Anne Applebaum - Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Anne Applebaum - Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria


     

Cùng tác giả
» Xem tiếp
Viết về tổng thống Nga luôn dễ bị sa vào kiểu nói chuyện phiếm về địa chính trị. Dù cho Chiến tranh Lạnh đã kết thúc cách đây một phần tư thế kỷ, Vladimir Putin vẫn quen được coi như một nhân vật toàn cầu, một người đại diện cho những lợi ích vĩnh viễn của Nga, người thừa kế của Sa hoàng, Lenin hay Stalin, một kẻ sống trong thế giới mà trong đó các chủ thể nhà nước đấu tranh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát lãnh thổ, và tất cả họ đều chơi một trò chơi may rủi khổng lồ như cách nhìn nhận của Kissinger.

Đối với ai tự đeo vào mình một lăng kính như thế, hành động xâm nhập của Putin vào Syria chừng mực nào đó cũng có lý. Quyết định đúng lúc của ông trong việc gửi hàng trăm binh lính Nga, 28 máy bay chiến đấu, trực thăng, xe tăng và pháo binh tới Syria ngay trước phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã được miêu tả theo nhiều cách khác nhau như là một sự cố gắng để quay trở lại Cuộc chơi lớn tại Trung Đông thời hiện đại; để mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải; để nâng đỡ chính phủ Iran và để thay thế vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này.

Tuy nhiên, tất cả những nhận định đó đều đã bỏ qua điểm quan trọng nhất. Giống như tất cả những gì ông ta đã làm, đưa quân vào Syria là một phần trong cố gắng tiếp tục nắm quyền của Putin. Trên thực tế, trong suốt 10 năm đầu làm tổng thống, tính chính danh của ông trong thực tế dựa trên tuyên bố như sau: Tôi có thể không phải là một nhà dân chủ, nhưng tôi đem lại cho các bạn sự ổn định, tăng trưởng kinh tế và các khoản lương hưu được thanh toán đúng hạn. Trong thời kỳ giá dầu sụt giảm cùng với cấm vận kinh tế, đó là còn chưa kể đến tình trạng tham nhũng tràn lan trong khu vực công, thì lý lẽ đó không còn hiệu quả nữa. Rõ ràng, so với năm trước, năm nay người Nga trở nên nghèo túng hơn. Mọi việc xem ra sẽ còn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, lý lẽ mới của Putin trở thành: “Tôi có thể không phải là một nhà dân chủ và nền kinh tế có thể đang sa lầy, nhưng Nga đang lấy lại vị thế của mình trên thế giới – và bên cạnh đó, lựa chọn thay thế cho chủ nghĩa chuyên chế không phải là chế độ dân chủ mà là sự hỗn loạn”.

Thực tế, Putin không có sức mạnh quân sự để có thể gây ảnh hưởng thực sự tại Trung Đông. Ông ta không thể lén lút xây dựng các lực lượng của mình như đã làm tại Ukraine. Ông cũng không thu được lợi ích vật chất và chiến lược quan trọng nào từ mối quan hệ đồng minh với nhà độc tài Syria đang nguy khốn là Bashar al-Assad. Tuy nhiên, Putin sẽ tỏ ra đang có được ảnh hưởng, và đó là tất cả những gì ông cần. Ở nước ngoài, điều này chắc chắn cũng có ích: thực sự, sự hiện diện của ông tại Liên Hợp Quốc sau một thập niên vắng mặt và cuộc trả lời phỏng vấn dài với Charlie Rose chắc chắn sẽ lôi kéo sự chú ý của Mỹ và châu Âu ra khỏi thảm họa nhân đạo mà ông đã tạo ra tại Đông Ukraine, đồng thời góp phần giúp dỡ bỏ các lệnh cấm vận đang làm suy yếu nền kinh tế Nga cũng như khiến cho túi tiền của những người thân cận với Putin bị ảnh hưởng.

Ở trong nước, vẻ bề ngoài có ảnh hưởng như thế thậm chí còn có tác dụng lớn hơn. Bạn và tôi có thể cùng cho rằng viễn cảnh về một cuộc cách mạng đường phố ở Nga là xa vời. Tuy nhiên, đối với Putin, người đã chứng kiến những điều xảy ra ở Đông Đức năm 1989 từ văn phòng KGB của mình tại Dresden và kết cục của Moammar Gadaffi năm 2011, rõ ràng là ông thường xuyên lo lắng về một viễn cảnh như thế. Để dập tắt định mệnh này, kênh truyền hình quốc doanh của ông liên tục nói về những đề tài như sự thiếu trách nhiệm của châu Âu và sự thối nát của Mỹ – phòng trường hợp người Nga nào đó bị cám dỗ bởi miếng mồi dân chủ – cũng như về sự bất ổn toàn diện tại Syria mà chính chính sách của Putin đã góp phần tạo ra. Việc các binh lính Nga tới Syria, trong đó có một số được chuyển tiếp từ biên giới Ukraine, có mục đích củng cố thông điệp này: Putin sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ nhà độc tài nào tái thiết lập chế độ độc tài của mình, tái khẳng định quyền kiểm soát và bỏ tù tất cả kẻ thù, tại Syria cả tại Nga nếu cần thiết.

Ông ta sẽ không trực tiếp nói ra thông điệp đó. Putin nói với Charlie Rose rằng Assad nên đàm phán với “những người đối lập biết điều” và “chỉ những người dân Syria mới có quyền quyết định” ai là người lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, Assad cũng đã giết hại khá nhiều những người đối lập biết điều, thường là bằng vũ khí của Nga. Bên cạnh đó, “người dân Syria” không có tiếng nói trong việc ai bán vũ khí cho Assad, ai vũ trang cho Nhà nước Hồi Giáo, hay ai kích động xung đột tại đất nước của họ.

Tất nhiên, người Syria hay người Nga không phải là vấn đề ở đây. Sự xâm lược Ukraine của Putin đã là một điều tồi tệ cho đồng bào của ông cũng như đất nước của ông– đối với nền kinh tế, hình ảnh, và sự ảnh hưởng của Nga – đồng thời là một thảm kịch đối với Ukraine. Việc ông ta xâm nhập vào Syria cũng hứa hẹn sẽ mang lại những hậu quả tương tự./.
     

Cùng tác giả
» Xem tiếp
It is always tempting, when writing about the Russian president, to lapse into geopolitical waffle. Though the Cold War ended a quarter century ago, we are still accustomed to thinking of Vladimir Putin as a global actor, a representative of eternal Russian interests, the inheritor of czarism/Lenin/Stalin, a man who inhabits a Kissingerian world of state actors who compete against other state actors for control over territory, all of them playing a gigantic game of Risk.

To those wearing this particular set of rose-colored glasses, Putin’s recent foray into Syria makes a certain kind of sense. His amazingly well-timed decision — just before the U.N. General Assembly session! — to send hundreds of Russian soldiers, 28 fighter jets, helicopters, tanks and artillery has been variously described as a bid to re-enter the modern Great Game of the Middle East; to extend Russian influence to the Mediterranean; to shore up the Iranian government; and to displace the United States as a regional leader.

All of which misses the main point. For Putin’s entry into Syria, like almost everything else that he does, is part of his own bid to stay in power. During the first 10 years he was president, Putin’s claim to legitimacy went, in effect, like this: I may not be a democrat, but I give you stability, a rise in economic growth and pensions paid on time. In an era of falling oil prices and economic sanctions, not to mention vast public-sector corruption, that argument no longer works. Russians are demonstrably poorer this year than they were last year, and things look set to get worse. And so his new argument goes, in effect, like this: “I may not be a democrat and the economy may be sinking, but Russia is regaining its place in the world — and besides, the alternative to authoritarianism is not democracy but chaos.”

In fact, Putin does not have the military muscle to project genuine influence into the Middle East. He won’t be able to build up his forces stealthily, as he did in Ukraine. Nor does he get anything of material or strategic importance out of his alliance with the embattled Syrian dictator, Bashar al-Assad. But he will attain the appearance of influence, and that’s all that matters. It could certainly be useful abroad: Together with his appearance at the U.N. for the first time in a decade and his long interview with Charlie Rose, it might — indeed, almost certainly will — help draw U.S. and European attention away from the humanitarian disaster he has created in eastern Ukraine, and help lift the sanctions that are dragging down the Russian economy and hitting the wallets of some of his closest friends.

But the appearance of influence is even more useful at home. You and I might assume that the prospect of a Russian street revolution is far-fetched, but Putin, having watched what happened in East Germany in 1989 from his KGB office in Dresden, and having then watched what happened to Moammar Gadaffi in 2011, clearly worries about it quite often. To stave off this fate, his state-controlled television rumbles on constantly about the fecklessness of Europe and the corruption of America — just in case any Russians are tempted by the lure of democracy — as well as the total chaos that his policies have helped foment in Syria. The arrival of Russian troops, some in transit directly from the Ukrainian border, is designed to reinforce this message: Putin is ready to help another dictator reestablish dictatorship, reassert control and imprison all of his enemies, in Syria and, if needed, in Russia too.

This is not what he’s going to say. Putin has just told Charlie Rose that Assad should negotiate with the “rational opposition,” that “only the Syrian people are entitled to decide” who should rule them. But Assad has already murdered quite a lot of what used to be the rational opposition, often using Russian weapons. And the “Syrian people” haven’t had much say in who sells weapons to Assad, who arms the Islamic State and who fuels the conflict in their country.

Of course, the Syrian people aren’t really the point here — and the Russian people aren’t either. Putin’s invasion of Ukraine has been bad for his countrymen and bad for his country — for its economy, its image, its influence — and a tragedy for Ukraine. Expect the same kind of outcome from his incursion into Syria too.

Anne Applebaum | Washington Post
Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo
Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
Nguồn: Anne Applebaum, “Putin’s power plays”, Washington Post, 27/09/2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad