Stephen J. Morris - Năm huyền thoại về cuộc chiến tranh Việt Nam - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Stephen J. Morris - Năm huyền thoại về cuộc chiến tranh Việt Nam


Người dân Miên Nam cố gắng vượt hàng rào đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào ngày 29 tháng 4, 1975 dể được lên trực thăng di tản.  South Vietnamese civilians try to reach evacuation helicopters at the US embassy in Saigon on April 29, 1975. Source: AP

     
Bốn mươi năm sau khi ba quốc gia Đông Dương lọt vào tay của phe cách mạng cộng sản chúng ta vẫn còn xa mới có được một sự đồng thuận về chuyện gì đã thật sự xảy ra và nguyên nhân vì sao.

Xe tăng của Bắc Việt lăn qua cánh cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, đánh dấu sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Nguồn: AP
Đây không chỉ là vấn đề về việc cần phải nghiên cứu thêm. Nó còn là vấn đề của những người viết sử cần phải từ bỏ định kiến chính trị đầy cảm tính của mình và xem xét những tai biến này một cách khách quan hơn.

Sự sụp đổ của Nam Việt Nam, Lào và Cambodia 40 năm trước đây là một thảm hoạ tinh thần đối với người dân Đông Dương và một thất bại chiến lược của phương Tây.

Trong các nhà nước bán độc tài tham nhũng, người dân của ba nước này bị buộc phải sống dưới bộ máy tham nhũng và độc tài, nơi không có một tổ chức độc lập nào tồn tại được với chính quyền. Cơn ác mộng này kéo dài đến hơn 15 năm.

Ở miền Nam Việt Nam, hàng trăm sĩ quan quân đội cao cấp và những nhà lãnh đạo chính trị bị hành quyết và hàng trăm nghìn cựu sĩ quan quân đội và công chức, cũng như lãnh đạo của các đảng phái chính trị độc lập và các nhà đứng đầu tôn giáo bị giam giữ trong các trại "cải tạo" cưỡng bức lao động mà không bị truy tố về bất cứ tội danh nào, trong thời hạn lên đến 17 năm.

Chỉ sau khi những người lãnh đạo cách tân xuất hiện vào những năm 1990 mới chấm dứt việc giam giữ đối với đa số những con người vô tội này.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Lào.

Tại Cambodia, hàng trăm nghìn người dân vô tội bị hành quyết và hơn một triệu người đã chết vì đói khát và bệnh tật dưới chính quyền Khmer Đỏ. Sau đấy một cuộc chiến tranh giữa những người cộng sản chiến thắng đã dẫn đến việc chiếm đóng của Việt Nam tại Cambodia vào cuối năm 1978, kéo dài đến 10 năm sau.

Và Hoa Kỳ cũng gánh chịu những hệ quả chiến lược. Thất bại này đã tạo ra một "hội chứng Việt Nam", dẫn đến sự do dự rất lớn về việc sử dụng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ để can thiệp vào các cuộc xung đột tại các nước đang phát triển, ngay cả khi lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ bị đe doạ.

Liên Xô, vốn trước đấy đã nể nang sức mạnh của Hoa Kỳ trên toàn thế giới, đã bắt đầu một cuộc tấn công tại Thế giới thứ Ba để ủng hộ phong trào cách mạng Mác Xít, đặc biệt là ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Dưới sự yêu cầu của Moscow, hàng nghìn vũ khí tịch thu của Hoa Kỳ đã được bí mật vận chuyển từ Hà Nội sang Havana để cuối cùng đến tay của du kích quân Mác Xít tại El Salvador. Màn trá hình này đã tạo ra khó khăn cho chính quyền Reagan trong việc chứng minh Liên Xô đang hậu thuẫn quân nổi dậy.

Những mâu thuẫn trong Chiến tranh Lạnh này, đặc biệt tại Trung Mỹ, đã làm chia rẽ thêm tình hình chính trị của Hoa Kỳ.

Dù kết thúc đầy thảm hoạ của cuộc chiến tranh Việt Nam rất nghiêm trọng, việc phân tích lịch sử cuộc chiến vẫn bị sai sót trầm trọng. Có năm giả định phổ biến về Chiến tranh Việt Nam như là tiền đề của đa số các học giả, nhà báo và bình luận gia, họ xem nó như là một trong những giai đoạn bi thảm nhất về chính sách đối ngoại trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ và Úc. Nhưng những giả định này, vốn được lồng vào những cuốn sách đoạt giải thưởng và vô số các phim tài liệu truyền hình, thì đều thiếu chứng cứ.

1. Cộng sản Việt Nam, kẻ thù thời chiến của Hoa Kỳ, thật ra là những người theo chủ nghĩa dân tộc

Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, là người đầu tiên khởi xướng ra quan điểm rằng ông và các đồng chí của mình thực chất là những nhà dân tộc chủ nghĩa. Mục đích của ông là để lôi cuốn tinh thần chống thực dân và xoa dịu sự e sợ rằng việc dính líu đến phe cộng sản sẽ tạo ra sự chống đối.

Mưu đồ này đã trở thành yếu tố chủ lực của bộ máy truyên truyền của cộng sản Việt Nam trong hàng chục năm trước 1975. Qua hơn hai thế hệ, nhiều nhà báo, trí thức và chính trị gia Pháp và Mỹ đều tin vào nó. Nhưng, thực tế là giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam thời chiến chủ yếu là những người cách mạng cộng sản. Họ muốn tạo ra một hệ thống chính trị theo khuôn mẫu của chính thể độc tài có sẵn tại Liên Xô và Trung Quốc.

Nếu họ thực sự là những nhà dân tộc, họ đã xây dựng nên một liên minh chính đáng bao gồm tất cả các lãnh đạo của những phe phái chính trị độc lập phi cộng sản chứ không giết hại những người ấy. Họ cũng sẽ thừa nhận các tổ chức tôn giáo độc lập khác.

Về chính sách đối ngoại, trong suốt hai thập niên Hồ Chí Minh là thành viên của Quốc tế Cộng sản (Comintern) có bản doanh tại Moscow và đã trung thành với những lợi ích đối ngoại của Liên Xô. Trong thời kỳ chiến tranh, Hồ và các đồng chí của mình đã không noi gương, mà ngược lại lên án chủ trương cộng sản độc lập của Tito ở Nam Tư.

Trong bản di chúc của mình, Hồ đã không nhắc đến những anh hùng dân tộc Việt Nam trong nhiều thế kỷ của lịch sử, thay vì thế ông nói rằng: "Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác."

Một số người lại cho rằng chính quyền đang cai trị Việt Nam hôm nay đã từ bỏ chế độ độc tài và thật sự là một thể chế theo chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, chính quyền này đang được lãnh đạo bởi một thế hệ hậu cách mạng với quan điểm hoàn toàn khác với thế hệ mà Hoa Kỳ từng giao tranh.

2. Việt Nam không có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ trong thời điểm Hoa Kỳ can thiệp.

Điều nay theo sau ảo tưởng rằng những người Việt cộng sản chủ yếu là những người theo chủ nghĩa dân tộc, rằng chiến thắng của họ không mang tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ. Nhưng lịch sử của thế giới cộng sản đã chứng tỏ ngược lại. Từ những năm cuối 1940, các thể chế dân chủ phương Tây đã bị dính chặt vào việc đối đầu với cuộc Chiến tranh Lạnh với thế giới cộng sản, được khởi sự bởi Liên Xô.

Những người cộng sản Việt Nam, thật sự theo chủ nghĩa quốc tế, luôn tin tưởng việc ủng hộ phong trào cách mạng cộng sản bên ngoài đất nước mình. Giả thuyết hiệu ứng domino được mọi tổng thống Hoa Kỳ từ Truman đến Nixon sử dụng, cho rằng nếu miền Nam Việt Nam phi cộng sản sụp đổ sẽ dẫn đến việc tất cả các quốc gia Đông nam Á bị rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản. Điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ không can thiệp vào Nam Việt Nam một phản biện không thể chứng minh được.

Nhưng vào thời điểm Hoa Kỳ quyết định can thiệp, cộng sản Việt Nam đã kiểm soát các đảng cộng sản ở Lào và Cambodia, chiếm lĩnh những khu vực lớn trên đất Lào và đang ủng hộ cộng sản Thái Lan.

Nếu Nam Việt Nam rơi vào tay Bắc Việt Nam trong giai đoạn đầu đến giữa 1960, ít nhất là nước láng giềng Lào yếu hơn chắc chắn sẽ theo sau.

Điều này dẫn đến cuộc kháng chiến ở Thái Lan, vốn được Mao Trạch Đông của Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ, sẽ có một khu vực hậu cứ lớn sát bên Lào để lớn mạnh hơn.

Sự hậu thuẫn Trung-Việt đối với cuộc nổi dậy của cộng sản Thái sẽ buộc Mỹ, dưới hiệp ước SEATO, cũng phải can thiệp vào Thái Lan để hỗ trợ một đồng minh yếu kém về quân sự chống lại một cuộc nổi dậy do nước ngoài hậu thuẫn.

3. Chính phủ Hoa Kỳ thường xuyên lừa dối nhân dân Mỹ về cuộc chiến

Hầu hết các ví dụ được đưa ra chưa bao giờ chứng minh được rằng chính phủ đã nói dối. Chắc chắn đã có nhiều sai sót. Nhưng khi nào chính quyền cố tình nói dối?

Một ví dụ thường được đưa ra trong chiến tranh liên quan với nguồn gốc của cuộc chiến. Sách trắng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định rằng chiến tranh bắt đầu tại Nam Việt Nam vì sự xâm lấn của Bắc Việt Nam, qua việc Hà Nội xúi giục việc nổi dậy trong các khu vực kháng chiến miền nam mà họ kiểm soát. Những nhà phê bình nổi tiếng như nhà báo I.F. Stone và các học giả George Kahin và John W. Lewis, liên tục cho rằng cuộc nổi dậy ở miền nam không dính líu đến Hà Nội. Trong nhiều năm nhiều thành viên của phong trào phản chiến đã tin vào điều này. Khoảng 30 năm sau chiến tranh kết thúc, Hà Nội thừa nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ đã nói đúng.

Sự kiện bị tố cáo là điều giả dối nghiêm trọng nhất liên quan đến quyết nghị Vịnh Bắc Bộ 1964. Cuộc tấn công được cho là của các tuần duyên Bắc Việt vào các tàu chiến Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng Tám 1964 dẫn đến việc tổng thống Lyndon Johnson đề xuất thành công một quyết nghị của quốc hội biện minh cho các hành động quân sự của Hoa Kỳ trong tương lai, bao gồm việc tấn công bằng không quân chống lại Bắc Việt Nam.

Sự thật về cuộc hải chiến này thì rất phức tạp. Rõ ràng là một tàu tuần duyên Bắc Việt đã tấn công một tàu chiến của Hoa Kỳ trong ngày 2 tháng Tám, không phải là ngày 4 tháng Tám. Nhưng tin tình báo của Hoa Kỳ về cuộc tấn công thứ hai là sai lạc.

Sau này Tổng thống Johnson đã nghi ngờ về cuộc tấn công thứ hai, nhưng hoàn toàn không rõ là ông đã nói dối vào thời điểm mà ông quyết định đề xuất quyết nghị cho quốc hội hay không.

Đấy là một trường hợp phán quyết vội vã thì đúng hơn.

Nhà báo - sử gia cấp tiến nổi tiếng Stanley Karnow cũng đồng ý về điều này, ông viết về cuộc tấn công thứ hai: "Nó không được cố ý bịa đặt, nhưng Johnson và nhân viên của mình đang tuyệt vọng tìm kiếm một nguyên do để ra tay mạnh mẽ, đã chộp lấy nó trong một hoàn cảnh mập mờ để hoàn thành một kế hoạch bất ngờ."

Sự dối trá được xem là nghiêm trọng nhất là việc tư lệnh chiến trường Hoa Kỳ là Tướng William Westmoreland sửa đổi tin tức tình báo quân đội về sứ mạnh của đối phương để bảo vệ bản thân và tổng thống Johnson khỏi xấu hổ về sự thiếu tiến độ của cuộc chiến. Báo cáo của Westmoreland năm 1967 bao gồm việc ông thấy được "ánh sáng cuối đường hầm".

4. Đồng minh Nam Việt Nam của Hoa Kỳ chiến đấu chống cộng sản không hiệu quả

Đây là một trong những ảo tưởng phổ biến nhất trong cuộc chiến. Đa số những người phản chiến chỉ ra sự sụp đổ của quân đội Nam Việt Nam vào tháng Ba - Tư 1975, sau khi Hoa Kỳ rút quân như là một bằng chứng. Nhưng đấy không phải là bằng chứng xác thực.

Đầu năm 1975, Nam Việt Nam không chỉ không còn lính Mỹ mà còn không có cả hỗ trợ không quân và đang thiếu thốn nhiên liệu, đạn dược dùng cho vũ khí của mình. Tình hình này là kết quả của việc quốc hội Hoa Kỳ đã tàn nhẫn cắt giảm viện trợ. Trong tình huống thiếu thốn mọi mặt như thế, ngay cả quân đội Hoa Kỳ cũng không thể chiến đấu được.

Một đánh giá quan trọng hơn về tính chiến đấu của quân đội Nam Việt Nam được thể hiện qua tính hiệu quả của nó trong năm 1972, khi Bắc Việt Nam phát động sự kiện mà lúc ấy được xem là cuộc tấn công quân sự lớn nhất trong cuộc chiến. Trong năm đó, với nguồn nhiên liệu và đạn dược hậu cần đầy đủ, cộng thêm hỗ trợ của không quân Hoa Kỳ, đặc biệt là từ những chiếc B-52, lực lượng quân đội Nam Việt Nam hầu như đã giữ vững trận tuyến, thường là rất anh dũng.

Đến cuối chiến dịch tấn công đẫm máu vào tháng Chín 1972, Nam Việt Nam đã không mất một tỉnh lỵ nào.

Ảo tưởng này tồn tại một phần vì nhiều nhà báo và học giả chuyên phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ không thể tin rằng những người lính Việt Nam bình thường bị tổng động viên sẽ có tinh thần bảo vệ một chính quyền tham nhũng chống lại một kẻ thù có kỷ luật.

5. Việc Hoa Kỳ ném bom ở Cambodia dẫn đến sự phát triển của Khmer Đỏ

Một trong những ảo tưởng tai hại nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam là những cái chết của thường dân Cambodia trong việc Hoa Kỳ ném bom nước này đã là nguyên nhân phát triển của những tên sát nhân Khmer Đỏ. Những người ủng hộ nó như giáo sư đại học Yale Ben Kiernan chỉ ra việc tăng cường ném bom của Hoa Kỳ cũng như thực tế rằng Khmer Đỏ sử dụng những cái chết của thường dân qua việc ném bom để tuyên truyền như ngụ ý rằng đây là nguyên nhân duy nhất hoặc chủ yếu dẫn đến sự đi lên của Khmer Đỏ chống lại chính quyền Cộng hoà Khmer chống cộng.

Nhưng ngay cả nếu việc ném bom của Hoa Kỳ đã giúp Khmer Đỏ tuyển được quân, chúng ta cần hiểu biết nhiều hơn nữa trước khi kết luận ngay rằng việc này đã giúp họ giành được chính quyền. Ví dụ như chúng ta biết rằng việc Hoa Kỳ ném bom chắn chắn đã giết được rất nhiều quân Khmer Đỏ. Nhưng chúng ta không biết được bao nhiêu người chết, hoặc bao nhiêu đã gia nhập Khmer Đỏ vì việc ném bom của Hoa Kỳ.

Vì thế chúng ta không thể nào biết được việc Hoa Kỳ ném bom là nguyên nhân dẫn đến việc Khmer Đỏ được tăng thêm quân số.

Hơn nữa, còn có ba yếu tố khác có liên quan rõ rệt đến sự đi lên của Khmer Đỏ. Đầu tiên là vai trò của quân đội thiện chiến Bắc Việt tronng việc tấn công và tiêu diệt quân đội thiếu kinh nghiệm của Cộng hoà Khmer trong những năm 1970-72. Trong những lãnh thổ chiếm được, cộng sản Việt Nam đã dựng nên cơ cấu chính quyền của Khmer Đỏ.

Yếu tố thứ hai là vai trò của hoàng tử bị truất phế Norodom Sihanouk.

Khi tìm cách trả thù những người đã lật đổ ông vào tháng Ba 1970, Sihanouk đã đem quyền lực chính trị lớn lao của mình để ủng hộ những người cách mạng, và điều này đã bị Bắc Việt lợi dụng để vận động một tầng lớp lớn của giới nông dân bảo hoàng.

Yếu tố thức ba là vai trò khủng bố của Khmer Đỏ. Tại các làng mạc Cambodia bị họ chiếm đóng, việc ủng hộ hay chống đối Khmer Đỏ không phải là một lựa chọn dân chủ.

Vì thế việc ném bom của Hoa Kỳ, nếu có liên quan, cũng cũng lắm là một yếu tố nhỏ trong việc đi lên của Khmer Đỏ.

Thật đáng tiếc rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam đã sinh ra quá nhiều ảo tưởng mà 40 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt vẫn còn tồn tại. Chỉ trừ phi chúng ta nhận định lịch sử Chiến tranh Việt Nam một cách đúng đắn, các chính trị gia và giới công chúng có hiểu biết chắc chắn sẽ có thêm những quyết định sai lầm về sự khôn ngoan của việc can thiệp, và có thể là phương pháp tham chiến trong những xung đột quân sự tương lai.
     
Forty years after the collapse of the three states of Indochina to communist revolutionaries we are still far from a consensus on what really happened and why.

A North Vietnamese tank rolls through the gates of the Presidential Palace in Saigon, signifying the fall of South Vietnam. Source: AP
It is not just a question of more research needing to be done. It is also a matter of those who write history needing to abandon their emotional political prejudices and examine the calamitous events with greater objectivity.

The fall of South Vietnam, Laos and Cambodia 40 years ago was a moral disaster for the people of Indochina and a strategic setback for the West.

In place of corrupt and semi-authoritarian regimes, the peoples of the three countries were forced to live under corrupt and totalitarian dictatorships, where no ­organisation could exist independently of the state. The nightmare lasted for more than 15 years.

In South Vietnam, unknown hundreds of senior military officers and political leaders were executed and hundreds of thousands of former military officers and civil servants, as well as leaders of independent political parties and religious leaders, were confined to forced labour “re-education” camps without being charged with any crime, for periods of up to 17 years.

Only the emergence of reformist leaders in the 1990s ended the incarceration for most of these ­innocents.

A similar situation occurred in Laos.

In Cambodia hundreds of thousands of innocent people were executed and more than a million more died of disease and starvation under the Khmer Rouge. Later, a conflict among the communist victors led to a Vietnamese invasion at the end of 1978, and a Vietnamese occupation of Cambodia that lasted 10 years.

There were also strategic consequences for the US. Failure led to a “Vietnam syndrome”, which led to great hesitancy about the use of US military power to intervene in conflicts in the developing world, even when US national interests were at stake.

The Soviet Union, which had previously been deferential to US power around the world, began a Third World offensive supporting Marxist revolutionaries, especially in Africa and Latin America. At Moscow’s request, thousands of captured US weapons were secretly shipped from Hanoi to Havana, in order to end up in the hands of Marxist insurgents in El Salvador. This subterfuge made it difficult for the Reagan administration to prove the Soviet backing for the insurgents.

These Cold War conflicts, especially in Central America, further divided the US politically.

Despite the seriousness of the disastrous end to the Vietnam War, analysis of the war’s history is deeply flawed. There are five common assumptions about the Vietnam War that are held as axioms by most academics, journalists and pundits regarding one of the most tragic foreign policy episodes in modern US and Australian history. But these assumptions, which are embedded in prize-winning books and numerous television documentaries, are unsustainable.


1. The US’s wartime enemies, the Vietnamese communists, were primarily nationalists.

Ho Chi Minh, the founder of the Vietnamese Communist Party, was the initial propagator of the notion that he and his comrades were primarily nationalists. His purpose was to appeal to anti-colonial sentiment and allay fears of a connection with the communist world that would incite opposition.

That ploy became a staple of Vietnamese communist propaganda for decades before 1975. Over two generations many French and American journalists, academics and politicians believed this. But, in fact, the wartime Vietnamese communist leaders were primarily revolutionary communists. They wanted to create a political system modelled on the totalitarian dictatorship that existed in the Soviet Union and China.

Had they been primarily nationalists they would have formed genuine coalitions with, and not killed, all independent non-communist political leaders. They would have also tolerated independent religious organisations.

Regarding foreign policy, Ho Chi Minh was for nearly two decades a member of the Communist International (Comintern) headquartered in Moscow and obedient to the foreign policy interests of the Soviet Union. During the war, Ho and his comrades did not emulate, but instead denounced, the independent communism of Tito’s Yugoslavia.

In his final testament, Ho made no reference to the centuries of history of Vietnamese nationalist heroes, but instead stated: “I therefore leave these few lines … in anticipation of the day when I shall go and join Karl Marx, Lenin and other revolutionary elders.”

Some may note that the government that rules Vietnam today has retreated from totalitarian dictatorship and is decidedly nationalist. However, this government is led by a post-revolutionary generation totally different in outlook to the one the US fought.

2. Vietnam was of no strategic significance for the US at the time of its intervention.


It follows from the myth that the Vietnamese communists were primarily nationalists, that their ­victory posed no strategic significance for the US. Yet the history of the communist world suggests otherwise. From the late 1940s, the Western democracies were embroiled in a Cold War confrontation with the communist world, initially led by the Soviet Union.

The Vietnamese communists, genuine internationalists, always believed in supporting communist revolution beyond their own nation. The domino theory, which was subscribed to by every US president from Truman to Nixon, conceived that the fall of non-communist South Vietnam would lead to the fall of all the countries of Southeast Asia to communism. What would have happened had the US not intervened in South Vietnam is a counterfactual that cannot be proven.

But at the time the US decisions to intervene were made, the Vietnamese communists controlled the communist parties in Laos and Cambodia, occupied large parts of Laos, and were sympathetic to the cause of the communists in Thailand.

If South Vietnam had fallen to North Vietnam during the early to mid-1960s, at a minimum its much weaker neighbour Laos would have inevitably followed.

This entailed that the insurgency in Thailand, which China’s Mao Zedong strongly supported, would have had a huge rear base area in adjoining Laos to fertilise its growth.

Sino-Vietnamese support for the Thai communist insurgency would have compelled the US, under the SEATO treaty, to intervene in Thailand in support of a militarily weak ally against a foreign-backed insurgency.

3. The US government frequently lied to the American people about the war.


Most of the examples cited never rose to the status of provable lies by the government. There were many falsehoods for sure. But when did the government ­deliberately lie?

One example often cited during the war pertained to the origin of the war. US State Department white papers asserted that war started in South Vietnam because of aggression from North Vietnam, by Hanoi instigating the uprising through the southern insurgents it controlled. Prominent critics, such as journalist IF Stone and academics George Kahin and John W. Lewis, persistently claimed that the southern insurgency was independent of Hanoi. For years many anti-war movement activists believed that. After the war ended, some 30 years ago, Hanoi admitted that the US government was right.

The most serious alleged lie pertains to the 1964 Gulf of Tonkin resolution. The alleged attacks by North Vietnamese patrol boats on US ships in the Gulf of Tonkin in August 1964 led to president Lyndon Johnson successfully initiating a congressional resolution justifying future US military actions, including air attacks, against North Vietnam.

The facts about the naval battle are complicated. There was undoubtedly a North Vietnamese patrol boat attack on a US ship on August 2, but not on August 4. But the US intelligence on the alleged second attack was faulty.

President Johnson later expressed doubts about the second attack, but it is not at all clear that he was lying at the time he decided to initiate the resolution.

It was more likely a case of rush to judgment.

The prominent liberal journalist-historian Stanley Karnow agrees, writing about the second attack: “It had not been deliberately faked, but Johnson and his staff, desperately seeking a pretext to act vigorously, had seized upon a fuzzy set of circumstances to fulfil a contingency plan.”

The one really serious candidate for a lie was US field commander General William Westmoreland’s manipulation of military intelligence about enemy strength in 1967 — by not counting communist village militias in his estimate of enemy strength — in order to protect himself and president Johnson from embarrassment about lack of progress in the war. Westmoreland’s statements in 1967 included him seeing “light at the end of the tunnel”.


4. The US’s South Vietnamese allies wouldn’t fight effectively against the communists.


This is one of the most popular myths about the war. Most proponents point to the collapse of the South Vietnamese army (ARVN) in March-April 1975, after US troops had left, as proof. But that event does not constitute real ­evidence.

In early 1975, South Vietnam was not only without US troops, it was without US air support and starved of adequate supplies of fuel and ammunition to use its ­weapons. That situation resulted from draconian aid cuts by the US congress. Under such circumstances of deprivation even the US army would have been unable to fight.

A much more valid evaluation of ARVN’s willingness to fight comes from its performance in 1972, when the North Vietnamese launched what was then the biggest military offensive of the war. During that year, with adequate US logistical supplies of fuel and ammunition, plus US air support, especially from B-52s, the South Vietnamese armed forces for the most part stood their ground, often heroically.

By the end of the bloody offensive in September 1972 the South Vietnamese had not lost one provincial capital.

The myth adheres partly because many journalists and academics who were opposed to the US intervention could not believe that ordinary Vietnamese ­con­scripts would be motivated to defend a corrupt regime against its disciplined enemy.

5. US bombing of Cambodia caused the rise of the Khmer Rouge.


One of the most pernicious myths of the Vietnam War is that death of Cambodian civilians in the US bombing of Cambodia caused the rise of the murderous Khmer Rouge. Its proponents, such as Yale professor Ben Kiernan, point to the extent of US bombing, and the fact that the Khmer Rouge used civilian deaths caused by it in their propaganda, as implying that this was the sole or main cause of its ascendancy over the anti-communist Khmer ­Republic.

But even if US bombing did help the Khmer Rouge to recruit, we need to know a lot more before jumping to the conclusion that this enabled it to seize power. For ­example, we do know that US bombing definitely killed a lot of Khmer Rouge. But we don’t know how many died, nor how many might have been recruited by US bombing.

Thus we cannot possibly know that the US bombing provided a net manpower gain for the Khmer Rouge.

Moreover there were three other factors more obviously related to the rise of the Khmer Rouge. The first was the role of the battle-hardened North Vietnamese army in attacking and devastating the inexperienced army of the Khmer Republic in 1970-72. In territory they captured, the Vietnamese communists installed a new Khmer Rouge governing structure.

The second factor was the role of the deposed monarch prince Norodom Sihanouk.

Seeking revenge against those who had usurped his power in March 1970, Sihanouk threw his substantial political authority behind the revolutionaries, and this was exploited by the North ­Vietnamese among a heavily royalist peasantry.

The third factor was the role of terror by the Khmer Rouge. In Cambodian villages they captured, supporting or opposing the Khmer Rouge was not an electoral choice.

Thus US bombing, if relevant, could have at best been only one minor factor in the rise of the Khmer Rouge.

It is regrettable that the Vietnam War has spawned so many myths that still adhere 40 years after the war’s end. Until we get the history of the Vietnam War correct, politicians and the educated public are likely to make bad decisions about the wisdom of intervention, and ­possible methods of involvement, in future military conflicts.

Stephen J. Morris is the author of Why Vietnam Invaded Cambodia (Stanford University Press). He is writing a book about the Vietnam War during the Nixon years. Email vietnamreconsidered@aol.com

Stephen J. Morris
Diên Vỹ chuyển ngữ
Theo Dân Luận
Nguồn: Five myths about the Vietnam war - Stephen J. Morris, The Australian

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad