|
Tuần trước, khi Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama đến một Trường Đại Học ở bên Mỹ, Ông có nói đến xu hướng của cách mạng xã hội để gây phân cực hóa xã hội, một phần vì chúng ta có xu hướng để chỉ nghe hoặc ‘like’ (thích) những quan điểm giống quan điểm của chính mình. Vì thế ta thường phủ nhận hay bác bỏ ngay tất cả mọi quan điểm khác.
Về hiện tượng này Tổng thống Obama đã cảnh báo, không nên cứ làm như thế. Nếu muốn sống trong một xã hội dân chủ phải nghe kỹ những ý kiến của chính những người khác quan điểm. Tôi cũng buồn khi thấy ở bên Mỹ, chính vấn đề này đang hạ thấp chất lượng của nền dân chủ một cách hết sức nghiêm trọng, đến mức cực kỳ đáng báo động.
Tôi biết cụm vấn đề này có thể có một số đặc trưng khác ở Việt Nam, chẳng hạn vì những hạn chế đối với dư luận, thông tin v.v. Thế nhưng, trong bối cảnh của ngày nay, với vụ cá chết cho đến vấn đề biển Đông hay những thảo luận xoay quanh luật biểu tình, cũng xin cảnh báo người dân Việt Nam không nên cứ xem việc có những chính kiến khác nhau một vấn đề nữa.
Thay vào đó, xin đề nghị càng sớm Việt Nam có thể “thoải mái” với một dư luận đa nguyên và càng sớm Việt Nam có thể tìm cách để phát triển những cơ chế mà, qua đó, từng người dân đều có đủ cơ hội và quyền để bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa, thì càng sớm Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức đang trước mặt. Và nếu không làm thì Việt Nam sẽ bị sa lầy vào tình tràng của ngày nay. Và nếu không, các thế hệ sau sẽ “thâm sự, dân chủ đến thế là cùng.”
Trong thời đại thông tin này, mọi nước đều phải có những thể chế và những không gian để bàn, thảo luận, và thậm chí cãi nhau (tốt nhất là một cách văn minh) để cùng nhau đề cập những vấn đề cốt lõi một cách kịp thời và công khai. Tôi không thấy “phương án” càng ngày càng chuyên chế của Trung Quốc là phù hợp với Việt Nam.
Trong những ngày gần đây, tôi đã nhận được một số bình luận và câu hỏi, đặc biệt sau tôi đã chia sẻ những quan ngại của tôi về cuộc bầu cử vừa rồi ở Philippines. Trong một post trên FB, tôi đã khẳng định rằng “dân chủ” như Philippines cũng không được vì từ trước đến nay nền chính trị của quốc gia đó đã bị mấy gia đình kiểm soát, và cộng với một số yếu tố khác, đã gây ra những vấn đề như tham nhũng, bạo động chính trị, và sự thất vọng trong dân chúng.
Ngay sau đó, có mấy bạn (các loại) cho hay kết quả bầu cử ở Philippine xác nhận rằng các điều kiện để có một Việt Nam dân chủ hơn còn “chưa chín” …. Để làm như Obama đề nghị, tôi cũng xin đề cập bình luận của một bạn mà có vẻ tôi khá là khác về quan điểm. Khi bạn này cho rằng “Chế độ gì cũng được đánh giá qua kết quả là cuộc sống người dân” thì tôi cũng đồng ý, ta nên đánh giá sự thực hiện của mọi quốc gia như thế.
Song, khi bạn ấy hỏi tôi “đã đọc qua textbook (sách khoa) nào về development economics (sự phát triển kinh tế học) chưa mà cứ bập bẹ về những gì mình không nắm rõ. Quan hệ giữa democracy (dân chủ) và growth (tăng trưởng kinh tế) có gì chắc chắn không? Ngược lại sự bất ổn ngắn hạn đi sau bạo động và cách mạng có dập tắt triển vọng phát triển dài hạn hay không?”
Dù quan điểm trên là không mới thì tôi không bác bỏ. Từ trước đến nay, những người cho rằng một nền chính trị dân chủ là chưa phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam thường nêu hai lý do. Hoặc là dân trí còn quá thấp, hoặc là sự bất ổn và sự hỗn lọan xã hội mà dân chủ sẽ mang lại sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Tất nhiên tôi không thấy vấn đề đối với dân chủ ở Việt Nam là “dân trí còn quá thấp.” Và chắc chắn tôi không giả định một nền chính trị dân chủ chắc chắn sẽ bất ổn và hỗn loạn.
Thế nhưng, thay vì bác bỏ ngay hai quan điểm ấy, xin hỏi, làm gì và làm thế nào để nâng cao dân trí và làm gì và làm thế nào để dần dần nâng cao mức dân chủ đa nguyên trong xã hội mà đồng thời vẫn có được một trật tự ôn hòa, văn minh và an toàn? Nếu trả lời “chú giáo sư hãy lo về nước của chính mình đi” thì cũng hiểu. Nhưng tôi quan tâm đến cả hai đất nước.
Nếu nói quá trình phát triển một nền chính trị dân chủ hơn và đa nguyên hơn sẽ có nhiều thách thức thì tất nhiên tôi sẽ đồng ý. Nhưng cũng xin đề nghị thay vì thất vọng trước những thách thức đó hoặc bi quan đến mức sẵn sàng bỏ hết các quyền con người được ghi trên Hiến Pháp và cứ coi người dân thường như là trẻ con, thì hãy suy ngẫm về lời lời khuyên khôn của bạn Tổng thống Obama và tự hỏi mình bằng cách nào để một đất nước càng đa nguyên càng tiến lên. Cứ ảo tưởng, cứ lạc quan thế…
© Jonathan London
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét