Carl Thayer - Phải Chăng Việt Nam Đang Chuyển Trục Sang Hoa Kỳ? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Carl Thayer - Phải Chăng Việt Nam Đang Chuyển Trục Sang Hoa Kỳ?


     
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngồi dưới một bức tượng bán thân của Hồ Chí Minh trong một cuộc họp song phương với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, Việt Nam, vào ngày 16 tháng 12, năm 2013. [Bộ Ngoại ảnh / Public Domain]. Image Credit: Flickr/ U.S. Department of State
Trong một động thái chưa từng có, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi thăm Hoa Kỳ.

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ đến thăm Washington từ ngày 6 đến 9 tháng 7 để đánh dấu kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Chuyến thăm của Trọng là chưa có tiền lệ bởi vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức viếng thăm Hoa Kỳ.

Nguồn tin ngoại giao cho biết Việt Nam đã vận động để có được chuyến đi này và nghi thức tiếp đón đã là một điểm trở ngại. Phía Việt Nam muốn Tổng Bí thư Trọng phải được Tổng thống Barack Obama nghinh tiếp tại Nhà Trắng. Điều này tạo ra một trở ngại về nghi lễ vì Tổng Bí thư Trọng không có đối tác trong hệ thống chính trị của Hoa Kỳ.

Các nguồn truyền thông cho biết, Tổng Bí thư Trọng sẽ được Phó Tổng thống Joe Biden nghênh đón trong Nhà Trắng, sau đó Tổng thống Barack Obama sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận. Có tin đồn rằng Trọng có thể hội kiến với bà Hillary Clinton.

Năm 2013 Tổng thống Obama và người đồng cấp phía Việt Nam của ông là Trương Tấn Sang đã ký một Hiệp định về Đối tác toàn diện. Đây là tài liệu nền tảng quan trọng cho quan hệ song phương. Đầu năm nay, bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã ký một Hiệp định Tầm nhìn chung tại Hà Nội với đối tác của ông là Đại tướng Phùng Quang Thanh, đặt ra mười hai lĩnh vực hợp tác quốc phòng trong tương lai.

Cuộc gặp gỡ giữa Obama và Trọng là quan trọng vì cả hai nhà lãnh đạo này sẽ rời khỏi chức vụ của mình trong năm tới. Bất kỳ mối hiểu biết nào đạt được trong chuyến thăm của Trọng lần này sẽ đặt nền tảng cho quan hệ Mỹ-Việt khi quá trình thay đổi lãnh đạo diễn ra ở cả hai nước.

Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mười hai của mình vào đầu năm 2016. Đại hội này sẽ thông qua chính sách chiến lược quan trọng cho năm năm tiếp theo. Thật là ý nghĩa kể từ khi dàn khoan HY981 tạo nên cuộc khủng hoảng hồi tháng năm đến tháng bảy năm ngoái, một số thành viên của bộ Chính trị ĐCSVN đã đến thăm Hoa Kỳ, bao gồm cả Phạm Quang Nghị (bí thư thành uỷ Hà Nội) và Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an ).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ thực hiện một chuyến thăm bên lề tới Washington sau khi xuất hiện tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng LHQ tại New York. Theo một số tin đồn khác, Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cũng có khả năng thực hiện một chuyến thăm.

Trong một nỗ lực minh chứng một hệ thống chính trị thường có những quyêt định bất nhất của của Việt Nam, các nhà phân tích nước ngoài đã thừa nhận sự tồn tại của hai phe bảo thủ và cải cách trong Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Trọng thường được mô tả như một người có tư tưởng bảo thủ, ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xem như là một nhà cải cách, đang tìm kiếm quan hệ an ninh và kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Dũng còn đang được đồn đoán là sẽ tìm kiếm vị trí Tổng Bí thư đảng tại Đại hội toàn quốc năm 2016.

Có lẽ sự sắp xếp giữa các phe phái trong Bộ Chính trị là phức tạp và nhiều sắc thái hơn. Các cá nhân đều có vai trò trong cuộc dàn xếp. Ví dụ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một đối thủ của Dũng, được cho là cùng phe với Trọng. Sang thường xếp vào phe thân Trung Quốc. Nhưng giới ngoại giao phương Tây, những người hiểu Sang lại báo cáo rằng ông rất hay chỉ trích Trung Quốc.

Có khả năng là sự sắp xếp giữa các phe phái là phức tạp hơn. Việc ai trong Bộ Chính trị là thân Trung Quốc hay thân Mỹ cũng không rõ ràng. Nhiều khả năng là họ có sự khác nhau trong việc đánh giá và quản lý mối quan hệ với các cường quốc sao cho không tổn hại đến quyền lợi quốc gia của Việt Nam.

Việt Nam không thể chọn người láng giềng và một sự thật lâu dài của chính sách an ninh quốc gia Việt Nam là làm sao để tránh những căng thẳng thường trực trong quan hệ với Trung Quốc. Trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam theo đuổi một cách tiếp cận đa phương, bao gồm không chỉ Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà còn cả Nga, Ấn Độ và Nhật Bản.

Trên nền tảng này, trong việc phát triển quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, ít nhất có hai câu hỏi lớn phát sinh: Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao ? Có thể tin rằng Hoa Kỳ sẽ thực hiện hết các cam kết của mình? Nỗi sợ hãi lớn nhất của các nhà phân tích an ninh quốc gia Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đến gần với nhau bằng tổn thất của Việt Nam.

Sự việc này sẽ diễn ra như thế nào trong quan hệ với Hoa Kỳ? Việt Nam cần tiếp cận với các thị trường Mỹ, nơi có thặng dư thương mại khổng lồ. Đây là các cân bằng quan trọng cho mối thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Nhưng những người chủ trương Việt Nam nên tăng cường quốc phòng và hợp tác an ninh với Hoa Kỳ bị phản đối bởi những người cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bằng cách sử dụng nhân quyền và tự do tôn giáo như một đòn bẩy để thúc đẩy "diễn biến hoà bình", biến Việt Nam từ nhà nước độc đảng sang một nền dân chủ đa đảng.

Những đảng viên lo sợ phản ứng của Trung Quốc trước các gia tăng nhỏ bé trong quan hệ Mỹ-Việt hùng hồn truy vấn các đồng đảng ủng hộ việc xích gần hơn với Mỹ: Mỹ đã làm gì cho Việt Nam? Và họ đã trả lời câu hỏi cho riêng mình bằng cách chỉ ra sự phân biệt đối xử trong việc bán vũ khí của Mỹ và những gì họ cảm nhận từ sự thất bại trong việc giải quyết "di sản chiến tranh" – Chất độc Da cam và xử lý các vật liệu nổ sau chiến tranh.

Hai vấn đề này đã nhiều lần được đề cập đến trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Mỹ-Việt Nam.
Nói cách khác, Hoa Kỳ phải chứng minh ý định tốt của mình bằng cách tháo gỡ tất cả hạn chế của Nghị Ðịnh Kiểm Soát Mua bán Vũ Khí Quốc Tế (ITAR) trong việc bán vũ khí cho Việt Nam. Hiện tại, chính sách của Mỹ cho phép bán vũ khí có tính chất phòng thủ cho Việt Nam - chủ yếu là liên quan đến an ninh hàng hải và xây dựng năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam - trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Trong khi Mỹ đang giải quyết các điểm nóng “Chất độc Da cam” và hỗ trợ trong việc xử lý các vật liệu chưa nổ, một số thành viên còn muốn nhìn thấy những nỗ lực mạnh hơn và tài trợ tốt hơn.

Các vấn đề này được đề cập trong chuyến thăm của Bộ trưởng Carter đến Hà Nội. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kêu gọi chấp dứt tất cả các hạn chế về việc bán vũ khí và tách việc bán vũ khí ra khỏi các vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, việc Việt Nam trả tự do cho Lê Thanh Tùng, một nhà đấu tranh nổi tiếng, trước chuyến thăm của tổng bí thư Trọng là một món quà đút lót cho phía Hoa Kỳ.

Cuộc viếng thăm tới Washington và gặp gỡ với Tổng thống Obama của tổng bí thư Trọng sẽ được phía Việt Nam nhìn thấy như sự công nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam. Chuyến thăm của Trọng sẽ đặt tiền lệ cho những chuyến tiếp theo của các nhà lãnh đạo đảng từ Việt Nam. Ở một số mức độ nhất định, chuyến thăm của Trọng xoa dịu những nhà bảo thủ trong đảng - nếu Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chế độ độc đảng của Việt Nam bằng phương cách "diễn biến hòa bình" thì tại sao Tổng thống Obama lại tiếp đón tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Trọng và các thành viên khác của Bộ Chính trị đến Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ họ trong các đánh giá của mình về xu hướng tương lai của mối quan hệ song phương và quan trọng hơn: trong các đánh giá của họ về việc liệu Mỹ có thể được xem là một đối tác đáng tin cậy. Những đánh giá này sẽ được đưa vào chính sách chiến lược quan trọng, được soạn thảo và phê duyệt bởi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mười hai.

Hai kết quả chính từ cuộc gặp giữa Trọng và Obama có khả năng định hình mối quan hệ song phương trong tương lai: cam kết của Việt Nam với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và thỏa thuận tiến triển, gia tăng thương mại quốc phòng (với việc loại bỏ tất cả các hạn chế còn lại trong ITAR). Việt Nam cũng sẽ hài lòng nếu Tổng thống Obama tuyên bố sẽ thực hiện lời hứa hẹn cố gắng hết sức mình để đến thăm Hà Nội trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của ông.
     
U.S. Secretary of State John Kerry sits under a bust of Ho Chi Minh during a bilateral meeting with Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung in Hanoi, Vietnam, on December 16, 2013. [State Department photo/ Public Domain]. Image Credit: Flickr/ U.S. Department of State
In an unprecedented move, the secretary-general of Vietnam’s Communist Party will visit the United States.

Nguyen Phu Trong, the Secretary General of the Vietnam Communist Party, will visit Washington from July 6-9 to mark the twentieth anniversary of the normalization of diplomatic relations between the Socialist Republic of Vietnam and the United States.

Trong’s visit is unprecedented because it marks the first time that the leader of the Vietnam Communist Party will visit the United States in an official capacity.

Diplomatic sources report that Vietnam lobbied for this visit and that one sticking point was protocol. The Vietnamese side wanted Secretary General Trong to be received by President Barack Obama in the White House. This created a protocol issue because Secretary General Trong has no counterpart in the U.S. political system.

Media sources report that Secretary General Trong will be received by Vice President Joe Biden in the The White House and that President Barack Obama will join in the discussions. There are rumors that Trong may meet with Hillary Clinton.

In 2013, Obama and his Vietnamese counterpart Truong Tan Sang signed an Agreement on Comprehensive Partnership. This is the key framework document for bilateral relations. Earlier this year Secretary of Defense Ashton Carter signed a Joint Vision Statement in Hanoi with his counterpart General Phung Quang Thanh that set out twelve areas of future defense cooperation.

The Obama-Trong meeting is significant because both leaders will be leaving office next year. Whatever understandings are reached during Trong’s visit will set the foundation for U.S.-Vietnam relations as leadership transitions play out in both countries.

Vietnam is scheduled to hold its twelfth national party congress in early 2016. This congress will adopt key strategic policy documents for the next five years. It is significant that since the HY981 oil drilling platform crisis in May-July last year, a number of members of the party Politburo have visited the United States, including Pham Quang Nghi (the party boss of Hanoi) and Tran Dai Quang (Minister of Public Security).

It is expected that Prime Minister Nguyen Tan Dung will make a sideline visit to Washington following his appearance at the annual meeting of the Untied Nations General Assembly in New York. Nguyen Sinh Hung, chairman of the Standing Committee of Vietnam’s National Assembly also is likely to make a visit according to the rumor mill.

Foreign analysts, in an attempt to make sense of Vietnam’s opaque decision-making system, have posited the existence of conservative and reformist wings in the Politburo. Secretary General Trong is often portrayed as an ideological conservative who favors close relations with China. Prime Minister Dung is viewed as a reformist who seeks closer economic and possible security ties with the United States. Dung is rumored to be seeking the post of party Secretary General at the 2016 national congress.

It is likely that factional alignments in the Politburo are more nuanced and complex. Personalities play a role. For example, State President Truong Tan Sang, a rival to Dung, is said to side with Trong. Sang is often put in the pro-China camp. But western diplomats who claim to know Sang well report that he can be very critical of China.

It is likely that factional alignments are more nuanced and complex. It is questionable whether anyone in the Politburo is pro-China or pro-America. It is more likely that they differ in assessing how to manage relations with the major powers without harming Vietnam’s national interest.

Vietnam cannot choose its neighbors and one enduring axiom of Vietnamese national security policy is to avoid having permanent tensions in relations with China. Vietnam pursues a multilateral approach in its relations with the major powers, this includes not only China and the United States, but Russia, India and Japan as well.

But in this framework at least two major questions arise in developing close ties with the United States: What will be China’s reaction? And can the U.S. be trusted to follow through on its commitments? The greatest fear held by Vietnamese national security analysts is that China and the United States might come closer together at Vietnam’s expense.

How does this play out in relations with the United States? Vietnam needs access to the U.S. market where it has a massive trade surplus. This counterbalances its massive trade deficit with China. But those who argue Vietnam should step up defense and security cooperation with the United States are countered by those who argue that the U.S. seeks to overturn the socialist regime in Vietnam by using human rights and religious freedom as levers to promote the “peaceful evolution” of Vietnam one-party state into a multi-party democracy.

Party members who fear China’s response to an uptick in U.S.-Vietnam relations rhetorically ask their party counterparts who favor closer ties with the U.S.: What has the U.S. done for Vietnam? They answer their own question by pointing to U.S. discrimination in arms sales and what they feel is the failure to address “the legacy of war” – Agent Orange (dioxin poisoning) and disposal of unexploded ordnance. These two issues were repeatedly mentioned in the U.S.-Vietnam Joint Vision Statement.

In other words, the U.S. should prove its good intentions by removing all International Trafficking in Arms Regulations (ITAR) restrictions on the sale of weapons to Vietnam. At present, U.S. policy is to sell weapons of a defensive nature to Vietnam – mainly related to maritime security and capacity building of the Vietnam Coast Guard – on a case-by-case basis. While the U.S. is addressing Agent Orange hot spots and assisting in the disposal of unexploded ordnance, some party members would like to see these efforts stepped up and better funded.

These issues surfaced during Carter’s visit to Hanoi. Vietnam’s Defense Minister called for the end of all restrictions on arms sales and the decoupling of arms sales from human rights issues. Nevertheless, Vietnam released Le Thanh Tung, a high-profile dissident, from prison on the eve of Secretary Trong’s visit as a sop to the United States.

Secretary General Trong’s visit to Washington and his meeting with President Obama will be read in Vietnam as recognition of the role of the Vietnam Communist Party in Vietnam’s political system. Trong’s visit will set the precedent for future visits by party leaders from Vietnam. To a certain extent Trong’s visit should assuage party conservatives – if the U.S. is seeking to overthrow Vietnam’s one-party regime by “peaceful evolution” then why is President Obama receiving the Secretary General of the Vietnam Communist Party?

The visit of Secretary General Trong and other members of the Politburo to the United States will assist them in their assessments of the future trajectory of bilateral relations and, more importantly, their evaluation of whether the U.S. can be counted upon to be a reliable partner. These assessments will feed into key strategic policy documents to be drafted and approved by the twelfth national party congress.

Two key outcomes of Trong’s meeting with Obama are likely to shape the future course of bilateral relations: Vietnam’s commitment to the Trans-Pacific Partnership and agreement to move forward and gradually step up defense trade (with the removal of all remaining ITAR restrictions). Vietnam would also be pleased if President Obama announced that he would fulfill his early pledge to do his best to visit Hanoi before his term in office expires.

Carl Thayer/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn
Nguồn: Is Vietnam Pivoting Toward the United States? - Carl Thayer/The Diplomat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad