Robert D. Kaplan - Bất chiến tự nhiên thành - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Robert D. Kaplan - Bất chiến tự nhiên thành



     
Tại sao người Scythia luôn chiến thắng và điều này có nghĩa gì đối với chiến lược của Hoa Kỳ cho mọi vấn đề từ ISIS cho đến Trung Quốc.

Dân Scythia là những kỵ binh du mục đã thống trị một vùng thảo nguyên bao la vùng phía bắc của Hắc Hải, ngày nay là Ukraine và miền nam nước Nga, từ thế kỷ thứ bảy cho đến thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Không như những sắc dân cổ đại khác ra đi chẳng để lại dấu vết gì, dân Scythia tiếp tục tồn tại và làm mọi người khiếp sợ dù đã đi qua. Herodotus ghi chép rằng họ "đã tàn phá khắp Châu Á. Họ không chỉ nhận triều cống từ các sắc dân mà còn có những cuộc đột kích và cướp phá mọi thứ những sắc dân này có." Napoleon, vào lúc chứng kiến người Nga sẵn sàng thà thiêu trụi thủ đô của chính họ hơn là mất vào tay quân đội của ông, được cho là đã thốt lên: "Họ là dân Scythia!"

Bài học ớn lạnh cho độc giả hiện nay bao gồm không chỉ là sự tàn bạo mà đúng ra là những chiến thuật của họ chống lại đội quân xâm lược Ba Tư của Darius vào đầu thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên. Khi bộ binh của Darius hành quân vào phía đông gần Biển Azov hy vọng đụng độ các cánh quân của Scythia trong một trận chiến quyết định, dân Scythia luôn lẩn tránh sâu trong lãnh địa của họ. Darius lấy làm khó hiểu và gởi vua Scythia, Idanthyrsus, một lời thách thức: Nếu ngài cho rằng ngài mạnh hơn, dừng lại và chiến; nếu không thì hãy quy phục.

Idanthyrsus trả lời rằng do dân của ông chẳng có thành phố cũng chẳng có đất canh tác cho kẻ thù tàn phá, họ chẳng có gì để phòng thủ. Vì thế chẳng có lý do gì để nghênh chiến. Thay vì vậy quân của ông quấy rối và đánh lẻ tẻ với những cánh quân lang thang của Ba Tư sau đó nhanh chóng rút lui, hết trận này sang trận khác. Mỗi lần như vậy, những nhóm nhỏ kỵ binh Ba Tư tháo chạy trong hỗn loạn trong khi đó quân đội của Darius suy yếu dần khi họ hành quân xa dần khỏi căn cứ và đường dây hậu cần. Rút cục Darius rút quân khỏi Scythia, về cơ bản là bị đánh bại, mà không có cơ hội để đánh lấy một trận.

Giết kẻ thù thì dễ; nói cách khác, tìm thấy hắn mới là khó. Điều đó càng đúng cho ngày nay. Chiến tranh ngày càng diễn ra trong không gian bao la hơn và ít có đơn vị tham chiến hơn là vào ngày xưa khi mà có những trận đánh độc lập của Thời Đại Công Nghiệp. Bài học liên quan: đừng săn hình bắt bóng và đừng để lún sâu vào trường hợp mà lợi thế nền văn minh của anh chẳng hỗ trợ được gì. Hay là, nói theo cách của nhà hiền triết cổ đại của Trung Quốc, Tôn Tử, "Biết khi nào thì đánh khi nào thì không thì thắng. Có những huyệt đạo không nên đi, đội quân không nên đánh, thành không nên công." Tiền lệ cho điểm này là Đội quân Viễn chinh Sicily yểu mệnh ở cuối thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên, được ký sự bởi Thucydides. Trong chuyện đó, dân Athen phái một toán quân nhỏ đến Sicily xa xôi để yểm trợ đồng minh ở đấy chỉ để bị kéo vào cuộc xung đột ngày càng càng sâu hơn cho đến khi danh tiếng của toàn bộ đế chế hàng hải trở nên phụ thuộc vào chiến thắng ở đó. Câu chuyện của Thucydide có điểm thấm thía khi nói đến Việt Nam và Iraq. Đối với dân Athen, cũng như đối với Darius, người ta ngạc nhiên là chuyện ám ảnh với danh dự và danh tiếng có thể đưa một cường quốc đến chỗ yểu mệnh. Hình ảnh quân đội của Darius hành quân vào chỗ không người hiểm ác ở thảo nguyên để tìm kiếm kẻ thù mà chẳng bao giờ lộ diện quả là có sức lôi cuốn đến nỗi nó có ý nghĩa sâu sắc hơn chỉ là tính biểu tượng.

Kẻ địch sẽ không giáp chiến anh theo ý của anh, hắn sẽ làm theo ý hắn. Đó là tại sao chiến tranh bất đối xứng là xưa như trái đất. Khi những phiến quân thoăn thoắt đặt bom xe và quấy rối thủy quân lục chiến và binh sĩ ở những góc phố của các thị trấn Iraq, họ hành động theo kiểu người Scythia. Và khi Trung Quốc quấy rối hải quân Philippines và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bằng tàu cá, tàu hải giám, và giàn khoan dầu, trong lúc tránh đối đầu với chiến hạm của Hoa Kỳ; họ hành động theo kiểu người Scythia. Và khi những chiến binh của Nhà nước Hồi giáo vũ trang với dao và máy quay video; họ cũng đang hành động theo kiểu người Scythia. Phần lớn là do những hành động kiểu người Scythia này, Hoa Kỳ chỉ có khả năng có hạn để định đoạt kết quả của những cuộc xung đột cho dù là một siêu cường. Hoa Kỳ đang học một bài học thực tế trớ trêu của một đế quốc: anh tồn tại bằng cách không phải trận nào cũng đánh. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, Tiberius giữ vững thành Rome bằng chuyện không can thiệp vào những xung đột nồi da xáo thịt ngoài biên ải phía bắc. Thay vì vậy, ông ta kiên nhẫn chờ thời trong lúc xem cảnh tàn sát. Ông ta hiểu rõ những giới hạn của sức mạnh của Rome.

Hoa Kỳ không truy đuổi những nhóm sứ quân ở Yemen như Darius đã làm ở Scythia thế nhưng thỉnh thoảng họ tiêu diệt vài tên bằng không quân. Chuyện họ sử dụng máy bay không người lái không phải là bằng chứng của sức mạnh mà đúng ra là những hạn chế của Hoa Kỳ. Chính phủ Obama phải nhận ra những hạn chế này và không cho phép, nói ví dụ thế, quốc gia bị lôi kéo sâu vào cuộc xung đột ở Syria. Nếu Hoa Kỳ yểm trợ việc lật đổ nhà độc tài Bashar al-Assad vào thứ Tư, thì họ phải làm gì vào thứ Năm khi mà họ khám phá ra rằng họ đã cho ra chính phủ thánh chiến Sunni, hoặc vào thứ Sáu khi mà thanh trừng sắc tộc nhắm đến người Alawite theo khuynh hướng Shia bắt đầu? Có lẽ đây là trận chiến, mà Tôn Tử có thể quyết định, mà không nên đánh. Thế nhưng Assad đã giết hàng chục ngàn người, và có thể nhiều hơn nữa, và ông ta đang được Iran yểm trợ! Đúng vậy, nhưng nên nhớ cho rằng cảm xúc, cho dù đúng đến đâu, có thể là kẻ thù của việc phân tích.

Vậy thì Hoa Kỳ có thể làm sao tránh được định mệnh của Darius? Làm thế nào họ có thể tránh bị hủy hoại bởi niềm tự hào trong khi đó vẫn làm tròn trách nhiệm đạo nghĩa của một cường quốc? Họ nên dùng người đại diện khi có tìm ra được, ngay cả giữa đám địch thủ. Nếu người Houthi được yểm trợ bởi Iran sẵn sàng chiến đấu chống al-Qaeda ở Yemen, tại sao người Hoa Kỳ lại phản đối? Và nếu người Iran khơi mào một giai đoạn mới của xung đột bè phái ở Iraq, hãy để điều đó là chuyện họ tự hủy diệt, một khi họ không học được bài học của người Scythia. Chừng nào Trung Đông còn tự suy sụp qua những năm tháng của xung đột cường độ thấp giữa các nhóm như người Scythia, hãy để Thổ nhĩ Kỳ, Ai Cập, Do Thái, Saudi Arabia, và Iran tranh giành để đi đến cân bằng quyền lực, và Hoa Kỳ có phần rút lui---suy cho cùng thì sự thận trọng không giống như đầu hàng có điều kiện. Kết cục thì hãy để Hoa Kỳ quay trở về căn cơ của họ là một cường quốc hàng hải ở Châu Á và là một người bảo vệ trên bộ ở Châu Âu, nơi mà có ít kẻ hành động như người Scythia và nhiều kẻ côn đồ thông thường. Những kẻ Scythia là kẻ thù của những quốc gia thích khai phóng, những quốc gia mà không tuân theo sự hạn chế nào cả. Hẳn là Hoa Kỳ nên vươn đến---nhưng đừng như Darius---quá hăm hở.

     
Why it’s so hard to defeat an enemy that won’t fight you, and what this means for U.S. strategy on everything from the Islamic State to China

The Scythians were nomadic horsemen who dominated a vast realm of the Pontic steppe north of the Black Sea, in present-day Ukraine and southern Russia, from the seventh century to the third century b.c. Unlike other ancient peoples who left not a trace, the Scythians continued to haunt and terrify long after they were gone. Herodotus recorded that they “ravaged the whole of Asia. They not only took tribute from each people, but also made raids and pillaged everything these peoples had.” Napoleon, on witnessing the Russians’ willingness to burn down their own capital rather than hand it over to his army, reputedly said: “They are Scythians!”

The more chilling moral for modern audiences involves not the Scythians’ cruelty, but rather their tactics against the invading Persian army of Darius, early in the sixth century b.c. As Darius’s infantry marched east near the Sea of Azov, hoping to meet the Scythian war bands in a decisive battle, the Scythians kept withdrawing into the immense reaches of their territory. Darius was perplexed, and sent the Scythian king, Idanthyrsus, a challenge: If you think yourself stronger, stand and fight; if not, submit.

Idanthyrsus replied that since his people had neither cities nor cultivated land for an enemy to destroy, they had nothing to defend, and thus no reason to give battle. Instead, his men harassed and skirmished with Persian foraging parties, then quickly withdrew, over and over again. Each time, small groups of Persian cavalry fled in disorder, while the main body of Darius’s army weakened as it marched farther and farther away from its base and supply lines. Darius ultimately retreated from Scythia, essentially defeated, without ever having had the chance to fight.

Killing the enemy is easy, in other words; it is finding him that is difficult. This is as true today as ever; the landscape of war is now vaster and emptier of combatants than it was during the set-piece battles of the Industrial Age. Related lessons: don’t go hunting ghosts, and don’t get too deep into a situation where your civilizational advantage is of little help. Or, as the Chinese sage of early antiquity Sun Tzu famously said, “The side that knows when to fight and when not will take the victory. There are roadways not to be traveled, armies not to be attacked, walled cities not to be assaulted.” A case in point comes from the ill-fated Sicilian Expedition of the late fifth century b.c., chronicled by Thucydides, in which Athens sent a small force to far-off Sicily in support of allies there, only to be drawn deeper and deeper into the conflict, until the prestige of its whole maritime empire became dependent upon victory. Thucydides’s story is especially poignant in the wake of Vietnam and Iraq. With the Athenians, as with Darius, one is astonished by how the obsession with honor and reputation can lead a great power toward a bad fate. The image of Darius’s army marching into nowhere on an inhospitable steppe, in search of an enemy that never quite appears, is so powerful that it goes beyond mere symbolism.

Your enemy will not meet you on your own terms, only on his. That is why asymmetric warfare is as old as history. When fleeting insurgents planted car bombs and harassed marines and soldiers in the warrens of Iraqi towns, they were Scythians. When the Chinese harass the Filipino navy and make territorial claims with fishing boats, coast-guard vessels, and oil rigs, all while avoiding any confrontation with U.S. warships, they are Scythians. And when the warriors of the Islamic State arm themselves with knives and video cameras, they, too, are Scythians. Largely because of these Scythians, the United States has only limited ability to determine the outcome of many conflicts, despite being a superpower. America is learning an ironic truth of empire: you endure by not fighting every battle. In the first century A.D., Tiberius preserved Rome by not interfering in bloody internecine conflicts beyond its northern frontier. Instead, he practiced strategic patience as he watched the carnage. He understood the limits of Roman power.

The United States does not chase after war bands in Yemen as Darius did in Scythia, but occasionally it kills individuals from the air. The fact that it uses drones is proof not of American strength, but of American limitations. The Obama administration must recognize these limitations, and not allow, for example, the country to be drawn deeper into the conflict in Syria. If the U.S. helps topple the dictator Bashar al-Assad on Wednesday, then what will it do on Thursday, when it finds that it has helped midwife to power a Sunni jihadist regime, or on Friday, when ethnic cleansing of the Shia-trending Alawites commences? Perhaps this is a battle that, as Sun Tzu might conclude, should not be fought. But Assad has killed many tens of thousands, maybe more, and he is being supported by the Iranians! True, but remember that emotion, however righteous, can be the enemy of analysis.

So how can the U.S. avoid Darius’s fate? How can it avoid being undone by pride, while still fulfilling its moral responsibility as a great power? It should use proxies wherever it can find them, even among adversaries. If the Iranian-backed Houthis are willing to fight al‑Qaeda in Yemen, why should Americans be opposed? And if the Iranians ignite a new phase of sectarian war in Iraq, let that be their own undoing, as they themselves fail to understand the lesson of the Scythians. While the Middle East implodes through years of low-intensity conflict among groups of Scythians, let Turkey, Egypt, Israel, Saudi Arabia, and Iran jostle toward an uneasy balance of power, and the U.S. remain a half step removed—caution, after all, is not the same as capitulation. Finally, let the U.S. return to its roots as a maritime power in Asia and a defender on land in Europe, where there are fewer Scythians, and more ordinary villains. Scythians are the nemesis of missionary nations, nations that obey no limits. Certainly America should reach, but not—like Darius—overreach.

Robert D. Kaplan | The Atlantic
Neofob chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad