David Brown - Từ kẻ thù đến bạn đểu - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

David Brown - Từ kẻ thù đến bạn đểu



     
Tại sao Hoa Kỳ lại đang tán tỉnh Việt Nam

Trong nhiều năm nay, vì cùng lo ngại về tham vọng của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam đã di chuyển gần hơn đến một hiệp ước thân thiện có tính chiến lược. Nhiều người ở Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ tìm cách khiến Việt Nam chống lại Trung Quốc. Nhưng quan điểm đó đã trúng mũi tên nhân quả ngược lại: Đó chính là cuộc tìm kiếm quyền bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông đã khuyến khích Hoa Kỳ và Việt Nam phải khôi phục mối quan hệ vốn dĩ rách nát của họ.

Một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Việt Nam nghiêm túc trong việc tăng cường mối quan hệ của mình là việc Tổng thống Barack Obama đồng ý gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Washington vào đầu tháng Bảy. Việc một người chỉ đứng đầu một đảng phái lại được diện kiến trong Phòng Bầu Dục là điều rất hiếm hoi, nhưng có một số nguyên nhân vì sao Trọng được sự chú ý của Obama. Nguyên nhân quan trọng nhất là, vị tổng bí thư, người đã đích thân yêu cầu cuộc gặp này, từng nung nấu mối nghi ngờ về ý định của Mỹ đối với Hà Nội. Và mối lo âu này, cũng phản ánh nơi những đồng minh của ông giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản, là trở ngại cuối cùng cho một quan hệ gần như liên minh giữa Việt Nam và kẻ thù của mình trong 40 năm trước đây.

Những nghi ngại này bắt nguồn từ khuynh hướng tư tưởng của Trọng là một chuyên gia về chủ nghĩa Mác-Lênin, khiến ông cảnh giác với các nước dân chủ cùng động cơ của họ và đã đưa ông ta đến sự nghi ngờ rằng Washington có ý định xấu với chế độ Hà Nội. Trong những năm qua, Trọng và các đồng minh của ông đã tô vẽ hình ảnh của Hoa Kỳ như một cái gì xấu xa và không quan tâm đến mong muốn của Hà Nội. Mặc dù – căn cứ sự chia rẽ giữa các phe phái đằng sau mặt tiền đoàn kết Việt Nam - đó là sự tiến bộ (nói một cách tương đối) liên kết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người dường như đang có câu trả lời tốt hơn cho các vấn đề của Việt Nam, Trọng và những người bảo thủ khác vẫn còn chỉ huy các cơ quan đảng cầm quyền. Do đó, họ có thể làm hỏng các sáng kiến cải cách mà họ không thích. Họ cũng là những người cổ vũ những lời lẽ tiêu cực chống lại Hoa Kỳ.

Tổng bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng, đang duyệt đội danh dự, 20/12/2014.

Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn sụp đổ, những lời lẽ tiêu cực ấy vẫn còn dẫn dắt học thuyết của đảng. Cán bộ các cơ quan an ninh nội bộ của Việt Nam khó có thể viết ra một đoạn văn về Hoa Kỳ mà không bao gồm những từ ngữ như "đập tan các âm mưu của kẻ thù" chống lại chính quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân. Phương tiện truyền thông của Đảng thường xuyên cảnh báo chống lại "kịch bản diễn biến biến hòa bình", một quan điểm cho rằng các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam (đặc biệt là những tổ chức được Washington hỗ trợ) sẽ lật đổ và kích hoạt những biến động như những gì từng lật đổ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.

Về vấn đề này, Trọng và các đồng minh của ông bước lạc điệu với dân chúng của mình và thậm chí cả với nhiều đảng viên. Công dân Việt Nam muốn nhìn thấy đất nước của họ sánh hàng với Hoa Kỳ hơn là với Trung Quốc. Trong sáu năm kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu từng bước từng bước áp đặt quyền bá chủ của mình trên Nam Hải – khu vực rộng lớn mà Việt Nam kiên trì gọi là "Biển Đông của chúng tôi" – Đa số trong hơn ba triệu đảng viên cũng kết luận rằng, một lần nữa, Trung Quốc vẫn là mối đe doạ, như đã từng trong suốt mối quan hệ của Việt Nam với người láng giềng phương Bắc.

Đối với Trọng và các đồng minh của ông, tránh dính vào sự đối đầu với Trung Quốc trong khi vẫn tham gia hợp tác với Trung Quốc ở tất cả các cấp chính quyền và cấu trúc đảng cầm quyền là cách tốt nhất để xoa dịu Bắc Kinh. Họ quan niệm rằng lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á mạnh hay yếu là phụ thuộc vào những gì khác đang khiến Washington bận tâm, còn "Trung Quốc vẫn luôn luôn ở đó," một hiện diện khó chịu ngay sát biên giới của Việt Nam.

  Bằng cách trả lời những lo ngại thực sự của phía Việt Nam, Obama có thể thuyết phục Trọng (và đồng minh của ông) tin rằng người Mỹ có thể là một đối tác tin cậy với những lợi ích tương thích [với lợi ích của Việt Nam]. Đối xử tốt với phe bảo thủ của Hà Nội có thể tạo một con đường vững chắc để xây dựng một hiệp ước Việt - Mỹ mà tưởng chừng khó có thể đạt được.
Chiến lược đó đã ngày càng khó được chấp nhận, kể từ khi Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn một triệu dặm vuông biển khơi, trải dài từ bờ biển phía nam Trung Quốc đến tận gần Singapore. Từ 2009, mỗi khi đến mùa khô, Trung Quốc ủng hộ tuyên bố của mình bằng cơ bắp quân sự và bán quân sự ở Biển Đông. Tuy nhiên, khi gió mùa hàng năm đến, Trung Quốc lại chuyển sang chế độ đàm phán.

 Mặc dù các nhà lãnh đạo đảng Việt Nam thường xuyên đi Bắc Kinh, hy vọng sửa chữa "mối quan hệ đặc biệt" và "xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn," nhưng hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây đã khiến ngay cả Trọng và các đồng minh ý thức hệ của ông cũng phải phật lòng. Được biết, họ đã rất ngạc nhiên bởi việc năm ngoái Trung Quốc triển khai một giàn khoan nước sâu vào vùng biển rõ ràng, hợp lý thuộc về Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Không lâu sau đó, Trọng âm thầm cho biết rằng ông muốn đi thăm Washington.

Một đảng viên bảo thủ khác, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, đã ở Washington trong tháng ba, chuẩn bị cho chuyến thăm đang chờ Trọng và đánh bóng các chính sách đối ngoại của ông trước Đại hội Đảng vào tháng Giêng năm 2016. Sau đó, vào đầu tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và người đồng cấp Việt Nam đã ký một thỏa thuận tại Hà Nội vốn tạo dễ dàng hơn cho Việt Nam được Mỹ thông qua việc mua sắm các thiết bị quân sự. Cho rằng nó theo sát sau Shangri La hội nghị hàng năm của trưởng an ninh châu Á, chuyến thăm ngắn ngủi của Carter đã báo hiệu rằng Mỹ và lợi ích của Việt Nam trong vùng biển Đông đang có dấu hiệu song hành.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vào 1/6/2015 tại Hà Nội

Cụ thể, Việt Nam muốn Trung Quốc ngừng thách thức chủ quyền của mình đối với các mỏ dầu và các đảo nhỏ phía ngoài bờ biển của mình. Còn Hoa Kỳ, như Carter đã nhấn mạnh một ngày trước đó tại Singapore, muốn "nước Trung Quốc đang vươn lên" phải chơi đúng luật. Ông giải thích, cả sức mạnh lẫn sự tổn thương trong quá khứ đều không thể lý giải cho việc Bắc Kinh áp đặt chủ quyền (ví dụ như, ngăn cản quyền đi qua không gây hại) lên những vùng lãnh thổ mà họ chưa bao giờ sở hữu trong thời quá khứ đế quốc của mình; và không phải vì quyền lợi riêng của mình mà nước nào cũng có thể bỏ qua những khuôn khổ giải quyết tranh chấp được luật pháp quốc tế tạo ra.

 Chắc chắn Trung Quốc đã lưu ý đến những chuyến viếng thăm này. Khi biết được chuyến đi sắp đến Washongton của Trọng, Bắc Kinh đã gửi đến Trọng một lời mời gần như ngay lập tức, mà ông chấp nhận. Do đó, trong bốn ngày đầu tháng Tư, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón rước Trọng và đoàn tùy tùng của ông. Tuy nhiên, trong các lý giải về các cuộc gặp của họ, không có dấu hiệu gì cho thấy các cuộc đàm phán mang lại được bất kỳ kết quả cụ thể nào. Chỉ đơn giản là sự lặp lại của các công thức giờ đã mệt mỏi: lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Trọng hứa hẹn những "nỗ lực chung để kiểm soát các tranh chấp hàng hải, bảo vệ hòa bình và ổn định."

 Chuyến thăm sắp tới của Trọng đến Washington có thể chứng minh là nhiều thực chất hơn. Với Đại hội Đảng quan trọng sắp tới, chính trị Việt Nam đang thay đổi liên tục. Vì vậy, đây là thời điểm tốt cho Washington để có một cuộc đối thoại thân mật với Trọng. Bằng cách giải quyết các mối quan tâm thực sự của Việt Nam, ông Obama có thể thuyết phục Trọng (và rộng hơn: các đồng minh trong phe phái của Trọng) tin rằng người Mỹ có thể là đối tác đáng tin cậy với lợi ích tương thích. Cử chỉ đẹp với phe bảo thủ của chế độ Hà Nội có thể củng cố một lộ trình dẫn đến một hiệp ước Mỹ-Việt vốn cho đến nay vẫn tỏ ra là khó đạt được.
     
Why the United States is Courting Vietnam

For several years now, the United States and Vietnam have been moving closer to a strategic entente grounded in mutual apprehension of China’s ambitions. Many in Beijing claim that the United States seeks to turn Vietnam against China. But that view has got the causal arrow backward: It is precisely China’s quest for hegemony over the South China Sea that keeps encouraging the United States and Vietnam to restore their patchy relations.

One sign that the United States and Vietnam are serious about strengthening their ties is President Barack Obama’s agreement to meet General Secretary Nguyen Phu Trong, the head of Vietnam’s Communist Party, in Washington in early July. It’s a very rare thing for a mere party leader to have face time in the Oval Office, but there are several reasons why Trong merits Obama’s attention. Most importantly, the general secretary, who had personally asked for this meeting, has long harbored doubts about U.S. intentions toward Hanoi. And this apprehension, also reflected among his factional allies within the Communist Party, is the last obstacle to a quasi-alliance between Vietnam and its foe of 40-odd years ago.

Those doubts are rooted in Trong’s ideological leanings as an expert in Marxism–Leninism, which disposes him to be wary of democratic nations and their motives and has led him to suspect Washington of having bad intentions toward the Hanoi regime. Over the years, Trong and his allies have promoted an image of the United States as evil and inattentive to Hanoi’s needs. Even though—given the factional cleavage behind the Vietnamese party’s facade of unity—it’s the progressives (relatively speaking) aligned with Prime Minister Nguyen Tan Dung who seem to have the better answers to Vietnam’s problems, Trong and other conservatives still command the ruling party’s institutions. They can therefore frustrate reform initiatives that they don’t like. They are also the custodians of the negative narrative against the United States.

Vietnam's Communist Party's General Secretary Nguyen Phu Trong walks past the guard of honour, December 20, 2014.

Forty years after the fall of Saigon, that narrative still governs party doctrine. Officers of Vietnam’s internal security agencies can hardly string together a paragraph about the United States that doesn’t include references to “foiling the plots of the enemy” against the people’s socialist government. Party media frequently warn against the “peaceful change scenario,” the notion that Vietnamese civil society organizations (particularly those supported by Washington) are subversive and will trigger upheavals like the ones that overturned communism in Eastern Europe.

In this regard, Trong and his allies are out of step with their countrymen and even many party members. Vietnam’s citizens would rather see their nation aligned with the United States than with China. In the six years since Beijing began nibbling its way toward hegemony over the South China Sea—the same expanse that Vietnamese doggedly refer to as “our East Sea”—many of the party’s three million-plus members have also concluded that China is again, as often was the case throughout Vietnam’s relations with its northern neighbor, an existential threat.

To Trong and his allies, avoiding entanglement with China’s rivals while engaging Chinese counterparts at all levels of the government and ruling party structures has been the best way to placate Beijing. Their view is that U.S. interest in East Asia waxes and wanes depending on what else is preoccupying Washington, but “China is always there,” an uncomfortably large presence on Vietnam’s border.

  By addressing Vietnam’s real concerns, Obama may persuade Trong (and by extension, his factional allies) to believe that th­­e Americans can be reliable partners with compatible interests. Making nice with the Hanoi regime’s conservative faction could cement a path to the U.S.–Vietnam entente that has so far proven elusive.
That strategy has become an increasingly tough sell since Beijing laid claim to well over a million square miles of open sea, waters stretching south from the China coast almost to Singapore. Every dry season since 2009, China has backed its claim by flexing its military and paramilitary muscle in the South China Sea. When the annual monsoons come, however, China has shifted to talk mode.

Though Vietnamese party leaders regularly travel to Beijing, hoping to repair the “special bond” and “forge deeper understanding,” China’s behavior in recent years has caused even Trong and his ideological allies to lose heart. Reportedly, they were stunned by China’s deployment last year of a deep sea oil rig into waters that are properly Vietnam’s by any reasonable reading of the UN Convention on Law of the Sea. Not long afterward, Trong quietly let it be known that he wished to visit Washington.

Another party conservative, Minister of Public Security Tran Dai Quang, was in Washington in March, reportedly to prepare for Trong’s pending visit and polish his own foreign policy credentials ahead of the Party Congress in January 2016.

Then, in early June, Secretary of Defense Ashton Carter and his Vietnamese counterpart signed an agreement in Hanoi that will make it easier for Vietnam to navigate U.S. regulations on the procurement of military hardware. Given that it followed closely after the annual Shangri La conclave of Asian security chiefs, Carter’s brief visit signaled that U.S. and Vietnamese interests in the South China Sea are aligned.

U.S. Defense Secretary Ashton Carter talks to Vietnam's Defence Minister Phung Quang Thanh in Hanoi, June 1, 2015.

In particular, Vietnam wants China to stop challenging its sovereignty over oilfields and tiny islands off its coasts. The United States, Carter had insisted a day earlier in Singapore, wants “rising China” to play by the rules. Neither might nor past injuries, he explained, gave Beijing rights (to impede innocent passage, for example) to lands that it had never possessed in its imperial past; nor was it in any state’s interest to dismiss the dispute resolution framework created by international law.

China has certainly noticed these visits. When it learned of Trong’s pending trip to Washington, Beijing sent an almost immediate counter invitation to Trong, which he accepted. So, for four days in early April, Beijing rolled out the red carpet for Trong and his entourage. In the official accounts of their meetings, however, there was no hint that the talks produced any substantive results. There was simply a reiteration of the now-tired formula: Chinese leader Xi Jinping and Trong promised “joint efforts to control maritime disputes and safeguard peace and stability.”

Trong’s upcoming visit to Washington may prove more substantive. With a possibly momentous Party Congress next year, Vietnamese politics are in flux. So for Washington, it’s a good time to have a cordial dialogue with Trong. By addressing Vietnam’s real concerns, Obama may persuade Trong (and by extension, his factional allies) to believe that th­­e Americans can be reliable partners with compatible interests. Making nice with the Hanoi regime’s conservative faction could cement a path to the U.S.–Vietnam entente that has so far proven elusive.

David Brown | Foreign Affairs
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad