Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ


     

Các tin khác »
» Xem tiếp
Các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc đang thổi bùng một cuộc cạnh tranh mới để giành quyền kiểm soát các đại dương của châu Á, nhưng trong khi cường quốc của khu vực (chỉ Trung Quốc) đang nạo vét đại dương để tạo nên các căn cứ quân sự thì Nhật Bản lại đang phát triển một hòn đảo trong một bồn tắm.

Hòn đảo này được gọi là Okinotorishima, hay “đảo chim xa”; một đảo san hô vòng xa xôi bị bão tàn phá trên Biển Philippines, nơi chỉ hai mỏm nhỏ nhô ra khi thủy triều lên. Nhật coi đảo san hô vòng này là điểm cực Nam của mình, trong khi Trung Quốc nói rằng đó không phải là đảo mà chỉ là đá.

Qua hàng nghìn năm, khi nền đất bên dưới bị chìm xuống, các lớp san hô dần mọc lên phía trên và giữ cho đỉnh của đảo san hô này vẫn nổi trên mặt nước. Nhưng bây giờ Okinotorishima đang chết dần. Biến đổi khí hậu đang làm mực nước biển dâng lên và giết chết san hô. Các cơn bão tàn phá nốt những gì còn lại. Do đó, Nhật Bản đang thực hiện một nhiệm vụ hết sức khó khăn là tái tạo lại các rạn san hô. Kết quả của quá trình này sẽ quyết định số phận của một tiền đồn chiến lược, với những hậu quả pháp lý cho Biển Đông, và có thể mang lại hy vọng cho các đảo san hô khác đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.

Bồn tắm chứa đầy san hô con đang phát triển trên các tấm sắt, được đặt trong một nhà kính tại Viện Nghiên cứu Nước biển sâu trên đảo Kumejima. Các công nhân giải thích cách họ đã mang san hô từ Okinotorishima về và thu hoạch trứng. Họ sẽ nuôi các loài san hô bé này trong phòng thí nghiệm trong vòng một năm, sau đó sẽ ghép chúng lại với các đảo san hô.

Đối với các nhà khoa học làm việc cho dự án, đó là một trận chiến với đại dương. Họ đã trồng thành công san hô được lấy từ các rạn san hô và cấy nó trở lại hòn đảo này, nhưng vẫn chưa đủ. “Công nghệ tiếp theo … là nhằm đuổi kịp mực nước biển dâng bằng cách nuôi san hô và tích tụ sỏi và cát san hô”, ông Hajime Kayanne, một giáo sư tại Đại học Tokyo cho biết.

“Các thí nghiệm của chúng tôi với việc trồng san hô trên Okinotorishima đang được tiến hành”, ông Makoto Omori, giáo sư danh dự tại Đại học Khoa học và Công nghệ biển Tokyo, nói. “Chúng tôi đã đạt được tiến bộ trong việc mở rộng diện tích trồng san hô, nhưng tỷ lệ tử vong của san hô cấy là rất cao, vì vậy chúng tôi chưa thể khẳng định số lượng san hô trên đảo ngày càng tăng.”

Ông Omori nói rằng chỉ cấy ghép thôi không thể tự nó làm sống lại một rạn san hô. Thay vào đó, mục đích là để số san hô được cấy ghép lan ra trên khắp đảo san hô. Làm việc ở một nơi xa xôi như vậy là rất khó khăn bởi rất khó để theo dõi san hô ở đó.

Đối với các nhà khoa học, cứu Okinotorishima nghĩa là cứu san hô của thế giới, và nhiều hòn đảo mà sự tồn tại phụ thuộc vào chúng. Trong bốn thập niên qua, 40 phần trăm của các rạn san hô trên thế giới đã biến mất. “Các công nghệ môi sinh được tiến hành ở Okinotorishima có thể được áp dụng cho tất cả các đảo đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,” ông Kayanne nói. “Chúng ta có gần 500 đảo san hô trên thế giới, và một số đảo quốc như Marshalls, Tuvalu, Kiribati và Maldives được hình thành hoàn toàn nhờ các đảo san hô.”

Tuy nhiên, sự tài trợ hào phóng của Nhật Bản cho Dự án này có động cơ thực dụng hơn khi những rạn san hô nhỏ này đóng vai trò lớn trong tâm trí của các nhà hoạch định quân sự. Các chiến lược gia đã nói tới hai chuỗi đảo nằm giữa Trung Quốc và Thái Bình Dương: Chuỗi đầu tiên chạy qua các hòn đảo chính của Nhật Bản, Okinawa và Đài Loan; chuỗi thứ hai chạy từ đảo Ogasawara của Nhật Bản tới quần đảo Marianas và căn cứ tàu ngầm của Hoa Kỳ tại Guam.

Có ý nghĩa đối với yêu sách biển theo luật quốc tế

Trong một cuộc xung đột giả định trong tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc, lực lượng hải quân của hai nước sẽ chạm trán nhau tại vùng biển nằm giữa hai chuỗi đảo – và Okinotorishima chỉ là một dải đất nhỏ bé nằm trong vùng biển này.

Vị trí của Okinotorishima. Nguồn: The Economist.
Ông Hideaki Kaneda, một Phó đô đốc đã nghỉ hưu tại Viện Okazaki, chỉ ra ba khía cạnh mà Okinotorishima có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản. Đầu tiên, ông nói, nó sẽ là một chiến trường rất quan trọng giúp “Trung Quốc chống quân tiếp viện đến từ phía đông tiếp cận vào”.

Thứ hai, Okinotorishima nằm trên các tuyến đường tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương, hướng tới các vị trí tuần tra chống lại Mỹ. Thứ ba, nó nằm gần các tuyến đường biển mà qua đó nguyên liệu thô được chuyên chở tới Nhật Bản từ các cảng phía bắc và tây Australia. Điều đó khiến cho một khu vực đặc quyền kinh tế rộng 200 dặm xung quanh Okinotorishima, và đi kèm theo đó là quyền kiểm soát lớn hơn đối với những vùng biển này, trở thành một tài sản chiến lược vượt ra ngoài những tài nguyên thiên nhiên có thể nằm dưới mặt nước.

Tuy nhiên, chỉ một hòn đảo chứ không phải đá mới có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) – đó là lý do giải thích tại sao Nhật Bản đang cố gắng để tái tạo lại các rạn san hô thay vì học theo Trung Quốc sử dụng hàng ngàn tấn cát và bê tông. Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) định nghĩa một hòn đảo là một “khu vực đất được hình thành một cách tự nhiên” và “nổi trên mặt nước khi thủy triều cao”. Định nghĩa này loại trừ các “đá không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng của chúng”.

Các đảo mới của Trung Quốc ở Biển Đông là đảo nhân tạo. Nếu Nhật Bản hồi sinh được san hô trên Okinotorishima, nước này có thể lập luận rằng nó được “hình thành một cách tự nhiên”. Đồng thời, các hoạt động nuôi san hô là một phần nỗ lực của Nhật Bản nhằm chứng minh rằng đảo san hô này có đời sống kinh tế riêng, và hỗ trợ cho lập luận rõ ràng hơn của mình rằng Okinotorishima không phải là một “đá”.

“Không có định nghĩa rõ ràng về đá trong UNCLOS – đây là lập trường của chính phủ Nhật Bản,” ông Kaneda nói. “Trong lịch sử, Nhật Bản đã duy trì ‘đời sống kinh tế của hòn đảo này.”

Bằng cách lựa chọn lập trường này, Nhật Bản hy vọng có thể khẳng định Okinotorishima là một hòn đảo có EEZ riêng của mình, trong khi vẫn có thể chống lại việc bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Một số học giả cho rằng sẽ là khôn ngoan hơn nếu Nhật từ bỏ yêu sách về EEZ của Okinotorishima- vốn là một cách tốt hơn để khẳng định việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là bất hợp pháp – nhưng giá trị quân sự của Okinotorishima làm cho khả năng này khó xảy ra.

Tuy nhiên, các tranh cãi pháp lý sẽ không còn ý nghĩa gì nếu các đảo san hô này xói mòn và biến mất. “Chúng tôi đã gặp phải các vấn đề khác nhau và đã gặp các thất bại trong quá trình thực hiện, nhưng năm tới chúng tôi hi vọng trồng được ba hectare san hô,” ông Omori nói. “Việc trồng được ba hectare san hô sẽ là điều xảy ra lần đầu tiên trên thế giới.”
     

Các tin khác »
» Xem tiếp
China’s artificial islands are fuelling a new struggle for control of Asia’s oceans, but while the regional superpower dredges military bases out of the ocean, Japan is growing an island in a bathtub.

The island is called Okinotorishima, or “distant bird island”; a remote, storm-wracked coral atoll in the Philippine Sea, where two small outcrops protrude at high tide. Japan regards the atoll as its southernmost point; China says it is no island, merely a rock.

For millennia, as the land beneath it sunk, layers of coral grew on top and kept the atoll’s head above water. But now Okinotorishima is dying. Climate change is raising the sea level and killing the coral. Typhoons bite at what remains.

Japan is therefore on a desperate quest to regrow the reef. The results will decide the fate of a strategic redoubt, with legal repercussions in the South China Sea, and could offer hope to other atolls threatened by climate change.

The bathtub, full of baby coral growing on iron plates, sits in a greenhouse at the Deep Seawater Research Institute on the island of Kumejima. Workers explain how they brought coral from Okinotorishima and harvested eggs. They will grow the baby corals in this laboratory for a year then transplant them back to the atoll.

For the scientists working on the project it is a battle with the ocean. They have successfully cultivated coral from the reef and transplanted it back to the island, but it is not enough. “The next technology . . . is keeping up with the rising sea by coral growth and accumulation of coral gravels and sand,” says Hajime Kayanne, a professor at the University of Tokyo.

“Our experiments with planting coral on Okinotorishima are ongoing,” says Makoto Omori, emeritus professor at the Tokyo University of Marine Science and Technology. “We’ve made progress in expanding the area of coral planted, but the death rate of the transplanted coral is high, so we can’t yet say the amount of coral on the island is increasing.”

No amount of transplantation can revive a reef by itself, says Mr Omori. Rather, the goal is for the transplants to spread across the atoll. Working in such a remote place is challenging because it is hard to monitor the coral.

For the scientists, rescuing Okinotorishima means saving the world’s coral, and the many islands that exist because of it. In the past four decades, 40 per cent of the world’s reefs have died.

“The ecotechnology established in Okinotorishima can be applied to all the small atoll islands in the Pacific and Indian Ocean,” says Mr Kayanne. “We have almost 500 atolls in the world, and some island countries such as the Marshalls, Tuvalu, Kiribati and the Maldives are completely formed of atolls.”

Japan’s generous funding has baser motives, however — the tiny reef looms large in the minds of military planners. Strategists talk of the two island chains separating China from the Pacific: the first running through the main Japanese islands, to Okinawa and Taiwan; the second through Japan’s Ogasawara Islands to the Marianas and the US submarine base at Guam.

In a hypothetical future conflict between the US and China, their navies would collide in the ocean between the two chains — and Okinotorishima is the only speck of land in those waters.

Vị trí của Okinotorishima. Nguồn: The Economist.
Hideaki Kaneda, a retired vice-admiral now at the Okazaki Institute, points out three ways in which the location matters to Japan’s security. First, he says, it would be a crucial theatre “for the Chinese military to deny access to reinforcements coming from the east”.

Second, Okinotorishima sits on the route Chinese nuclear submarines would take out into the Pacific, towards patrolling positions against the US. Third, it lies close to the sea lanes on which raw materials flow to Japan from northern and western Australian ports.

That makes a 200-mile exclusive economic zone around Okinotorishima, and thus greater control of those waters, a strategic asset beyond even the natural resources that might lie beneath the surface.

Only an island can generate an exclusive economic zone, however, not a rock — which is the other reason why Japan is trying to regrow the coral, rather than mirroring China by laying down a few thousand tonnes of sand and concrete.

Article 121 of the UN Convention on the Law of the Sea defines an island as a “naturally formed area of land” which is “above water at high tide”. It excludes “rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own”.

China’s new islands in the South China Sea are artificial. If Japan revives the coral on Okinotorishima, however, it can argue the feature is “naturally formed”. At the same time, the very activity of farming coral is part of Japan’s effort to show the atoll has an economic life, and support its more dubious contention that Okinotorishima is not a “rock”.

“There is no clear definition of rocks in UNCLOS — this is the government of Japan’s stance,” says Mr Kaneda. “Historically, Japan has sustained the ‘economic life’ of the island.”

By taking this position, Japan hopes to claim Okinotorishima as an island with its own EEZ, while still opposing China’s reclamation in the South China Sea. Some scholars argue it would be wiser to give up the claim — the better to assert China’s island-building is illegitimate — but the military value of Okinotorishima makes that unlikely.

Legal wrangles will not matter if the atoll erodes away, however. “We’ve had various problems and failures along the way, but next year we expect to plant three hectares of coral,” says Mr Omori. “A three hectare plantation will be a world first.”

Robin Harding - The Financial Times
Biên dịch: Phan Nguyên
Nghiên Cứu Quốc Tế
Nguồn: “Japan grows an island to check China’s territorial ambitions“, The Financial Times, 26/12/2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad