Trung Quốc bị cô lập trong vùng vì tham vọng bành trướng - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Trung Quốc bị cô lập trong vùng vì tham vọng bành trướng


"...Gã khổng lồ châu Á bị cô lập ngày càng tăng về ngoại giao vì hành xử hung hăng trên vùng biển đang tranh chấp.. The Asian giant is suffering increasing diplomatic isolation due to its aggressive manoeuvres across contested waters..."

     
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN cho thấy các nước thành viên thúc đẩy một "bộ quy tắc ứng xử 'ràng buộc về mặt pháp lý ở Biển Đông như là một cách để giới hạn sự quyết đoán chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực, Heydarian [AP]
Bề ngoài, Trung Quốc giống như một cường quốc tại Á Châu. TQ tự nhận là nền kinh tế lớn nhất châu Á, che mờ Nhật Bản và đang nhắm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai gần.

TQ đã là quyền lực thương mại lớn nhất thế giới, qua mặt cả Mỹ hồi năm 2013. Và trong một thời gian ngắn, TQ nổi lên là một nhà đầu tư hàng đầu ở toàn thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng,

Không như Nhật, TQ là một thế lực không bị hiến pháp hạn chế sự phát triển khả năng quân sự. Giàu tiền và tham vọng, TQ nhanh chóng đuổi kịp các thế lực quân sự hàng đầu, nay có một tàu sân bay, hai chiến đấu cơ thế hệ 5 cùng khả năng chống tiếp cận và chống xâm nhập (A2/AD).

Vì thế, không ngạc nhiên khi các chuyên gia hải quân nhận định TQ gần như là đối thủ quân sự trực tiếp của Mỹ ở Đông Á.

Nhưng không ai không có ấn tượng rằng Trung Quốc ngày càng bị cô lập về ngoại giao vì hành xử hung hăng trên biển Đông.

Mỹ và các đồng minh đang tự tin thúc đẩy một sự đoàn kết khu vực lớn lao, để bảo đảm tư do hàng hải và an ninh hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đó là không kể đến những rắc rối kinh tế gần đây của TQ, gồm thị trường chứng khoán đổ vỡ, xuất khẩu hàng hóa bị suy giảm.

TQ là mối đe dọa quyền tự do hàng hải trên Biển Đông

Vị thế TQ bị suy yếu là rõ ràng ở hai hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) kết thúc trong tuần qua ở Philippines và Malaysia.

  Không còn nghi ngờ gì nữa, TQ sẽ tiếp tục duy trì yêu sách đòi chủ quyền các vùng biển lân cận. Nhưng cũng rõ ràng là Bắc Kinh không còn được nhiều nước láng giềng xem là một thế lực trỗi dậy hòa bình hoàn toàn vô hại
Đối mặt với những chỉ trích về cách hành xử hung hăng trên biển Đông, TQ tuyệt vọng tìm cách chống lại bất kỳ cuộc đàm phán đa phương nào về tranh chấp biển Đông.

Vì sợ Philippines – chủ nhà APEC 2015 và là nước phản đối quyết liệt tuyên bố chủ quyền ngang ngược của TQ – sử dụng sự kiện này để đối đầu ngoại giao với Bắc Kinh, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã từ chối xác nhận sự tham gia của ông cho đến phút chót, và ra điều kiện là Philippines phải đồng ý gạt sang một bên chuyện tranh chấp biển Đông trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC.

Trước khi ông Tập đến Manila, TQ cử Ngoại trưởng Vương Nghị đến cảnh báo Philippines chớ quấy rầy lãnh đạo của họ. Trên thực tế, Bắc Kinh tìm cách tác động vào lịch làm việc của hội nghị này, để hình ảnh ông Tập không bị bóng tối che phủ.

Trên hết, chuyến thăm của ông Tập sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông đến quốc gia Đông Nam Á này, có khả năng mở đường phục hồi quan hệ cấp cao giữa hai nước vốn bị đóng băng lâu nay.

Là lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ nhì châu Á, sự hiện diện của ông Tập được là cần thiết cho sự thành công của hội nghị thượng đỉnh APEC.

Dù TQ tìm cách ngăn chặn bất kỳ sự bàn luận về tranh chấp biển Đông trong Tuyên bố chung APEC, Philippines vẫn đưa vấn đề này ra tại các cuộc nói chuyện bên lề hội nghị.

Ngay sau khi hạ cánh ở Manila, Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm biểu tượng tới chiến hạm BRP Gregorio del Pilar của hải quân Philippines. Ông nhắc lại lời hứa Mỹ quyết tâm bảo vệ đồng minh, hứa tặng 2 tàu chiến và tăng hỗ trợ an ninh hàng hải cho nước này.

Cả Mỹ và Philippines đều nhấn mạnh tự do hàng hải là trọng tâm của an ninh khu vực. Đối với Mỹ và đồng minh, các hành động hung hăng và việc tăng hiện diện quân sự khắp biển Đông của TQ là mối đe dọa đối với quyền tự do hàng hải tại một trong những tuyến lưu thông quan trọng nhất của thế giới.

Cả châu Á cùng quay ra đối phó TQ

Việt Nam cũng ký một thỏa thuận đối tác chiến lược với Philippines, để tăng cường sự hợp tác ngoại giao, pháp lý và hàng hải giữa hai nước nhằm đối phó TQ.

Thỏa thuận mới này đồng nghĩa phát tín hiệu đến Bắc Kinh, rằng đối thủ của họ ở biển Đông đang đoàn kết chống lại mối đe dọa từ TQ.

Philippines cũng ký một thỏa thuận quân sự với Nhật, một thế lực khác cũng bị phiền nhiễu vì hành động hung hăng của TQ trên biển Hoa Đông. Theo thỏa thuận mới nhất này, Philippines sẽ nhận được sự hỗ trợ quân sự lớn, cùng những cuộc tập trận hải quân chung thường xuyên với Nhật.

Các thế lực khác trong khu vực như Úc, Hàn Quốc, thậm chí cả Nga cũng đề nghị những hỗ trợ quân sự lớn cho Philippines.

Đầu tháng 11, TQ sốt ruột muốn phá một cuộc thảo luận cấp cao giữa các bộ trưởng quốc phòng trong khu vực: hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng, bằng cách từ chối ký vào một tuyên bố chung có đề cập vấn đề tranh chấp biển Đông.

Nhưng xui cho TQ, hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã chứng kiến các ngoại trưởng ASEAN thúc đẩy một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), nhằm kiềm chế TQ hung hăng đòi chủ quyền vùng biển này.

Không còn nghi ngờ gì nữa, TQ sẽ tiếp tục duy trì yêu sách đòi chủ quyền các vùng biển lân cận. Nhưng cũng rõ ràng là Bắc Kinh không còn được nhiều nước láng giềng xem là một thế lực trỗi dậy hòa bình hoàn toàn vô hại, các nước láng giềng của TQ ngày càng ngả về phía Mỹ, xem Mỹ là người bảo đảm an toàn khu vực tại châu Á.
     
ASEAN summit saw member countries pushing for a legally binding 'code of conduct' in the South China Sea as a way to constraint China's territorial assertiveness in the area, writes Heydarian [AP]
On the surface, China looks nothing short of an Asian juggernaut. It boasts Asia's biggest economy, having eclipsed Japan in the aftermath of the global financial crisis, and is poised to become the world's biggest in the near future.

It is already the world's largest trading power, having overtaken the United States in 2013. And within a relatively short period, China has emerged as a leading investor, particularly in the realm of infrastructure development, across the global south and beyond.

Unlike Japan, China is a comprehensive power, which isn't bedevilled by constitutional restrictions on the development of its offensive military capabilities. Flushed with cash and ambition, China has rapidly caught up with leading military powers, now boasting two operational fifth-generation jet fighters, an aircraft carrier, and sophisticated asymmetrical area-denial/anti-access (A2/AD) capabilities.

No wonder then, that leading naval experts such as James Holmes have described China as "a near-peer [military] competitor vis-a-vis the United States" in East Asia.

And yet, one can't escape the impression that China is suffering increasing diplomatic isolation due to its aggressive manoeuvres across contested waters such as the South China Sea.

Not to mention that China's recent economic troubles, ranging from massive stock market crashes to declining manufacturing exports, have chipped away at its long-held image as a beacon of capitalist success.

Conscious of growing worries over China's economic health, Chinese President Xi Jinping, in his keynote speech during the APEC summit, was adamant that his country's economy is strong, resilient, and dynamic.

All of a sudden, China has been on the diplomatic back foot, while the US and its allies have been confidently pushing for greater regional unity to ensure freedom of navigation and maritime security in the Asia-Pacific region.

The elephant in the room

China's weakened regional position was evident during the recently concluded Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) and Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) summits.

  Without a doubt, China is expected to stand its ground and further consolidate its territorial claims in adjacent waters. But it is also clear that Beijing is no longer seen as a fully benign, peacefully rising power by many of its neighbours.
Confronting criticism over its territorial assertiveness in adjacent waters, China desperately sought to eliminate any multilateral discussion of the South China Sea disputes.

Fearful that the Philippines, this year's APEC host and China's rival claimant state, would use the event to diplomatically confront Beijing, Xi refused to confirm his participation until the 11th hour, and making it conditional on the host's agreement to brush aside the maritime disputes during the APEC summit.

Before Xi's highly anticipated visit, China dispatched Foreign Minister Wang Yi to Manila to warn the Philippines against embarrassing his boss. In effect, Beijing tried to influence the summit's agenda so that no dark shadow would be cast on its image.

To secure Xi's participation, and to bolster its credentials as a magnanimous host, Manila promised not to mention the disputes in the main agenda of APEC, and extended a warm welcome to the Chinese leader.

Allies chip-in

After all, Xi's visit would mark his first to the Southeast Asian country, potentially paving the way for the resuscitation of long-frozen high-level contacts between the two countries. As the leader of the second biggest economy in the Asia-Pacific region, Xi's presence was considered as essential to a successful APEC summit.

Though China managed to block any discussion of the disputes in the APEC's main statements, the Philippines did bring the issue to the fore in its bilateral engagements on the sidelines of the summit.

Shortly after landing in Manila, US President Barack Obama made a highly symbolic visit to the Philippines' flagship naval vessel BRP Gregorio del Pilar. He reiterated the United States' "ironclad commitment" to its alliance with the Philippines, pledging to donate two vessels and an increase in overall maritime security assistance to the country.

Both countries emphasised the centrality of freedom of navigation to regional security. For the US and its allies, China's massive reclamation activities and increased military presence across the South China Sea poses threats to freedom of navigation in one of the world's most important sea lines of communications.

Regional pushback

Vietnam, another maritime rival of China, also signed a strategic partnership agreement with the Philippines, which deepens diplomatic, legal, and naval cooperation between the two Southeast Asian countries against China. The new agreement was meant to signal to Beijing that its rivals in the South China Sea were forming a counter-alliance.

The Philippines signed a new military deal with Japan as well, another regional power that has been perturbed by China's maritime assertiveness. Under the latest deal, the Philippines is expected to benefit from greater military aid from and more regular joint naval exercises with Tokyo.

Other regional powers such as Australia, South Korea and even Russia, offered greater military assistance to the Philippines, which has been caught in a precarious maritime dispute with China.
Earlier this month, an anxious China went so far as sabotaging a high-level talk among regional defence ministers, the ASEAN Defence Minister Meeting-Plus, by refusing to sign up to a joint statement that would have covered the South China Sea disputes.

Yet, to China's dismay, the recently concluded ASEAN summit saw Southeast Asian foreign ministers pushing for a legally binding "code of conduct" in the South China Sea as a way to constraint China's territorial assertiveness in the area.

Without a doubt, China is expected to stand its ground and further consolidate its territorial claims in adjacent waters. But it is also clear that Beijing is no longer seen as a fully benign, peacefully rising power by many of its neighbours, who have increasingly gravitated towards the US as the supposed guarantor of regional security in Asia.

Richard Javad Heydarian - Al Jazeera
Lược dịch bài viết của ông Heydarian trên tờ Al Jazeera. TL

Richard Javad Heydarian là chuyên viên về địa chính trị và kinh tế tại Á Châu cũng là tác giả cuốn sách Trận tuyến mới của châu Á: Mỹ, TQ và cuộc đấu giành phía tây Thái Bình Dương - Richard Javad Heydarian is a specialist in Asian geopolitical/economic affairs and author of Asia's New Battlefield: US, China, and the Struggle for Western Pacific
Nguồn: China's regional isolation, Richard Javad Heydarian - Al Jazeera

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad