![]() |
Cam kết ‘lịch sử’
Nữ thủ tướng Angela Merkel của nước chủ nhà Đức tổ chức vòng họp của lãnh đạo khối G7 vào ngày 8 tháng 6 vừa qua công bố tất cả những đại diện tham dự đồng ý cắt giảm khí nhà kính với lộ trình cho đến cuối thế kỷ này sẽ loại trừ dần việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt.
Cam kết này được nhiều người trong giới chuyên gia môi trường hoan nghênh như là một quyết tâm có tính lịch sử, dù rằng đó là những mục tiêu vô cùng tham vọng.
Ngoài việc đồng ý với nhau đến cuối thế kỷ này có thể tiến đến một nền kinh tế phi carbon, nguyên thủ của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản và Italia còn đồng ý với chỉ tiêu giới hạn nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng thêm dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Thông cáo chung của kỳ họp các nguyên thủ nhóm G7 dài 17 trang cũng đưa ra ủng hộ đối với những khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc IPCC là đến năm 2050 phải giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở cận trên của khung từ 40 đến 70% so với mức năm 2010.
Nhóm G7 cũng thống nhất với nhau về tầm quan trọng thiết yếu của hội nghị khí hậu sẽ diễn ra tại Paris vào cuối năm nay, và các nước này muốn đóng góp động lực cho việc đạt được những kết quã đầy tham vọng tại Paris sắp đến. Bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới cam kết đưa vấn đề bảo về khí hậu vào trọng tâm chường trình nghị sự tăng trưởng.
![]() |
Một cam kết của G7 vừa qua là mở rộng công nghệ năng lượng tái tạo sang đến lục địa Phi Châu.
Phản ứng của các giới
Trước tuyên bố được cho là lịch sử của nhóm các nước G7 về việc cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, Sáng hội Khí hậu Châu Âu đanh giá đó là một mốc quan trọng trên đường tiến đến thỏa thuận khí hậu mới tại Paris vào cuối năm nay.
Viện Tài nguyên Thế giới, một tổ chức tư vấn quốc tế về môi trường, đánh giá lần đầu tiên các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 đồng thuận với mục tiêu lâu dài về nền kinh tế phi carbon. Mục tiêu đó cho thấy rõ ràng là các tập đoàn và thị trường tài chính muốn đầu tư có lợi thì phải theo hướng áp dụng công nghệ carbon thấp.
|
Chuyên gia Trần Việt Liễn, người tham gia trong nhóm soạn thảo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu lần thứ tư, và hiện đang tham gia lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Việt Nam đưa ra đánh giá về cam kết mà lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 vào ngày 8 tháng 6 vừa qua:
“Tôi cho rằng. cũng như người ta nói, đây là một quyết định khá là tốt. Tại vì từ COP19 người ta cũng bàn thảo rất nhiều nhưng cũng không nhất trí được với nhau. Chính từ các nước phát triển và một số nước mà phát thải khí nhà kính mạnh như Trung Quốc, họ đã không nhất trí với nhau và không đi được đến quyết định về phát thải. Thế thì quyết định vừa rồi là bước mở đầu cho COP tới có điều kiện phát triển tốt hơn. Tất nhiên tôi cho rằng cuộc đấu tranh này vẫn còn đang phải tiếp tục vì còn nhiều nước chưa có được nhận thức đầy đủ về khả năng biến đổi khí hậu và yêu cầu phải giảm nhanh phát thải khí nhà kính.
Tôi nghĩ đây là một kết quả tốt nhưng không phải là hứa hẹn cho những thành công tại hội nghị Paris vào tháng 12 tới.”
![]() Chuyên gia Trần Việt Liễn |
Một nhà vận động khí hậu thuộc tổ chức World Wildlife Fund, bà Samantha Smith, lên tiếng cho rằng cách thức duy nhất để có thể đạt được mục tiêu mà nhóm G7 vừa thống nhất với nhau là thoát khỏi các loại nguyên liệu hóa thạch càng sớm càng tốt.
Tổ chức vận động cho môi sinh 350.org thì mạnh mẽ kêu gọi tổng thống Hoa Kỳ Barcak Obama phải cho ngưng những dự án hạ tầng lâu dài có liên quan đến ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Giám đốc của 350.Org, cô May Boeve, phát biểu rằng nếu người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ muốn thực thi đúng như những lời lẽ hùng hồn mà mọi người nghe thấy ở Đức vừa qua thì cần phải bắt đầu thực hiện những việc trong phạm vi quyền hạn là giữ nhiên liệu hóa thạch nằm yên trong lòng Trái Đất. Tổng thống Barack Obama hãy bắt đầu bằng việc bác bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL, và cho dừng mọi dự án than đá, dầu mỏ và khí đốt triển khai trên đất công.
Luồng ý kiến rằng ngôn từ trong thông cáo chung của thượng đình nhóm G7 vừa qua về vấn đề phi carbon trong thế kỷ này vẫn không rõ ràng. Cam kết của nhóm G7 nói giúp phát triển và đến năm 2050 sẽ có những công nghệ sáng tạo cố gắng chuyển đổi ngành năng lượng; tuy nhiên không giải thích công nghệ nào được gọi là ‘sáng tạo’.
Vấn đề tài chính để thực hiện các kế hoạch giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng được nêu ra là vẫn còn thiếu thốn. Trong thông cáo chung nói rằng nguồn tài chính dành cho vấn đề biến đổi khí hậu được chuyển ở mức độ cao hơn.
Tất cả các nước trong G7 trong năm qua đều có những mức cam kết khác nhau cho Quỹ Khí Hậu Xanh được Liên hiệp quốc đề ra là 100 tỷ đô la cho mỗi năm kể từ năm 2020. Tuy nhiên cho đến lúc này khoản đóng góp của các nước cũng mới chừng 10 tỷ mà thôi.
Dù thế vẫn chưa có một lộ trình rõ rệt làm thế nào trong 5 năm tới con số đóng góp sẽ tăng lên.
Đối với công tác đóng góp của các quốc gia công nghiệp phát triển cho Quỹ Khí hậu Xanh mà Liên hiệp quốc đề ra thì chuyên gia Trần Việt Liễn có trình bày:
“ Do bất đồng trong việc phát thải khí nhà kính, từ đó họ cho rằng việc đóng góp là không cân bằng; họ cũng ‘ỷ thế’ với nhau và sau đó Mỹ phát biểu có nhiều gợi mở hơn nhưng bất đồng vẫn còn khá nặng nên đóng góp cho Quỹ Khí hậu Xsanh cũng như Quỹ Phát thải không được như ý muốn. Như vậy cũng ảnh hưởng đến các nước đang phát triển trong yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính hiện nay.
Tôi nghĩ vấn đề đóng góp tại Hội nghị Paris sẽ được tăng cường hơn; nhưng cũng khó đạt được yêu cầu như đã đề ra là hằng trăm tỷ đô la cho các nước đang phát triển để cắt giảm khí nhà kính. Có lẽ chưa đạt được kết quả ngay tại Hội nghị Paris, nhưng hy vọng tại hội nghị đó người ta thống nhất được việc tiếp tục Nghị định thư Kyoto, tức các nước sẽ tham gia tích cực vào quá trình giảm phát thải để hy vọng Trái Đất không tăng nhiệt quá 2 độ C. Mức độ của các nước sẽ rất khó nhưng hy vọng sẽ có cam kết như thế.
Cam kết đóng tiền cho Quỹ Khí hậu Xanh cũng có tiến bộ, nhưng tôi cho rằng không thể đáp ứng mong mỏi của mọi người từ khi đề ra tại COP 18.” 4.10
Giới chuyên gia cũng như nhiều nước đang phát triển nói rằng cần có hổ trợ từ bên ngoài để có thể đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và chuyển đổi sản xuất giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang đầu tư vào năng lượng sạch để cung ứng cho các ngành công nghiệp sản xuất. Theo chuyên gia Trần Việt Liễn thì dù có nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài, những nước chịu tác động mạnh của tình trạng biến đổi khí hậu như Việt Nam vẫn phải phát triển nội lực để tự bảo vệ. Ông nói:
“ Vấn đề quan trọng vẫn là nội lực của các nước. Theo tôi nghĩ giúp đỡ gì thì giúp nhưng nếu như nước đó không tự lực, không có chủ trương, chính sách cho đúng thì cũng rất khó sử dụng được nguồn kinh phí mà người ta hỗ trợ.
Ở Việt Nam người ta vẫn đặt trọng tâm vào nỗ lực của Nhà nước. Tất nhiên rất khó khăn!
Theo tội việc sử dụng hổ trợ của quốc tế tại Việt Nam tương đối có hiệu quả. Và cũng bước đầu đã phát huy được cho nên nhiều nhà tài trợ cũng có ý định giúp đỡ cho Việt Nam nhiều hơn. Dù thế quyết định cuối cùng vẫn là của Nhà nước.
![]() Tiến sĩ Lê Anh Tuấnt |
Dù vậy theo tôi những hỗ trợ của bên ngoài đối với Việt Nam là không thể thiếu. Có những nguồn kinh phí đặc biệt cho việc bảo vệ vùng ven biển thì hỗ trợ của nước ngoài rất quan trọng; mà gần đây hỗ trợ của Hà Lan, Đan Mạch là có hiệu quả.”
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuộc Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ cũng đồng ý với ý kiến nội lực của mỗi quốc gia vẫn đóng vai trò chính trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông đưa ra ý kiến:
“ Chúng tôi cũng cố gắng tận dụng các nguồn khác nhau, được nguồn nào thì quí nguồn đó; còn chủ yếu là nội lực của phía mình. Thực tế những giúp đỡ đó là về mặt kỹ thuật, đề xuất hơn là thực hiện; tức không có những nguồn tài chính lớn để thực hiện những dự án đó.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn trình bày rõ những công tác để có thể tăng nội lực để ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam như sau:
“ Trước tiên nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những rủi ro tiềm năng có thể xảy đến với vùng đồng bằng này. Thứ hai là giúp cho các tỉnh xây dựng ra những kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong những giai đoạn khác nhau: trước mắt, trung hạn và dài hạn phải làm gì. Trong đó chúng tôi nhất mạnh đến nhiều giải pháp gọi là giải pháp phi công trình nhiều hơn giải pháp công trình. Tất nhiên giải pháp công trình chúng tôi cũng đặt ra nhưng theo chúng tôi không nên ưu tiên trong giai đoạn này vì rất tốn kém. Chúng tôi chọn hướng đi gọi là ‘cách không hối tiếc’. Vì nếu chọn làm công trình mà nhỡ có rủi ro gì khi quay trở lại rất khó khăn. Mình làm giải pháp mà chắc chắn tương đối an toàn, không tốn kém nhiều mà đạt được hiệu quả ở mức độ nhất định nào đó. Ví dụ khi không được thành công lắm thì không phải hối tiếc nhiều; đơn cử như trồng rừng, hay chọn những giải pháp canh tác phù hợp trong điều kiện hiện tại, chọn những giống lúa mới hay điều chỉnh, bố trí dân cư hay cách tái bố trí lao động không nên để dân sống tại những nơi phải đối đầu với những rủi ro cao…
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Gia Minh,
phóng viên RFA
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét