"...Nguyễn Phú Trọng, người trung kiên với thứ chủ nghĩa cộng sản cực đoan, một người có bằng giáo sư , tiến sĩ rất đặc biệt là chuyên ngành xây dựng đảng CS..."
![]()
Các tin khác »
|
''Đại hội 12 có chủ đề: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.''
Nhân sự chủ chốt được loan tin trên mạng internet và báo chí nước ngoài, phóng viên trong nước đã đặt câu hỏi về việc này nhưng quan chức truyền thông Việt Nam không bác bỏ mà nói chung chung. Nhưng đến giờ có thể kết luận chính xác là danh sách do Bộ Chính Trị tức phe Nguyễn Phú Trọng đưa ra như sau.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Kim Ngân.
Tác giả của chủ đề đại hội 12 cũng như danh sách nhân sự tất nhiên thuộc về kiến trúc sư trưởng Nguyễn Phú Trọng, người trung kiên với thứ chủ nghĩa cộng sản cực đoan, một người có bằng giáo sư , tiến sĩ rất đặc biệt là chuyên ngành xây dựng đảng CS.
Chủ đề lần này của đại hội 12 bấn đề xây dưng Đảng được đặt trên hàng đầu. Cho thấy quyết tâm đưa ĐCSVN về thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải cách ruộng đất. Đó là thời kỳ mà những người cộng sản trong sạch hơn nhất so với các thời kỳ sau này. Nhưng ngay lúc trong sạch nhất của họ vẫn còn đầy những toan tính, biển thủ riêng tư. Đặc biệt trong chủ đề lần này, Nguyễn Phú Trọng đẻ ra thêm khái niệm Dân Chủ XHCN. Một cách lừa bịp người dân và các đảng viên, thực ra đó là cách nói khác của cái gọi là Dân Chủ Tập Trung. Ông Trọng hiểu rằng chỉ có sự tập trung quyền lực tức sự độc tài vào một cá nhân mới duy trì vững mạnh được ĐCSVN, như thời kỳ các lãnh tụ Nga Sô, Trung Cộng, Triều Tiên, Cu Ba là mình chứng . Chỉ có cách đó mới giữ được thể chế cộng sản vững mạnh nhất.
Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản cực đoan, tập trung quyền lực vào số ít là chính sách mà Nguyễn Phú Trọng sẽ áp dụng vào tương lai 5 năm tới trong Đảng CSVN. Để thực hiện mục tiêu này, Trọng tự đặt mình vào chức TBT để triển khai chính sách. Đưa Trần Đại Quang một tướng công an chuyên ngành trấn áp dân chủ vào chiếc chủ tịch nước để hỗ trợ việc thực hiện chính sách, dập tắt những ý kiến phản đối chính sách này. Việc đưa một phụ nữ vào quốc hội như Nguyễn Thị Kim Ngân nhằm làm suy yếu quốc hội, khiến quốc hội không thể mạnh dạn đưa những ý kiến ngăn trở công cuộc đưa đất nước trở lại thời kỳ cộng sản cực đoan của Nguyễn Phú Trọng.
Câu bảo vệ tổ quốc nhưng gắn với môi trường ổn định, hoà bình nghe rất kêu. Nó thường sử dụng trong việc trấn áp những ý kiến mạnh khi lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc. Tất cả những ai từng lên tiếng phản đối hành vi Trung Quốc chắc đều hiểu nghĩa của từ bảo vệ chủ quyền nhưng phải giữ hoà bình, ổn định là gì. Đó là cái cớ để đàn áp những tiếng nói mạnh quy kết cho họ muốn phá vỡ ổn định, hoà bình.
Cả bộ nhân sự Trọng, Quang, Ngân, Phúc đều đảm bảo được điều này. Sẽ không có phát biểu táo bạo nào từ miệng ba người này để dân chúng sục sôi tinh thần yêu nước khiến chế độ khó xử.
Về kinh tế sẽ không có bước đột phá nào, câu Đẩy Mạnh Đồng Bộ Công Cuộc Đởi Mới là lá bài cực mánh khoé, nhằm để ngăn cản những ý kiến táo bạo, đổi mới về kinh tế. Trong tình trạng nền kinh tế của Việt Nam hiện nay mọi sự đột phá đều hướng về các đối tác phương Tây. Lấy đâu ra sự đổi mới đồng bộ, chỉ có riêng từng lãnh vực một mà thôi. Người phương Tây lãnh vực nào ra lãnh vực đó, họ làm sao có thể muốn ký hợp đồng ngành thuỷ sản nhưng phải chờ ai đó cùng ký hợp đồng nông sản, lâm sản. Tất nhiên thì ngành thuỷ sản vẫn được ký, nhưng nếu có gì khiến ảnh hưởng đến chế độ CS thì câu Đồng Bộ sẽ là thứ hợp lý để ngăn cản hợp đồng đó.
Bởi thế Nguyễn Phú Trọng đã chọn Nguyễn Xuân Phúc, một đệ tử trung thành, người chưa có kinh nghiệm gì trong quan hệ thương mại với Phương Tây đảm nhận chức thủ tướng. Với một chính sách kinh tế cảnh giác với sự đổi mới, lo sợ phương Tây thông quan kinh tế diễn biến đến chế độ. Việc chọn một nhân sự không có kinh nghiệm thương mại đối ngoại, không có uy tín và mối quan hệ với các nhà đầu tư thương mại phương Tây như Nguyễn Xuân Phúc là hợp ý đồ của Nguyễn Phú Trọng.
Trong hơn 1510 đại biểu đi dự đại hội, có nhiều người là doanh nghiệp hoặc liên quan đến doanh nghiệp. Họ đều ở tuổi năng động và hơn 90% trong số họ tốt nghiệp đại học. Nếu lá phiếu thực sự do họ quyết định, chắc chắn họ không bao giờ muốn một đường lối và nhân sự nghẹt thở về kinh doanh và già cỗi về tư tưởng. Chắc chắn họ muốn kiếm được tiền bằng những cơ hội làm ăn mở rộng với phương Tây hơn là chăm chú đi ăn hối lộ để bị dân người ta nguyền rủa. Nhất là khi Việt Nam đang nợ ngập đầu, các nguồn tài nguyên cạn dần đi, cứ ở trong cái vũng bùn ấy rút cục tranh nhau mà bắt tôm bắt tép là điều ai cũng thấy. Sự kìm kẹp, đè nén có thể dẫn đến bùng phát đổ vỡ bất cứ lúc nào.
Cứ để Nguyễn Phú Trọng với những chủ trương và nhân sự ấy, biết đâu sự thay đổi sẽ đến. Dù là hỗn loạn nhưng có còn hơn không.
Bùi Thanh Hiếu
Blog Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét