng mối quan hệ Mỹ – Trung và không muốn mối quan hệ đó tan vỡ.
Thay vào đó, chúng ta nên cân nhắc những hệ quả khi không dám đứng lên bảo vệ những chuẩn tắc quốc tế, bảo vệ các đồng minh và đối tác của mình. Nếu các hành động và thái độ sai trái không bị trừng phạt, nếu các hành vi này không chuốc lấy hậu quả gì, thì mọi cường quốc sẽ không có bất kỳ động lực nào để tuân thủ các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử và luật pháp quốc tế. Nói cách khác, thách thức ở đây không phải là nguy cơ chiến tranh (không kể đến những hành vi cẩu thả thiếu tính toán, vốn là những vấn đề thật sự nguy hiểm). Thách thức là làm sao cân bằng được sự đối nghịch giữa một bên là hợp tác Mỹ – Trung và bên kia là nhu cầu làm rõ những hành vi nào được xem là vi phạm những chuẩn tắc của khu vực.
Một Trung Quốc không được kiểm soát sẽ hiện thực hóa sự chi phối bá chủ trên các vùng biển gần. Đó mới là rủi ro thật sự. Tương lai này có thể được nhìn thấy phần nào trong cuộc khủng hoảng năm 2012 xung quanh Bãi cạn Scarborough. Việc Philippines xua đuổi những tàu cá Trung Quốc trong vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền đã nhanh chóng leo thang thành một cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng trời giữa hải quân Trung Quốc và Philippines. Lúc đó, Washington đã trấn an Manila và thuyết phục Philippines rằng Hoa Kỳ sẽ hạ nhiệt khu vực. Nhưng thực tế cuối cùng thì Trung Quốc vẫn quay trở lại Bãi cạn Scarborough và kiểm soát vô thời hạn khu vực tranh chấp này, mặc dù Scarborough nằm sâu bên trong vùng EEZ của Philippines. Ở cấp độ cá nhân, một số học giả Trung Quốc đã xem vụ việc này như mô hình cưỡng bức mở rộng của Hoa Kỳ, vừa gây áp lực hiệu quả đối với một đồng minh của Hoa Kỳ, vừa buộc Washington không thể can dự. Chiêu bài này lại được tái diễn với các cơ sở hạ tầng quân sự hiện đang được Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo. Từ góc nhìn này, chúng ta có vẻ đã sẵn sàng để Trung Quốc cướp lấy Biển Đông chỉ vì một nỗi sợ mơ hồ rằng Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh lợi ích hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Các quy tắc quản trị tại Châu Á – Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng. Mô típ hành vi gần đây của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh chắc chắn đang nỗ lực hạn chế Hoa Kỳ hội nhập vào khu vực năng động nhất thế giới. Trung Quốc sẽ quyết định việc tiếp cận các lợi ích chung toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh luôn nói chuyện kiểu “cả hai cùng thắng”, họ lại thật sự có ý rằng Trung Quốc sẽ “thắng tất”.
Một mình Hoa Kỳ có thể thúc đẩy khu vực hướng tới bảo vệ và đưa ra những luật lệ công bằng với tất cả các quốc gia. Giúp cho Trung Quốc phát triển tầng lớp trung lưu của họ là một việc tốt, nhưng để cho Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo thì không tốt chút nào. Giúp Trung Quốc và khu vực hiểu được sự khác biệt này sẽ là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng trong các chính sách của Hoa Kỳ trong những năm sắp tới.
Patrick M. Cronin là Giám đốc cấp cao tại Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới và là cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc gia trực thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia Hoa Kỳ.
Some analysts argue that China’s new artificial land formations in the South China Sea are not worth worrying about as they could be easily “taken out” if war broke out. But those who take that view are failing to see how these islands fit into China’s slow motion strategy to achieve regional hegemony in the Asia-Pacific.
Since the United States and others throughout the region seek to maximize cooperation with a reemerging China while minimizing conflict, we are caught between a rock and a hard place with respect to brash acts of forcefulness such as the creation of artificial islands. China is well on its way to doubling the preexisting land mass in the South China Sea, seeking to make its ambiguous nine-dashed line claim to most of the sea—– which, in its most expansive forms, the U.S. government has stated has no basis in international law—a de facto reality. Beijing also refuses to participate in the current case lodged by the Philippines before the International Tribunal on the Law of the Sea, thereby calling into question China’s interest in abiding by international law. Australian academic Alan Dupont describes what China is trying to do as terraforming its way to control over the South China Sea. China’s strategic intent may be as simple as a desire to exercise greater capability over its near seas, consistent with its growing power and confidence and infused by a sense of historical injustice, nationalism, and political exigency.
It is interesting to listen to Chinese officials struggle to explain their assertive actions. One line of argument is that China is building up submerged land features to sustain ports and runways as a global public good. Indeed, said Admiral Wu Shengli, China would be happy to open up the artificial islands for international cooperation, such as for humanitarian assistance and search and rescue, “when the conditions are right.” Yet another line of argument is that previous actions undertaken by Vietnam and the Philippines require China to build up its own facilities, even though the scale of what China has done is an order of magnitude beyond what other neighbors have done. Moreover, in keeping with China’s desire to issue ambiguous and plausibly denial threats, at least one Chinese official has said that the facilities on these submerged features and rocks were essential to help maintain “the quality of life for soldiers”—i.e., hinting to U.S. officials that they intend to build up radars, runways, docking facilities, and military garrisons on these outposts.
One does not have to gain access to classified People’s Liberation Army plans to understand the potential purpose of such island fortifications: they extend Chinese power projection capability, and they erode American power projection capability. In the event of Chinese attempts to coerce Taiwan, for instance, the United States will have a far more difficult time demonstrating support for Taiwan than it did during the 1995-1996 crisis, when it was able to dispatch two aircraft carriers through the Taiwan Strait with relative ease. Moreover, the potential runways and other facilities in the Spratlys and Paracels create the infrastructure that will give China a genuine ability to try to impose air and sea control, not to mention an Air Defense Identification Zone (ADIZ). When China suddenly declared an ADIZ in the East China Sea in November 2013, it was not long before it was obvious that China could not enforce such a declared area. Through land reclamation, the PLA will be more able to impose control over who can go where in the South China Sea, thereby raising future costs on U.S. attempts to patrol in international waters within China’s Exclusive Economic Zone (EEZ). Significantly, China will be better poised to create a ballistic missile submarine (SSBN) sanctuary, something it may wish to establish as part of an enhanced nuclear posture. An SSBN bastion strategy would provide China with a more survivable, mobile nuclear deterrent force capable of threatening the United States with an assured second-strike capability. Though the aim is not to use nuclear weapons, the main effect could be to undermine America’s nuclear umbrella over regional allies, thereby hastening the pace of Chinese dominance over the region. Here in Asia, as elsewhere, perceptions often matter as much or more than reality.
A few former U.S. officials and noted experts contend that the United States must not let the actions in the South China Sea hijack our broader relations with China. I agree. Rather than making this a debate about whether or not to accommodate a rising China, we ought to view the problem as whether and how to draw the line on certain types of bad behavior. Paradoxically, the way to let the South China Sea hijack the relationship is to view U.S.-China security competition there as emblematic of larger ties, rather than as a singular if large point of contention therein. Moreover, the risk of a catastrophic fissure resulting from U.S. efforts to stand up against destabilizing actions is small, because China itself still values the U.S.-China relationship and does not want a fracture.
My colleagues should instead consider the consequences of not standing up for international norms or for allies and partners. If misdeeds and bad behavior incur no penalties, if actions have no consequences, then there is very little incentive for any power to bother with standards, codes of conduct, and international law. In other words, the challenge is not the risk of war (as opposed to inadvertent incidents, which remain all too real a problem), but rather how to embrace the contradiction of mostly supporting U.S.-China cooperation while sometimes lowering the boom when it comes to clarifying what constitutes violations of regional norms.
The real risk is that an unchecked China will realize domination of its near seas. A disconcerting hint at such a future can be found in the 2012 crisis over Scarborough Shoal, in which the Philippines’ efforts to apprehend some Chinese boats fishing in waters claimed by Manila escalated into a months-long standoff between Chinese and Filipino naval forces. In that instance, Washington walked its Filipino allies down and convinced Manila to de-escalate, only to see China move back in to exercise permanent control over the disputed shoal, which lies well within the EEZ of the Philippines. Privately, some scholars in China speak of this as a model for extended coercion of the United States – effectively pressuring a U.S. ally while keeping Washington at bay. Efforts to replicate this model would only benefit from the military infrastructure now being developed by China on its reclaimed land. From this vantage point, we appear ready to let China hijack the South China Sea out of the untested fear that Beijing will forfeit its interest in cooperation with the United States and other regional states.
The rules governing the Asia-Pacific matter. China’s recent pattern of behavior suggests that Beijing will indeed limit America’s integration into the world’s most dynamic region. Access to the global commons will be determined by China. While China talks win-win, it often behaves as if that means that China wins twice.
The United States alone can mobilize the region to preserve and adapt rules fair to all nations. Helping China grow its middle class is good, but letting China create military bases on artificial islands is bad. Helping China and the region understand the distinction will be one of the crucial tasks of statecraft in the coming years.
Dr. Patrick M. Cronin is Senior Director of the Asia-Pacific Security Program at the Center for a New American Security and the former Director of the National Defense University’s Institute for National Strategic Studies.
Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây
Patrick Cronin
Biên dịch: Lê Thanh Danh,
Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, Patrick Cronin - War on The Rocks, 18/5/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét