Mike Ives - Xây dựng sân bay Long Thành: Xung đột giữa lợi ích kinh tế của quân đội và lợi ích của công chúng - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Mike Ives - Xây dựng sân bay Long Thành: Xung đột giữa lợi ích kinh tế của quân đội và lợi ích của công chúng


Trần Hữu Dũng: RFA có bài "Những sai lầm trong dự án sân bay Long Thành". Thế thì tại sao không nới rộng sân bay Tân Sơn Nhất thay vì xây sân bay mới ở Long Thành? Trên Japan Times đã có câu trả lời: Vì quân đội không cho lấy sân gôn của họ! Đó là con voi nằm lù lù giữa phòng mà không ai dám đụng đến.

     
Một gia đình chụp ảnh kỷ niệm bên một chiếc xe tăng Mỹ trong bảo tàng Chiến Tranh Việt Nam ở Hồ Chí Minh. Ảnh: AP.
Sân golf phản ánh xung đột hiếm hoi giữa lợi ích quân đội và công chúng.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sân bay bận rộn nhất của Việt Nam, từng là cửa ngõ chính cho hàng ngàn lính Mỹ ra vào trong cuộc chiến tranh Việt Nam, bây giờ là tâm điểm của một cuộc tranh cãi ngấm ngầm liên quan đến quyền lực thương mại của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ Chí Minh, các lãnh đạo hàng đầu trong Đảng Cộng sản đã đề xuất xây dựng một sân bay trị giá cao ngất ngưởng, 15,8 tỷ đô la cách đó 40 km. Nhưng một số cư dân thành phố và các chuyên gia hàng không nói rằng sẽ tốt hơn nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất ra bằng những mảnh đất trống kề bên nằm dưới sự quản lý của quân đội. Họ tự hỏi tại sao phần đất này lại đang được sử dụng cho một sân golf mới.

Sử dụng đất liền kề cho sân golf là "không hợp lý", ông Lê Trọng Sanh, cựu trưởng bộ phận quản lý bay của sân bay cho biết. "Chúng ta nên lấy lại mảnh đất này."

Các cuộc tranh luận làm sáng tỏ một điều hiếm ở Việt Nam: Sự xuất hiện xung đột giữa các lợi ích tài chính đáng kể của quân đội và lợi ích của công chúng.

Quân đội Nhân dân Việt Nam - vào thứ 5 tới kỷ niệm 40 năm ngày đánh bại người Mỹ - trong nhiều thập niên là một đội quân thiếu thốn trang bị nhưng rất ngoan cường, đánh bật cả Pháp và Trung Quốc trong trong thế kỷ qua. Kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam, nó đã bổ sung thêm vào danh mục quản lý của mình hàng loạt các doanh nghiệp và công ty con ở nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, dịch vụ sân bay, đóng tàu, sản xuất hàng may mặc và các ngành khác. Hai trong số những doanh nghiệp quân đội nổi tiếng nhất là nhà cung cấp dịch vụ di động Viettel và Ngân hàng Quân đội.

Theo ước tính của chính phủ, doanh nghiệp quân đội có lợi nhuận trên 46 tỷ đồng trước thuế trong năm 2014. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng các doanh nghiệp hoạt động ở mức độ nào ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản, và phạm vi chính xác của các giao dịch thương mại của họ là không rõ.

Quân đội từ chối một yêu cầu cho một cuộc phỏng vấn và không trả lời câu hỏi gửi qua email về các hoạt động thương mại của nó được gửi bởi các phóng viên.

Nhiều quân đội trên thế giới quản lý các doanh nghiệp kinh doanh, và khu vực Đông Nam Á cũng không ngoại lệ. Andrew Wood, người đứng đầu bộ phận phân tích rủi ro các quốc gia Châu Á của BMI Research, một công ty tư vấn quốc tế, cho biết các doanh nghiệp quân đội đóng một vai trò nhỏ trong nền kinh tế nội địa của Việt Nam nếu so với quân đội của Myanmar, nhưng lớn hơn so với quân đội Trung Quốc và Indonesia.

Viettel đạt gần 2 tỷ USD lợi nhuận trước thuế năm ngoái, hay 85 phần trăm của tất cả các lợi nhuận trên báo cáo của các doanh nghiệp quân sự, tờ báo Zing News của nhà nước dẫn lời Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng, cho biết trong tháng Giêng. Viettel cũng đã mở rộng đến chín thị trường trên khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

Nhiều người Việt Nam thấy các công ty trực thuộc quân đội làm ăn đứng đắn và có đạo đức hơn là các tổ chức khác của chính phủ, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Các vụ bê bối tài chính xảy ra khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng hiếm khi liên quan đến các nhân viên quân sự.
"Ngân hàng này thuộc về quân đội, do đó mọi người tin tưởng nó hơn" so với các ngân hàng khác của Việt Nam, ông Võ Văn Tâm, một nhà phát triển bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong một buổi chiều gần đây tại một chi nhánh của ngân hàng. Tâm cho biết, ông đã có một thuê bao điện thoại di động Viettel cho cùng một lý do.

Ngành ngân hàng của Việt Nam có một số mức độ cao nhất của nợ xấu của châu Á. Nhưng Ngân hàng Quân đội là một trong doanh nghiệp làm ăn tốt nhất trong ngành và dường như là một người quản lý tương đối bảo thủ của các khoản vay không hiệu quả, ông Peter Sorensen, giám đốc quản lý tại ABB Merchant Banking, một công ty tư vấn tại Hà Nội, nói.

Việt Nam là một trong 12 quốc gia trong Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một nhóm thương mại tự do Mỹ dẫn đầu hiện đang được đàm phán. Các quan chức Mỹ đã nói rằng TPP có thể sẽ bao gồm các quy định nhằm đẩy lực lượng doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch hơn.

Sorensen nói, về lâu về dài, các doanh nghiệp quân sự có thể cảm thấy áp lực từ thỏa thuận TPP và các thỏa thuận khác mà Việt Nam đang đàm phán trong năm nay. Nhưng ông không cho rằng sẽ có bất kỳ tác động cụ thể nào sẽ diễn ra trong ngắn hạn.

Năm 2007, Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản, ra lệnh cho 140 công ty thuộc quân đội thoái vốn từ các thành phần mà không liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia. Con số này giảm xuống còn 98 trong vòng hai năm, theo một phân tích công khai do BMI Research thực hiện. Nhưng ngoài ra chẳng có mấy kết quả thực sự, ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Úc đã nghiên cứu quân đội từ những năm 1980, chia sẻ.

"Qua thời gian chính phủ cố gắng đẩy quân đội ra khỏi các hoạt động thương mại thuần túy," ông nói. "Nhưng có vẻ như động lực thúc đẩy này không còn nữa."

Lê Thị Thanh Hòa, người bán chim trên đường bên cạnh các sân golf mới tiếp giáp với sân bay, cho biết quân đội là người cho bà, cũng như hàng chục người khác trong khu vực, thuê địa điểm.

"Kinh doanh với quân đội rất tốt vì giá cả ổn định", bà nói thêm rằng bà đã thanh toán giá như thế - 30 triệu đồng cho mỗi tháng - trong khoảng năm năm. "Quân đội là rất mạnh, và nó kiểm soát toàn bộ khu vực này."

Sân golf Tân Sơn Nhất chỉ cách đó khoảng nửa cây số, ở phía bên kia của một trạm kiểm soát an ninh. Tiêu điểm của nó là một câu lạc bộ, Him Lam Palace, một tòa nhà nguy nga với sàn đá cẩm thạch và và đèn chùm mạ vàng tám tầng treo trong sảnh.

Vào một buổi chiều trong tuần gần đây, công nhân đã cài đặt ánh sáng và cẩu các cây cọ vào sân golf trong lúc một đám golf thủ đang thử vận may trên sân. Máy bay ầm ầm cất cánh cứ mỗi vài phút trên đường băng gần đó.

Him Lam, một công ty tư nhân với logo đặt trên tòa nhà câu lạc bộ trong sân golf, có một số lượng "đáng kể" các hợp đồng với Bộ Quốc Phòng và tham gia vào một vài dự án cỡ lớn liên quan đến bất động sản thuộc quản lý của quân đội, một nhà ngoại giao Mỹ đã viết vào năm 2006, theo một bức điện thư từ Đại sứ quán Hoa Kỳ rò rỉ bởi WikiLeaks. Bức điện thư cho biết Dương Công Minh, người hiện là chủ tịch hội đồng quản trị Him Lam, nói với nhà ngoại giao này rằng tiền thuê đất và tài sản là một trong những nguồn doanh thu chính "ngoài ngân sách" của Bộ Quốc Phòng.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đón 20 triệu hành khách một năm và dự đoán sẽ đạt tới công suất tối đa 25 triệu khách vào năm 2017. Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải của Việt Nam, ông Đinh La Thăng, đã nói rằng xây dựng một sân bay mới là lựa chọn khả thi duy nhất của Việt Nam, bởi vì mở rộng Tân Sơn Nhất sẽ làm tăng lưu lượng giao thông, ô nhiễm và rủi ro tai nạn hàng không trong khi cần giải tỏa đến 140 ngàn gia đình sống trên 541 hecta quanh sân bay.

Nhưng Sanh, một cựu quản lý chuyến bay của sân bay Tân Sơn Nhất, nói rằng xây dựng một đường băng và một nhà ga và một số chỗ đậu xe bên cạnh sẽ đẩy số lượng hành khách lên 45 triệu một năm. Ông nói thêm rằng giá của một sân bay mới - gần một phần mười của tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (184 tỷ đô la) - sẽ là một khoản đầu tư tài chính quá lớn.

Năm ngoái, ông và một phi công quân sự đã nghỉ hưu, Mai Trọng Tuấn, đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ vấn đề này. Họ vẫn đang chờ đợi hồi âm.
     
Visitors have their photos taken near a tank used by the U.S. Army during the Vietnam War at the War Remnants Museum in Ho Chi Minh City on Wednesday, ahead of 40th anniversary celebrations Thursday of the end of the conflict. | AP
Golf course reflects rare conflict between powerful military and public's interest

HO, CHI MINH CITY – Vietnam’s busiest airport, once a major gateway for thousands of U.S. troops headed for battle, is now the scene of a slow-burning controversy linked to the commercial clout of the country’s powerful military.

To alleviate congestion at Ho Chi Minh City’s Tan Son Nhat International Airport, top officials in the ruling Communist Party have proposed building an airport costing a whopping $15.8 billion about 40 km (25 miles) away. But some city residents and aviation experts say it makes more sense for the airport to simply expand onto some adjacent land managed by the army. They wonder why the property is being used for a new golf course.

Using the adjacent land for golf is “irrational,” said Le Trong Sanh, former head of the airport’s flight management department. “We should take back the course.”

The debate sheds light on a rarity in Vietnam: The appearance of conflict between the army’s considerable financial interests and the public’s interests.

The Vietnam People’s Army — which on Thursday celebrated its 40th anniversary of defeating the Americans — was for decades a ragtag but tenacious military that also fended off France and China in the last century. Since the Vietnam War, it has added to its portfolio a dizzying array of enterprises and subsidiaries that span construction, airport services, shipbuilding, garment manufacturing and other sectors. Two of the best-known are cellphone operator Viettel and Military Bank.

According to government estimates, military enterprises had a before-tax profit of 46 trillion dong ($2.14 billion) in 2014. But analysts say the enterprises operate to some degree outside the Communist Party’s control, and that the exact scope of their commercial dealings is unknown.

The army declined a request for an interview and did not respond to emailed questions about its commercial activities sent by reporters.

Many armies around the world have corporate portfolios, and Southeast Asia’s are no exception. Andrew Wood, the head of Asia country risk analysis for BMI Research, an international consultancy, said army enterprises play a smaller role in Vietnam’s domestic economy than they do in military-dominated Myanmar, but a larger one than such enterprises play in China and Indonesia.

Viettel earned nearly $2 billion in pre-tax profits last year, or 85 percent of all profits reported by military enterprises, the state-run Zing News quoted the company’s general director, Nguyen Manh Hung, as saying in January. Viettel has also expanded to nine markets across Asia, Africa and Latin America.

Many Vietnamese see military-linked companies as having more integrity than other government institutions, particularly state-owned enterprises. Financial scandals are common in Vietnam, but they rarely involve military personnel.

“This bank belongs to the military, so people trust it more” than other Vietnamese banks, said Vo Van Tam, a Ho Chi Minh City real estate developer, one recent afternoon at a branch of the bank. Tam said he had a Viettel mobile phone subscription for the same reason.

Vietnam’s banking sector has some of Asia’s highest levels of bad debt. But Military Bank is among the sector’s best performers and appears to be a relatively conservative manager of nonperforming loans, said Peter Sorensen, managing director at ABB Merchant Banking, a Hanoi-based consulting firm.

Vietnam is one of 12 countries in the Trans-Pacific Partnership, a U.S.-led free trade group that is currently being negotiated. American officials have said the TPP would likely include provisions designed to force government-owned enterprises to be more transparent.

Sorensen said military enterprises may feel pressure in the long term from that and other trade deals Vietnam is negotiating this year. But he doubted whether any specific effects would be clear in the short term.

In 2007, the Communist Party’s powerful Central Committee ordered the military’s 140 declared companies to divest from sectors that were not directly related to national security. That number declined to 98 within two years, according to an analysis of public records by BMI Research. But otherwise there have been few tangible results, said Carl Thayer, a Vietnam expert in Australia who has studied the army since the 1980s.

“Over time the government tried to push the military out of purely commercial activities,” he said. “It looks like the impetus has died off.”

Le Thi Thanh Hoa, who sells birds on a road beside the new golf course adjacent to the airport, said the army is the landlord for her business and dozens of others in the area.

“Doing business with the army is good because its prices are stable,” she said, adding that she has paid the same rent — 30 million dong ($1,389) per month — for about five years. “The army’s very powerful, and it controls this whole area.”

The Tan Son Nhat Golf Course is about half a kilometer away, on the other side of a security checkpoint. Its focal point is its clubhouse, the Him Lam Palace, a palatial building with marbled floors and an eight-tiered, gold-plated chandelier in its lobby.

On a recent weekday afternoon, workers were installing lighting and hoisting palm trees on the course as a smattering of golfers tried their luck at the tees and putting greens. A plane thundered by every few minutes on the nearby runway.

Him Lam, the private company whose logo is on the course’s clubhouse, has “significant” Ministry of Defense contacts and participates in several large-scale projects on military-owned properties, an American diplomat wrote in 2006, according to a U.S. Embassy cable released by WikiLeaks. The cable said Duong Cong Minh, who is now Him Lam’s board chairman, told the diplomat that land and property rents are among the ministry’s primary sources of “off-budget” revenue.

The airport currently handles 20 million passengers a year and is projected to max out at its design capacity of 25 million by 2017. Vietnam’s transport minister, Dinh La Thang, has said building a new airport is the country’s only feasible option because expanding the airport would increase traffic, pollution and the potential for air accidents while requiring the relocation of 140,000 families that occupy 541 hectares (1,336 acres) of adjacent land.

But Sanh, the airport’s former flight manager, said building another runway and terminal and some parking lots next door could boost the capacity to 45 million passengers a year. He added that the price tag of a new airport — nearly a tenth of Vietnam’s $184 billion gross domestic product — would be too big a financial strain.

Last year he and a retired military pilot, Mai Trong Tuan, sent a letter to Prime Minister Nguyen Tan Dung outlining that position. They are still waiting to hear back.

Mike Ives
Nguyễn Công Huân lược dịch
Theo Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad