|
Sinh ra tại Chicago vào năm 1905, Burnham, con trai của một doanh nhân đường sắt, đã vào học tại trường Princeton và Oxford trong những năm 1920, sau đó giảng dạy tại đại học New York từ những năm 1930 (khi đó ông rất ngưỡng mộ học thuyết Marx) cho tới tận những năm đầu 1950, và sau đó lại làm chuyên gia phân tích cho OSS (Văn phòng chiến lược, tiền thân của CIA) trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và làm cố vấn cho CIA trong những năm đầu của cuộc chiến tranh lạnh. Ông đã viết 12 cuốn sách, và phụ trách chuyên mục và làm biên tập viên cho National Review cho tới tận khi mất sức vì một cơn đột quỵ vào năm 1978. Ông mất vào năm 1987, hưởng thọ 82 tuổi.
Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông – The Managerial Revolution, The Struggle for the World, The Coming Defeat of Communism, Containment or Liberation?, và Suicide of the West – Burnham đã mô tả một cuộc chiến giành vị trí lãnh đạo thế giới một mất một còn giữa Hoa Kỳ và Xô-viết, hệt như hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Và thực ra ngay câu đầu tiên của cuốn The Struggle for the World, ông đã gọi cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Xô-viết là “chiến tranh thế giới thứ 3”. Câu nói này sau đó trở thành tựa đề của cột National Review mà Burnham bắt đầu viết vào tháng 9 năm 1955. Năm 1970, ông đổi tiêu đề này thành: “Cuộc giành giật dai dẳng”.
Burnham hiểu điều này bởi vì một sự thật hiển nhiên về sức tàn phá khủng khiếp chưa từng có của bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ 3 có thể sẽ không xảy ra bởi cuộc đọ vũ khí giữa quân đội Hoa Kỳ và Xô-viết trên các khu vực giao tranh chủ chốt như châu Âu hay Viễn Đông, mà thay vào đó giao chiến sẽ chỉ xảy ra ở những vùng xa xôi hẻo lánh nơi có mặt của hoặc Hoa Kỳ, hoặc Xô-viết. Thật vậy, một trong những chỉ trích chính của Burnham nhằm vào chính sách kiểm soát của Hoa Kỳ đó là việc Hoa Kỳ thất bại trong việc phản kháng lại những sự tấn công quân sự và chính trị một cách gián tiếp của Xô-viết tại những khu vực ít phát triển hơn- và cuộc chiến tranh Việt Nam chính là một trong số đó.
![]() |
Burnham xem chiến tranh Việt Nam như là một phần của cuộc tranh chấp lớn hơn trong việc giành lấy sự kiểm soát tại khu vực Đông Nam Á và sự chiếm ưu thế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong bài đăng ngày 13 tháng 3 năm 1962, Burnham nhận diện lực lượng quân đội cộng sản tại Lào và miền Nam Việt Nam chính là lực lượng đại diện cho quyền lợi của cộng sản Bắc Việt Nam, Trung Quốc và Xô-viết. Mục tiêu của cộng sản lúc đó là thiết lập được kiểm soát trên toàn bán đảo Đông Dương và mở rộng ảnh hưởng tới dải Malacca và quần đảo Indonesia…và khi đó sẽ thống trị đường giao thương tại biển Đông, cùng lúc đó đe dọa được Ấn Độ, Úc và phòng tuyến xa của phương Tây.
Burnham thừa nhận học thuyết domino được đưa ra bởi Giám đốc OSS Tướng William Donovan trong chiến tranh Đông Dương 1947-1954, như ông viết trong số ra ngày 2 tháng 6 năm 1964. Việc mất Đông Dương vào tay cộng sản gây nguy hiểm tới vị trí của phương Tây tại toàn bộ Đông Nam Á và xa hơn nữa. “Tuyến phòng thủ đầu tiên của đất nước ta – phòng tuyến chiến lược của phương Tây- là vòng cung lớn, dễ dàng nhìn thấy trên bản đồ,” Burnham giải thích, “nó chạy từ Alaska xuống Bắc Hàn, Nhật Bản, Okinawa, Đài Loan, Đông Nam Á và Philippines, và cuối cùng, sau khoảng trống trải nguy hiểm mà hiện được đánh dấu bởi Indonesia, là neo phía Nam tại Úc.” Nếu Hoa Kỳ thua trận chiến tại Việt Nam và các domino bắt đầu sụp đổ thì phòng tuyến của chúng ta chẳng sớm thì muộn cũng sẽ phải lùi quay lại Hawaii, quay trở lại chính bờ biển Tây của chúng ta…” Mối nguy hiểm lớn ở đây chính là việc thất bại tại Việt Nam có thể dẫn tới sự rút lui chiến lược trên toàn châu Á và Thái Bình Dương.
Trong bài báo số ra ngày tiếp theo (20 tháng 11 năm 1964), Burnham đã bác bỏ luận điểm cho rằng cuộc chiến tại Việt Nam chỉ là một vấn đề địa phương, cục bộ. “Đó là một trận chiến quan trọng trong cuộc tranh giành châu Á, tây Thái Bình Dương và Biển Đông,” ông viết. Nếu Hoa Kỳ rút lui khỏi trận chiến này, “chúng ta sẽ cho thấy sự bất lực trong vai trò một người phòng thủ. Điều chắc chắn sẽ xảy ra ngay tiếp theo đó là cả một vùng rộng lớn, biển và đất, sẽ trở thành căn cứ điểm của đối thủ.” Ông viết thêm trong số ra ngày 23 tháng 3 năm 1965: “Quân lực Hoa Kỳ có mặt tại miền Nam Việt Nam bởi vì chính “sự an toàn của chúng ta” đang bị đe dọa. Lợi ích của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu Cộng sản chiếm lĩnh được Đông Nam Á và Thái Bình Dương.”
Trong một số bài báo khác, Burnham đã nhận định rằng uy tín của Hoa Kỳ là một vũ khí lợi hại trên diễn đàn quốc tế của các cường quốc với trách nhiệm và cam kết toàn cầu. “Lợi ích của đất nước ta đang bị đe dọa tại Việt Nam,” ông viết tiếp, “bởi vì chúng ta đã tự đẩy nó vào vòng nguy hiểm…Cuộc chiến hiện tại đã trở thành một đòn thử quan trọng cho sức mạnh ý chí của chúng ta… Nếu chúng ta thất bại thì đó sẽ là một thất bại nặng nề, ê chề trước toàn thế giới bởi vì nó sẽ chứng minh cho cả thế giới biết rằng chúng ta là kẻ yếu hơn.” Trong những số báo tiếp theo, Burnham tiếp tục giải thích ý nghĩa của uy tín của một cường quốc là thế nào bằng cách đưa ra luận điểm rằng cho dù nếu lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ không tới từ chính vấn đề Việt Nam thì tình trạng cơ bản đã thay đổi từ khi nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến với quy mô lớn.
Chiến lược của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam có đúng hay không?
Một cường quốc bảo vệ lợi ích của nó và gìn giữ uy tín của nó thông qua ngoại giao và sức mạnh quân sự kết hợp bởi chính sách và chiến lược. Burnham là một nhà phê bình mạnh mẽ chính sách tự bó buộc đưa ra bởi Goerge F.Kennan trong năm 1947 và được áp dụng bởi các đời tổng thống Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, và Nixon. Theo tranh luận của ông, tự bó buộc là một cách phòng thủ quá mức chiến lược nhằm chiến thắng trong cuộc giao tranh quốc tế trước sự bành trướng của đế chế Xô-viết trong việc kiểm soát trung tâm địa chính trị của đại lục Á-Âu. Ông đề xuất thay vào đó một chính sách thay thế về “giải phóng”, tức là Hoa Kỳ và đồng minh của nó sẽ hỗ trợ các cuộc công kích chính trị – tâm lý chống lại Xô-viết và đồng minh của họ, nhằm giải phóng các quốc gia khỏi vòng xoáy cộng sản.
Ngay từ tháng 3 năm 1962, Burnham đã cảm thấy rằng các nhà làm chính sách Hoa Kỳ vốn đã không hề được chuẩn bị để triển khai một chiến lược quân sự và chính trị nhằm giành phần thắng ở Đông Nam Á vì chính sự giới hạn vốn có của chính sách tự bó buộc. Ông cho rằng: “Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc tại miền Nam Việt Nam, chúng ta sẽ không tự giới hạn các hoạt động quân sự của mình trong miền Nam Việt Nam. Chúng ta lẽ ra phải mở rộng hoạt động sang Lào, Campuchia, Đông bắc Thái Lan- một cách quyết liệt – tới tận cả căn cứ của kẻ thù tại Bắc Việt Nam và Trung Quốc.” Nếu không làm thế thì rõ ràng Hoa Kỳ đang dần dần tiến tới một kết quả thảm hại.
Vào 29 tháng 1 năm 1963, Burnham bắt đầu bài báo của mình như sau:
Chúng ta đang thất bại một cuộc chiến nữa, lần này là tại Việt Nam. Hơn 10 nghìn người Mỹ đã bị mắc kẹt tại vùng đất lạ lẫm đầy đầm lầy cỏ dại, ruộng lúa miên man, rừng cây rậm rạp và những ngọn núi hùng vĩ. Hầu như ngày nào cũng có tên những lính Mỹ được ghi vào danh sách thương vong.
Theo nhận định của ông, những lãnh đạo của Bắc Việt Nam biết rằng Hoa Kỳ có năng lực quân sự đủ để xoá sổ Hà Nội khỏi bản đồ thế giới và cắt đứt giao tiếp của họ với Trung Cộng và Xô-viết. “Họ biết rằng Hoa Kỳ sở hữu những phương tiện có thể thay đổi cục diện cuộc chiến, nhưng họ tin rằng những hạn chế về chính trị, lý tưởng và đạo đức sẽ ngăn cản Hoa Kỳ sử dụng các phương tiện ấy… Có vẻ như càng ngày càng rõ ràng rằng chính sách và chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ sẽ chỉ dẫn tới thất bại mà thôi… Cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam đang trở thành một cuộc chiến bẩn thỉu – cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Tới điểm kết thúc, nó sẽ chỉ càng bẩn thỉu hơn mà thôi.”
Vào ngày 8 tháng 10 năm 1963, Burnham đã tập trung vào những giới hạn quân sự tự bó buộc mà ông tin rằng chúng sẽ làm chiến thắng trở thành không tưởng. Những giới hạn đó tới từ những nỗi sợ có thể hiểu được về sự leo thang của cuộc chiến. Ông phê phán kịch liệt việc không cho phép các hoạt động quân sự tại Lào, Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ông nhạo báng một cách công khai việc không sử dụng vũ khí hạng nặng (bao gồm vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học). Ông xót xa sự thật rằng “chúng ta chiến đấu với kẻ thù trên đất của họ và theo cách của họ.” Ông kết luận: “Cuối cùng, chúng ta sẽ rút khỏi Việt Nam và bỏ rơi Đông Nam Á.”
Bài báo ra ngày 2 tháng 6 năm 1966 của Burnham thể hiện rõ nhất sự thất vọng của ông với “nhiều mặt giới hạn về vũ khí, chiến thuật và chiến lược” của quân lực Hoa Kỳ. Nhắc lại phê bình của Tướng Douglas MacArthur về những giới hạn áp đặt cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Nam-Bắc Hàn, Burnham đã viết, “Tổng thống lấy quyền gì để yêu cầu hàng trăm ngàn trai tráng Mỹ đi vào một vùng đất lạ lẫm và xa xôi nhất và chiến đấu dưới điều kiện chỉ có thể dẫn tới cái chết hoặc thương tích nặng, và cùng lúc đó không cho họ sử dụng vũ khí và phương pháp hiệu quả nhất lúc đó để đối đầu với quân địch?”
Khi Hoa Kỳ tiếp tục đổ nhiều tiền và máu vào Nam Việt Nam mà không hề thay đổi chiến lược, Burnham đã kết luận vào mùa xuân năm 1968 rằng tổng thống Johnson thật sự chỉ đang lao đầu vào chỗ bế tắc chứ không phải là chiến thắng, và thất bại mới thực sự là kết quả đang chờ ông ta.
Vào 28 tháng 4 năm 1972, Burnham đã cho ra mắt toàn bộ công trình của ông cùng với các cuốn sách ra mắt sớm về chủ đề Chiến tranh lạnh, liên hệ quân sự và những giới hạn chiến lược dẫn tới sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam với nhà tù chiến lược tự hạn chế của chính sách tự bó buộc.
Nếu Hoa Kỳ không chiến thắng, liệu một tình trạng hoà bình đạt được từ thương thảo có thể kéo dài?
Burnham đã nhận thấy trước hầu hết các quan sát viên rằng chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam không phải đang tìm kiếm một chiến thắng theo nghĩa thông thường, mà nhằm sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với ngoại giao để đàm phán một hoà bình vinh dự có thể bảo vệ được sự độc lập của Nam Việt Nam và bảo đảm được uy tín của Hoa Kỳ với tư cách của một cường quốc, tương tự như kết cục của chiến tranh Nam-Bắc Hàn. Từng là một người ủng hộ học thuyết Mác, tuy nhiên, Burnham đã hiểu được tâm lý của những người cộng sản Bắc Việt Nam tốt hơn các nhà chính trị Hoa Kỳ. Ông biết rằng Bắc Việt Nam chỉ chờ cho tới khi Hoa Kỳ rời khỏi miền Nam Việt Nam vì đối thủ của họ tại Đông Dương không phải là chiến trường mà tình trạng chính trị nội tại trong Hoa Kỳ.
Vào tháng 8 năm 1968, Burnham đã cảm thấy rằng cộng sản đang từ từ chiến thắng. Họ đang lên kế hoạch nhằm đạt được chiến thắng, trong khi Hoa Kỳ thì tranh luận “chỉ đề làm sao có thể thoát khỏi trận chiến.” Trong số báo tiếp theo (tháng 4 năm 1969), Burnham đã nhận định rằng, khác với Hàn Quốc nơi Hoa Kỳ thắng sát nút và cho phép họ có một hoà bình vinh dự và kéo dài, tại Việt Nam, họ chẳng có cơ sở quân sự nào cho một giải pháp chính trị mà có thể ngăn chặn việc phản kích của cộng sản.
Gần 3 năm sau đó, tháng 2 năm 1972, trước thềm đề xuất tranh cử của tổng thống Nixon vì một hiệp định hoà bình, Burnham đã kết luận rằng Hoa Kỳ đã “thất bại trong cuộc chiến tại Đông Dương.” Ông gọi đề xuất của Nixon là một “sự đầu hàng”, và ông cũng giải thích rằng “Henry Kissinger đang đàm phán không phải cho một chiến thắng mà là một sự đầu hàng” tại Paris. Hai tháng sau đó, Burnham đã bôi bác chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” vì đã “cố gắng không để quân thù đạt được mục đích mà không cần đánh bại họ.” Burnham viết: “Đối với Richard Nixon, sự tồn vong của Việt Nam Cộng Hòa như một chính thể độc lập không quan trọng bằng sự rút lui của Hoa Kỳ và sự tái đắc cử của ông ta.” Trong số ra vào mùa hè ngay sau đó, Burnham đã nhận xét rằng, “một khi thủy quân, không quân Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến, miền Bắc Việt Nam sẽ chiếm thế thượng phong trước miền Nam, tức là miền Bắc sẽ có khả năng và sẽ thực hiện mục tiêu thôn tính miền Nam.”
![]() |
Một tháng sau đó, Burnham đã viết rằng “đối với Bắc Việt Nam, hiệp định ngừng bắn chỉ có ý nghĩa loại bỏ Hoa Kỳ, cũng như trước kia họ đánh đuổi Pháp vậy… Khi sức mạnh Hoa Kỳ biến mất, Cộng sản sẽ chiếm ưu thế tại Đông Dương.” Miền Bắc Việt Nam chắc chắn sẽ vi phạm hiệp định ngừng bắn, và Hoa Kỳ sẽ chỉ đứng nhìn từ xa mà không thể hành động được gì để củng cố hiệp định đã đạt được.
Bài học rút ra từ Đông Nam Á
Vào 27 tháng 4 năm 1973, Burnham đã cố gắng rút ra các bài học ý nghĩa từ thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thứ nhất, một quốc gia không theo đuổi mục tiêu nếu nó không sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để đạt được. Thứ hai, khi chiến đấu với một kẻ địch cam kết với một mục tiêu chính trị, chiến lược leo thang không có tác dụng. Thứ ba, quân đội Hoa Kỳ cần có một triết lý phù hợp cho những cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng. Thứ tư, những cuộc chiến như thế chỉ nên sử dụng lính chuyên nghiệp chứ không phải là lính nghĩa vụ. Thứ năm, khi một cường quốc phải chiến đấu với một sức mạnh nhỏ bé hơn nhiều, nó cần sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để làm tê liệt đối phương và đạt được mục đích mà không cần đổ quá nhiều xương máu và tiền tài. Thứ sáu, một quốc gia không nên tham chiến nếu cho rằng nguy cơ leo thang thành thế chiến là quá lớn.
Bài viết cuối cùng của Burnham về thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam xuất hiện vào ngày 23 tháng 5, 1975, chỉ gần một tháng sau khi máy bay trực thăng Hoa Kỳ sơ tán nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn. Ông lo ngại rằng thất bại này sẽ là màn dạo đầu cho sự rút lui của đế chế Hoa Kỳ. Burnham giải thích, “Nếu xét trên mặt định lượng, thất bại của chúng ta tại Đông Dương chỉ là một sự kiện không đáng kể. Tầm quan trọng chiến lược của nó sẽ phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ phản ứng như thế nào tại châu Á, Thái Bình Dương, và những khu vực khác trên thế giới. Nhìn lại toàn cảnh, Burnham chỉ ra rằng sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Dương đánh dấu điểm đầu của quá trình đảo ngược quá trình khuếch trương thanh thế Hoa Kỳ theo hướng Tây. “Một đường kẻ chiến lược dài, một khi bạn rút lui khỏi một điểm đóng quân những điểm khác sẽ bị đặt dưới sức ép lớn hơn.” Sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Dương dễ dàng “dẫn tới sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Nam Á.”
Bốn mươi năm sau, những phân tích về chiến tranh Việt Nam của Burnham đã chứng minh được tính đúng đắn. Tuy rằng không phải tất cả mọi dự đoán đều chính xác. Burnham đã đúng về những vấn đề chính. Ông hiểu đúng hoàn cảnh quốc tế; nhận định đúng lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực; nhận xét đúng về tầm quan trọng của uy tín đối với một cường quốc về sự cam kết toàn cầu; ông hiểu đúng động lực và mục tiêu của đối phương; nắm đúng và sớm hơn hầu hết mọi người về bản chất lỗi căn bản của chiến lược của Hoa Kỳ tại Đông Dương; và ông đã hiểu đúng được tác động ngay và luôn của cuộc chiến lên sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với thế giới.
Trước thềm cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã tạm thời rút lui khỏi cam kết quốc tế; giảm sức mạnh quân sự và khuếch trương đế chế; thụt lùi lại trong cán cân hạt nhân chiến lược so với Xô-viết; từ chối hỗ trợ các đồng minh lâu năm; và hứng chịu sự mất mát trong sức mạnh địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhà sử học vĩ đại người Anh, Paul Johnson, đã gọi thời đại này là “nỗ lực tự sát của Hoa Kỳ.”
May mắn thay Hoa Kỳ đã không hoàn toàn rút lui khỏi châu Á và Tây Thái Bình Dương. Ngày nay, khi đang tranh đua quyết liệt với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể sử dụng những kiến thức của James Burnham cho mục đích của mình.
Francis P.Sempa là tác giả của Geopolitics: From the Cold War to the 21st Century (Transaction Books) và America’s Global Role: Essays and Reviews on National Security, Geopolitics, and War (University Press of America). Ông đã viết nhiều bài báo và nhận xét về các chủ đề chính sách đối ngoại cho Strategic Review, American Diplomacy, Joint Force Quarterly, the University Bookman, the Washington Times, the Claremont Review of Books, và nhiều tờ báo khác. Ông là Assistant U.S. Attorney của quận Trung Pennsylvania, giáo sư trợ giảng bộ môn khoa học chính trị tại Wilkes University, và là biên tập viên cộng tác cho American Diplomacy.
Francis P. Semba, The Diplomat
Lê Duy Nam chuyển ngữ
Tạp chí Phía Trước
The Geopolitics of the Vietnam War Columnist James Burnham offered strategic insights into the war in Southeast Asia that remain relevant today.
Born in Chicago in 1905, Burnham, the son of a railroad executive, studied at Princeton and Oxford in the 1920s, taught at New York University from the 1930s (when he temporarily embraced Marxism) to the early 1950s, worked as an analyst for the OSS during World War II and as a consultant to the CIA in the early Cold War years, authored 12 books, and served as a columnist and editor at National Review until sidelined by a stroke in 1978. He died at the age of 82 in 1987. In his best-known books – The Managerial Revolution, The Struggle for the World, The Coming Defeat of Communism, Containment or Liberation?, and Suicide of the West – Burnham portrayed the U.S.-Soviet struggle as a zero-sum contest for world supremacy, similar to the first two world wars of the 20th century. In fact, in the first sentence of The Struggle for the World Burnham called the U.S.-Soviet conflict “The Third World War,” which later became the original title of the National Review column that he began writing in September 1955. In 1970, he changed the title of his column to “The Protracted Conflict.” Burnham understood that because of the unprecedented destructive power of atomic weapons, the Third World War probably would not be waged by direct mass armed clashes between U.S. and Soviet military forces in the principal geographic theaters of Europe and the Far East, but instead would likely be fought in peripheral regions and involve proxy forces of one or the other contestant. Indeed, one of his main criticisms of the U.S. policy of containment was that it failed to address indirect political and military aggression committed by Soviet proxies in the less-developed world – the precise challenge faced by the U.S. in the Vietnam War. What Was At Stake In Southeast Asia? Burnham viewed the war in Vietnam as part of a larger struggle for control of Southeast Asia and predominance in the Asia-Pacific region. In his March 13, 1962 column, Burnham identified communist armies in Laos and South Vietnam as proxy forces for the North Vietnamese, Chinese, and Soviet communist regimes. The communist goal was “control of the Southeast Asian peninsula” and an extension of communist power “to the Strait of Malacca [and] the Indonesian archipelago, . . . thus gain[ing] strategic domination of the South Sea passage, and simultaneously threaten[ing] India, Australia and the West’s forward defense line.” Burnham accepted the logic of the “domino theory,” first propounded, as he noted in his June 2, 1964 column, by OSS Director General William Donovan during the 1947-54 Indochina War. Indochina’s loss to the communists risked the Western position in all of Southeast Asia and beyond. “[T]he first line of defense of our own country – our western strategic frontier – is the great arc, easily traceable on a map,” Burnham explained, “that runs from Alaska down through South Korea, Japan, Okinawa, Formosa, Southeast Asia and the Philippines, and finally, after the dangerous gap now marked by Indonesia, on to a southern anchor in Australia.” If the U.S. loses the war in Vietnam and the dominoes begin to fall, he continued, “our defensive frontier—not at once . . . but soon enough on the historic scale – must and will be drawn back to Hawaii: in fact . . . to our own West Coast . . .” The great danger, he wrote, was that defeat in Vietnam would be followed by a “strategic retreat” in Asia and the Pacific. In a subsequent column (October 20, 1964), Burnham dismissed the notion that the struggle in Vietnam was a “local” or “brushfire” affair. “It is a critical battle in the war for Asia, the Western Pacific and the South Seas,” he wrote. If the U.S. withdraws from the struggle, “we will have demonstrated our inability as defender. It will become next to certain that the whole vast region, sea and land, will shift into the camp of the enemy.” U.S. forces are in South Vietnam, he wrote in his March 23, 1965 column, because “our own security” was at stake. U.S. interests “would be critically threatened,” he noted, “by the advance of the Communist enterprise into Southeast Asia and the South Seas.” What was also at stake in the war, Burnham noted in several columns, was U.S. credibility – an essential weapon in the arsenal of a great power with global commitments and responsibilities. “Our national interest is at stake in Southeast Asia,” he wrote in June 1965, “because we . . . have staked it.” “The present conflict in Vietnam,” he continued, “has become, by our acts, a major test of our will.” To fail in Vietnam “would be to suffer a staggering defeat with immense, inescapable and cumulative global repercussions, precisely because it would prove to everyone that our will was the weaker.” In a subsequent column, Burnham further explained the concept of great power credibility by noting that even if America’s national interest was not originally at stake in Vietnam, “the situation has been fundamentally changed by the fact of our large-scale involvement.” Did the U.S. Employ the Right Strategy in the War? A great power protects its interests and preserves its credibility by diplomacy and military power linked by policy and strategy. Burnham was a fierce intellectual critic of the policy of containment as theorized by George F. Kennan in 1947 and practiced by the Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, and Nixon administrations. Containment, he repeatedly argued, was too strategically defensive to win a global struggle against an expansionist Soviet empire in control of the geopolitical “Heartland” of the Eurasian landmass. He proposed instead an alternative policy of “liberation,” under which the United States and its allies would wage offensive political-psychological warfare against the Soviets and their communist allies, seeking to liberate countries from the communist orbit. As early as March 1962, Burnham sensed that U.S. policymakers were unprepared to implement a political and military strategy to win the war in Southeast Asia due to the inherent restrictions of containment. “If we were serious in South Vietnam,” he wrote, “we would not confine our military (and military support) activities to South Vietnam itself. We would extend our operations to Laos, Cambodia, northeast Thailand and – very decidedly – to the enemy bases in North Vietnam, and in China too.” To do otherwise, in a war in which Americans were beginning to die, he opined, “is senseless butchery.” On January 29, 1963, Burnham began his column as follows: We are losing another war, this time in Vietnam. More than 10,000 Americans have already been sucked into that steaming land of reed-covered marshes, rice paddies, mapless jungles and bewildering mountains. Nearly every day now there are American names on the casualty lists. The North Vietnamese leaders, he noted, know that the United States has the military capacity to wipe Hanoi off the map and sever their communications with Communist China and the Soviet Union. “They know,” he wrote, “that the Americans possess means which could transform the strategic character of the war, but they believe that political, ideological and moral inhibitions prevent use of these means.” [I]t looks more and more likely,” Burnham concluded, “that the present [U.S.] policy and strategy will fail. The war in South Vietnam is becoming a sale guerre – a vile, a dirty war – for Americans, too. It is likely to get much dirtier before it is over.” In his October 8, 1963 column, Burnham focused on the self-imposed military restrictions that he believed made success in the war impossible. Those restrictions, he noted, derived from understandable fears of escalation as well as the dictates of containment, and were both qualitative and quantitative. He heaped scorn upon the prohibitions against military action in Laos, North Vietnam, and South China. He ridiculed publicly excluding the use of advanced weapons (including nuclear, biological and chemical). He lamented the fact that “we fight the enemy . . . on his terrain and terms.” “In the end,” he concluded, “we will pull out” of Vietnam and abandon Southeast Asia. Similarly, in a February 1964 column, Burnham predicted that “the war in Vietnam, fought under the present strategic restrictions, is going to be lost.” More than a year later (May 18, 1965), Burnham described President Johnson’s limited military measures as a rearguard action designed to cover a strategic withdrawal. In a July 13, 1965 column, he ridiculed “the token bombings of trucks, highway bridges and empty barracks,” and described the war as a “vortex [that] . . . [d]ay by day sucks in American men, ships, planes, weapons, supplies, money” to no strategic end. Burnham’s June 28, 1966 column manifested his continuing frustration with the “multitude of restrictions on weapons, tactics and strategy” imposed on U.S. military forces. Echoing General Douglas MacArthur’s criticism of the restrictions imposed on U.S. forces in Korea, Burnham memorably wrote, “By what moral right does the President order hundreds of thousands of young citizens into a distant and most alien land, under conditions that mean death or grievous injury for many thousands of them and hardship for nearly all, and at the same time forbid them to use the most effective available weapons and methods against the enemy.” As the United States kept pouring more and more troops into South Vietnam without significantly changing its overall strategy of gradual escalation, Burnham in the spring of 1968 concluded that “stalemate” rather than victory was the true goal of the Johnson administration, but defeat was the more likely outcome. In his April 28, 1972 column, Burnham came full circle with his early Cold War books, linking the military and strategic restrictions that led to the U.S. defeat in Vietnam to the overall “self-imposed strategic prison” of containment. Without Victory, Was a Lasting Negotiated Peace Possible? Burnham grasped before most outside observers that U.S. policy in Vietnam was not to seek victory in the traditional sense, but to use military force coupled with diplomacy to negotiate an honorable peace that would protect the independence of South Vietnam and preserve American credibility as a great power, similar to the outcome of the Korean War. As a former Marxist, however, Burnham understood the mind of the enemy better than the U.S. politicians and generals running the war did. He knew that the North Vietnamese communists sought not an honorable peace but victory, and that they were willing to wait out the Americans who were growing increasingly frustrated by growing casualty lists and a seemingly endless war. He also knew and wrote in his column that the communists understood that the principal front in the war was not the battlefields of Indochina, but the domestic political situation in the United States. In August 1968, Burnham sensed that the communists were winning. They were planning how to achieve victory, while the U.S. was debating “only how to get out.” In a subsequent column (April 1969), Burnham noted that unlike in Korea where the U.S. won a limited military victory that allowed for an honorable and lasting peace, in Vietnam there was no military foundation for a political solution that would prevent a communist takeover. Nearly three years later, in February 1972, in the wake of President Nixon’s election year proposal for a peace agreement, Burnham concluded that the U.S. “has lost the war in Indochina, has been defeated.” He termed Nixon’s proposal a “capitulation,” and explained that “Henry Kissinger was negotiating not victory or peace but surrender” in Paris. Two months later, Burnham ridiculed “Vietnamization” as a strategy that “seeks to keep the enemy from reaching his goal without defeating him.” “For Richard Nixon,” Burnham wrote, “South Vietnam’s survival as an independent non-Communist state has a lower priority than American withdrawal and his own re-election.” In a subsequent column that summer, Burnham commented that once U.S. land, naval, and air forces withdraw from the war, North Vietnam “will have preponderant power over the South,” which means that “the North will be able to – and will – carry through its undeviating goal of dominating the South.” In an especially memorable column on February 16, 1973, less than a month after the U.S. and North Vietnam to much national and international acclaim signed the Paris Accords purporting to end the war, Burnham, in Churchillian fashion, wrote that the agreement was neither a peace treaty nor an armistice, and did not end the war. A more accurate title for the document, he remarked, was “A Protocol of American Military Disengagement from Vietnam.” Unlike the Korean armistice, he noted, under the Paris Accords there is no actual DMZ that marks the geographical division of power between North and South. Instead, “[t]he maps of Indochina showing areas controlled by the Communists, and confirmed to their control by the agreement, look like the X-ray of a chest with metastasized cancer.” While the fighting in Vietnam will likely pause until the U.S. military disengagement is complete, he explained, “there is no prospect that Communist Hanoi will renounce its goal of taking power in South Vietnam.” A month later, Burnham wrote that “[t]o the North Vietnamese, the ceasefire agreement means, in essence, getting rid of the Americans, as before they got rid of the French.” “When U.S. power is gone,” he continued, “Communist power will be predominant in the Indochinese equilibrium.” The communists will in due course violate the ceasefire agreement, and the United States will look on from afar, but do nothing militarily to enforce the accords. Lessons from Southeast Asia In his April 27, 1973 column, Burnham sought to “draw some meaningful lessons” from the U.S. defeat in Vietnam. First, the nation should not pursue an objective if it is unwilling to use sufficient means to accomplish the objective. Second, when fighting an enemy committed to a political objective, a strategy of incremental escalation does not work. Third, the U.S. military needs a suitable doctrine to fight in revolutionary wars of liberation. Fourth, such wars are better fought by professional soldiers rather than a conscript army. Fifth, when a great power fights a minor power or group it should use overwhelming force at the outset of the conflict to paralyze the enemy and accomplish the objective with less bloodshed and at lesser cost. Sixth, a nation should not enter a military conflict if it determines that the risk of escalation in the global political context is too great. Burnham’s final reflection on America’s defeat in the war appeared in his May 23, 1975 column, a little less than a month after the tragic scene on the roof of the American embassy in Saigon played out. He expressed concern that the Vietnam War might be the first manifestation of U.S. “imperial overstretch,” and worried that America’s psychological reaction to its defeat would lead to a withdrawal from Asia and a retrenchment throughout the world. “Measured quantitatively,” he explained, “our defeat in Indochina is a minor affair.” Its strategic importance will depend on how America reacts in Asia, the Pacific, and other parts of the world. Taking the long view, Burnham noted that withdrawal from Indochina marks the first reversal of a continuous historical U.S. expansion westward. “[A]long a given strategic line,” he wrote, “once you have withdrawn from one outpost the others come under greater pressure.” U.S. withdrawal from Indochina was already “leading toward withdrawal from Southeast Asia generally.” “It is hard to see,” he continued, “how . . . further withdrawals can be indefinitely delayed, unless there is a drastic shift in strategic thrust and national attitude.” Perhaps, he hoped, Vietnam defeat would not have such drastic consequences, but he sensed that it might ultimately mean U.S. withdrawal from Asia. Forty years later, Burnham’s running commentary and geopolitical analysis of the Vietnam War holds up better than those of most of his contemporaries. While he did not get everything right about the war, he was mostly right about the “big” items. He understood the global context of the war; accurately identified U.S. interests in the region; correctly judged the importance of credibility to a great power with global commitments; understood the motivations and goals of the enemy; grasped earlier than almost anyone the fundamentally flawed nature of U.S. strategy in Indochina; and correctly perceived the immediate impact of the war on America’s approach to the world. In the wake of the Vietnam War, the United States temporarily pulled-back from its global commitments; reduced its military power and imperial reach; engaged in frequent bouts of national self-flagellation; fell behind the Soviet Union in the strategic nuclear balance; refused to come to the aid of long-time strategic allies; and suffered geopolitical setbacks in parts of the undeveloped world. The great British historian Paul Johnson, echoing the title of one of Burnham’s books, called this era “America’s suicide attempt.” Fortunately, the United States did not completely withdraw from Asia and the western Pacific. Today, as it engages in geopolitical competition with China, America could use the strategic insight of James Burnham. Francis P. Sempa is the author of Geopolitics: From the Cold War to the 21st Century (Transaction Books) and America’s Global Role: Essays and Reviews on National Security, Geopolitics, and War (University Press of America). He has written articles and reviews on historical and foreign policy topics for Strategic Review, American Diplomacy, Joint Force Quarterly, the University Bookman, the Washington Times, the Claremont Review of Books, and other publications. He is an Assistant U.S. Attorney for the Middle District of Pennsylvania, an adjunct professor of political science at Wilkes University, and a contributing editor to American Diplomacy. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét