![]()
Các tin khác »
|
Nông nghiệp trước thách thức và sức ép
70% người Việt Nam sống trong vùng nông thôn với hoạt động sản xuất chủ yếu nông lâm thủy sản. Theo thống kê chính thức, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung đạt 30,8 tỷ USD trong bối cảnh nông nghiệp tổng thể đóng góp 18,2% GDP Tổng sản phẩm nội địa. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn hiện nay đạt 24,4 triệu đồng/người một năm, một con số quá thấp và quá cách biệt so với thành thị. Tuy vậy Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho là thành tựu, vì đã tăng 1,9 lần so với năm 2010.
Hiện nay cánh cửa hội nhập đã và đang rộng mở, đưa tới cơ hội tăng xuất khẩu nông sản, đồng thời cũng là thách thức vì nông sản nước ngoài tràn vào và nông dân Việt Nam không thể cạnh tranh. Trong số 12 Hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam tham gia thì 8 Hiệp định đã có hiệu lực thi hành. Cụ thể là từ 2015, Việt Nam đã gần như mở cửa hoàn toàn thị trường nông sản trong khu vực ASEAN, khoảng 90% các mặt hàng từ các nước ASEAN có thể luân chuyển trong nội khối với thuế suất 0%.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
![]() -Bà Phạm Chi Lan |
Bên cạnh thách thức bao giờ cũng tạo ra nhiều cơ hội, chuyên gia Phạm Chi Lan, người từng là thành viên ban tư vấn kinh tế cho thủ tướng chính phủ, cho rằng Việt Nam phải bắt đầu ngay, không thể chần chừ được việc chuyển đổi mô hình sản xuất. Bà nói:
|
Cải cách mạnh mẽ không chần chờ
Trò chuyện với chúng tôi ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ Hà Nội nhận định về những giải pháp sản xuất tập trung, dù Việt nam có đặc thù ruộng đất nhỏ lẻ. Thí dụ dồn điền đổi thửa góp ruộng nhỏ thành ruộng lớn, mà ở đó vai trò chủ thể của người nông dân không bị mất. Theo lời ông Nguyễn Trí Ngọc vai trò lớn thuộc về các doanh nghiệp liên kết các hộ nông dân với nhau, tạo thành một chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị từ sản phẩm đầu vào cho tới đầu ra và đã có nhiều mô hình được thực hiện. Ông Nguyễn Trí Ngọc nhấn mạnh:
“Bản chất của người nông dân mang tư duy làm chủ sở hữu trên mảnh ruộng của mình của bao nhiêu đời nay, thì rõ ràng để họ nhận thức được điều này không phải một sớm một chiều mà cần tác động của nhà nước, của các tổ chức, của cả hệ thống chính trị với các hộ nông dân và nếu người nông dân không thay đổi theo hướng đó, thì bản thân họ cũng khó có thể tồn tại trên chính mảnh ruộng của họ. Vì vậy cần có cải cách thể chế và chính sách để giúp cho người nông dân nhận thức được điều đó. Đây còn là câu chuyện chắc chắn phải có thời gian, trong đó có cả vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động, nhất là lao động nông thôn, chuyển dịch sang lĩnh vực lao động khác.”
![]() -Bà Phạm Chi Lan |
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định:
“Tôi nghĩ là 10 năm là đủ dài nếu như thực sự thực hiện cải cách bắt tay vào ngay. Đối với quy trình sản xuất nông nghiệp thì 10 năm đủ để tạo ra thay đổi rất căn bản, một cuộc cách mạng cho nông nghiệp cũng có thể làm được. Ở Việt Nam thì cả về hai mặt tổ chức sản xuất cũng như về mặt kỹ thuật nông nghiệp. Với kinh nghiệm học được từ các nước khác thì 10 năm có thể đủ để làm, nhưng nếu không làm gì cả mà cứ lần chần cứ chậm chạp thì 10 năm chứ 20 năm cũng không thể đủ được và nếu không thể cải cách được, thì nền nông nghiệp Việt Nam thực sự đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn và cũng sẽ không hình dung nổi sẽ đi đến đâu, nhất là số phận của nông dân Việt Nam vẫn là một bộ phận rất đông đảo của xã hội sẽ đi tới đâu nữa.”
Bà Phạm Chi Lan nói với chúng tôi là, sức ép nhiều mặt cũng như nhu cầu cuộc sống của người nông dân, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện cải cách nông nghiệp một cách rất mạnh mẽ, như một cuộc cách mạng nông nghiệp mà bà gọi là một cuộc cách mạng xanh.
Nam Nguyên
phóng viên RFA
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét