Tự do ngôn luận: cho thôi việc và cấm hành nghề! - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Tự do ngôn luận: cho thôi việc và cấm hành nghề!


Hình minh họa
Chúng ta cần biết rằng "Tự do ngôn luận" được định nghĩa là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế và quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR).

Công ước ICCPR thừa nhận quyền tự do ngôn luận diễn giải như sau: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do thể hiện; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của tất cả các loại, không kể biên giới, bằng miệng, bằng văn bản hoặc ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác của sự lựa chọn của mình. ”
(Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị)

Chúng ta cũng cần biết rằng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký công ước này.

Ngày hôm qua nhà báo Đỗ Hùng tại báo Thanh niên bị Bộ TT&TT tước thẻ nhà báo. Cũng ngày hôm qua có thông tin ông Lê Diễn Đức bị cho thôi việc tại một số cơ quan truyền thông mà ông đang làm việc. Trước đó cô Tila Tequila - diễn viên gốc Việt- đã bị loại khỏi chương trình “Celebrity Big Brother” của Chanel 5, Anh, sau khi người hâm mộ phát hiện ra bài viết ủng hộ Đức Quốc xã của cô từ năm 2013 và phản ứng với nhà sản xuất.

Tất cả sự việc này đều được cho là bắt nguồn từ những phát biểu trên trang cá nhân của các đương sự, vì vậy có ý kiến cho rằng tại các nước phương tây, nơi luôn coi trọng tự do ngôn luận thì lối hành xử của các cơ quan truyền thông cũng không khác gì Việt Nam.

So sánh này không đúng!

Nó không đúng vì tại VN ông Đỗ Hùng bị cơ quan đại diện cho nhà nước tước thẻ nhà báo nghĩa là ông không còn được phép hành nghề tại bất kỳ cơ quan báo chí nào, trong khi đó ông Lê Diễn Đức chỉ bị buộc thôi việc tại nơi ông cộng tác, ông Đức hoàn toàn có thể làm việc như một nhà báo ở bất kỳ đâu và bảo lưu quan điểm chính trị của mình, cũng như cô Tila Tequila vẫn hành nghề diễn viên mà không bị bất cứ một ràng buộc pháp lý nào.

Tại sao họ bị cho thôi việc? Theo tôi trường hợp ông Đức và cô Tila Tequila nằm trong nguyên tắc "sự xung đột với các giá trị hay quyền khác" của giới chủ. Đó là các "nguyên tắc gây hại" (harm principle) hoặc "nguyên tắc xúc phạm" (offense principle) mà đương sự đã phạm phải. Do đó họ sa thải hay từ chối hợp tác vì quyền lợi của chính họ (giới chủ), nó không vi phạm quyền tự do ngôn luận, và nếu đương sự cho là vi phạm, họ có quyền khởi kiện ngay.

Còn trường hợp của ông Đỗ Hùng tại VN thì chỉ có chấp hành, không có tranh cãi!

Nguyễn Đình Bổn
Theo Fb Nguyễn Đình Bổn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad