Vì sao TQ cho phi cơ hạ cánh ở Trường Sa? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Vì sao TQ cho phi cơ hạ cánh ở Trường Sa?


Nhiều chuyến phi cơ của Trung Quốc bay tới Trường Sa, trên Biển Đông trong tuần này.

Các tin khác »
» Xem tiếp
Trung Quốc muốn tạo ra một tiền lệ mới được gọi là 'cái bình thường mới' (new normal) qua động thái cho các chuyến phi cơ hạ cánh ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, trong lúc 'đối đầu' với Hoa Kỳ được lãnh đạo Trung Quốc xếp làm một trong các ưu tiên chính sách hàng đầu.

Đây là những quan sát từ giới phân tích quốc tế được nhà báo Nguyễn Giang, Phó Chủ biên Vùng châu Á của BBC World Service, kiêm Trưởng ban Việt ngữ của đài BBC đưa ra tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn cuối tuần hôm 10/01/2016, nhân động thái mới của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc thực hiện động thái này và Bắc Kinh muốn gửi 'tín hiệu' tới những ai, nhà báo Nguyễn Giang nói:

"Các quốc gia khác, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc thì họ hay gửi thông điệp đầu tiên là đến Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ thời gian vừa qua có những động thái bay máy bay qua, rồi gần như giám sát, theo dõi chuyện xây cất đảo đá nhân tạo trên Đảo Chữ thập.

  Các quốc gia khác, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc thì họ hay gửi thông điệp đầu tiên là đến Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ thời gian vừa qua có những động thái bay máy bay qua, rồi gần như giám sát, theo dõi chuyện xây cất đảo đá nhân tạo trên Đảo Chữ thập

Nhà báo Nguyễn Giang
"Tất nhiên họ sẽ, nói như Giáo sư Carl Thayer vừa mới viết, nhà nghiên cứu, quan sát tình hình Việt Nam ở Biển Đông rất sâu sát từ Úc, ông nói rằng Trung Quốc muốn tạo ra một tiền lệ.

"Tức là 'new normal', gần như tạo ra một chuyện gần như bình thường, các máy bay bay ra, hạ cánh, vì từ phía Trung Quốc nhìn thì đây là chuyện rất bình thường.

"Tại vì các vùng biển đảo đó, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền toàn diện, cho nên họ sẽ tạo ra những chuyến bay dân sự đá và sau đó, đằng sau đấy, theo như Giáo sư Carl Thayer có viết, thì sẽ có sự hỗ trợ của bên quân đội.

"Nhưng rõ ràng với đảo mới này, với đường băng dài 3 km này và có 3 đường băng tất cả, thì chuyện Trung Quốc đột nhiên chiếm vị thế thượng phong ở vùng Biển Đông thì có lẽ gần như là rất rõ ràng."

Hồ sơ ưu tiên


Nhà báo Nguyễn Giang dẫn lời của tác giả Andrew Browne trên tờ Wall Street Journal tuần này cho rằng việc 'đối đầu' với Hoa Kỳ trên Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Hoa Nam là một trong các ưu tiên cao trong hồ sơ chính sách đội nội và đối ngoại của ông.

Nguyễn Giang nói: "Một bài báo hôm 08/1 trên tờ Wall Street Journal thì có một số ý kiến rất quan trọng mà theo chúng tôi thấy. Đó là của cây bút Andrew Browne.

"Ông này viết rằng ông Tập Cận Bình, sau một quá trình tập trung quyền lực vào tay của ông, thì đã trở nên một người rất ôm đồm nhiều công việc.

  Ông Tập Cận Bình đưa ra chính sách và trực tiếp chỉ đạo, điều hành chuyện gọi là đương đầu với Hoa Kỳ... ở Biển Đông là chuyện đứng thứ ba, tức là trên cả Đài Loan, như vậy chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc này

Nhà báo Nguyễn Giang
"Và cùng một lúc ông Tập Cận Bình có thể nói chủ trì tất cả các cuộc họp của bên quân đội, đảng và cả chính quyền, liên quan kinh tế nữa. Và có 4 hồ sơ thời gian qua mà ông đã chủ trì, theo dõi trực tiếp.

"Một là chuyện cải cách trong quân đội, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, hồ sơ thứ hai là chống tham nhũng và ông cũng tự mình đứng ra như một nhân vật nêu cao lá cờ chống tham nhũng.

"Hồ sơ thứ ba mà nhà báo Andrew Brown viết là ông Tập Cận Bình chủ trì đương đầu với Hoa Kỳ tại vùng biển Nam Trung Hoa, tiếng Việt gọi là Biển Đông và Trung Quốc gọi là Nam Hải.

"Hồ sơ thứ tư chính là chuyện vào tuần sau thôi là người Đài Loan có cuộc bầu cử có thể nói là bước ngoặt sau hai nhiệm kỳ của ông Mã Anh Cửu, của Quốc Dân Đảng, và rất có nhiều khả năng là một phụ nữ, bà Thái Anh Văn, một Tiến sỹ học ở Anh và Mỹ về có thể thắng cử làm Tổng thống, thuộc phái gọi là phái muốn tách ra khỏi Trung Quốc...

Trung Quốc trong suốt nhiều năm liền gần đây đã có các chuỗi hành động 'cứng rắn' nhằm củng cố 'chủ quyền' tại Trường Sa và trên Biển Đông.

"Thì mọi người đều thấy là chuyện ông Tập Cận Bình đưa ra chính sách và trực tiếp chỉ đạo, điều hành chuyện gọi là đương đầu với Hoa Kỳ... ở Biển Đông là chuyện đứng thứ ba, tức là trên cả Đài Loan, như vậy chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc này," nhà báo Nguyễn Giang nói với Tọa đàm cuối tuần của BBC.

Ý đồ sâu xa

Khách mời tham dự Tọa đàm trực tuyến từ London, ông Huy Bùi, Thạc sỹ ngành Quan hệ Quốc tế, đưa ra bình luận:

"Việc họ cho máy bay dân sự hạ cánh như vậy, ở đây có hai vấn đề. Một là khi họ hạ cánh chuyến bay như vậy, thì địa điểm hạ cánh họ đã đăng ký với Tổ chức hàng không quốc tế hay chưa, tổ chức ICAO của Liên Hiệp Quốc lập ra?

  Ý đồ của Trung Quốc là nếu như mọi người cho chuyện này là một chuyện bình thường, thì hiển nhiên Trung Quốc ẩn dấu là cái vùng tranh chấp đó đã thuộc về Trung Quốc. Bởi vì nếu không thuộc về tôi thì làm sao tôi hạ cánh được?

Thạc sỹ Huy Bùi
"Nếu họ chưa đăng ký thì đây là vấn đề hạ cánh bất hợp pháp. Thứ hai trong Công ước về Hàng không cho thấy là nếu như họ hạ cánh ở địa điểm đó và họ cho rằng địa điểm đó thuộc lãnh thổ của họ.

"Thì cái vùng hàng không phía trên, vùng không lưu phía trên là thuộc quyền quản lý của họ và tất cả các máy bay nào bay qua, các hàng hàng không bay qua, đều phải chịu vấn đề đóng thuế, đóng thuế đây thuộc vấn đề bay quan, dừng để hạ cánh, cất cánh, xăng dầu, nhiều thứ khác.

"Thì nếu như quốc tế không lên tiếng và ý đồ của Trung Quốc là nếu như mọi người cho chuyện này là một chuyện bình thường, thì hiển nhiên Trung Quốc ẩn dấu là cái vùng tranh chấp đó đã thuộc về Trung Quốc.

"Bởi vì nếu không thuộc về tôi thì làm sao tôi hạ cánh được?

"Đấy là ý đồ sâu xa của Trung Quốc," Thạc sỹ Huy Bùi nói với Tọa đàm Cuối tuần của BBC Việt ngữ từ London.

Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad