Bí ẩn quan hệ Việt – Trung - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Bí ẩn quan hệ Việt – Trung


TBT Đỗ Mười, CTN Lê Đức Anh đón tiếp ông Giang Trạch Dân, TBT ĐCS Trung Quốc, tại Hà Nội ngày 19-11-1994. Nguồn: Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện TQ. China Intercontinental Press, 2003.
Sau hai tháng xảy ra thảm họa môi trường, cá chết, biển bị nhiễm độc, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn công bố thông tin: đã tìm ra nguyên nhân chưa chắc chắn về thảm họa môi trường nầy. Bằng một diễn đạt khá vụng về: “nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”, cho thấy có sự mẫn cảm, dè dặt, liên quan đến nghi phạm gây ra vụ ô nhiễm. Đến nay, sau hai tháng, nhà nước ta vẫn còn tỏ ra bối rối, lúng túng.

Thời gian qua nhiều giả thuyết đã được đưa ra về vấn nạn: sự đe dọa toàn diện của Trung Quốc về kinh tế, quân sự và cả môi trường đối với Việt Nam. Nguy cơ đã hiển hiện ngay trước mắt, đã kè sát bên hông, trong khi đó nhà nước Việt Nam vẫn tỏ ra bình chân như vại một cách quá khó hiểu. Điều đáng nói ở đây là nhà nước còn ngoan ngoãn “hợp tác” vô tội vạ và vui vẻ, như thể cam tâm tình nguyện.

Chúng ta không lạ gì binh pháp “Mượn đường diệt quắc” cổ điển và kinh điển TQ. Nhìn một cách tổng quát, những vị trí được họ lựa chọn để tiếp cận Việt Nam toàn là những địa bàn chiến lược trọng yếu, lên có thể công, thủ có thể lùi. Những “căn cứ” liên hoàn do thuê đất rừng một loạt các tỉnh biên giới: Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Móng Cái, thời hạn từ 50-70 năm. Với tính chất như những khu tô giới, chúng có thể được chuyển đổi mục đích dễ dàng. Theo thông lệ quốc tế, sự gia tăng áp lực (quân sự) ở biên giới là điều cấm kỵ giữa các quốc gia.

TQ còn được cho thuê cao điểm chiến lược Tây Nguyên qua các dự án khai thác boxit, ở đây có lợi thế miền trung địa bàn hiểm yếu dễ chia cắt, còn đường lùi là chỉ việc rút qua biên giới, liên thông với các căn cứ sẵn có của TQ ở Lào và Campuchia. Còn nhớ, cộng sản miền bắc khởi đầu chiến dịch đánh chiếm miền nam cũng từ địa bàn nầy, thế mạnh như chẻ tre. Ngoài ra, còn có những khu tô giới ở đèo Hải Vân và Vũng Án, ăn thông ra biển, hòa với hỏa lực vượt trội trên Biển Đông. Thật là thập diện mai phục!

Tại sao một vấn đề lỗ hỏng an ninh rõ ràng như thế và nhận được quan ngại của nhiều người trong khi đảng, nhà nước vẫn không nhận ra? Đúng thế, đây đích thực là vấn đề an ninh, nhưng tùy vào cách nhìn và mục đích sử dụng, vấn đề đe dọa an ninh trở thành cung ứng an ninh, cung cấp bảo vệ…! Lật lại lịch sử bang giao giữa các nước cộng sản Trung – Việt – Liên xô, cộng sản là nòi tráo trở, và các nước cộng sản cũng rất hiểu nhau. Để tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên, Bắc Việt phải dựa vào cả TQ và LX. Về sau, khi LX trở thành nhà tài trợ chính, quan hệ Việt – Trung dần lạnh nhạt, bạc bẽo, cuối cùng thì xảy ra chiến tranh biên giới 1979, hai nước xem nhau như kẻ thù.

Sự đời trớ trêu, sau đó không lâu, Liên Xô tan rã, giờ chỉ còn TQ khả dĩ là chỗ dựa về chính trị và an ninh cho đảng cộng sản VN trong bối cảnh thế giới mới. Sự sụp đổ của LX và Đông Âu, sau đó là các nước Ả-rập, được mệnh danh “cách mạng nhung, cách mạng màu” thường diễn biến nhanh và êm thấm. Bài học cốt tử mà đảng cộng sản VN rút ra được từ tất cả các cuộc cách mạng đó là: sức thu hút mãnh liệt của đông đảo người dân biểu tình sẽ khiến lực lượng quân đội được điều động chống biểu tình trở giáo, dẫn tới cách mạng thành công. Vậy nên, hiện giờ, quân đội được xem như là con dao hai lưỡi trong tay đảng cộng sản VN. Nhiều cuộc thanh lọc trong hàng ngũ quân đội đã diễn ra, người nâng lên kẻ hạ xuống, dầu vậy, chắc chắn quân đội là một đối tượng nguy cơ, dù muốn dù không buộc phải sớm có những liệu pháp ứng phó, đề phòng (một cách tế nhị, kín đáo), không để xảy ra tình trạng bị động, bất ngờ. Và đây là biện pháp: trường hợp Việt Nam diễn ra cách mạng dân chủ, có sự hưởng ứng của quân đội, ngay lập tức quân TQ được thủ sẵn nhanh chóng chiếm lấy vị trí chiến lược sẽ tiến hành can thiệp để cứu đảng cộng sản, tái lập nguyên trạng.

Liệu đây có phải nội dung cốt lõi trong cái gọi là “mật ước thành đô”? Như đã nói, tráo trở là thuộc tính cộng sản, một khi Việt Nam đã phải ngã vào vòng tay của họ, ý đồ thật sự TQ như thế nào, chỉ có Trời mới biết.

Phải trả giá nào để được TQ bảo hiểm sinh mạng Chính trị cho đảng cộng sản VN? Nếu có một thỏa hiệp như thế, rõ ràng Việt Nam phải chịu nhẫn nhịn và thua thiệt mọi mặt, TQ càng lấn tới VN càng nhẫn nhịn. Chỉ khi tồn tại thỏa hiệp đó mới giải mã được thái độ, cách hành xử của VN đối với TQ. Trăm nghe không bằng một thấy. Thực tế nói lên tất cả, giải nghĩa tất cả. Tuyên truyền dối trá ngày nay chẳng lừa bịp được ai.

Các lãnh đạo hai nước VN – TQ gặp nhau tại Hội nghị Thành Đô hồi tháng 9/1990. Ảnh: internet
Theo nhiều nguồn tin, Hội nghị Thành Đô (HNTĐ) diễn ra trong các ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô (TQ), được cho là có nhiều phần lợi nghiêng hẳn về phía TQ. Đến nay, thỏa hiệp này vẫn được giữ trong vòng bí mật, lý do tại sao cả Việt Nam và Trung Quốc đều không thể hoặc không muốn công bố sau nhiều thập niên, dẫn đến nhiều đồn đoán, có thể có những thông tin trong số đó là sự thật.

Bối cảnh: Thế giới từ những năm 1989, 1990, đã diễn ra những cuộc cách mạng dân chủ làm sụp đổ hệ thống các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô, đây là chỗ dựa và nguồn tài trợ chính cho Việt Nam thời bấy giờ. Mất nguồn hậu thuẫn vững mạnh, đồng thời lo sợ trước làn sóng dân chủ hóa lan sang Việt Nam, có thể thấy Đảng Cộng sản VN hoảng loạn và rúng động như thế nào. Tưởng chừng chế độ cộng sản sẽ trường tồn mãi mãi dựa vào sức mạnh đàn áp của công an và quân đội, nhưng điều đảng cộng sản không ngờ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN chỉ có thể bảo vệ nhân dân chứ không thể tiêu diệt nhân dân. Do vậy, quân đội chính là nỗi ám ảnh, buộc lãnh đạo đảng CSVN phải tìm cách đề phòng hậu họa.

Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đang còn là hai nước thù địch, vừa trải qua chiến tranh biên giới 1979 và hải chiến trường sa 1988. Bộ máy tuyên truyền và cả trong hiến pháp 1980 còn nêu đích danh “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược”. Nếu không phải vì một nhu cầu quá cấp thiết là sự tồn vong của chế độ thì không thể dày mặt tráo trở, tức thì quay ngược 180 độ để quỵ lụy cầu cạnh TQ, còn nếu nói rằng VN buộc phải chủ động cầu hòa để ổn định tình hình và bình thường hóa quan hệ với TQ, nỗ lực đó đáng ca ngợi và tuyên truyền, sao lại phải giấu diếm, cả Việt Nam và Trung Quốc?

Thói thường sự đời tốt khoe xấu che, chắc chắn phải có thậm thụt chuyện mờ ám, khuất tất, mới không dám công khai ra ánh sáng. Trung Quốc là nước lớn, vững mạnh, trong khi Việt Nam là nước nhỏ, đang lâm vào tình trạng hiểm nghèo, rất cần một sự che chở, bảo hộ. Việt Nam vạn bất đắc dĩ phải chủ động cầu hòa, trong khi Trung Quốc chẳng có lý do gì để vô tư với Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn cho Việt Nam là “ăn cháo đá bát”. Cho nên, HNTĐ là câu chuyện lợi dụng lẫn nhau từ cả hai phía, trong đó, Trung Quốc nắm tuyệt đối lợi thế, sẽ là kẻ dẫn dắt và áp đặt điều kiện, biết được mức độ qụy lụy của Việt Nam khẩn thiết bao nhiêu, Trung Quốc càng dễ bề đề ra kế hoạch thủ lợi bấy nhiêu.

Thực hay hư: Khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong phần lãnh hải thềm lục địa Việt Nam, vụ việc gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam, trong đó, một phần do phản ứng khó hiểu, chậm chạp, nhu nhược, lúng túng như đang bị khống chế… của đảng và nhà nước Việt Nam. Trong thời gian này, báo chí Trung Quốc, Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo cùng nhau công bố cái gọi là những sự thật về “kỷ yếu hội nghị” như sau: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Mình đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…

Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc“.

Việc đề ra điều khoản này rõ ràng không phù hợp với mong muốn và yêu cầu của phía Việt Nam, đây chỉ có thể là sự khôn lõi của Trung Quốc. Nếu phía Việt Nam đề nghị được bảo hộ, tức là can thiệp bằng quân sự khi xảy ra bạo loạn lật đổ, tất nhiên Trung Quốc sẽ chẳng khờ khạo mà chấp nhận một cách vô tư, với lý do không thể can thiệp quân sự vào một nước có chủ quyền, như thế sẽ bị quốc tế lên án và cấm vận. Muốn vậy, trừ phi VN phải cung cấp cho họ một danh nghĩa, tức là danh chính ngôn thuận. Và còn gì thuận lợi hơn khi Việt Nam trở thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc, khi đó, việc điều binh khiển tướng sang Việt Nam cũng chỉ là việc nội bộ mà thôi. Nếu có một thỏa hiệp như thế, không gì khác hơn là giao kèo bán nước của ĐCSVN, và phải được giấu kín, ngược lại, TQ sẽ sử dụng nó như là sợi dây xỏ mũi VN, bao lâu còn chưa công bố, vẫn còn giá trị lợi dụng.

Liệu Việt Nam đã từng có nhu cầu và yêu cầu được TQ bảo hộ không?

Những gì diễn ra trên thực tế có tương thích với nội dung của mật ước không?

Thái độ và cách hành xử của Việt Nam đối với TQ, và Trung Quốc đối với Việt Nam có như là con tin bị TQ khống chế và bị điều khiển không?

Nếu đáp án là có, có nghĩa rằng bạn đang có trong tay: Mật Ước Thành Đô.

Thạch Nhan
Ba sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad