Du lịch và khai thác than đang biến Hạ Long thành một 'thảm hoạ sinh thái' - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Du lịch và khai thác than đang biến Hạ Long thành một 'thảm hoạ sinh thái'


Chính quyền đang thắt chặt qui chế quản lý rác thải đối với các du thuyền đang hoạt động trong vịnh. The government is tightening up waste water management rules for cruise boats operating in the bay. Ảnh: Matthew Clayfield 

     
Tin liên quan:
» Xem tiếp
Một hạm đội nhỏ các du thuyền cập bến tại một làng chài nổi và một hàng các du khách ngoại quốc theo nhau bước xuống một chiếc bè ọp ẹp đang đóng vai trò của một quảng trường công cộng.

Họ bước lên những chiếc thuyền chèo rò rỉ và những chiếc xuồng cọc cạch đang nằm dọc theo chiếc cầu phao và tiến ra những chiếc thuyền của dân địa phương để tham quan những hang động trên các đảo đá vôi, vốn tạo ra cảnh trời nước tự nhiên của Vịnh Hạ Long, từng giúp đưa địa danh nào vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Người ta tự hỏi rằng trước khi lên bờ liệu mọi người đều đã được cảnh báo như nhau, cụ thể là không nên chạm vào nước. Ngập đầy phân người, nước thải từ các du thuyền và đủ loại rác rưởi, nước ở đây đa phần được xem là hôi thối và không an toàn để sử dụng hoặc tiếp xúc.

Ảnh hưởng của du lịch và phát triển kinh tế đối với Vịnh Hạ Long, nằm ở tỉnh Quảng Ninh, đông bắc Việt Nam, từ lâu đã là nguyên nhân khiến các nhà bảo vệ môi trường quan tâm.

Trong khi vô số các biện pháp được đưa ra trong hai năm qua nhằm giảm thiểu những vấn đề trên - ví dụ như việc thành lập Hội Liên hiệp Vịnh Hạ Long, một tổ chức đối tác giữa Washington và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, cũng như việc cưỡng bức di dời hàng trăm hộ dân từ những khu làng nổi vào đất liền trong năm ngoái - những sự kiện gần đây cho thấy các biện pháp này đã thiếu sót ra sao.

Tháng Bảy vừa rồi, Quảng Ninh đã trải qua một cơn lũ nặng nhất trong vòng bốn mươi năm qua, trong đó nước thải của những mỏ than lộ thiên và các nhà máy điện than rộng hàng nghìn hécta từ các bể chứa không đúng chuẩn và tràn vào vịnh.

Cựu lãnh đạo đảng Xanh Bob Brown xem cơn lũ này là "một trong những thảm hoạ môi trường từ khai thác than đá" và "một thảm kịch của con người với sự tham gia của một thảm hoạ sinh thái đang xảy ra."

Ông Đào Trọng Hùng, thuộc Học viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam nói ông "lo ngại cho tính đa dạng sinh học của vịnh" trước cơn lũ này.

"Các chất độc trong nước sẽ phá huỷ những thành phần thuỷ sinh khác nhau," ông Hùng nói. Than đá không những có hàm lượng lưu huỳnh cao mà trong một số khu vực, còn chứa các chất kim loại như chì, kẽm, và thuỷ ngân.

"Cho đến nay, ban quản lý vịnh vẫn chưa tìm ra một biện pháp hiệu quả nào để xóa bỏ nạn ô nhiễm," ông Hùng nói.

Trong khi lũ lụt đã nêu bật tính mong manh của môi trường trong khu vực, Mark Bowyer, biên tập viên trang web du lịch Đông Nam Á nổi tiếng Rusty Compass, nói với ABC rằng Vịnh Hạ Long là "rõ ràng là bẩn hơn so với một thập kỷ trước", thậm chí trước khi cơn lũ xảy ra.

Hàng trăm du thuyền thăm viếng vùng vịnh mỗi ngày và ít có thuyền nào trang bị đầy đủ hệ thống xử lý nước và chất thải đúng mức. Ảnh Matthew Clayfield
"Ảnh hưởng của du lịch đối với Vịnh Hạ Long thật to lớn," ông Bowyer nói.

"Hàng trăm tàu thuyền thăm viếng khu vực vịnh mỗi ngày và ít có thuyền trang bị hệ thống xử lý nước và chất thải đúng mức. Nhiều chỗ nước bẩn thấy rõ và có nhiều rác rưởi trôi nổi khắp nơi.

"Một số là do du lịch và một số là do việc vận tải than vô cùng nhộn nhịp trong khắp vùng vịnh."

Ông Bowyer nói mặc dù đã áp dụng "các biện pháp cứng rắn" đối với địa phương - ví dụ như chương trình cưỡng bức di dời - nhưng "dường như chúng không được áp dụng đồng đều vào ngành du lịch và khai thác than".

"Dạo này tôi không dám bơi trong vịnh nữa, thật là một bất hạnh," ông nói.

Ông không là người duy nhất cảm thấy quan ngại. Các diễn đàn trong các trang mạng du lịch như TripAdvisor và Lonely Planet thường đăng những thảo luận về mức độ ô nhiễm trên Vịnh Hạ Long.

Trên mạng Wikitravel, trang dành riêng cho khu vực này cảnh báo rằng "người ta sẽ nói với bạn rằng nước đủ an toàn để bơi bất chấp thực tế là các tàu thuyền xả phân người tươi thẳng vào nước và dầu diesel được sử dụng khắp nơi. Phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai có sức đề kháng yếu nên tránh tiếp xúc với nước."

Nhảy xuống nước là một "sai lầm lớn"

Peter, một du khách 59 tuổi người Úc đến thăm Vịnh Hạ Long trước khi lũ xảy ra, nói rằng chỉ nhảy xuống nước trong chốc lát tại Đảo Đầu Bê đã khiến ông lo ngại.

"Đó là một sai lầm lớn," ông nói. "Tôi chỉ xuống nước trong vài phút. Tôi lặn xuống rồi trồi lên, người bị phủ đầy một thứ gì đấy - Tôi đoán là dầu - và có mùi rất hôi. Một số trẻ em trên thuyền chúng tôi sau đấy bị mẫn ngứa," ông kể.

"Tôi sẽ không quay lại. Lượng người quá nhiều để cái vịnh này có thể chịu đựng, và không cần phải thêm tôi vào đấy. Ta phải tự hỏi rằng nó còn có thể chịu đựng số lượng du khách như này đến bao lâu."

Ông Bowyer nói rằng vấn đề môi sinh Vịnh Hạ Long cũng phản ảnh tình hình chung của cả nước.

Nhiều chỗ nước bẩn thấy rõ và có nhiều rác rưởi trôi nổi khắp nơi. Ảnh Matthew Clayfield
"Khắp mọi nơi tại Việt Nam, phát triển du lịch đang được tăng tốc mà không đếm xỉa gì đến môi trường," ông nói.

"Các bãi biển nổi tiếng như Mũi Né, Hội An, Phú Quốc và Nha Trang đã chứng kiến việc xây cất khách sạn tốc độ mà không đoái hoài gì đến các giá trị thiên nhiên và truyền thống.

"Cả Mũi Né lẫn Hội An đều bị nạn xâm thực ảnh hưởng trầm trọng vì việc quản lý xây dựng lỏng lẻo, dẫn đến một số bãi biển bị xói mòn hoàn toàn. Và các du khách thường xuyên than phiền về những núi nhựa và rác rưởi đang tích tụ quanh các bãi biển."

Hôm tháng Bảy, các bức ảnh về hai du khác đang nhặt rác tại bãi biển Cát Bà ở Hải Phòng, cách Hạ Long khoảng 65 kilomét về hướng tây nam, đã được phát tán rộng rãi, dẫn đến một thảo luận trên cả nước về nạn ô nhiễm của quốc gia.

"Tôi thật sự xấu hổ," Phạm Ngọc Long, người chụp các bức ảnh đã nói với truyền thông địa phương.

"Đa số du khách tại bãi biển này là người địa phương, vì thế tôi cho rằng người Việt đã xả rác chứ không phải người nước ngoài."

Anh kể mình thường xuyên phải dọn rác trên các bãi biển như Cát Bà để có thể chụp được ảnh cưới mà không dính rác ở hậu cảnh.

Khu "Disneyland" đang xây dựng

Việc phản đối đôi khi cũng đem lại hiệu quả. Kế hoạch xây dựng một tuyến cáp treo để vào hang Sơn Đoòng nằm gần biên giới Lào, đã bị huỷ bỏ vào đầu năm sau những phản đối từ những nhà bảo vệ thiên nhiên cũng cũng du khách.

Nhưng ông Bowyer nói rằng chính quyền cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo tồn vẻ đẹp hoang dã của những địa điểm du lịch hàng đầu trong nước.

"Khó có thể để du khách tự nâng tiêu chuẩn lên," ông bảo.

Ảnh hưởng của du lịch và phát triển kinh tế từ lâu đã là nguyên nhân khiến các nhà bảo vệ môi trường quan tâm. Ảnh: Matthew Clayfield
"Đúng là du khác tại Hạ Long có thể yêu cầu chủ thuyền cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn môi trường hoặc phải thu dọn rác của họ. Nhưng để đối phó với những thử thách đang đe doạ vùng vịnh, không gì tốt hơn là những tiêu chuẩn môi trường được thực thi đúng đắn ."

Jake Brunner, một nhà bảo vệ môi trường tại Việt Nam nói với ABC rằng đây là một trận chiến không cân sức. "Chính quyền đang thắt chặt qui chế quản lý rác thải đối với các du thuyền đang hoạt động trong vịnh," ông nói.

"Nhưng đa số những chiếc thuyền nhỏ này không có khả năng để lắp đặt những công nghệ cần thiết. Thiết đặt luật lệ đối với những chiếc thuyền này là một thử thách chính trị."

Với thông báo về việc sắp xây dựng khu Hạ Long Ocean Park - một công viên vui chơi kiểu Disneyland trị giá 267 triệu USD - thì không khó khăn mấy để thấy được dòng triều cũng như những đống rác trong ấy sẽ trôi về hướng nào.
     
Tin liên quan:
» Xem tiếp
A small armada of tour boats pulled up at the floating fishing village and a gaggle of foreigners alighted onto the rickety platform that serves as its makeshift town square.

They proceeded to the leaking rowboats and crusty kayaks that lined the pontoon and headed out past the floating junk homes of the locals to explore nearby caves in the limestone islands that give Ha Long Bay its natural skyline and that once ensured its inclusion on UNESCO's World Heritage List.

One wondered if they had all received the same warning before disembarking — namely, not to touch the water. Full of the locals' excrement, the tour boats' effluent and the litter of various parties, this is widely regarded to be fetid and unfit for either consumption or physical contact.

The impact of tourism and economic development on Ha Long Bay, in Vietnam's north-eastern Quang Ninh Province, has long been a cause for concern among environmentalists.

While numerous measures have been put in place over the past couple of years to mitigate these problems — such as the establishment of the Ha Long Bay Alliance, a USAID-funded partnership between Washington and Quang Ninh's People's Committee, and the forced resettlement of several hundred residents from floating villages to the mainland last year — recent events have shown how inadequate these have been.

In July, Quang Ninh experienced its worst floods in 40 years, with run-off from the area's thousands of hectares of open-pit coal mines and coal-fired power plants escaping inadequate holding ponds and running into the bay.

Former Greens leader Bob Brown described the floods as "another coal-based environmental disaster" and "a human tragedy attended by an ecological disaster in the making."

The Vietnam Academy of Science and Technology's Dao Trong Hung said he was "afraid for the biodiversity of the bay" in the wake of the floods.

"The toxins in the water will destroy various kinds of aquatic life," Mr Hung said.

Coal not only contains high levels of sulphur, but also, in some areas, metals such as lead, zinc and mercury.

"Until now, the management board of the bay has not found an efficient solution to eradicate pollution," Mr Hung said.

While the floods have highlighted the area's environmental fragility, Mark Bowyer, who edits the popular South East Asian travel website Rusty Compass, told the ABC that Ha Long Bay was "noticeably grubbier than it was a decade ago", even before the floods occurred.

Photo: Hundreds of boats cruise the bay each day and few have proper water and sewage treatment. (Supplied: Matthew Clayfield)
"The impact of tourism on Ha Long Bay has been enormous," Mr Bowyer said.

"Hundreds of boats cruise the bay each day and few have proper water and sewage treatment. The water is visibly dirty in places and there's lots of rubbish floating around.

"Some of this is tourism-related and some of it is caused by the heavy coal shipping that takes place through the bay."

Mr Bowyer noted that while "hardline measures" have been applied to locals — such as the forced resettlement program — they "seem not to have been applied to the tourism and coal industries" in equal measure.

"I hesitate to swim in the bay these days, which is tragic," he said.

He is not the only one with such misgivings. Forums on travel websites such as TripAdvisor and Lonely Planet often feature discussions about the level of pollution in Ha Long Bay.

Wikitravel's page on the area warns that "you will be told the water is safe for swimming regardless of the fact that ships dump raw human waste into the water and diesel fuel is everywhere. Pregnant women, children or people with weak immune systems should stay out of the water."

Getting in the water a 'big mistake'

Peter, a 59-year-old Australian tourist who visited Ha Long Bay before the floods, said a short dip in the waters around Dau Be Island had concerned him.

"It was a big mistake," he said. "I was only in for a few minutes. I went under and came out, covered in something — I thought it was oil — and smelled really bad. Some of the children on our boat later came out in a rash," he said.

"I wouldn't go back. There are more people than the bay can cope with, and I don't need to add to that. You wonder how long it can sustain that number of visitors."

Mr Bowyer said that Ha Long Bay's environmental problems were indicative of the country as a whole.

Photo: The water is visibly dirty in places and there is lots of rubbish floating around. (Supplied: Matthew Clayfield)
"All over Vietnam, tourism development is in overdrive with little regard for the environment," he said.

"Major beach destinations like Mui Ne, Hoi An, Phu Quoc and Nha Trang have seen very rapid hotel development with little regard for natural or heritage values.

"Both Mui Ne and Hoi An have been hit by severe erosion related to poorly regulated development, which has seen some beaches completely washed away. And travellers are constantly complaining about piles of plastic and other rubbish accumulating around beach destinations as well."

In July, photos of two tourists picking up trash on Cat Ba Beach in Hai Phong City, about 65 kilometres south-west of Ha Long Bay, went viral here, promoting a national discussion about the country's pollution problem.

"I felt really ashamed," Pham Ngoc Long, who took the pictures, told local media.

"Most tourists at the beach are locals, so I guess the trash was left behind by Vietnamese people, not foreigners."

He said he often had to clear litter from beaches like Cat Ba in order to take wedding photographs without trash in the background.

'Disneyland' construction underway

Protest has occasionally proved effective. Plans to build a cable car into Son Doong, a cave near the Laos-Vietnam border, were scrapped earlier this year after protests from conservationists and tourists alike.

But Mr Bowyer said more needed to be done by the government to maintain the pristine beauty of the country's top tourist spots.

"It's difficult for tourists to raise the standards on their own," he said.

Photo: The impact of tourism and economic development has long been a cause for concern among environmentalists. (Supplied: Matthew Clayfield)
"Sure, visitors to Ha Long Bay can ask boat owners for information about their environmental standards and take care of their own rubbish. But nothing other than well-enforced environmental standards can change the current challenges facing the bay."

Vietnam-based conservationist Jake Brunner told the ABC this would be an uphill battle.

"The government is tightening up waste water management rules for cruise boats operating in the bay," he said.

"But most of these are small boats that can't afford to install the necessary technology. Enforcing the law on these boats is politically challenging."

With this week's announcement that construction is soon to begin on Ha Long Ocean Park — a $US267 million amusement park in the Disneyland vein — it is not difficult to see which way the current, and the piles of garbage floating in it, is flowing.

Matthew Clayfield | ABC
Diên Vỹ chuyển ngữ
Theo Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad