Nguyễn Xuân Phúc ‘trình’ danh sách chính phủ - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Nguyễn Xuân Phúc ‘trình’ danh sách chính phủ


Sáng 7 tháng 4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Việt Nam trong đó có cam kết đẩy mạnh sự nghiệp chống tham nhũng.

HÀ NỘI - Ông thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc hôm Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016 “trình” danh sách chính phủ và một số cơ quan ngang bộ để Quốc Hội “phê chuẩn” chiếu lệ theo nguyên tắc “đảng cử, đảng bầu.”

Báo chí lề đảng tại Việt Nam nhất loạt loan tin này kèm danh sách từ các phó thủ tướng, các bộ trưởng, các chức vụ cầm đầu cơ quan ngang bộ như Tổng thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Tòa án Tối cao...

Theo “tờ trình” của ông Nguyễn Xuân Phúc thì các ông Trương Hòa Bình, Vương Ðình Huệ, Trịnh Ðình Dũng được đề cử chức phó thủ tướng thay cho các ông Nguyễn Xuân Phúc vừa được bầu thủ tướng, ông Hoàng Trung Hải làm bí thư thành ủy Hà Nội và ông Vũ Văn Ninh được miễn nhiệm.

Hai ông phó thủ tướng đương nhiệm là Phạm Bình Minh, Vũ Ðức Ðam được giữ lại. Ông Phạm Bình Minh vẫn nắm Bộ Ngoại Giao. Bà Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến không nằm trong danh “trúng” làm ủy viên Trung Ương Ðảng nhưng vẫn được cho tiếp tục điều hành ngành y tế, một trong những ngành đầy tai tiếng cả về y đức và khả năng chuyên môn.

Một số nông dân thất nghiệp ngồi trên mảnh ruộng bỏ hoang vì bị nhà cầm quyền tước đoạt, bán cho đám tư bản đỏ xây nhà, bán kiếm lời. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Vẫn được giữ làm bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ông Cao Ðức Phát có thể được phát thêm cho cái ghế phó thủ tướng.

“Nhờ” tài điều hành của bà Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến mà 4 trẻ em được nằm chung trên một cái giường nhỏ tại bệnh viện Nhi Ðồng 1, không kể những trẻ khác nằm la liệt hành lang. (Hình: Tuổi Trẻ)

Tướng Ngô Xuân Lịch, cầm đầu Tổng Cục Chính Trị của quân đội CSVN, được đôn lên làm bộ trưởng Quốc Phòng. Thông thường người ta thấy một tướng đánh giặc được đưa vào ghế này nhưng Tướng Ðỗ Bá Tỵ, cùng phẩm hàm đại tướng như ông Lịch, lại bị đẩy sang làm phó chủ tịch Quốc Hội.

Nguyễn Hòa Bình, người được cử làm “chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao,” nguyên là “viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao” vốn là một tướng công an, nhiều tai tiếng tham nhũng. Mạng thông tin Chân Dung Quyền Lực hồi tháng 1 năm 2015 có một loạt nhiều bài viết về những tài sản kếch xù của ông này. Theo đó, đứng dưới tên vợ chồng ông thì ít nhưng đứng tên các con ông thì nhiều.

Tham nhũng nổi tiếng nhưng, theo VNExpress, ông Nguyễn Hòa Bình đã cam đoan “đem hết trí tuệ, sức lực, cùng tập thể lãnh đạo Tòa án NDTC, phát huy truyền thống, đoàn kết một lòng, xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh, phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư, luôn tuân thủ pháp luật, dựa vào pháp luật để thực thi công lý, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và vi phạm, tận tâm bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan xét xử...”

Biệt thư nguy nga của ông Nguyễn Hòa Bình ở Hà Nội trị giá hàng chục tỉ đồng, chưa kể các bất động sản khác đứng tên vợ ông và các con. (Hình: Chân Dung Quyền Lực)

Sau khi Quốc Hội “con dấu cao su” biểu quyết chiếu lệ thông qua cái danh sách chính phủ, coi như thủ tục chuyển quyền hành từ phe Nguyễn Tấn Dũng sang phe cánh do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đạo diễn coi như hoàn tất, êm xuôi.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh hôm Thứ Sáu bình luận rằng bộ sậu chóp bu của đảng CSVN sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, vì lệ thuộc Trung Quốc rất nặng về kinh tế, báo này ám chỉ rằng, dù cựa quậy thế nào, Việt Nam cũng khó thoát sự kiềm tỏa của Bắc Kinh.

Trên tờ USA Today ở Mỹ, một bài phân tích nói rằng đảng CSVN chỉ đưa ra một thứ “bình mới rượu cũ.” Những kẻ cầm đầu đảng và chính phủ này chỉ cố gắng nắm giữ được quyền lực. Bảo vệ quyền lực đảng tức là bảo vệ lấy cái túi của bọn họ. Chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc, cũng giống như thời Nguyễn Tấn Dũng sẽ chẳng nhẹ tay với những người đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận.

Các dự luật báo chí, dự luật tự do tôn giáo tín ngưỡng, hiện vẫn còn ngâm ở Quốc Hội và những tháng tới được đem ra thông qua thì người dân cũng sẽ bị kềm kẹp, vẫn không có tự do gì cả. Các giáo hội công giáo độc lập tại Việt Nam, nhất là Giáo Hội Công Giáo, đả kích cái dự luật tôn giáo mới còn tồi tệ hơn cái mớ luật lệ cũ. (T
N)

Theo Người việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad