Biển Đông : Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về nguy cơ bị cô lập - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Biển Đông : Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về nguy cơ bị cô lập


Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter (giữa) chụp ảnh chung với hai đồng nhiệm Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Han Minkoo (trái) và ông Gen Nakatani, tại Đối thoại Shangri-la, Singapore, 04/06/2016.

Tại hội nghị về an ninh Đối thoại Shangri-la ở Singapore, Hoa Kỳ cảnh cáo Trung Quốc về nguy cơ bị cô lập, nếu Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động bành trướng ở Biển Đông.

Tuyên bố tại Đối thoại Shangri-la hôm nay, 04/06/2016, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cảnh cáo : « Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang cô lập nước này, vào lúc mà toàn bộ các nước trong vùng đang xích lại gần nhau và hợp tác với nhau ».

Ông Carter cũng cảnh cáo rằng nếu Bắc Kinh đi quá xa, Hoa Kỳ và các nước trong vùng sẽ có hành động đáp trả. Một cách hình tượng, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nói, « nếu những hành động như vậy tiếp diễn, Trung Quốc rồi sẽ dựng lên một bức Vạn lý trường thành tự cô lập ».

Bắc Kinh đã có phản ứng ngay lập tức sau tuyên bố nói trên của ông Carter, qua lời của đô đốc Quan Hữu Phi (Guan Youfei), đặc trách đối ngoại bộ Quốc Phòng Trung Quốc, cho rằng đó là những lời lẽ phản ánh « tâm lý thời Chiến tranh lạnh ».

Trong những tháng qua, hồ sơ Biển Đông đã khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng, vì Washington dứt khoát bảo vệ quyền tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này, không chấp nhận những hoạt động của Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Tuy quan hệ hai nước gặp căng thẳng như vậy, bộ trưởng Carter hôm nay cho biết là Hoa Kỳ vẫn muốn mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc, không chỉ nhằm giảm thiểu các nguy cơ xung đột, mà còn hợp tác trong những lĩnh vực khác.

Về phần thủ tướng Thái Lan Prayut Cha-o-Cha, người có vinh dự đọc bài diễn văn chính (keynote) trong buổi khai mạc Đối thoại Shangri-la hôm qua, thì đã kêu gọi Trung Quốc và các nước tranh chấp khác về chủ quyền Biển Đông nên vượt ra khỏi các tranh chấp này và tìm hướng hợp tác với nhau, nhằm làm dịu căng thẳng trong vùng.

Cuộc đối thoại về an ninh này, do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ( IISS ) Luân Đôn tổ chức, diễn ra trong ba ngày, từ 03/06 đến 05/06, quy tụ khoảng 20 bộ trưởng Quốc Phòng vùng châu Á-Thái Bình Dương và nhiều chuyên gia về an ninh, quốc phòng.

Ngoài hồ sơ Biển Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên do vụ thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, cũng như mối đe dọa khủng bố Hồi Giáo, là những chủ đề nổi cộm tại Đối thoại Shangri-la năm nay.

Thanh Phương
RFI

1 nhận xét:

  1. Việt Nam định mua máy bay trinh sát biển của Mỹ
    Người có óc (ks dầu khí) Xứ Tự Do
    Nếu có thể xảy ra, thì việc Việt Nam (VN) mua máy bay P-3C Orions củ của Mỹ chỉ là một trò cười chính trị mà thôi !
    Mỹ đả dùng máy bay P-3A bay trinh sát dọc bờ biển VNCH và ở Vịnh Bắc Việt từ tháng 2 năm 1965 và P-3B trong khi phong toả hải phận Bắc Việt năm 1972.
    Nhật Bản đã được hảng Lockeed thoả thuận cho hảng Kawasaki sản xuất máy bay P-3C Orions ở Nhật từ 1978 đến 1997 khi Nhật tăng cường lực lượng phòng thủ duyên haỉ lên 100 chiếc P-C3 Orions năm 1995. Nhưng từ 1998 thì Kawasaki bắt đầu sản xuất máy bay P-1 tương đương với P-8A Poisedon của Mỹ. Nhật đả bắt đầu thay thế P-3C Orions với P-1. Nhật đả bi ến cải để máy bay của họ dùng ít nhiên liệu hơn.
    Cả Mỹ và Nhật đả cho mấy trăm chiếc P-3C Orions về hưu nên sẽ để chúng vào bải đậu máy bay phế thải để bán cho nhửng nước còn chậm tiến trên khắp thế giới.
    Nhật vừa ký giấy viện trợ 6 chiếc P-3C Orions cho Phi Luật Tân, và Mỹ dả huấn luyện cho không quân Phi Luật Tân cách xử dụng P-3C Orions và cho sỉ quan liên lạc của Phi tham dự trên P-8A Poisedon trong những chuyến bay thám sát ỡ Biển Đông. Phi cho Phép Mỹ được xử dụng các sân bay quân sự nơi các máy bay trinh sát và phòng thủ này đặt căn cứ hoạt động.
    Trong cuộc Hội Họp Đối Thoại Shangri-La ở Singapore tuần qua, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố Mỷ sẽ có hành động (đối phó, ngăn chặn nếu trung cộng (TC) xúc tiến lắp đất cát để xây đảo nhân tạo và lập căn cứ quân sự trên bải đá Panatag hay Scarborough Shoal đả xâm chiếm của Phi Luật Tân năm 2012.
    VN nên yêu cầu Nhật và Mỹ viện trợ nhửng máy bay phế thải P-3C Orions để dùng trong lực lượng phòng thủ duyên hải chống xâm nhập của tàu lạ hay giàn khoan Hải Dương 981, 982, 983… của người lạ ! Mỹ đả chấp thuận ngân sách 425 triệu Mỹ Kim để giúp các nước ASEAN trong công cuộc tuầm thám bảo vệ ở Biển Đông. VN và Nhật là 2 nước trong ASEAN, Nhật và Mỹ đả và sẽ cung cấp tàu tuần thám duyên hải, bây giờ yêu cầu viện trợ thêm máy bay P-3C Orions, C-130 Hercules Spectre vỏ trang với đại bác hay đaị liên mini-guns, trực thăng thám thính vỏ trang chống tàu ngầm mà Nhật và Mỹ củng có hàng trăm chiếc phế thải thì đâu có gì xấu hổ. Không chừng chỉ làm ông chủ TC giận thêm và cho thêm các lảnh tụ và cán bộ cao cấp bù nhìn (khoảng 19 Hán gian trong Bộ Chính Trị Trung Ương) vài tỷ đô la để dùng nhửng vũ khí này làm đồ triển lảm mà thôi !
    Sau cùng, để ngăn chặn TC xâm chiếm nhửng hòn đảo còn lại của VN ở Trường Sa, VN nên cho Mỹ xử dụng sân bay ở Đảo Trường Sa. Mỹ sẽ mở rộng hải cảng và phi đạo để dùng. Có thể Đà Nẳng, Cam Ranh, Đảo Côn Sơn và Phú Quốc củng cho Mỹ dùng trong công việc thám sát và cứu nguy các tàu đánh cá, tàu hàng hải xuyên Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương.
    TC sẽ không bao giờ giám đụng vào Mỹ vì không cần phải đánh đấm gì cả, Mỹ chỉ cần cấm vận không cho nhập khẩu hàng hoá Made in China, không cho các hảng Mỹ hoạt đông ở TC là kỷ nghệ bóc lột nhân công của TC sẽ phá sản !

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad