Về “tài liệu mật của CIA” trong biến cố Gạc ma 14-3-1988 - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Về “tài liệu mật của CIA” trong biến cố Gạc ma 14-3-1988


Về “tài liệu mật của CIA” trong biến cố Gạc ma 14-3-1988

Mời xem Video: Tranh dành Quyền lực


Trên VOA có bài báo giật tít lớn: “CIA: Việt Nam nổ súng trước trong trận Gạc Ma”. Ý kiến của một số chuyên gia “gạo cội” cũng được VOA “chèn” vào bài báo này.

Đây là một “bài báo” thuần túy “thông tin” hay là một bài “nghiên cứu” với những “bằng chứng” đính kèm?

Bài báo có đính kèm hình ảnh “báo cáo của CIA”, cũng như dẫn ý kiến của các chuyên gia. Vì vậy bài báo thiên về “nghiên cứu chuyên môn” hơn là một bài báo thông thường.

Vấn đề là các “báo cáo” của CIA về chiến tranh VN (với TQ), cho thấy không hẵn lúc nào cũng “trung thực”, luôn luôn đúng.

Cuộc chiến biên giới tháng hai năm 1979, hai bên VN và TQ đối đầu trong vòng một tháng, chiến trường là các tỉnh của VN cận biên giới. Trung tuần tháng ba 1979, Đặng Tiểu Bình đơn phương tuyên bố rút quân về. Lý do mục tiêu “dạy VN một bài học” đã đạt được. Nhưng cuộc chiến không vì vậy mà kết thúc.

Một cuộc chiến biên giới khác, cũng đẫm máu không kém, kéo dài từ năm 1984 cho tới 1989, địa bàn là khu vực biên giới thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà giang. Phía VN gọi đây là “chiến trường Vị Xuyên”. Còn TQ thì gọi đây là cuộc chiến “phản công tự vệ” nhằm lấy lại khoảng 50 cây số vuông lãnh thổ đã bị VN chiếm đóng. Cuộc chiến “biên giới nối dài” này ít được giới quan sát quốc tế chú ý đến.

Biến cố Gạc ma tháng 3 năm 1988 nằm trong bối cảnh cuộc chiến biên giới nối dài, từ năm 1984 đến năm 1989, trên chiến trường Vị Xuyên.

Một tài liệu của CIA về “cuộc chiến biên giới nối dài” giữa VN và TQ giải mật vài năm gần đây cho thấy nguyên nhân nối dài cuộc chiến là do VN lấn chiếm TQ khoảng 60 km² đất.

Sau nhiều năm dò dẫm tìm tòi, với những bằng chứng lấy từ Văn khố Hải ngoại Pháp (CAOM – Centre des Archives d’Outres Mer, tại Aix-En-Provence), tôi có kết luận rằng báo cáo của CIA (về việc VN lấn 60km² đất của TQ) là không đúng. Xem bài viết tại đây: Giải mã một cuộc chiến bị bỏ quên.

Nguyên nhân không đúng là do sự “lầm lẫn”, hay thiếu sót, (của các tác giả) khi tham khảo đường biên giới “qui ước” giữa VN và TQ, được Pháp và nhà Thanh ký kết vào các năm 1887 và 1895.

TQ cũng không đạt được mục tiêu trong cuộc chiến “biên giới nối dài”. Bởi vì VN vẫn giữ được đường biên giới qui ước “là đường phân thủy” (tức đường sống núi), phía bắc sông Thanh Thủy vài cây số. (Thay vì sông Thanh Thủy như đòi hỏi của TQ).

Dầu vậy TQ cũng chiếm được của VN một số cao điểm, như núi Lão Sơn, Giải Âm Sơn…. (xem thêm Giải mã chiến trường Vị Xuyên). Nhưng rõ ràng mục đích của TQ trong cuộc chiến “phản công tự vệ” là thất bại.

TQ thua cả hai mặt, về lý lẽ và áp đặt quân sự. Về lý lẽ, VN có bằng chứng về đường biên giới qui ước còn hiệu lực pháp lý. Về áp lực quân sự, TQ không thắng được quân lính của VN.

Vì vậy Đặng Tiểu Bình, lý do phải giữ thể diện, nên mở cuộc chiến “phản công tự vệ” ra mặt biển, khu vực các bãi cạn chưa có ai chiếm đóng ở Trường Sa.

Trong cuộc xâm lăng Hoàng Sa tháng giêng 1974, phía TQ cũng vịn vào lý do “phản công tự vệ”, “giải phóng phần lãnh thổ đang bị địch chiếm đóng trở về đất mẹ”.

Vụ chiếm các bãi cạn ở Trường Sa TQ cũng gặp khó khăn trên danh nghĩa. Bởi vì Pháp tuyên bố chủ quyền các “cụm đảo” ở TS, (sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa của VN). Tức gồm đảo chính và các đảo nhỏ, bãi cạn… phụ thuộc ở chung quanh.

TQ cho xuồng cặp vào chiếm các bãi Gạc ma, Cô lin… là hành vi xâm lăng. Vì các bãi này phụ thuộc đảo chính là đảo Sinh Tồn (VN có chủ quyền và do VN kiểm soát).

Tài liệu “mật” của CIA mà VOA dẫn ra, nói rằng phía VN nổ súng trước.

Nếu xem các video clip do phía TQ đưa ra, ta thấy lính công binh của VN không vũ khí, đang đứng vòng quanh Gạc ma, làm “bia đỡ đạn” cho đại liên trên tàu chiến TQ.

Nếu ta xem “hồi ký” của Lê Đức Anh, thì chủ trương “không được bắn trả” đã được áp dụng đồng thời trên chiến trường biên giới.

Mời xem Video: Tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, Trường Sa 14/3/1988



Nếu ta nghe ý kiến của những nhân chứng, như tướng Lê Mã Lương, lệnh “không nổ súng” đến từ Lê Đức Anh.

Bấy nhiêu “bằng chứng”, nhứt là các video clip do TQ công bố, dầu thiên vị cách mấy ta cũng không thể nói rằng phía VN “nổ súng trước”.

Tài liệu “mật” của CIA vì vậy, trong hai trường hợp, là “có vấn đề”.

FB Trương Nhân Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad