Lê Hồng Hà - Tìm chân dung Trương Duy Nhất, kẻ cơ hội! - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Lê Hồng Hà - Tìm chân dung Trương Duy Nhất, kẻ cơ hội!


Trương Duy Nhất tự hào “gông cùm không làm người ta sợ hãi”, “sự thật và công lý phải được bảo vệ”. Vậy thử hỏi, ngày thủ trưởng cũ của mình, cựu GĐ CAĐN Trần Văn Thanh ra toà trên cáng cứu thương; đồng nghiệp của mình Trung tá nhà báo Dương Tiến bị bắt giải về ĐN… sao không thấy Nhất lên tiếng?



Ông Trương Duy Nhất

Trương Duy Nhất luôn cho rằng mình đứng về phía người dân “thấp cổ bé họng”, luôn đấu tranh cho công bằng lẽ phải. Vậy thì cái ngày 04/5/2010, Nhất ở đâu?

Cái ngày mà Bá Thanh (Bí thư Thành uỷ) và Trần Văn Minh (Chủ tịch UBND – đã bị bắt giam 2018) chỉ đạo cho lực lượng hàng trăm cảnh sát với súng, dùi cui, các công cụ hỗ trợ mức tối đa… đàn áp đẫm máu những giáo dân Cồn Dầu không một tất sắt trong tay.

Cảnh giáo dân hoảng loạn kêu gào, thánh đường réo lên những hồi chuông đớn đau và phẫn uất. Ngày đó Nhất vẫn đang hiện diện giữa lòng Đà nẵng!

Giáo xứ Cồn Dầu vốn bình yên bên ruộng lúa bờ tre, bỗng dưng nhốn nháo, sợ hãi, không biết kêu ai, bám víu vào đâu.

Giáo dân Cồn Dầu bị đàn áp, lên tiếng phản đối nhà cầm quyền. Ảnh: Internet

Giáo dân người chết, người bị thương, người bị bắt giam, người phải bỏ chạy sang Thái Lan lánh nạn.

Trang đầu của các hãng thông tấn tên tuổi, như AP, của VOA và đặc biệt trên BBC gọi tên “Thánh đường nhuộm máu”. Còn Nhất, nhất hoàn toàn im lặng.

Hai trong nhiều câu chuyện như thế, để thấy rõ Nhất “công tâm” đến nhường nào!

Tháng 01/2011 tại Đại hội đảng khoá 11, Bá Thanh không được bầu vào Bộ Chính trị gồm 16 vị; ngược lại ông Nguyễn Xuân Phúc (Quảng nam) lại trúng Uỷ viên BCT. Cay cú vì Bá Thanh trượt, Trương Duy Nhất ném mọi hằn học lên blog MGNK.

Nhất bắt đầu tấn công ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Doan và một số vị khác… Ngược lại, thời gian này, Nhất chủ yếu đề cao Bá Thanh trong công cuộc chỉnh trang đô thị ĐN; một phần “bóng gió” chê bai nhiều Uỷ viên Trung ương, có cả UVBCT.

Trong khi những cây bút “máu mặt”, những nhà hoạt động chỉ trích chính quyền lần lượt bị bắt giam (Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị bắt 2008, Lê Công Định 2009, Cù Huy Hà Vũ 2010, Tạ Phong Tần 2011, Phạm Chí Dũng 2012) thì người ta vẫn thấy Trương Duy Nhất bình an vô sự.

Vũ Nhôm và Nguyễn Bá Thanh

Nhất tự tin cũng đúng thôi. Vì Nhất kết thân với Uỷ viên TW Bí thư thành uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Bá Thanh, Uỷ viên TW Trần Văn Minh (Phó Ban Tổ chức TW từ 8/2011); và đặc biệt Nhất tay trong tay với “sĩ quan tình báo” cấp tá Vũ Nhôm.

Và sếp của Vũ Nhôm là các tướng Tổng Cục tình báo, lẫn Tổng Cục Cảnh sát BCA: Trần Việt Tân, Phan Hữu Tuấn, Bùi Văn Thành, Phạm Quý Ngọ, Ksor Nham…; thậm chí các “tai to mặt bự” cao hơn nữa.

Lời lẽ đao to, búa lớn đến… ngạo nghễ; Nhất phán quyết “tội trạng” của bà này, ông kia. Rằng đất nước này kinh tế suy sụp, mãi nghèo, tham nhũng tràn lan… là do lãnh đạo dốt nát, bất tài. Rằng nếu những Cộng sản cấp tiến, giỏi và mưu lược hơn, như tầm Bá Thanh ở ĐN và Nguyễn Sự ở Hội an… thì mọi việc đã khác.

Trước thềm Hội nghị Trung ương 6 khoá 11, diễn ra vào tháng 10 năm 2012; cuộc chiến Ba-Tư “vô tiền khoáng hậu” diễn ra đến đỉnh điểm. Các cây bút phụng sự anh Ba và anh Tư công kích nhau dữ dội. Nhất cũng cuốn vào “cuộc chiến” này, hoà theo đồn đoán rò rỉ từ “cung đình” rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị kỷ luật và bị phế truất tại HN 6 diễn ra vào trung tuần tháng 10.

Tham vọng chính trị của Bá Thanh và hy vọng của Duy Nhất vẫn chưa dừng lại.

Chiều 15/10/2012, Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc sau 15 làm việc căng thẳng. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc. TBT Nguyễn Phú Trọng nước mắt lăn dài trên má, vì “Trung ương không đồng ý kỷ luật một đồng chí”. Cái tên “đồng chí X” được ông Trương Tấn Sang thảng thốt gọi tên từ đó.

Tại HN 6 này, ông Trọng và ông Sang chỉ đạt được ý đồ chia sẻ bớt quyền lực của ông Dũng. Đó là Trung ương thống nhất sẽ tái lập 2 ban Đảng:

Ban Nội Chính TƯ và Ban Kinh tế TƯ; lãnh đạo 2 Ban này sẽ là Uỷ viên Bộ Chính trị (sẽ được bầu bổ sung sau).

Việc ông Nguyễn Tấn Dũng không bị kỷ luật, làm cho Trương Duy Nhất, Osin Huy Đức xích lại gần nhau

Việc ông Nguyễn Tấn Dũng không bị kỷ luật, làm cho Trương Duy Nhất, Osin Huy Đức xích lại gần nhau vì cùng mục đích trong việc “liên thủ” công kích ông Dũng. Cái tên 3X là tiêu đề cho nhiều bài viết thoá mạ, sỉ nhục và quy kết trách nhiệm làm suy sụp nền kinh tế và nhiều vấn đề khác.

Tháng 12/2012, Bộ Chính trị ban hành QĐ số 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương; QĐ 159-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Ban Nội chính; Quyết định số 655-QĐNS/TW về việc phân công ông Nguyễn Bá Thanh,giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.

(Những ai giới thiệu, đề cử ông Thanh nắm vị trí này, trong các cuộc họp Bộ Chính trị? và tại sao ông Trọng tin Bá Thanh? … Thiết nghĩ không cần đề cập trong phạm vi bài viết này).

Bá Thanh “chân ướt chân ráo” vừa ngồi vào ghế Trưởng Ban nội chính, chưa đầy 5 tháng sau, HNTW 7 được triệu tập họp từ ngày 2-11/5/2013.

Chiều 10/5/2013, cuộc bỏ phiếu bầu bổ sung 3 Uỷ viên BCT qua 2 vòng và kéo dài đến gần 22h đêm. Kết quả, Bá Thanh không đủ phiếu ngồi vào Bộ Chính trị. Hai nhân vật trung dung, bà Kim Ngân và ông Thiện Nhân được bầu vào BCT.

Cay cú vì ông Dũng “lật ngược thế cờ” tại HNTW 6 và Bá Thanh “out” ở HNTW 7; Trương Duy Nhất đem “Ba X” ra chửi, tổng sỉ vả bằng thứ ngôn ngữ đáng sợ.

Nhất “ỉa đái” vào tất cả, Nhất “ném vào sọt rác” tất cả. Và ngang ngược đến điên rồ, Nhất in hình ông TT Nguyễn Tấn Dũng vào thùng rác và “treo” trên trang blog của mình.

Nhất là người đầu tiên trên mạng xã hội đưa tin kết quả bầu bán. Nhất cho rằng ông Thanh rớt là do phe 3X, rằng ông Trọng quá “non kém”. Nhất công khai trên Một Góc Nhìn Khác yêu cầu ông Trọng và Bá Thanh từ chức.

Chưa hết, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 13, họp từ 20/5- 21/6/2013; ngày 10-6-2013, Quốc hội sẽ thông qua danh sách 47 người được lấy phiếu tín nhiệm (với 4 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, theo tinh thần NQ 35 của Uỷ ban Thường vụ QH) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII này. Và kết quả lấy phiếu tín nhiệm, sẽ được công bố vào phiên bế mạc 21/6/213.

Trong thời gian QH khoá 13 họp, Trương Duy Nhất tuỳ tiện mở một “Thùng phiếu điện tử” bầu 12 chức danh trên blog Một Góc Nhìn Khác.

Ngoài “3 mức tín nhiệm” quy định của QH, “Thùng phiếu điện tử” của Trương Duy Nhất ngạo mạn thêm vào mức TN thứ 4: KHÔNG TÍN NHIỆM (!)

Ngày 25/5/2013, Nhất công bố kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” của mình. Theo đó, hầu hết các thành viên Chính phủ đều nhận TÍN NHIỆM từ 1-3%, và KHÔNG TÍN NHIỆM TỪ 60% trở lên.

Ngày 25/5/2013, Nhất công bố kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” của mình. Theo đó, hầu hết các thành viên Chính phủ đều nhận TÍN NHIỆM từ 1-3%, và KHÔNG TÍN NHIỆM TỪ 60% trở lên.

Báo chí không bao giờ là “quyền lực thứ 4” sau lập pháp, hành pháp và tư pháp ở một nhà nước Cộng sản, do Đảng lãnh đạo tuyệt đối. Trương Duy Nhất đã tự phá vỡ lằn ranh đỏ cuối cùng dành cho những kẻ cầm bút muốn “thao túng chính trường”. Giọt nước đã tràn ly. Và điều gì đến sẽ phải đến.

9 giờ sáng ngày 26/5/2013, một ngày sau khi Nhất “công bố kế quả” Cơ quan An ninh điều tra đã thực hiện lệnh bắt giam, tiến hành khám xét khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất (Hộ khẩu thường trú và chỗ ở: số 25 Tống Phước Phổ, TP. Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng).

13h10 phút chiều cùng ngày, Nhất được đưa ra sân bay, di lý về Hà Nội.


Lê Hồng Hà
FB Lê Hồng Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad