Mục đích của một đội bóng Việt Nam không ở trên sân bóng; mà là chính trị - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Mục đích của một đội bóng Việt Nam không ở trên sân bóng; mà là chính trị


Nguyễn Văn Phương, ở giữa, đội trưởng và trung phong của đội No-U FC, bao gồm những người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc, đang điều khiển banh trong một trận đấu ở một sân vận động tại Hà Nội. Nguyen Van Phuong , center, the captain and midfielder of the No-U FC soccer team, made up of Vietnamese anti-China protesters, controls the ball during a soccer match at a stadium in Hanoi. (Reuters)

     
Các tin khác »
» Xem tiếp
Hà Nội – Họ đến với nhau trong những cuộc biểu tình chống những hành vi bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Họ đã bị công an Việt Nam đàn áp, và hàng chục người bị bắt; những cố gắng của họ để gặp mặt nhau ở các quán cà phê bị ngăn chặn. Vì thế họ đã nảy ra một ý tưởng sáng tạo.

“Theo luật, ai cũng có quyền được chơi đá banh,” Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động và là người viết blog chia sẻ. “Vì vậy chúng tôi tìm cách để ai cũng có thể gặp mặt nhau.”

Cách đó là lập thành một đội banh.

Trong bốn năm, hàng chục người chơi và người ủng hộ đội bóng No-U FC đã gặp nhau mỗi ngày Chủ nhật ở Hà Nội, thủ đô Việt Nam, chỉ để chơi banh – và bàn thảo về chính trị. Họ cũng tham dự vào các cuộc đấu tranh chính trị và việc làm từ thiện.

Trong quá trình, họ đã giúp tạo ra một phong trào dân sự nhỏ nhưng đang lớn mạnh ở Việt Nam, một phong trào đang trở thành một thử thách cho sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam.

No-U ám chỉ đến sự chống đối đến bản đồ chữ U “chín đoạn” mà Trung Quốc đã vẽ để áp đặt quyền làm chủ trên hầu hết vùng biển Đông Nam Á. FC là câu lạc bộ bóng đá (football club), mặc dầu vài người vẫn chơi chữ gọi đó là "Fuck China" để diễn tả thái độ của họ đối với Trung Quốc.

Giống như nhiều người Việt, họ nổi giận vì Trung Quốc đã chiếm đảo Hoàng Sa sau một trận hải chiến với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974; đã đánh đập và cướp bóc ngư dân Việt Nam; và bây giờ đang khởi sự một chương trình to lớn để cải tạo đảo ở Trường Sa. Nhưng sự giận dữ của họ còn sâu hơn nữa.

“Từ lúc bắt đầu, chúng tôi hợp lại với nhau để chống Trung Quốc,” một cầu thủ chỉ cho biết tên là Đức để tránh sự uy hiếp của công an cho biết. “Nhưng chúng tôi biết rằng vấn đề không phải là Trung Quốc, mà là chính quyền của chúng tôi. Chính quyền Việt Nam và Trung Quốc đều là cộng sản – họ có liên hệ với nhau.”

Câu-lạc-bộ bây giờ có hàng trăm hội viên trên toàn quốc. Vài người đã bị bỏ tù – hiện có 2 người đang ở trong tù. Nhưng những người khác có một số đông đang dõi theo họ trên Facebook.

Trong một bữa tiệc đánh dấu 4 năm hoạt của No-U FC, điện đã bị cúp bất ngờ ở một nhà hàng mà câu-lạc-bộ đã đặt trước, một nhóm đàn ông ập vào rồi ném chai lon, hất tung bàn ghế, để sách nhiễu hội viên.

Các chủ sân banh cũng bị áp lực buộc họ không được cho đội bóng No-U FC chơi ở sân họ, và đã có một cuộc thi đã bị huỷ bỏ khi công an biết được có sự tham gia của đội bóng No-U FC.

Nhưng các hội viên cho biết nơi họ có ảnh hưởng lớn không phải là ở trên sân bóng.

Để tạo mối liên hệ với người dân bình thường, họ đã xây trường ở những vùng nông thôn nghèo nàn và đã trợ giúp nhiều nông dân bị cướp mất ruộng đất cho những dự án xây dựng. Vào tháng 3, họ đã hợp sức với một cuộc chống đối một kế hoạch của chính quyền nhằm chặt đi hàng ngàn cây xanh ở Hà Nội. Áp lực của công chúng rất mãnh liệt đến nỗi chính quyền thành phố phải ngừng việc chặt cây.

Vào tháng 11, một số hội viên của đội No-U FC đã tham gia xuống đường chống lại cuộc thăm viếng của Tập Cận Bình.

Theo như các hội viên No-U FC cho biết, mọi vấn đề đều có liên hệ với nhau. Đảng CSVN không bảo vệ lợi ích quốc gia của họ ở biển Đông bởi vì họ đang dựa vào Đảng CSTQ để bảo vệ sự cai trị của họ.

“Những người lên tiếng nói chống Trung Quốc, nó không chỉ là Trung Quốc không thôi,” một nữ hội viên có tên là Tuyết phát biểu. “Mục đích của chúng tôi là dân chủ, đa nguyên đa đảng, tự do và công bình.”

Chính quyền Đảng CSVN đàn áp dữ dội sự phản đối, và mặc dầu khoảng 50 tù nhân chính trị được thả ra trong năm ngoái trong khi đang đàm phán với Hoa Kỳ về TPP, nhưng khoảng 150 tù nhân vẫn được cho là còn ở trong tù, theo thông tin của hội Freedom Now (Tự Do Ngay Bây giờ), một nhóm vận động đặt căn cứ ở Washington cho biết.

Nhưng ở đây đang có nhiều sự thay đổi, và xã hội dân sự đang lớn mạnh. Sự thâm nhập của internet đang bùng nổ, với khoảng chừng 45 triệu người – đó là khoảng gần một nữa dân sô – sử dụng mạng internet. Facebook là một trang mạng được ưa chuộng nhất trong giới trẻ.

“Sự cố gắng của chính quyền để định hướng dân ý đang sụp đổ dưới sự có mặt thật sự của một môi trường mạng rộng mở,” đó là điều mà Michael Gray đã cho biết trong một bản báo cáo nghiên cứu về Internet Vietnam cho cơ quan SecDev, một nhóm nghiên cứu của Canada.

Những vụ tấn công bạo lực đối với người chống đối và blogger đã gia tăng – Tuyến nói anh đã từng bị đánh đập tàn nhẫn hồi tháng 5 bởi những nhân viên thường phục của lực lượng an ninh – và 14 nhà báo công dân đang ở trong tù, theo nguồn tin của hội Nhà báo Không Biên Giới.

Nhưng chính quyền đã bỏ cuộc việc nhăn chận Facebook vào năm 2009 sau khi những ngăn chận của chính quyền đã bị vô hiệu hoá khi người dùng internet đã dễ dàng vượt qua, và Gray cho biết xã hội thông tin đang bắt những nhịp cầu giữa các người chống đối và dân chúng.

Vào tháng 1, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Facebook được sử dụng rộng rãi và thật khó để ngăn cấm. Ông biện hộ rằng chính quyền phải truyền tải thông tin cho tốt hơn.

Trong môi trường này, No-U FC đã phấn khích nhiều người khác tạo nên những nhóm dân sự nhỏ rải khắp Việt Nam. Các nhóm dân sự không đăng ký làm bất cứ điều gì từ đòi quyền sở hữu đất cho đến việc tranh đấu đòi thả các tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo, và hội viên của họ nói rằng họ thường hay bị chính quyền đàn áp. Chính quyền cho biết có khoảng 60 nhóm như vậy, với hàng trăm hội viên.

“Chúng tôi cố gắng truyền bá những quan điểm của chúng tôi trên Facebook, để đánh thức những người khác,” anh Đức nói. “Nhiều người không quan tâm đến chính trị bởi vì họ sợ đảng CSVN, họ sợ bị bắt bỏ tù. Chúng tôi cố gắng chứng minh rằng chúng tôi không còn sợ nữa. Số người quan tâm đến chính trị đang gia tăng.”

Luật sư, và là người bất đồng chính kiến, Lê Quốc Quân nói rằng khoảng 300 người đã gặp anh tại nhà anh sau khi anh được thả ra vào tháng 6, bao gồm một nhóm đại diện cho No-U FC và 5 cán bộ của chính quyền, mặc cho công an canh gác chung quanh suốt ngày.

“Tại sao họ không còn sợ để đến nhà tôi? Bởi vì họ có phương tiện truyền thông,” anh Quân cho biết.

Những cuộc thăm do dân ý của Pew Research Centre (Trung tâm nghiên cứu Pew) cho thấy người Việt hầu hết đều ủng hộ thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ có 38% muốn có dân chủ đa đảng trong nước họ.

Tuy vậy các nhà bất đồng chính kiến đang tạo thêm nhiều sự thu hút, và trong sự căm ghét Trung Quốc họ đã nắm bắt được một vấn đề quan trọng và vấn đề ấy đang đoàn kết được nhiều người dân ở đây. Trong thuật ngữ của bóng đá, họ có thể là bên yếu thế, nhưng họ tin rằng họ sẽ chiến thắng mặc dầu có nhiều trở ngại.

“Phong trào Xã Hội Dân Sự còn nhỏ bé, rất mong manh và sự phát triển của nó còn rất chậm ngoài sự mong đợi của tôi,” Nguyễn Quang A phát biểu. Ông là một nhà trí thức có tiếng, là người bất đống chính kiến và cũng là một hội viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự đã khen ngợi nhóm No-U FC là một con đường sáng để cho nhóm khác noi theo.
     
Các tin khác »
» Xem tiếp
HANOI — They came together during protests against China’s expansionist moves in the South China Sea. The protesters were harassed by the Vietnamese police, and dozens were arrested; their attempts to meet in cafes were blocked. So they came up with an innovative idea.

“According to the law, everyone has the right to play football,” said Nguyen Chi Tuyen, an activist and blogger. “So we found a way we can all gather together.”

That way was to form a soccer team.

For four years, dozens of players and supporters of No-U FC have gathered every Sunday in Hanoi, Vietnam’s capital, to kick a ball around — and talk politics. They also have joined together in political campaigns and in charitable work.

In the process, they have helped give birth to a small but growing civil society movement in Vietnam that is emerging as a new challenge to Communist Party rule.

No-U refers to their opposition to the U-shaped “nine-dash line” that China draws on maps to assert its sovereignty over most of the South China Sea. FC stands for football club, although some also use an English-language expletive that might be abbreviated that way to describe their attitude toward China.

Like many Vietnamese, they are angry that China seized control of the Paracel Islands after a battle with South Vietnamese forces in 1974; that it continues to harass Vietnamese fishermen; and that it has now embarked on a massive program of land ­reclamation in the Spratly archipelago. But the anger goes deeper.

“In the beginning, we joined together against China,” said a player who gave his name only as Duc to avoid harassment by police. “But we know the problem is not China, it is our government. The governments in Vietnam and China are the same Communists — they are connected.”

The club now has hundreds of members nationwide. Some have been jailed — two are currently in prison. But others have large followings on Facebook.

During No-U FC’s fourth-anniversary party, the lights suddenly went out in the restaurant it had booked and a group of men burst in and started throwing bottles around and overturning tables, apparently to intimidate members.

Owners of soccer fields have come under pressure to withdraw permission for No-U FC to play, and an entire tournament was canceled when the police found out the team was among the competitors.

But it is away from the soccer field that the members say they have had their greatest impact.

To forge links with ordinary people, they have built schools in poor, rural areas and have supported farmers who have been thrown off their land to make way for development. In March, they added their weight to a campaign against government plans to chop down thousands of trees in Hanoi. Public pressure was so intense that the city government put a stop to the felling.

In November, several members of No-U FC took to the streets again to protest a visit by Chinese President Xi Jinping.

As members of No-U FC describe it, the issues are all connected. The Communist Party in Vietnam, they say, is not defending their country’s national interests in the South China Sea because it depends on China’s Communist leaders to shore up its rule.

“The people who raise their voice against China, it is not just about China,” said a female member of the club who gave her name as Tuyet. “Our target is democracy — multiparty democracy, freedom and a more equal society.”

Vietnam’s Communist government fiercely suppresses dissent, and although about 50 political prisoners were freed in the past year during negotiations with the United States over a Pacific Rim trade pact, about 150 are thought to remain behind bars, according to Freedom Now, a Washington-based advocacy group.

But times are changing here, and civil society is growing. Inter­net penetration has mushroomed, with nearly 45 million people — almost half the population — now online. Facebook is enormously popular among the young.

“The state’s long-standing attempt to shape public opinion is crumbling under the reality of a relatively open online environment,” Michael Gray said in a research report on the Vietnamese Internet for SecDev, a Canadian think tank.

Physical attacks against dissidents and bloggers have increased — Tuyen says he was badly beaten up in May by plainclothes members of the security forces — and 14 citizen-journalists are in prison, according to Reporters Without Borders.

But the government gave up on an attempt to block Facebook in 2009 after its restrictions were easily bypassed, and Gray says social media are building bridges between dissidents and the general population.

In January, Prime Minister Nguyen Tan Dung said that Facebook was so widely used that it was impossible to ban. He argued that the government had to do a better job at getting its message across.

In this environment, No-U FC has inspired others to form small civil society groups across Vietnam. The unregistered groups work on anything from land rights to advocating the release of political or religious prisoners, and their members say they are frequently harassed by the government. The government says there are 60 such groups, with hundreds of members.

“We are trying to spread our views on Facebook, to wake up others,” Duc said. “A lot of people don’t care about politics because they are scared of the Communist Party, that they will get put in prison. We are trying to prove we are not scared. The number of people who care about politics is growing.”

Lawyer and dissident Le Quoc Quan said about 300 people came to meet him at his home after he was released from jail in June, including a delegation from No-U FC and five government officials, despite a round-the-clock police guard.

“Why were people not afraid to come? Because they have the means of communication,” he said.

Public opinion surveys by the Pew Research Center show that Vietnamese people overwhelmingly favor free-market capitalism, but only 38 percent want to see multiparty democracy introduced in their country.

Yet the dissidents are gaining traction, and in anger at China they have seized on a powerful issue that unites many people here. In soccer terms, they may be the plucky underdogs, but they believe they can pull off victory against the odds.

“Civil society is small, it is fragile and its growth has been slower than I expected,” said Nguyen Quang A, a prominent intellectual, dissident and member of the Civil Society Forum who credits No-U FC with blazing a trail for others to follow.

“But I am quite optimistic,” he said. “You cannot tell when you will reach the tipping point.”

Xu Yangjingjing contributed to this report.

Xu Yangjingjing đã đóng góp cho bài viết này. Ông Simon Denyer là chủ toà soạn ở Trung Quốc. Ông đã từng là chủ toà soạn ở India và từng là chủ toà soạn cho Reuters ở Washington, India và Pakistan

Simon Denyer - Washington Post
Theo Dân Luận
Nguồn: Vietnamese soccer team’s goal isn’t on the field; it’s in politics | Simon Denyer - Washington Post

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad