Liên minh Nhật - Mỹ nên có cách tiếp cận đa diện - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Liên minh Nhật - Mỹ nên có cách tiếp cận đa diện


Những thành công gần đây trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh Mỹ-Nhật rất quan trọng cho liên minh để giải quyết những thách thức hậu Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản cần phải có một biện pháp tiếp cận đa diện để dẫn dắt, phát triển trật tự khu vực theo hướng tích cực và toàn diện.

     

Tin Thế Giới
» Xem tiếp
Quan hệ Mỹ-Nhật đã được tăng cường sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào cuối tháng 4 vừa qua, đặc biệt trong chuyến thăm này ông Abe đã có bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội Mỹ. Hai nước cũng đã công bố Đường lối chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được sửa đổi lần đầu tiên kể từ năm 1997, trong đó Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ đảm nhận một vai trò lớn hơn và hợp tác an ninh Mỹ-Nhật sẽ được mở rộng tăng cường.

Sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ liên minh Mỹ-Nhật diễn ra khi sự cân bằng sức mạnh trong khu vực thay đổi. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN đang phát triển mạnh mẽ; tầng lớp trung lưu ở châu Á đang tăng lên; chi tiêu quốc phòng của Mỹ đang hướng tới “ổn định và thực chất hơn”. Rõ ràng, những chuyển dịch cơ cấu ở khu vực Đông Á buộc Mỹ và Nhật Bản phải biến đổi liên minh thành một quan hệ đối tác đa diện hơn.

Nhật Bản cần phải tăng cường và củng cố lòng tin ở khu vực. Ông Abe nên công bố chính sách quốc phòng của Nhật Bản theo hướng tích cực – khẳng định chính sách này là để bảo vệ Nhật Bản và góp phần vào môi trường an ninh, hòa bình của khu vực – để xua tan bất kỳ nhận thức sai lầm nào ở Trung Quốc và Hàn Quốc cho rằng Đường lối chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi hoặc Luật an ninh mới của Nhật Bản với những hình thức hạn chế của quyền phòng vệ tập thể là bước đi để Nhật Bản quay trở lại với tư thế hiếu chiến hơn ở khu vực.

Một sự thay đổi trong nhận thức của Mỹ là cần thiết để nước này có thể hoạt động như một cường quốc thường trú ở khu vực Đông Á. Những dự đoán hiện nay cho rằng châu Á đến năm 2030 sẽ chiếm 2/3 lớp trung lưu toàn cầu và sẽ chiếm hơn một nửa GDP toàn cầu vào năm 2050. Khi trật tự khu vực thay đổi, điều quan trọng là Mỹ phải can dự trực tiếp và sâu sắc hơn vào tiến trình xây dựng trật tự khu vực. Điều này đòi hỏi Mỹ phải vượt ra khỏi xu hướng trở thành “người cân bằng bên ngoài” mà phải trở thành “người lãnh đạo” cả về kinh tế, chính trị và an ninh ở khu vực. Để làm được điều đó, Mỹ sẽ phải thiết lập một cơ chế 4 bên Trung-Nhật-Hàn-Mỹ để xây dựng lòng tin. Cơ chế này phải được đặt ở vị trí thuận lợi để tăng cường lòng tin chiến lược nhằm trấn an các nước về vai trò thay đổi của SDF và liên minh Mỹ-Nhật và để thiết lập đường dây nóng quân sự cũng như các thủ tục quản lý khủng hoảng nhằm giảm thiểu nguy cơ va chạm và thiệt hại trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Mỹ và Nhật Bản cần tăng cường hợp tác an ninh ba bên với các đối tác như Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN. Đặc biệt, việc đưa quan hệ hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn đi vào chiều sâu sẽ thực sự cần thiết trong bối cảnh tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên. Hợp tác ba bên trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên nên có sự tham gia của Trung Quốc và Nga để có các phương án bảo đảm sự ổn định lâu dài cho bán đảo Triều Tiên.

Việc quân đội Mỹ triển khai lực lượng tiền đồn ở khu vực Đông Á cần phải được xem xét lại – thông qua tham vấn chuyên sâu với các đối tác liên minh – để bảo đảm sự ổn định chính trị và giúp giải quyết những thách thức hiện nay. Trong bối cảnh sự hiện diện quân đội Mỹ ở Okinawa vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân địa phương, việc triển khai lực lượng tiền đồn của Mỹ như một “thứ hàng hóa công quan trọng của khu vực” về lâu dài là chiến lược tốt nhất để thực hiện các mục tiêu của liên minh Mỹ-Nhật. Những tiến bộ trong công nghệ quân sự và bản chất thay đổi của các thách thức an ninh khu vực khiến Mỹ ngày càng mong muốn có được một tư thế triển khai lực lượng tiền đồn năng động và mở rộng hơn ở khu vực – xu hướng này đang có sự tăng cường hợp tác với các đối tác như Úc, Ấn Độ, Philippines, Singapore và Việt Nam. Đồng thời, khi SDF tiếp tục mở rộng vai trò và quyền hạn để thực thi quyền phòng vệ tập thể hạn chế cũng là lúc quan hệ hợp tác an ninh Mỹ-Nhật sẽ sâu sắc hơn.

Cuối cùng, Nhật Bản và Mỹ cần phải có sự lựa chọn khôn ngoan, bổ sung cho hợp tác an ninh của mình bằng cách can dự mạnh mẽ hơn với Trung Quốc trong những lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả các tổ chức tài chính đa phương, các hiệp định thương mại khu vực thế hệ mới, năng lượng và môi trường.

Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một phép thử về cách phản ứng của khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những nền kinh tế dân chủ lớn (bao gồm Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Italy và Anh) đã ký kết làm thành viên sáng lập. Hai nước vắng mặt là Mỹ và Nhật Bản. Nhật Bản nên kịp thời tham gia AIIB vì 3 lý do. Thứ nhất, bằng cách tham gia trong giai đoạn đầu hình thành, Nhật Bản sẽ có được vị trí tốt hơn để thúc đẩy các tiêu chuẩn cao về quản trị và minh bạch bên trong tổ chức này. Thứ hai, sự tham gia của Nhật Bản là rất quan trọng để thúc đẩy hợp tác giữa ADB và AIIB. Hợp tác ADB-AIIB sẽ giúp thiết lập các biện pháp tương tự trong AIIB, qua đó nâng cao ảnh hưởng của nó. Thứ ba, ngân sách đóng góp của AIIB được thực hiện theo tỉ lệ 25/75% cho các nước thành viên ngoài và trong khu vực. Sự bổ sung của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai châu Á, sẽ đa dạng hóa nguồn vốn của châu Á và hạn chế vai trò chi phối của Trung Quốc trong tổ chức này.

Đối với các hiệp định thương mại khu vực thế hệ mới, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có nguy cơ chia khu vực này thành các khối cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nếu không được quản lý một cách cẩn thận. Trong quá trình đi đến kết thúc các hiệp định TPP và RCEP, điều quan trọng là phải tạo ra một con đường cho phép hợp nhất hai hiệp định này trong tương lai, coi đó như là một bước đệm hướng tới việc thành lập khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương. Về lâu dài, TPP nên được sử dụng như một phương tiện để kích thích sự hợp tác với Trung Quốc. Hiệp định này nên bao gồm một điều khoản gia nhập mở để thiết lập một quy trình rõ ràng và minh bạch để Trung Quốc (và các thành viên RCEP khác) có thể tham gia TPP trong tương lai sau khi đáp ứng được những tiêu chuẩn về kinh tế. Trong khi đó, RCEP nên được sử dụng như một phương tiện không chỉ làm sâu sắc hơn hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN+6 mà còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực.

Về hợp tác môi trường và năng lượng ở khu vực, nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục phát triển theo cấp số nhân trong những thập kỷ sắp tới ở những nền kinh tế mới nổi của châu Á. Nỗ lực chung là cần thiết, chẳng hạn như thăm dò năng lượng, phát triển các công nghệ khai thác mới và tăng cường các biện pháp an toàn hạt nhân để bảo đảm rằng nhu cầu năng lượng cho tất cả các quốc gia đều được đáp ứng. Nhật Bản và Mỹ có thể hợp tác trong việc thúc đẩy Hội nghị cấp cao Đông Á hoặc các diễn đàn khác trong khu vực để nêu lên những vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Đồng thời, việc không giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ gây ra những thiệt hại lớn về môi trường bất lợi cho sự tăng trưởng ổn định kinh tế và xóa đói giảm nghèo, chưa kể đến các hệ sinh thái của hành tinh. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong khu vực một cách bền vững và ít ảnh hưởng đến môi trường, Mỹ và Nhật Bản – với tư cách là những nhà lãnh đạo thế giới về phát triển công nghệ – cần phối hợp với nhau và mời tất cả các quốc gia có cùng chí hướng tham gia, góp vốn để thúc đẩy phát triển các công nghệ năng lượng xanh.

Những thành công gần đây trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh Mỹ-Nhật rất quan trọng cho liên minh để giải quyết những thách thức hậu Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản cần phải có một biện pháp tiếp cận đa diện để dẫn dắt, phát triển trật tự khu vực theo hướng tích cực và toàn diện. Một biện pháp tiếp cận đa diện như vậy sẽ phải trải qua một chặng đường dài mới có thể giúp đảm bảo hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
     

Tin Thế Giới
» Xem tiếp
US-Japan relations gained momentum with Prime Minister Shinzo Abe’s US visit in late April. Abe’s historic speech to a joint sitting of the Congress was well received. The two countries also announced the first revision of the US-Japan Defense Cooperation Guidelines since 1997, based on the understanding that the Japan Self-Defense Force (SDF) will take on a larger role and US-Japan security cooperation will be expanded.

This evolution in US-Japan alliance relations has taken place as the regional balance of power shifts. Emerging economies such as China, India, and ASEAN countries are rising; Asia’s middle class is growing; and US defence spending shifting toward a more sustainable, ‘lean-but-mean’ posture. Thus as the Abe administration struggles over the next couple of months to pass legislation to expand Japan’s security role, structural shifts in East Asia are making it clear that the next step for Japan and the US must be to transform the alliance into a more multifaceted partnership.

Japan must strengthen regional trust. The 70th anniversary of World War II offers an opportunity to affirm Japan’s peaceful postwar identity and to mend ties with South Korea and China. In his anticipated August statement, Abe must unequivocally face up to Japan’s historical wartime transgressions without dropping any of the key elements of the Murayama Statement. At the same time, Abe should set out Japan’s defence policy in a forward-looking way — clearly stating that it is aimed solely at defending Japan and contributing to the peaceful enhancement of the regional security environment — to dispel any misperceptions in China and South Korea that the revised US-Japan Defense Cooperation Guidelines or Japan’s new security legislation to allow limited forms of collective self-defence represent a return to a more aggressive regional posture.

A change in the US mindset is needed so it may truly act as a resident power in East Asia. Current projections are that Asia will be home to two-thirds of the global middle class by 2030 and will account for more than half of global GDP by 2050. As the regional order evolves to reflect these shifts, it is critical that the US become more intimately and directly involved in the order-building process. This requires the US to move away from its tendency to act as an external balancer and toward a more engaged day-to-day involvement and leadership role in the region across political, security and economic dimensions. One channel for the US to project such political leadership would be to spearhead the establishment of a four-party China-Japan-ROK-US confidence-building mechanism. Such a mechanism would be well positioned to foster reassurance diplomacy regarding the evolving role of the SDF and the US-Japan alliance, and to promote agreements on military-to-military hotlines and crisis management procedures to reduce the risk of accidental collision and to mitigate damage in the event of a crisis.

The US and Japan should strengthen trilateral security cooperation with partners such as South Korea, Australia, India, and the ASEAN nations. In particular, deeper US-Japan-ROK trilateral cooperation, including contingency planning, is urgent given the uncertain situation on the Korean Peninsula. Trilateral cooperation directed toward North Korea should take into account the need to engage China and Russia, make preparations to steer the situation toward a soft-landing unification, and utilise Track 2 diplomacy to inject fresh ideas from academia to ensure the long-term stability of the Korean Peninsula.

The forward deployment of US troops throughout East Asia needs to be re-examined regularly — through intensive consultation with alliance partners — to ensure it is politically sustainable and able to meet contemporary challenges. While the US forward deployment is a critical regional public good, it must be re-considered whether maintaining US forces in such a high concentration in one area of the region, as they currently are in Okinawa in the face of strident local opposition, is the best strategy over the long term to fulfil US-Japan alliance goals. Advances in new military technologies and the changing nature of regional security challenges make it increasingly desirable to establish a broader and more dynamic forward deployment posture where US soldiers are more evenly distributed and rotated across the region — a trend that is already underway with increased cooperation with partners such as Australia, India, the Philippines, Singapore, and Vietnam. At the same time, as the SDF continues to expand its roles and functions to engage in limited collective self-defence, there will be greater potential for joint US-Japan basing arrangements, which should be utilised as an opportunity to deepen US-Japan security cooperation.

Finally, Japan and the US would be wise to complement their security cooperation with more vigorous efforts to constructively engage with China in key areas, including on multilateral financial institutions, mega-regional trade agreements, and energy and the environment.

The Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) presents a litmus test of how the region will react to the rise of China. Major democratic economies (including Australia, New Zealand, and South Korea, France, Germany, Italy, and the UK) have signed on as founding members. The two prominent absences are the US and Japan. Japan should join the AIIB promptly for three reasons. First, by participating in its formative period, Japan will be better positioned to promote high performance standards on governance and transparency from within. Second, Japan’s participation is important in order to foster ADB-AIIB cooperation. While China can self-finance its own infrastructure development, it continues to go through the ADB (including US$1.49 billion in 2014) because of the accompanying expertise, quality control, and environmental standards it brings. ADB-AIIB cooperation would help to establish similar measures in the AIIB, thereby improving its ultimate impact. Third, the AIIB calls for a 25/75 percent split of funding between extra-regional and regional members. The addition of Japan, Asia’s second largest economy, would diversify the sources of Asian funding and mitigate the risk of Chinese dominance.

On mega-regional trade agreements, the Trans-Pacific Partnership (TPP) and the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) risk dividing the region into competing US- and China-led trade blocs if not carefully managed. In moving toward final TPP and RCEP agreements, it is important that a pathway be created allowing for their future amalgamation as a steppingstone toward the establishment of a Free Trade Area of the Asia Pacific. Over the long term, the TPP should be utilised as a vehicle to stimulate cooperation with China. As such, it should include an open accession clause to establish a clear and transparent process by which China (and other RCEP members) can join the TPP in the future after reaching predetermined economic benchmarks. At the same time, the RCEP should be utilised as a vehicle not just to deepen economic integration among the ASEAN+6 countries but also to bridge the gap between advanced and developing countries within the region.

Regarding regional energy and environmental cooperation, the demand for energy will continue to grow exponentially over the coming decades in Asia’s emerging economies. Joint efforts are needed, such as on energy exploration, development of new extraction technologies, and strengthening of nuclear safety measures, to ensure that the energy demands of all nations are met. Japan and the US can cooperate in pushing the East Asia Summit or other regional forums to take up these issues in a more serious manner. At the same time, the unabated use of fossil fuels will cause environmental damage that is detrimental to sustainable economic growth and poverty reduction, not to mention the ecology of the planet. In order to meet the growing regional energy demand in an environmentally sustainable manner, the US and Japan — as global leaders in technology development — should coordinate and invite all like-minded nations to promote cooperation for jointly funded and developed green energy technologies.

Recent successes in bolstering US-Japan security cooperation are important for the alliance to meet post–Cold War challenges. However, the US and Japan need to take a multifaceted approach in order to steer the evolving regional order in a positive and inclusive direction. Such a multifaceted approach to regional cooperation will go a long way in helping to ensure the peace and prosperity of the Asia Pacific throughout this, the ‘Asian Century’.

Hitoshi Tanaka là một thành viên cao cấp tại Trung tâm giao lưu quốc tế Nhật Bản và chủ tịch của Viện Chiến lược quốc tế tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản, ông ta trước đây từng là Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản. | Hitoshi Tanaka is a senior fellow at the Japan Center for International Exchange and chairman of the Institute for International Strategy at the Japan Research Institute, Ltd. He previously served as Japan’s deputy minister for foreign affairs.

Hitoshi Tanaka, JCIE
Văn Cường
Nghiên Cứu Biển Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad