Joshua Kurlantzick - Việt Nam ngày cảng trở nên quan trọng cho lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Joshua Kurlantzick - Việt Nam ngày cảng trở nên quan trọng cho lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á


     
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) bắt tay Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sau khi hai người có cuộc gặp gỡ trong Phòng Bầu Dục ở Tóa Bạch Ốc tại Thủ Đôn Washington vào ngày 7-7-2015.
Sau cuộc gặp gỡ ngày 7/7 giữa nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trong và Tổng thống Obama cùng Phó Tổng thống Joseph Biden, quan hệ Mỹ Việt có vẻ như được nâng lên tầm cao mới. Như tờ báo Washington Post lưu ý là hiếm khi nào một tổng thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng một lãnh đạo ngoại quốc không phải là quốc trưởng hay chủ tịch nước hoặc không phải là người cầm đầu chính phủ. Nhưng một biệt lệ được ban cho nhà lãnh đạo Việt Nam vì Hà Nội ngày càng trở nên quan trong cho lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Á Châu, và cũng vì ông Trọng có thể nắm và xử dụng quyền hành nhiều như chủ tịch nước hay thủ tướng trong cấu trúc lãnh đạo mù mờ của Hà Nội.

Trong bài diễn văn đọc tại Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS) ở Washington, ngày hôm sau 08-7-2015, ông Trọng đã lên tiếng kêu gọi một loạt những bước đi làm cho quan hệ song phương tiến hơn nữa và ông sẽ tìm những sáng kiến tương ứng đáp trả. Như tác giả đã ghi chú trong một bản ghi chép hồi đầu năm, quan hệ của Mỹ với Việt Nam tiến triển tốt đẹp khiến Việt Nam đang trở thành đối tác chiến lược gần gũi nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, cao hơn cả quan hệ của Mỹ với Singapore. Không khó để hình dung ra viễn ảnh, trong một thập niên nữa thôi, Hà Nội và Washington sẽ trở thành những đồng minh chiến lược. Bản thông cáo viễn quan chung được công bố sau chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của ông Trọng cho thấy ngay đây là một tín hiệu về một tầm cao mới trong quan hệ Mỹ-Việt. Mặc dù Thái Lan là một đồng minh chiến lược của Mỹ, nhưng tình hình tại xứ Chùa Vàng biến động trên một thập niên nay đã làm cho Thái không ổn định, thường làm cho đối tác (Mỹ) bối rối và mất tin tưởng. Một đồng minh khác ở Đông Nam Á của Mỹ là Philippines, một quốc gia dân chủ có hạng và có quan hệ mật thiết về kinh tế và văn hóa với Hoa Kỳ, nhưng lực lượng chính qui của quốc gia này chỉ bằng nửa quân đội Việt Nam. Ngoài ra tình hình nội tại ở Phi vẫn còn có những cuộc nổi dậy dây dưa chưa dứt hẳn.

Đồng thời, Việt Nam không chỉ có một lực lượng võ trang sẵn sàng chiến đấu, trên 400,000 quân, mà hải quân đang được tăng cường vũ khí tinh vi hiện đại. Hà Nội cũng đang âm thầm từ bỏ chiến lược cân bằng quan hệ giữa Trung quốc, Hoa Kỳ và các thế lực khác trong vùng mà đảng CSVN đã theo đuổi từ thập niên 1990. Cuộc đối đầu tại Biển Nam Hải (tức là Biển Đông theo cái nhìn từ Việt Nam) hồi Tháng 5 và 6 năm 2014 giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã khiến cho Việt Nam nhanh chóng thay đổi chiến lược. Như bình luận gia Alexander Vuving lưu ý: “Sau biến cố (giàn khoan Hải Dương 981 đặt ở thêm lục địa Việt Nam ở Biển Nam Hải), một số thành viên Quốc Hội Việt Nam đã gọi Trung quốc là một kẻ xâm lược và là kẻ thù, phá vỡ cái tình hình khó ăn khó nói (với người bạn láng giếng 16 chữ vàng và 4 chữ tốt) kéo dài trên hai thập niên kể từ khi quan hệ Trung Việt được tái bình thường vào năm 1991”.

Trong thập niên tới, tình hình có thể là Việt Nam sẽ chính thức bỏ chính sách quốc phòng “ba không” – không liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự ngoại quốc trên lãnh thổ Việt Nam và phòng thủ Việt Nam không dựa vào sức mạnh bên ngoài - là chiến lược được Hà Nội củng cố trong nhiều thập niên. Giới lãnh đạo CSVN ngày càng trở nên lo lắng về thế lực trong vùng của Trung quốc ngày càng lớn mạnh nên họ đã thành lập những đối tác chiến lược, trong 5 năm qua, với Philiippines, Singapore, và Nhật cùng với các nước khác. (Đối tác Mỹ-Việt được chính thức gọi là đối tác toàn diện.) Hợp tác với Philippines, nước này cùng với Việt Nam là hai quốc gia tuyên bố chủ quyền biển đảo kiên quyết nhất ở Biển Đông, có vẻ đã làm cho Bắc Kinh nổi giận đùng đùng, trong một cách nào đó, cơn giận của Bắc Kinh còn nặng hơn với quan hệ Việt Nam và Mỹ.

Đến khi Tổng Thống Obama hết nhiệm kỳ hai, quan hệ Mỹ-Việt sẽ trở nên mạnh mẽ hơn về một số mặt nào đó. Việt Nam rất muốn tham gia hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, mặt dù là nước nghèo nhất và, trong nhiều mặt, là nền kinh tế khép kín nhất tham dự vào TPP, đã gửi một tín hiệu quan trọng cho biết Hà Nội cam kết cải cách kinh tế. Mặc dù Việt Nam đã trở thành một nơi đầu tư quan trọng cho các công ty Mỹ, được gia nhậpTPP sẽ mang đến cho Việt Nam một làn sóng đầu tư mới của Mỹ và của các hãng xường Nhật, chưa kể còn của nhiều quốc gia khác.

Ngoài ra, việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam, đã được cho phép năm ngoái, rồi cũng sẽ được mở rộng. Mặc dù tình hình nhân quyền ở Việt Nam chưa được cải thiện trong 5 năm qua – Freedom House lưu ý rằng “trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do phát biểu trên mạng online, trên sách báo và tại các cuộc biểu tình công khai” – việc Quốc Hội Mỹ chống lại việc võ trang cho Việt Nam cũng yếu dần. Tuy vậy, cũng có một nhóm dân biểu Hạ Viện Mỹ viết thư cho Tổng thống bày tỏ mối quan tấm về nhân quyền trước khi ông Trọng đặt chân đến Mỹ. Hôm trước ngày ông Trọng đến Tòa Bạch Ốc, Human Rights Watch đã kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác phải “áp lực chính phủ Việt Nam chấm dứt những chính sách lạm quyền và áp dụng một cách lộng hành”, và dùng các phương tiện phát biển ý kiến và các hình thức diễn đàn khác để nhắc nhở Quốc Hội và các nhà lãnh đạo có ý kiến khác về hồ sơ đàn áp thô bạo nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng vận động hành lang quốc hội tỏ ra không có hiệu quả là bao. Cụ thể là các viên chức chính phủ Obama đã nói với các phóng viên rằng “Việt Nam không có hứa hẹn gì thả tù nhân hay thay đổi luật tự do ngôn luận để trao đổi được gặp Obama”, theo tờ Washington Post cho biết như vậy.

Cách đây 10 năm, những quan tâm về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam có thể làm cho Quốc Hội Mỹ lên án mạnh và đã cố ngăn chặn một lời mời Tổng bí thư Đảng CSVN đến Washington. Nhưng với đảng Cộng Hòa kiểm soát Thượng Việt lúc này, và nhất là Thượng Nghị sĩ John McCain, đương kim chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ, một nhân vật có ảnh hưởng nhất ở Quốc Hội chủ trương võ trang cho Hà Nội và xây dựng quan hệ thắt chặt hơn với Việt Nam, là người nắm trong tay sức mạnh đáng kể.

Ông Obama cũng chắc chắn sẽ thăm Việt Nam vào mùa thu này. Chủ nhân Nhà Trắng nói với ông Trọng rằng ông ta sẽ sớm đến thăm Việt Nam, nhưng đến Hà Nội chỉ xảy ra trong chuyến công du Á Châu đã được sắp xếp xong lịch trình. Chuyến công du của tổng thống sẽ làm nổi bật sự gần gũi giữa Hà Nội và Washington, đem đến một mức độ ủng hộ cho tầng lớp lãnh đạo thân Mỹ trong đảng cầm quyền ở Việt Nam, và rất có thể tạo nên một sân khấu cho vị tổng thống Mỹ kế nhiệm cứu xét vị thế một liên minh hiệp ước với Việt Nam (giống như với Nhật và Philippines hiện nay).

Joshua Kurlantzick là chuyên gia cộng tác viên tạp chí Hội Đồng Đối Ngoại (Council of Foreign Relationships) đặc trách vùng Đông Nam Á. Bài đăng trên Asian Unbound số ra ngày 08-07-2015.
     
U.S. President Barack Obama (R) shakes hands with Vietnam's Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong following their meeting in the Oval Office at the White House in Washington on July 7, 2015. (Jonathan Ernst/Reuters)
After yesterday’s meeting between top Communist Party leader Nguyen Phu Trong and President Obama and Vice President Joseph Biden, the United States-Vietnam relationship seems poised to reach a new level. As the Washington Post noted, it is rare for the president to welcome at the White House a foreign leader who is not the head of state or head of government. But an exception was made for the Vietnamese leader, since Hanoi is becoming increasingly important to U.S. strategic interests in Asia, and since Nguyen may well wield as much power as Vietnam’s president or prime minister within Hanoi’s opaque leadership structure.

In a speech today at the Center for Strategic and International Studies, Nguyen is expected to call for a series of steps to move the bilateral relationship forward, and he will find his ideas reciprocated in Washington. As I noted in a working paper earlier this year, the U.S. relationship with Vietnam is well on its way toward becoming the United States’ closest strategic partnership in Southeast Asia, other than with Singapore. It is not impossible to imagine, in a decade or so, that Hanoi and Washington would become treaty allies. The joint vision statement issued just after Nguyen’s visit to the White House is but one sign of the new level of U.S.-Vietnam ties. Although Thailand is a U.S. treaty ally, Thailand’s decade-plus domestic turmoil has made it an unsteady, often distracted partner. The United States’ other treaty ally in Southeast Asia, the Philippines, is a vibrant democracy with close economic and cultural ties to the United States, but its regular (not reserve) armed forces are about half the size of Vietnam’s, and it remains tied down by its own ongoing insurgencies.

Vietnam, meanwhile, not only has an armed forces employing, overall, over 400,000 people but also an increasingly sophisticated navy. Hanoi also has slowly moved away from the strategy it has pursued since the 1990s of balancing relations between China, the United States, and other regional powers; the May/June 2014 South China Sea standoff between Hanoi and Beijing sped up Vietnam’s shift. As Alexander Vuving notes, “After the [South China Sea] incident, some members of the Vietnamese National Assembly called China an invader and an enemy, breaking a taboo that had been in place for more than two decades since the renormalization of Sino-Vietnamese relations in 1991.”

It is possible that, in the next decade, Vietnam will formally abandon the “three nos” of national defense policy—no military alliances, no foreign military bases on Vietnamese soil, and no reliance on external powers for Vietnamese defense—that has underpinned Hanoi’s strategy for decades.Vietnamese leaders have become so worried about China’s growing regional power that they have formed strategic partnerships, in the past five years, with the Philippines, Singapore, and Japan, among others. (The U.S.-Vietnam partnership is formally called a comprehensive partnership.) The partnership with the Philippines, which along with Vietnam is the most aggressive Southeast Asian claimant to the South China Sea, appears to have angered Beijing significantly—in some ways more than Vietnam’s ties with the United States.

By the end of President Obama’s second term, the U.S.-Vietnam relationship will likely become stronger in several ways. Vietnam’s willingness to join the TPP, despite being the poorest and, in many ways, most closed economy involved in the TPP, sends an important signal of Hanoi’s commitment to economic reform. Although Vietnam was already an important destination for U.S. investment, joining the TPP is likely to bring a new flow of investment from U.S. and Japanese firms, among others.

In addition, U.S. arms sales to Vietnam, allowed last year, are likely to be expanded. Although Vietnam’s human rights climate has not improved in the past five years—Freedom House notes that “in 2014, Vietnam continued to suppress freedom of expression online, in print, and through public demonstrations”—congressional opposition to arming Vietnam has waned, though a group of congresspeople did write the president expressing concern about human rights before Nguyen’s visit. On the eve of Nguyen’s visit, Human Rights Watch urged the United States and other countries to “press the Vietnamese government to end abusive policies and practices,” and used op-eds and other forums to remind Congress and other opinion leaders of Vietnam’s repressive rights record. But the lobbying appeared to have only a limited effect. Obama administration officials specifically told reporters that “there was no promise from Vietnam to release prisoners or amend free speech laws in exchange for [Nguyen’s] meeting with Obama,” according to the Washington Post.

Ten years ago, concerns about Vietnam’s rights record might have led Congress to seriously criticize, and try to block, an invite to Washington for the Party chief. But with the Republicans in control of the Senate for now, and Senator John McCain chairing the Armed Services Committee, the most influential congressional advocate of arming Hanoi and building closer ties wields significant power.

Obama also probably will visit Vietnam in the fall—he told Nguyen only that he would visit the country soon, but the visit will likely take place during Obama’s already-scheduled autumn trip to Asia. The presidential trip would highlight Hanoi and Washington’s closeness, provide a measure of support to pro-U.S. leaders within Vietnam’s ruling party, and potentially set the stage for the next U.S. president to consider a treaty alliance with the country.

Joshua Kurlantzick
Khải Huyền
chuyển ngữ
Theo Dân Luận
Nguồn: Vietnam’s Top Party Leader Meets Obama - Joshua Kurlantzick, Council on Foreign Relations

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad