Noah Smith - Vì sao Canada có thể có tố chất để trở thành một siêu cường quốc - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Noah Smith - Vì sao Canada có thể có tố chất để trở thành một siêu cường quốc


   
Noah Smith: Canada có vẻ như một ứng cử viên không có khả năng trở thành một siêu cường. Nhưng Canada có ba khổng lồ, thế mạnh cơ bản mà sẽ gần như chắc chắn sẽ được nói trong thời gian dài. Jeff McIntosh/The Canadian Press
Tôi vừa đọc xong cuốn “The Deluge” (Đại hồng thủy) của Adam Tooze viết về chuyện sức mạnh kinh tế của Mỹ đã thay đổi tiến trình lịch sử trong các cuộc thế chiến. Ngày nay người ta gần như không thể nhận thấy sự chuyển biến này lớn lao dường nào – đối với đa phần dân chúng trên thế giới, Mỹ xưa nay vẫn là Nước Lớn, là động lực thúc đẩy thị trường, sáng tạo và ổn định địa chính trị.

Hiện nay, quyền bá chủ của Mỹ đang suy yếu. Với dân số chỉ bằng một phần tư của Trung Quốc, xem như không có cơ may Mỹ có thể tiếp tục thống lĩnh trong lĩnh vực kinh tế trừ phi Trung Quốc bất ngờ sụp đổ. Nhưng về dài hạn, ta có thể kỳ vọng những chuyển biến nào về cán cân sức mạnh kinh tế? Kỳ vọng Mỹ trở lại vị thế thống lĩnh, vì chính sách di trú cởi mở giúp dân số nước này tiếp tục tăng lên ngay cả sau khi tỉ lệ sinh sản không tăng. Dân số đông đúc của Ấn Độ tất nhiên cũng sẽ biến nước này thành một đại cường quốc kinh tế.

Nhưng trong vài thế kỷ tới, có một quốc gia khác mà tôi nghĩ có cơ may lớn đáng ngạc nhiên để trở thành một siêu cường quốc kinh tế và văn hóa. Quốc gia đó là Canada.

Với dân số chỉ có 31,5 triệu người (vào năm 2013), khí hậu nổi tiếng băng giá và tỉ lệ sinh sản dưới mức đủ để thay thế, Canada dường như khó có thể là ứng viên trở thành một siêu cường quốc. Nhưng Canada có ba thế mạnh căn bản, lớn lao mà gần như chắc chắn sẽ thể hiện rõ trong dài hạn. Đó là tài nguyên thiên nhiên, cách trị quốc tốt và một văn hóa khoan dung và cởi mở gần như không thể tin nổi.

Về tài nguyên thiên nhiên, Canada gần như vô đối. Về nước ngọt có thể tái tạo – ứng viên tốt nhất cho tài nguyên căn bản thiết yếu trong hai thế kỷ tới – Canada chỉ đứng sau Mỹ và Brazil. Tỉ lệ đất đai có thể canh tác ở mức tương đối thấp, chỉ 4,6 phần trăm, nhưng có thể sẽ tăng khi biến đổi khí hậu diễn ra và các sông băng thu hẹp lại. Về cơ bản, có chỗ cho nhiều người hơn nữa ở Canada.

Về cơ bản, Canada có thể thường làm mọi việc tốt hơn rất nhiều so với Mỹ

Cách trị quốc tốt là một dấu hiệu nữa thể hiện thế mạnh của Canada. Canada thường xuyên xếp trong 10 quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, theo tổ chức Minh bạch Quốc tế. Trong khi đó, Mỹ chỉ xếp ở nhóm cuối của 20 nước ít tham nhũng nhất. Điều này đặc biệt đáng nể vì Canada dồi dào tài nguyên nhiên liệu hóa thạch vốn thường khiến các quốc gia bị tham nhũng nhiều hơn – một hiện tượng được gọi là Lời nguyền Tài nguyên. Các thể chế của Canada, xuất phát từ những thể chế tốt nhất của Vương quốc Anh, vững như bàn thạch.

Có lẽ chính nhờ có các thể chế chất lượng cao này mà Canada có thể thực hiện được hệ thống chăm sóc y tế phổ quát. Bất luận ta nghĩ sao về giá trị của chăm sóc y tế phổ quát, hệ thống này rõ ràng đòi hỏi rằng công dân phải tin tưởng chính phủ của mình. Ở một quốc gia dàn trải và đa dạng như Canada, quả là một kỳ công khi đạt được mức độ tín nhiệm của công chúng tương đương với mức độ đạt được ở các quốc gia Châu Âu thuần nhất về sắc tộc.

Và các thể chế vững mạnh của Canada đã giúp nước này thực hiện được các chính sách kinh tế ít gây tranh cãi hơn, chẳng hạn như thuế suất doanh nghiệp thấp (15 phần trăm, so với 35 phần trăm của Mỹ). Về cơ bản, Canada thường có thể làm được việc với hiệu quả cao hơn nhiều so với Mỹ.

Nhưng thắng lợi lớn nhất cho các thể chế Canada là chính sách di trú của nước này. Trong khi hệ thống di trú của Mỹ tập trung vào việc đoàn tụ gia đình, Canada tập trung vào việc tuyển chọn những người giỏi nhất, tinh hoa nhất. Chương trình Skilled Worker (Người lao động có kỹ năng) của liên bang tính “điểm” cho các di dân tiềm năng dựa trên khả năng ngôn ngữ, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tuổi, các lời mời làm việc hiện có và một hạng mục gom hết các yếu tố khác gọi là “khả năng thích ứng”. Đây là chương trình dành cho di trú lâu dài [thành thường trú nhân], khác với chương trình H-1B của Mỹ dành cho người lao động nhập cư tạm thời.

Dần dà theo thời gian dòng du nhập tài năng ồ ạt này có thể được kỳ vọng biến Canada thành một trong những trung tâm của nền kinh tế thế giới mới mà những động lực của nền kinh tế đó sẽ là nghiên cứu và sáng tạo. Canada hiện nay có tỉ lệ nhập cư ròng hàng năm vào khoảng 0,57 phần trăm dân số. Con số này hiện đã là một tốc độ tăng nhanh, tương ứng với khoảng nửa triệu di dân mỗi năm. Nhưng với khả năng đồng hóa rất tốt, Canada có thể tăng được tỉ lệ này. Khi biến đổi khí hậu khiến quốc gia này bớt băng giá hơn, Canada chắc chắn sẽ là một điểm đến hấp dẫn hơn.

Có thể phải mất vài thế kỷ Canada mới có thể cạnh tranh được với những nước như Mỹ về dân số, vì có điểm xuất phát rất thấp. Nhưng về mặt dân số có trình độ học vấn, có kỹ năng cao, Canada có thể sớm trở nên nổi bật. Điều đó có thể biến Canada thành một Thung lũng Silicon toàn cầu hoặc Singapore, nhưng với mức bất bình đẳng thấp hơn. Quốc gia này vào thế kỷ 22 có thể đạt vị thế như của Hà Lan trong thế kỷ 17.

Sự vươn lên của Canada sẽ có ý nghĩa ra sao đối với địa chính trị và văn hóa toàn cầu? Tôi thiết nghĩ điều đó sẽ chỉ dẫn đến những điều tốt đẹp. Canada là một trong những nước tự do nhất thế giới, một quốc gia ủng hộ không mệt mỏi cho sự khoan dung, sự cởi mở và nhân quyền. Hệ thống di trú của Canada sẽ khiến nước này trở thành một trong những quốc gia đa sắc tộc nhất thế giới, nếu không phải là nhất thế giới. Một thế kỷ nữa, có thể lá phong, chứ không phải sao và sọc [của Mỹ], sẽ được tôn vinh là tiêu chuẩn toàn cầu của tự do và dân chủ.

Vì vậy nên để ý đến đất nước rộng lớn ở phương bắc này – quốc gia này có thể đạt đến những điều rất quan trọng, rất tốt đẹp. Và trong khi đó, Mỹ nên nghĩ về chuyện cải tổ các thể chế rệu rã của mình để có thể bắt kịp.
     
Noah Smith: Canada would seem an unlikely candidate to become a superpower. But Canada has three huge, fundamental strengths that will almost certainly be telling in the long run. Jeff McIntosh/The Canadian Press
I just finished reading Adam Tooze’s “The Deluge,” a history of how U.S. economic power changed the course of history during the world wars. It’s almost impossible for people today to realize what a big shift this was — to much of the world’s population, the U.S. has always been the Big Country, the driver of markets, innovation and geopolitical stability.

Right now, U.S. hegemony is waning. With only a quarter the population of China, there is essentially no chance that the U.S. can continue to reign supreme in the economic sphere unless China suffers a stunning collapse. But in the longer run, what shifts can we expect in the balance of economic power? Expect the U.S. to make a comeback, since its openness to immigration allows the country’s population to keep growing even after fertility levels out. India’s huge population, of course, will make it a great economic power as well.

But during the next couple of centuries, there is another country that I think has a surprisingly good chance of becoming an economic and cultural superpower. That country is Canada.

With a population of only 31.5 million (in 2013), a famously frigid climate and a below-replacement fertility rate, Canada would seem an unlikely candidate to become a superpower. But Canada has three huge, fundamental strengths that will almost certainly be telling in the long run. These are natural resources, good government and an almost unbelievably tolerant and open culture.

In terms of natural resources, Canada is almost unmatched. In terms of renewable freshwater — the best candidate for the essential scarce resource of the next two centuries — Canada is exceeded only by the U.S. and Brazil. Its percentage of arable land, at 4.6 per cent, is relatively small, but this probably will increase as climate change proceeds and the glaciers retreat. Basically, there is room for a lot more people in Canada.

Basically, Canada can usually get things done a lot better than the U.S.

Good government is another hallmark of Canadian strength. Canada regularly ranks in the top 10 least-corrupt countries in the world, according to Transparency International. The U.S., in comparison, only makes it to the lower reaches of the top 20. That’s especially impressive given Canada’s rich endowment of fossil fuels, which usually causes countries to become more corrupt — a phenomenon known as the Resource Curse. Canada’s institutions, derived from the very best of the U.K., are rock solid.

It is probably because of these high-quality institutions that Canada was able to implement universal health care. Whatever you think of the merits of universal health care, it definitely requires that citizens trust their government. In a country as spread-out and diverse as Canada, attaining a level of public trust equivalent to that received by the ethnically homogeneous countries of Europe is quite a feat.

And Canada’s strong institutions have allowed it to implement less controversial economic policies, such as a low corporate tax rate (15 per cent, compared with the U.S.’s 35 per cent). Basically, Canada can usually get things done a lot better than the U.S.

But the biggest win for Canadian institutions is its immigration policy. While the U.S.’s immigration system focuses on family reunification, Canada focuses on recruiting the best and the brightest. The country’s Federal Skilled Worker Program assigns prospective immigrants “points” based on language skills, education, work experience, age, existing job offers and a catch-all category called “adaptability.” This is a program for permanent immigration, unlike the U.S.’s H-1B program for temporary guest workers.

Over time, this flood of talent can be expected to make Canada one of the centres of the new world economy, whose driving forces will be research and innovation. Canada now has a net annual immigration rate of about 0.57 per cent of its population. This is already a rapid pace, corresponding to about a half-million immigrants a year. But with its strong record of assimilation, Canada might be able to increase this rate. As climate change makes the country less frigid, the country will certainly become a more attractive destination.

It may be centuries before Canada competes with the likes of the U.S. in terms of total population, since it is starting from such a low base. But in terms of an educated, high-skilled population, Canada may soon become pre-eminent. That could turn Canada into a global Silicon Valley or Singapore, but with lower inequality. It could be for the 22nd century what the Netherlands was for the 17th.

What would the rise of Canada mean for geopolitics and global culture? I can only imagine that it will lead to good things. Canada is one of the world’s freest countries, an unflagging supporter of tolerance, openness and human rights. Its immigration system will make it one of the world’s most multiracial countries, if not the most. A century from now, it may be the maple leaf, not the stars and stripes, that is respected as the global standard of freedom and democracy.

So keep an eye on the big country to the north — it could be headed for very important, very good things. And in the meantime, the U.S. should think about reforming its creaky institutions to keep up.

Noah Smith là giáo sư trợ lý môn tài chính ở Đại học Stony Brook, New York, và cộng tác viên cho nhiều tờ báo tài chính và kinh doanh. Ông có có blog cá nhân tên là Noahpinion. - Noah Smith is an assistant professor of finance at Stony Brook University and a freelance writer for a number of finance and business publications. He maintains a personal blog, called Noahpinion.

Noah Smith | Bloomberg
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Theo blog Phạm Vũ Lửa Hạ
(Bản dịch, ký tên Khương An, đã đăng trên Thời Mới-Canada ngày 1/7/2015)
Nguồn: Noah Smith, Why Canada might have the goods to become a superpower, Bloomberg, 16/6/2015


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad