Tiến tới một mặt trận kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Tiến tới một mặt trận kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc


     
Ảnh: Máy bay của hãng hàng không China Southern Airlines đáp xuống sân bay trên Bãi Chữ Thập ở Trường Sa
Các tin khác »
» Xem tiếp
Chưa phải chịu bất kỳ trừng phạt nào từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hung hăng đẩy biên giới quốc gia ngày càng xa và lấn vào vùng biển quốc tế theo một cách thức mà chưa có cường quốc nào thực hiện trước đó. Cách thức mở rộng biên giới của Trung Quốc ở Biển Đông – một trung tâm hàng hải và thương mại toàn cầu – bao gồm tạo ra các hòn đảo rồi yêu sách chủ quyền đối với chúng cũng như vùng nước xung quanh.

Chỉ trong hơn hai năm một chút, Trung Quốc đã xây bảy đảo nhân tạo trong một kế hoạch thôn tính một hành lang chiến lược quan trọng, nơi có dòng chảy thương mại trị giá 5.3 tỉ đô la đi qua mỗi năm. Trong thực tế, khoảng một nửa số tàu buôn của thế giới chạy qua Biển Đông mỗi năm.

Bắc Kinh có thể nói rằng yêu sách chủ quyền Biển Đông đầy tính bành trướng của nước này là dựa trên các bằng chứng lịch sử, bao gồm cả tấm bản đồ năm 1947 vẽ bởi Quốc dân đảng, nhưng thực tế là tới tận năm 2009 Trung Quốc mới đệ trình lên Liên Hợp Quốc bản đồ chín đoạn, áp sát đường bờ biển của tất cả các quốc gia còn lại trong khu vực. Và phải đến tận cuối năm 2013 Trung Quốc mới lặng lẽ biến các mỏm đá và rạn san hô thành đảo để phục vụ như là các tiền đồn chiến lược. Tại một trong những tiền đồn đó có một đường băng dài 3.000 mét cho máy bay chiến đấu.

Những bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông thực ra là một phần của chiến lược lớn hơn của nước này để xây dựng ảnh hưởng hàng hải và chiếm lĩnh những tuyến đường biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bắc Kinh dường như đang sử dụng Biển Đông để thử nghiệm cho việc thay đổi bản đồ địa chính trị châu Á-Thái Bình Dương. Thừa nhận gần đây của Trung Quốc rằng nước này đang thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại quốc gia châu Phi Djibouti nằm ở rìa Ấn Độ Dương là khoảnh khắc có tính chất chuyển đổi trong hành trình Trung Quốc truy lùng quyền uy trên biển cả.

Và bằng việc gọi Trung Quốc như là một bên liên quan chính ở Bắc Cực, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã cho thấy Trung Quốc cũng có ý định đóng một vai trò chủ động ở đó, nơi mà đến một lúc nào đó, các tảng băng tan do trái đất ấm lên sẽ mở ra những đường biển quan trọng xuyên qua khu vực. Nhưng trọng tâm hiện tại của Trung Quốc xa hơn Biển Đông là mở rộng lợi ích hàng hải ở Ấn Độ Dương liền kề và Tây Thái Bình Dương.

Trong nỗ lực thúc đẩy lợi ích địa chiến lược của mình, Trung Quốc đang sử dụng những công cụ địa kinh tế một cách quyết liệt. Như một ví dụ, Trung Quốc sử dụng công cụ con đường tơ lụa trên biển để nối bờ biển phía đông của nước này với khu vực Ấn Độ Dương, hay ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á AIIB có trụ sở tại Bắc Kinh. Sáng kiến con đường tơ lụa đôi đã trở thành nền tảng của chính sách đối ngoại mới mạnh bạo của Tập Cận Bình.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đã khiến thế giới phải kinh ngạc trước tốc độ và quy mô tạo đảo và xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự của nước này. Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc vào tháng Tám, chỉ trong 20 tháng, Trung Quốc đã tạo ra một diện tích đất gấp 17 lần của tất cả các quốc gia trong tranh chấp khác gộp lại trong 4 thập kỷ qua. Nhưng phản ứng của quốc tế đối với chiến dịch xâm lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc vẫn còn quá ít so với những lời hùng biện.

Hoa Kỳ, quốc gia ưu việt về quân sự, dù xem mình là quyền lực thường trú tại châu Á, mới chỉ đơn thuần tập trung mối quan tâm của mình vào bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông chứ không phải là siết chặt áp lực với Trung Quốc để buộc quốc gia này dừng việc thay đổi hiện trạng theo hướng trục lợi.

Trên thực tế, Mỹ – cũng giống như những nơi khác ở châu Á, bao gồm các dãy Himalaya và Biển Hoa Đông – đã từ chối không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông. Một thực tế khác không kém phần quan trọng là chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã do dự trong việc cung cấp sức mạnh chiến lược cho chính sách xoay trục về châu Á vốn đã được quảng cáo khá nhiều.

Ngay cả biện pháp khiêm tốn nhất được công bố vào năm 2011 là Hoa Kỳ sẽ đưa 2.500 tàu biển luân phiên đi qua Darwin, Úc, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Đáp lại thất bại nghiêm trọng này của Mỹ, một công ty Trung Quốc có liên hệ với Quân đội nhân dân Trung Quốc – Nhóm Landbridge – gần đây đã giành được quyền khai thác cảng Darwin theo một hợp đồng thuê 99 năm. Công ty này dự định đầu tư 200 triệu đô la Úc (tương đương với 147 triệu đô la Mỹ) để xây dựng một cầu cảng lớn tại Darwin.

Sự thật là chính quyền Obama đã không làm gì nhiều để ngăn chặn Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng ở châu Á. Bởi vậy chẳng có lý do gì khiến Bắc Kinh phải nản lòng và dừng bành trướng. Hơn thế nữa, sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc đưa thêm các nội dung có tính chiến lược vào kế hoạch xoay trục hay cân bằng ở châu Á đã làm dấy lên nghi ngờ về mức độ cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, từ đó khiến các quốc gia châu Á ngần ngại trong việc chủ động phản ứng lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Trong khi nói về xoay trục về châu Á, chính quyền Obama trên thực tế đã xoay trục đi, một phần do bị vướng bởi mối bận tâm ở khu vực Trung Đông.

Theo luật quốc tế, các đảo nhân tạo của Trung Quốc không được hưởng những quyền dành cho đảo nổi tự nhiên, bao gồm 12 hải lý lãnh hải. Nhưng Hoa Kỳ đã né tránh bất kỳ hành động nào gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng các hòn đảo đó không thể được hưởng lãnh hải riêng.

Sự mất đoàn kết của ASEAN cũng đã góp phần khiến Bắc Kinh thêm hung hăng. Vấn đề Biển Đông đã nổi lên như gót chân Achilles của ASEAN. Sự miễn cưỡng trong việc đi tới một lập trường thống nhất của khối này đương nhiên đã làm hài lòng Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của khối – nhưng cũng đồng thời đã làm lộ điểm yếu của nó, và từ đó khuyến khích sự hung hăng của Trung Quốc.

Được khuyến khích bởi sự bất động của quốc tế và chia rẽ trong nội bộ ASEAN, cùng với một loạt các cuộc khủng hoảng làm trệch hướng chú ý toàn cầu, Bắc Kinh đã vội vã biến những thể địa lý chìm ở triều cao thành những đảo nổi bằng cách nạo vét biển và bồi đắp thông qua ống dẫn và sà lan. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã tạo ra những thực tế mới cho việc thực thi một khu vực nhận diện phòng không mà không cần phải tuyên bố công khai.

Các hòn đảo nhân tạo cũng như các căn cứ quân sự mới của Trung Quốc không chỉ đe dọa tự do hàng hải ở Biển Đông mà còn tạo cơ hội cho những cuộc tuần tra hung hăng của hải giám Trung Quốc. Một ví dụ, Hà Nội đã cáo buộc tàu tuần tra của Trung Quốc thường xuyên chặn và đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam, phá hoại thiết bị và đánh đập các ngư dân trên tàu.

Đối với Mỹ, mặc dù chính sách đối ngoại dịu dàng-nhẹ nhàng của Obama bị chỉ trích coi thường ở nhà, chính sách này có thể được hưởng một lợi ích ngoại giao từ xu thế bành trướng của Trung Quốc – đó là liên minh do Mỹ đứng đầu ở châu Á được củng cố và mở rộng. Nhờ những quan ngại ngày càng lớn của các nước châu Á đối với sự quyết đoán của Trung Quốc, Mỹ đã đạt được kết quả củng cố các liên minh đã có với những đồng minh Nhật Bản, Philippines và Singapore, và đồng thời tiến tới các mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, cũng như làm bạn với nhà nước của Myanmar đã từng bị quốc tế bài xích (pariah state).

Món quà ngoại giao trời cho này có lẽ là một nguyên nhân vì sao Obama cho rằng không làm gì lại là một chính sách đúng đắn.

Nhưng không còn nghi ngờ gì, Biển Đông đã nổi lên như một trung tâm mang tính biểu tượng cho những thách thức hàng hải quốc tế của thế kỷ 21. Đây là khu vực quan trọng ngay cả đối với các quốc gia xa xôi vì nó có tầm quan trọng lớn đối với thương mại toàn cầu và bởi vì những gì xảy ra ở đó sẽ tác động đến trạng thái cân bằng quyền lực châu Á và an ninh hàng hải toàn cầu. Những diễn biến ở khu vực Biển Đông – điểm nóng hàng hải mới nhất của thế giới – mang theo nguy cơ đảo lộn trật tự thế giới tự do hiện tại khi cho phép kẻ ác đánh bại các luật lệ.

Nếu các quốc gia ASEAN và cường quốc khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ không phát triển một chiến lược chung để giải quyết các tranh chấp Biển Đông trong khuôn khổ châu Á, vấn đề sẽ được để lại cho Trung Quốc và Hoa Kỳ giải quyết theo cách thức giàn xếp giữa các nước lớn và lợi ích của các nước nhỏ hơn sẽ bị dẹp sang bên lề. Một chiến lược chung cần phải hiện thực hoá những tuyên bố gần đây của thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi các quốc gia “tránh những hành động đơn phương”, bởi tầm quan trọng của các tuyến đường biển ở Biển Đông.

Vai trò trung tâm của Biển Đông đối với trật tự lớn hơn về địa chính trị, cân bằng quyền lực và hàng hải khiến cho các quốc gia tương đồng về cách nghĩ cần phối hợp chặt chẽ với nhau để định hình diễn tiến Biển Đông theo hướng tích cực, bao gồm bảo đảm rằng việc tiếp tục hành động đơn phương cần phải bị trả giá. Chỉ có áp lực duy trì thường xuyên lên Trung Quốc từ các nước láng giềng mới có thể thuyết phục Bắc Kinh rằng tương lai của nước này nằm trong sự hợp tác chứ không phải đối đầu. Thất bại trong việc gây áp lực như vậy có thể tạo ra một rủi ro có tính hệ thống đối với ổn định và thịnh vượng của châu Á.
     
Ảnh: Máy bay của hãng hàng không China Southern Airlines đáp xuống sân bay trên Bãi Chữ Thập ở Trường Sa
Các tin khác »
» Xem tiếp
Without incurring any international cost, China belligerently continues to push its borders far out into international waters in a way that no power has done before. Its modus operandi to extend its frontiers in the South China Sea — a global trade and maritime hub — involves creating artificial islands and claiming sovereignty over them and their surrounding waters.

In just a little over two years, it has built seven islands in its attempt to annex a strategically crucial corridor through which $5.3 trillion in trade flows every year. In fact, about half of the world’s annual merchant fleet tonnage passes through the South China Sea.

Beijing may claim to base its expansive claims in the South China Sea on historical records, including a 1947 map made by the Kuomintang, but it was only in 2009 that it lodged with the United Nations its so-called nine-dash line, which pushes up against the coastlines of all the other countries in the region. And it was not until late 2013 that it quietly began turning rock outcrops and reefs into islands to serve as its strategic outposts, including one that now houses a 3,000-meter airstrip for warplanes.

China’s moves in the South China Sea are actually part of its larger strategy to build up maritime influence and secure sea lanes in the Asia-Pacific. Beijing appears to be using the South China Sea as a testing ground for changing the Asia-Pacific geopolitical map. China’s recent acknowledgement that it is establishing its first overseas military base in the Indian Ocean rim nation of Djibouti, located on the Horn of Africa, represents a transformative moment in its quest for supremacy at sea.

Chinese Foreign Minister Wang Yi, by calling China an important stakeholder in the Arctic, has indicated that it intends to play an active role there too, given that the global-warming-induced thaw of sea ice could, in due course, open up important sea lanes through that region. But China’s current emphasis beyond the South China Sea is on expanding its maritime interests in the adjacent Indian Ocean and western Pacific.

In this endeavor to advance its geostrategic interests, China is assertively using geoeconomic tools, such as the Maritime Silk Road — which seeks to link its eastern coast with the Indian Ocean region and the Middle East — and the Beijing-based Asian Infrastructure Investment Bank. The twin Silk Road initiative has become a cornerstone of President Xi Jinping’s muscular new foreign policy.

In the South China Sea, the speed and scale of China’s creation of islands and military infrastructure have astounded the world. According to a Pentagon report in August, China in 20 months reclaimed 17 times more land than all the other claimant-states combined over the past four decades. Yet China’s creeping invasion has been met with little international response other than rhetoric.

The militarily pre-eminent United States, although it sees itself as a resident power in Asia, has focused its concern merely on safeguarding freedom of navigation through the South China Sea, not on ratcheting up pressure on China to stop it from altering the status quo in its favor.

In fact, the U.S. — as elsewhere in Asia, including the Himalayas and the East China Sea — has refused to take sides in the territorial disputes between China and its neighbors in the South China Sea. No less significant is the fact that President Barack Obama’s administration has hesitated to provide strategic heft to its much-publicized pivot to Asia.

Even the modest measure announced in 2011 to permanently rotate up to 2,500 U.S. Marines through Darwin, Australia, is yet to be fully implemented. Indeed, to Washington’s acute discomfiture, a Chinese company with links to the People’s Liberation Army — Landbridge Group — recently acquired the right to operate Darwin port under a 99-year lease. The company intends to invest 200 million Australian dollars ($147 million) to build a large wharf at Darwin.

In truth, the Obama administration has done little to deter China from disturbing the territorial and maritime status quo in Asia. Beijing thus has had no disincentive to halt its expansion.

Moreover, Washington’s failure to add strategic content to the pivot, or rebalance, to Asia has raised questions about the U.S. commitment to the region, thus discouraging Asian states from taking their own initiative to respond to China’s encroachments. The Obama administration, while talking about pivoting to Asia, has in reality pivoted away, in part because of its preoccupations in the Middle East.

China’s man-made islands, under international law, do not enjoy traditional rights, including to a 12-nautical-mile (22 km) territorial sea around them. However, the U.S. has shied away from any action that would clearly convey to China that such islands have no right to territorial waters.

ASEAN disunity has also aided Beijing’s aggression. The South China Sea has emerged as ASEAN’s Achilles heel. The group’s reluctance to take a unified stance has pleased China — its largest trade partner — yet, by conveying weakness, it has emboldened Chinese aggression.

Encouraged by international inaction, ASEAN’s failure to take a joint stand, and a series of crises that have helped divert global attention, Beijing has been feverishly turning low-tide elevations into small islands by dredging seabed material and then dumping it using pipelines and barges. In the process, it has been creating new “facts on the ground” for enforcing an air defense identification zone without having to declare one.

China’s new islands and military facilities not only threaten freedom of navigation in the South China Sea but are also spawning aggressive Chinese coast guard patrolling. Hanoi, for example, has accused Chinese patrols of frequently intercepting Vietnamese fishing boats, ramming them, damaging equipment and beating up crews.

As for the U.S., despite Obama’s softly-softly foreign policy approach coming under withering criticism at home, it can savor a diplomatic boon from China’s expansionist drive — a strengthened and expanded American-led coalition in Asia. Thanks to growing Asian concerns over China’s assertiveness, the U.S. has managed to reinforce old alliances with such nations as Japan, the Philippines and Singapore, forge strategic ties with India, Vietnam and Indonesia, and befriend the former pariah state of Myanmar.

This diplomatic windfall is one reason why Obama probably sees inaction as a sound policy.

Make no mistake: The South China Sea has emerged as the symbolic center of the international maritime challenges of the 21st century. The region is important even for distant states because it is pivotal to global trade and also because what happens there will impinge on Asian power equilibrium and global maritime security. Developments in the South China Sea — the world’s newest maritime hot spot — carry the potential of upending even the current liberal world order by permitting brute power to trump rules.

If ASEAN states and regional powers like Japan and India do not evolve a common strategy to deal with the South China Sea dispute within an Asian framework, the issue will be left to China and the U.S. to address through a great-power modus vivendi sidelining the interests of the smaller disputants. The common strategy must give meaning to the recent appeal of Prime Minister Shinzo Abe and Indian Prime Minister Narendra Modi to all countries to “avoid unilateral actions,” given the “critical importance of the sea lanes in the South China Sea.”

The South China Sea’s centrality to the wider geopolitics, balance of power and maritime order should induce like-minded states to work closely together to positively shape developments, including by ensuring that continued unilateralism is not cost-free. Only sustained pressure from China’s neighbors can persuade Beijing that its future lies in cooperation and not confrontation. Failure to exert such pressure could create a systemic risk to Asian stability and prosperity.

Brahma Chellaney là một nhà phân tích địa chính trị và là tác giả của chín cuốn sách. Cuốn gần đây nhất là “Water, Peace and War.” | Geostrategist Brahma Chellaney is the author of nine books, including, most recently, “Water, Peace, and War.”

Tác giả: Brahma Chellaney | The Japan Times
Biên dịch: Huệ Việt
Đại Sự ký Biển Đông
Nguồn bài gốc: Forge a united front to keep Chinese expansion in check - Brahma Chellaney | The Japan Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad