3.000 trẻ em bị buôn bán từ "đất nước Hồ Chí Minh" sang Anh làm nô lệ - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

3.000 trẻ em bị buôn bán từ "đất nước Hồ Chí Minh" sang Anh làm nô lệ


Số lượng các trang trại cần sa Việt Nam tại Anh đã tăng 150% trong hai năm qua. Minh họa: Matt Murphy cho tờ Observer. - The number of Vietnamese cannabis factories in the UK has grown by 150% in the last two years. Illustration: Matt Murphy for the Observer

     
Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa. Trong bài viết này chúng tôi nói về các băng nhóm đang nở rộ trên khắp nước Anh và những nỗ lực để giúp đỡ nạn nhân của họ.

Hiền mới 10 tuổi khi đến Anh. Em không biết nơi em đang ở đâu. Em chỉ biết rằng em đến đây để làm việc. Kể từ khi em bước ra khỏi thùng chiếc xe tải trở em vào Anh từ Calais (Pháp) cách đây bảy năm, em chỉ biết đến sự bóc lột và khổ đau. Em đã trở thành nô lệ bị giam trong nhà, bị điều tới các trang trại trồng cần sa, bị lạm dụng và bị đánh đập, và cuối cùng là bị truy tố và tống vào tù. Cuộc đời em là một chỗi những vụ khủng bố, biệt giam và đau đớn.

Câu chuyện của Hiền là không duy nhất. Em là một trong khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam bị buộc phải lao động ở Anh, để đem lại lợi ích tài chính cho các băng nhóm tội phạm vận hành các trang trại sản xuất cần sa, các trung tâm sơn móng tay, các nhà máy may mặc, nhà thổ và nhà riêng. Nếu tính chi phí để vận chuyển một em vào Anh là 25.000 bảng, thì đám trẻ em này nợ những kẻ buôn người tầm 75 triệu bảng Anh.

Nước Anh đang dần dần ý thức được vấn nạn sử dụng nô lệ người Việt vào lĩnh vực buôn bán cần sa đang bùng nổ trong nước, tuy nhiên theo các chuyên gia buôn bán trẻ em thì chính quyền Anh đã không thể theo kịp với tốc độ mà các băng nhóm tội phạm Việt Nam có trụ sở tại Anh đang tuyển dụng và khai thác trẻ em cho các lĩnh vực tội phạm khác như buôn lậu vũ khí, sản xuất ma túy đá và các nhà thổ.

"Theo tính toán của chúng tôi có khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam tại Anh đang bị các băng nhóm tội phạm lợi dụng vì mục đích lợi nhuận," Philip Ishola, cựu cục trưởng Cục chống buôn người của Anh, cho biết.

"Cảnh sát và các cơ quan chức năng nhận thức được rằng trẻ em bị buôn bán đang bị buộc phải làm việc trong các trang trại cần sa nhưng điều này thực sự chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Thường thì cùng một em bé đó sẽ được khai thác không chỉ ở một trang trại cần sa, mà theo vô vàn cách khác nhau. Điều này đang xảy ra ngay dưới mũi của chúng ta và chúng ta đã làm không đủ để ngăn chặn nó. "

Cảnh sát thừa nhận rằng họ đang đau đầu với tốc độ các băng nhóm tội phạm người Việt đa dạng hóa và mở rộng các hoạt động của họ trên khắp nước Anh và vào Scotland và Bắc Ireland.

Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ.

Những người đàn ông trong nhà đánh đập và buộc em phải uống rượu cho đến khi em bị ốm. Còn những điều [tồi tệ] khác xảy ra với em mà đến nay em vẫn không thể kể lại. Em không bao giờ được phép ra khỏi nhà và người ta nói với em rằng nếu em cố gắng chạy trốn, cảnh sát sẽ bắt giữ em và đưa em vào tù.

Trong suốt thời gian trong ngôi nhà đó, Hiền cho biết, nhiều trẻ em Việt Nam khác đã được đưa tới. Chúng nói với Hiền rằng chúng được đưa tới đây để lao động và trả những món nợ cho gia đình ở quê nhà. Chúng sẽ ở đó một vài ngày và rồi được đưa đi, và Hiền không bao giờ gặp lại chúng. Hiền đã trở thành vô gia cư sau khi "chú" của mình bỏ rơi em. Hiền ngủ ngoài công viên và nhặt đồ ăn từ thùng rác. Em cuối cùng được một cặp vợ chồng người Việt đón nhận, những người này cho em chỗ ở nhưng bắt em phải làm việc trong các trang trại trồng cần sa – là những căn hộ ở Manchester và ở Scotland.

Trong lời khai với cảnh sát, Hiền nói rằng em vẫn không hiểu chính xác loại cây em trồng là cây gì, mặc dù em hiểu rằng nó rất có giá trị. Em chăm sóc đám cây, sử dụng thuốc trừ sâu khiến em bị ốm, và chỉ rời căn hộ khi em giúp chuyển các cây cần sa này tới nơi khác để sấy khô. Em bị khóa trong nhà, bị đe dọa, bị đánh đập và bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

"Tôi không bao giờ được trả tiền để làm việc đó", em nói. "Tôi đã không ở lại đó vì tiền mà vì tôi sợ và tôi hy vọng toàn bộ điều này sẽ sớm kết thúc."

Khi cảnh sát đến, họ tìm thấy Hiền một mình với đám cây cần sa. Em kể câu chuyện của mình cho cảnh sát, nhưng vẫn bị gửi đến trại dành cho tội phạm trẻ tuổi ở Scotland, nơi em trải qua 10 tháng tạm giam, bị buộc tội trồng cần sa. Em chỉ được thả sau khi có sự can thiệp của một công tố viên hoàng gia dẫn đến việc em được xác định là nạn nhân của nạn buôn người.

Trẻ em Việt như Hiền là mồi ngon cho các băng nhóm buôn bán ngày càng tinh vi hoạt động giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Theo ước tính, trẻ em chiếm gần một phần tư trong số khoảng 13.000 người bị buôn bán sang Anh mỗi năm, và trẻ em Việt Nam là nhóm lớn nhất của trẻ em bị buôn bán sang Anh. Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm ước tính rằng có 30 trẻ em Việt Nam đến Anh bất hợp pháp mỗi tháng, trên các tuyến đường buôn lậu nổi tiếng.

"Trẻ em là một tài sản ngày càng có giá trị cho các băng nhóm tội phạm, vì họ dễ dàng kiểm soát, dễ đe doạ và khai thác, và dễ dàng để giữ cô lập và không ý thức được những gì đang thực sự xảy ra xung quanh họ, mà làm cho nó ít có khả năng để họ có thể tiết lộ bất cứ điều gì hữu dụng cho cảnh sát," Ishola nói.

Khi nói đến trẻ em Việt Nam, ông nói, cái văn hóa coi một đứa trẻ như "quả trứng vàng", bị gửi ra làm việc ở nước ngoài và nuôi sống gia đình ở nhà, vẫn còn tồn tại. Lối suy nghĩ này được khai thác bởi các băng nhóm, chúng đã lừa dối gia đình rằng có công việc hợp pháp tại Anh cho trẻ em của họ.

"Trong suốt cuộc hành trình của họ đến Vương quốc Anh, những kẻ buôn người tiếp tục đòi trẻ mỗi ngày một nhiều tiền hơn, và khi đến nơi, áp lực trả nợ khổng lồ này là một yếu tố quan trọng khiến trẻ phải chấp nhận lao động cưỡng bức," ông nói. "Ngay khi vào tới nước Anh, trẻ đã phải đối mặt với các hoạt động tội phạm có tổ chức cao, với các phương thức kiểm soát từ hành hạ thân thể tàn bạo cho tới áp lực nợ nần. Trước khi họ đến nơi, những cái bẫy đã được dựng sẵn cho họ. "

Các thành viên của cộng đồng người Việt ở London nói với Observer rằng họ đã nhìn thấy sự gia tăng kinh khủng số lượng trẻ em bị buôn bán bởi các băng nhóm tội phạm hoạt động trên các vùng ngoại vi của cộng đồng của họ trong những năm gần đây. "Một số các trẻ em và nạn nhân đã nói với tôi rằng họ phải tốn 25.000 bảng Anh để đến được Vương quốc Anh," một lãnh đạo cộng đồng người Việt tại London, không muốn bị nêu danh, cho biết. "Họ đến với một món nợ và họ không được phép ra đi cho tới khi món nợ đó được trả. Đó là chế độ nô lệ và bóc lột. "

Giống như Hiền, nhiều người trong số các em cuối cùng rơi vào làm việc tại các trang trại cần sa. Sự liên kết giữa buôn bán trẻ em và công nghiệp trồng cần sa trong nước Anh ngày càng tăng, với trẻ em Việt Nam là nhóm nguy cơ chính. Theo một báo cáo năm 2014 của tổ chức phi chính phủ Chống Nô Lệ Quốc Tế, hầu hết các nạn nhân của nạn buôn người có liên quan đến cần sa là người Việt, và trong đó hơn 80% là trẻ em. Nhiều trẻ em đã bị truy tố theo luật pháp Anh, bất chấp nhiều người trong số đó được xác định là nạn nhân tiềm năng của nạn buôn người. Điều này đã dẫn đến trẻ em Việt Nam trở thành nhóm dân tộc lớn thứ hai bị giam giữ tại các các trung tâm giam giữ thanh thiếu niên trên khắp nước Anh.

Băng nhóm Việt Nam có lịch sử thống trị thị trường buôn bán cần sa có giá trị 1 tỷ bảng Anh, và là nguồn gốc chính của sự phát triển cần sa tự trồng trong nước Anh, tăng từ 15% trong năm 2005 lên con số 90% vào thời điểm hiện tại. Trong khi lĩnh vực buôn bán này vẫn đem lại lợi nhuận khổng lồ - con số trang trại trồng cần sa ở Anh đã tăng 150% trong hai năm qua – thì quyền lực của họ đang suy yếu dần do lực lượng thực thi pháp luật mạnh tay hơn và do sự cạnh tranh của các băng nhóm trồng cần sa gốc Anh. Bây giờ họ đang tìm kiếm những cách thức mới và hiệu quả hơn trong kinh doanh.

"Xét về mặt thực thi pháp luật, tôi nghĩ rằng chúng tôi khoảng chậm hơn họ khoảng hai năm," ông Daniel Silverstone cho biết. Ông là một nhà tội phạm học tại trường đại học London Metropolitan, người đã từng viết nhiều về các băng nhóm Việt ở Anh.

"Bọn buôn người đã thay đổi cách làm việc của họ trong những năm gần đây do có sự chú ý và sự can thiệp của pháp luật. Một vài năm trước đây họ chú trọng tuyệt đối vào các trang trại cần sa, nhưng gần đây lợi ích kinh doanh của họ đã trở nên đa dạng hơn nhiều. Vì vậy, chúng ta đang thấy một sự mở rộng sang Scotland và Bắc Ireland, việc sử dụng các trung tâm chăm sóc móng tay làm chỗ tiêu thụ lao động cưỡng bức và rửa tiền, và chuyển sang các chất kích thích khác như ma túy đá". Điều này có nghĩa là trẻ em, là một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh của băng nhóm tội phậm, bây giờ cũng được chuyển sang khu vực khác để khai thác. "Khi mà khả năng thống trị thị trường cần sa của người Việt bị giảm sút một chút, họ đang tìm kiếm để tối đa hóa lợi nhuận của họ từ các trẻ em trong bất cứ cách nào họ có thể," ông nói thêm.

Cảnh sát thành phố nói rằng bây giờ họ đã biết nhiều hơn về mức độ phức tạp khi giải quyết vấn đề buôn bán trẻ em ở Anh, nhưng bản chất khép kín của cộng đồng người Việt đã làm cho mọi việc khó khăn. "Điều liên tục gây khó dễ cho chúng tôi là làm sao xâm nhập vào cộng đồng này," Phil Brewer, người đứng đầu một đơn vị chống buôn bán người và bắt cóc mới thành lập, cho biết. "Chúng tôi thường chỉ biết đến một đứa trẻ nào đó khi chúng tôi thực hiện một vụ đột kích và bắt được ai đó trong trang trại cần sa, hoặc trong trung tâm làm móng tay, nhưng thường thì người này đã trả qua rất nhiều hình thức bóc lột trước khi chúng tôi cứu được họ."

Parosha Chandran, một luật sư nhân quyền hàng đầu và chuyên gia của Liên Hợp Quốc về buôn người, đã đại diện cho trẻ em Việt Nam bị buộc tội trồng cần sa. Các em nhỏ này đã trải qua nhiều tình huống buôn người khác nhau trước khi được chuyển vào trang trại cần sa.

"Trẻ em Việt bị buôn bán hiếm khi chỉ đối mặt chỉ là một loại lao động cưỡng bức," cô nói. "Tôi đã theo đuổi những vụ việc mà trẻ em đã phải chịu hàng loạt các hình thức bóc lột khác nhau. Ví dụ trong một trường hợp của tôi, đứa trẻ bị buộc phải trông nom nhà cửa của người chủ, chăm sóc cho con cái của họ, khi còn rất ít tuổi, và rồi em phải làm việc ở tiệm làm móng, rồi chuyển tới nơi khác nơi em bị bắt phải


  Những kẻ buôn người có thể đối mặt với án tù chung thân dưới đạo luật nô lệ mới rất cứng rắn của Anh.
Trong tháng Ba Anh thông qua đạo luật Nô Lệ Thời Hiện Đại đầu tiên của mình, được thiết kế để tăng mức án dành cho những kẻ buôn bán người và cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại ở Anh. Tuy nhiên, Chandran nói rằng trẻ em Việt Nam tiếp tục bị truy tố vì trồng cần sa trong khi những kẻ buôn bán các em vẫn được tự do.

"Đặt trọng tâm của đạo luật Nô Lệ Thời Hiện Đại vào việc truy tố là sai lầm và các quy định của nó không bảo vệ đầy đủ các quyền của trẻ em bị buôn bán," bà nói. "Là một quốc gia dân chủ, chúng ta cần phải tìm giải pháp lâu dài để đảm bảo các em được bảo vệ khỏi tác hại cho quãng đời còn lại của các em."

Tại một chỗ ở an toàn cho các nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em, do tổ chức từ thiện Love146 thực hiện, bà Lynne Chitty, giám đốc ở Anh, nói rằng cô đã giúp vào khoản 40 tới 50 trẻ em Việt Nam cố gắng xây dựng lại cuộc sống của họ sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ.

"Chúng tôi đã thấy trẻ em bắt đầu được bóc lột theo nhiều cách, để tối đa hóa lợi nhuận có được từ chúng," bà nói. "Chúng tôi gần đây đã có một khách hàng: em phải sống trong tình trạng nô lệ tại gia, bị buộc phải làm việc trong một quán làm móng vào ban ngày và mỗi buổi chiều lại được đưa tới một nhà thổ và khai thác đó cả đêm."

Các phương pháp được sử dụng để thu hút trẻ em từ Việt Nam sang Anh cũng đang ngày càng trở nên tinh vi, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. "Trẻ em Việt Nam được đưa tới Anh, bởi người lớn người Việt, và bắt làm việc công việc trong nhà", Swat Pandi nói, người làm việc cho trung tâm tư vấn buôn bán trẻ em của NSPCC. "Đứa trẻ cảm thấy mắc nợ với người lớn vì họ đã cho nó thức an và nơi ở, và để đổi lại nó phải chăm sóc những cây cần sa. Những trẻ em bị tổn thương vì bị bỏ rơi, bị lạm dụng tình cảm, và trong sự vắng bóng của những yếu tố bảo vệ, đặc biệt rất dễ bị lạm dụng về thể xác và tình dục."

Bất chấp cam kết của chính phủ là sẽ chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, và sự thông qua đạo luật đầu tiên về nô lệ hiện đại ở Vương quốc Anh vào tháng Ba, Chitty nói rằng cô đã không nhìn thấy có nhiều thay đổi trong số lượng trẻ em Việt Nam sử dụng dịch vụ từ thiện của cô. "Mọi việc vẫn vậy", cô nói. "Chúng tôi vẫn đối mặt với vấn đề bảo vệ ngay lập tức và tìm những chốn thích hợp để an trí nạn nhân của buôn bán trẻ em. Và những thanh niên này vẫn bị kết tội bởi tòa án. "

Ngay cả khi trẻ đã được đưa ra khỏi vòng buôn bán và nhận sự chăm sóc của chính quyền địa phương, trẻ vẫn có khả năng quay trở lại dưới sự kiểm soát của những kẻ buôn người. Trong năm 2013, một báo cáo của một tổ chức tư vấn độc lập, Trung tâm Công lý Xã Hội, kết luận rằng 60% trẻ em bị buôn bán trong chăm sóc chính quyền địa phương bị mất tích, gần một phần ba trong số họ biến mất trong vòng một tuần khi đến. Hầu hết đều không bao giờ tìm thấy nữa. Có những báo cáo ngày càng tăng về trẻ em bị bán lại từ nhà nuôi dưỡng hoặc khi họ đã có được giấy tờ xin tị nạn.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta hiểu được toàn bộ hoạt động của các băng nhóm," thanh tra viên Cartwright nói. "Bất chấp những mong muốn tốt nhất của chúng ta, tôi nghĩ rằng chúng ta đã không cho họ thứ gì đủ tốt để thuyết phục họ ở lại. Rất nhiều trẻ quay lại vòng buôn bán nô lệ bởi vì chúng ta đã không cho họ được một giải pháp tốt hơn cái mà những kẻ buôn người cung cấp."

Hiền đang cố gắng để xây dựng lại cuộc sống của mình sau khi được tị nạn ở Scotland, nhưng đang gặp khó khăn để tìm thấy bình an sau nhiều năm chấn thương. "Tôi vẫn còn lo lắng rằng những kẻ buôn người có thể tìm thấy tôi và đến nhà tôi. Nhưng bây giờ tôi biết rằng tôi sẽ phải tìm kiếm sự giúp đỡ [từ cảnh sát]," em nói. "Tôi nghĩ rằng có công lý ở đây, nhưng tôi cũng ước rằng họ không giam giữ tôi trong tù trong thời gian lâu như vậy. Bằng cách kể lại chuyện cuộc đời mình, tôi muốn mọi người hiểu những gì tôi đã trải nghiệm ở đây. "

Báo cáo bổ sung của Neil Loughlin và Kieran Jones:

Những con số về Nô lệ Hiện đại

10.000

Bộ Nội Vụ ước tính có khoảng từ 10.000 tới 13.000 nạn nhân của chế độ nô lệ thời hiện đại tại Anh.

100

Ước tính cho thấy có thể có khoảng 100 trẻ em bị buôn bán vào Anh mỗi tuần. Trong các nhóm nữ giới được các cơ quan điều tra cho rằng có thể là nạn nhân của nạn buôn người, thì phụ nữ Albania và Nigeria chiếm số đông nhất, cả trẻ em lẫn người lớn. Người Việt Nam đứng đầu danh sách các nhóm nạn nhân đàn ông. Nếu chỉ tính trẻ em, thì trẻ em người Anh là nhóm nạn nhân lớn nhất, trong khi trẻ em Việt Nam đứng đầu các sắc tộc khác bị bóc lột tại Anh.

34%

Cơ quan Tội phạm Quốc gia đã báo cáo số lượng nạn nhân tiềm năng của nạn buôn người đã tăng 34% trong năm 2014 so với một năm trước đó. Người lớn chủ yếu là nạn nhân của lạm dụng tình dục, trong khi trẻ vị thành niên bị bóc lột lao động.

51%

Hiệp hội Quốc gia phòng chống đối xử tàn ác đối với trẻ em (NSPCC) nói rằng 51% số trẻ em được đưa tới các trung tâm tư vấn chống buôn bán trẻ em của mình đã bị báo cáo mất tích vào một thời điểm nào đó.

96%

Tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế nói rằng các nạn nhân tiềm năng buôn người bị bắt buộc phải trồng cần sa, 96% là từ Việt Nam và 81% trong số đó là trẻ em.

25%

Gần 25% của tất cả các nạn nhân của nạn buôn người là trẻ em.

30,000 bảng Anh

Các cơ quan chức năng báo cáo rằng nạn nhân được bán – cùng với khoản nợ của họ - với giá cao tới 30.000 bảng Anh, cho những kẻ buôn người khác để bóc lột, bao gồm cả buôn bán tình dục, nô lệ tại gia và trồng cần sa.

58%

Trong số trẻ em bị buôn bán người đã biến mất, NSPCC báo cáo tại một buổi tường trình trước quốc hội năm 2012 rằng 58% đã bị bóc lột trong các hoạt động tội phạm và trồng cần sa.
     
Hien was 10 when he arrived in Britain. He did not know where he was or where he had been. He knew only that he was here to work. Since he emerged from the back of a lorry after crossing from Calais seven years ago, his experience has been one of exploitation and misery. He has been a domestic slave, been trafficked into cannabis factories, been abused and beaten and was eventually prosecuted and sent to prison. It has been a life of terror, isolation and pain.

Hien’s story is not unique. He is one of an estimated 3,000 Vietnamese children in forced labour in the UK, used for financial gain by criminal gangs running cannabis factories, nail bars, garment factories, brothels and private homes. Charged up to £25,000 for their passage to the UK, these children collectively owe their traffickers almost £75m.

While there is growing awareness of the use of trafficked Vietnamese people in the booming domestic cannabis trade, child trafficking experts are now warning that the British authorities are unable to keep up with the speed at which UK-based Vietnamese gangs are recruiting and exploiting children for use in other criminal enterprises such as gun-smuggling, crystal meth production and prostitution rings.

“By our calculations there are around 3,000 Vietnamese children in the UK who are being used for profit by criminal gangs,” says Philip Ishola, former head of the UK’s Counter Human Trafficking Bureau.

“The police and the authorities are now aware that trafficked children are being forced to work in cannabis farms but this is really only the tip of the iceberg. Often the same child will be exploited not just in a cannabis farm but also in myriad different ways. This is happening right under our noses and not enough is being done to stop it.”

Police admit that they are struggling with the speed at which Vietnamese criminal gangs are diversifying and expanding their activities across the England and into Scotland and Northern Ireland. “Right now we are just fighting in the trenches, fighting in the nail bars,” said detective inspector Steven Cartwright, who heads Police Scotland’s human trafficking unit. “It is vital that we that we understand new methods being deployed by the gangs because we need to stop demand at one end or limit their ability to make money at the other.”

Hien’s journey to the UK started when he was taken from his village at the age of five by someone who claimed to be his uncle. As an orphan, he had no option but to do as he was told. He spent five years travelling overland, completely unaware which countries he was going through, from Vietnam before being smuggled across the Channel and taken to a house in London. Here he spent the next three years trapped in domestic servitude, cooking and cleaning for groups of Vietnamese people who would come in and out of the property where he was held.

The men in the house beat him and forced him to drink alcohol until he was sick. Other things happened to him that he still cannot talk about. He was never allowed out of the house and was told that if he tried to escape, the police would arrest him and take him to prison.

During his time in that house, Hien says, many other Vietnamese children were brought in. They told him that they were here to work and to pay off debts for their families back home. They would stay for a few days and then be taken away, and Hien never saw them again. He became homeless after his “uncle” abandoned him. He slept in parks and ate out of bins. He was eventually picked up by a Vietnamese couple, who offered him a place to stay but then forced him to work in cannabis farms in flats in first Manchester and then Scotland.

In his testimony to police, he says he still does not understand exactly what the plants were, although he understands now that they are worth a lot of money. He looked after the plants, using pesticides that made him ill, and only left the flat when he helped transport the leaves to be dried elsewhere. He was locked in, threatened, beaten and completely isolated from the outside world.

“I was never paid any money for working there,” he says. “I did not stay there for money but because I was afraid and I hoped the whole thing would end soon.”

When the police came, they found Hien alone with the plants. He told his story to the police, but was still sent to young offenders’ institution in Scotland, where he spent 10 months on remand, charged with cannabis cultivation. He was released only after the intervention of a crown prosecutor led to him being identified as a victim of trafficking.

Vietnamese children such as Hien are easy pickings for the increasingly sophisticated trafficking gangs operating between the UK and Vietnam. Children make up nearly a quarter of the estimated 13,000 people trafficked into the UK every year, and Vietnamese children are the largest group of children trafficked to the UK. The United Nations Office on Drugs and Crime estimates that 30 Vietnamese children arrive illegally in the UK every month, on well-established smuggling routes.

“Children are an increasingly valuable assets to criminal gangs because they are easy to get hold of, easily intimidated and exploited, and easy to keep isolated and unaware of what is really happening around them, which makes it far less likely for them to be able to disclose anything of use to the police,” says Ishola.

When it comes to Vietnamese children, he says, the culture of seeing a child as the “golden egg”, who will be sent to work abroad and provide for their families still prevails. This attitude is exploited by gangs, who deceive families into believing that there is legitimate work in Britain for their children.

“During their journey to the UK, the traffickers keep charging the children more and more money, and by the time they arrive, the pressure to pay back this enormous debt is a key factor in their vulnerability to ending up trapped in forced labour,” he says. “Upon arrival the children are faced with a highly organised system of criminal activity, with methods of control ranging from extreme physical brutality to debt bondage. Before they even arrive, that trap is set for them.”

Members of the Vietnamese diaspora in London told the Observer that they had seen an explosion in child trafficking by criminal gangs operating on the peripheries of their communities in recent years. “Some of these children and victims have told me that it cost them £25,000 to get to the UK,” said one Vietnamese community leader in London, who did not want to be named. “They come with a debt and they are not allowed to leave until the debt is paid. That is slavery and exploitation.”

video

Like Hien, many of the children end up working on cannabis farms. The link between child trafficking and the UK’s domestic cannabis industry has been increasing, with Vietnamese children the main group at risk. According to a 2014 report by the NGO AntiSlavery International, almost all potential victims of trafficking linked to cannabis are Vietnamese, and more than 80% are children. Many of these children are subsequently prosecuted by the UK justice system, despite many being identified as potential victims of trafficking. This has led to Vietnamese children becoming the second-largest ethnic group held in youth detention centres across the UK.

Vietnamese gangs have historically dominated the UK’s £1bn cannabis trade and have been instrumental in the proportion of domestically grown cannabis in Britain rising from 15% in 2005 to about 90% now. While the trade remains enormously profitable – the number of Vietnamese cannabis factories in the UK has grown by 150% in the past two years – their grip has been weakened thanks to increased law enforcement and under competition from British growers. Now they are finding new and more efficient ways of doing business.

“In terms of law enforcement, I think we’re about two years behind the curve,” says Daniel Silverstone, a criminologist at London Metropolitan University who has written extensively on Vietnamese gangs in the UK.

“Traffickers have changed their modus operandi in recent years in direct response to the attention and interventions of law enforcement. A few years ago it was almost exclusively cannabis farms, but their business interests have now become much more diverse. So we’re seeing an expansion into Scotland and Northern Ireland, the use of nail bars for forced labour and money laundering, and moves into drugs like crystal meth.” This means that children, who are an integral part of the gangs’ business operations, are also now being moved into other areas of exploitation. “As their grip on the domestic cannabis trade slips a little, they are looking to maximise their profits from these children in whatever way they can,” he adds.

The Metropolitan police say that there is now much more awareness of the complexity of tackling the UK’s child trafficking problem but that the closed nature of the Vietnamese community has made things difficult. “What has persistently been a challenge for us is making inroads into this community,” says Phil Brewer, who heads its new human trafficking and kidnap unit. “We usually only find out about a child when we make a raid and find someone in a cannabis factory or nail bar, but often this person has been through multiple forms of exploitation before we reach them.”

Parosha Chandran, a leading human rights barrister and UN expert on trafficking, has represented Vietnamese children charged with cannabis cultivation who have gone through many different trafficking situations before being moved into cannabis farms.

“Trafficked Vietnamese children have rarely faced just one type of forced labour,” she says. “I’ve come across cases where young people have been subjected to a spectrum of exploitative practices. In one of my cases, for example, the child was forced to look after people’s homes and care for their children, when he was just a child himself, then he was taken to work cleaning a nail bar, then moved to another place where he was forced to sew labels on to clothing – and all of this happened before he even arrived in the cannabis factory.”

In March the UK passed its first Modern Slavery Bill, designed to increase the prosecution of traffickers and give better protection to victims of modern slavery in the UK. However, Chandran says that Vietnamese children continue to be prosecuted for cannabis cultivation while their traffickers remain free.

“The Modern Slavery Act’s central focus on prosecution is misguided and its provisions fail to fully protect the rights of trafficked children,” she says. “We as a democratic country need to find durable solutions to ensure these children remain protected from harm for the rest of their lives.”

At safe accommodation for child trafficking victims run by the charity Love146, Lynne Chitty, its UK care director, says that she has helped between 40 and 50 Vietnamese children try to rebuild their lives after trafficking experiences.

“We have seen children starting to be exploited in multiple ways, to maximise the profit that can be gained from them,” she says. “We recently had a client who was in domestic servitude, forced to work in a nail bar during the day and every evening taken to a brothel and exploited there all night.”


  Human traffickers may face life sentence under Britain's tough new slavery bill
Methods used to lure children from Vietnam to the UK are also becoming increasingly sophisticated, including use of social media. “Vietnamese children are brought to the UK, taken in by Vietnamese adults and put to domestic work,” says Swat Pandi, from the NSPCC’s child trafficking advice centre. “The child feels indebted to the adults for food and shelter and is told they need to return the favour by looking after cannabis plants. These children suffer high levels of neglect, emotional abuse and, in the absence of any protective factors, are highly vulnerable to physical and sexual abuse.”

Despite the government’s pledge to end modern slavery and the UK’s first modern slavery bill, passed in March, Chitty says she has seen no change in the numbers of Vietnamese children coming through her charity’s services. “It’s very much business as usual,” she says. “We still have a problem with immediate safeguarding and appropriate placements for trafficked children. And young people are still being criminalised by the courts.”

Even when a child has been taken out of trafficking and come under the care of a local authority, he or she is likely to return to the control of the traffickers. In 2013, a report by independent thinktank the Centre for Social Justice concluded that 60% of trafficked children in local authority care go missing, nearly a third of them within a week of arrival. Most are never found again. There are increasing reports of children being retrafficked from foster homes or when they have been given asylum status.

“I don’t think we understand the entire enterprise,” says detective inspector Cartwright. “Despite our best intentions I think we’re not offering them anything that would persuade them to stay. Many will get retrafficked because we didn’t offer them a better alternative to what the traffickers are providing.”

Hien is trying to rebuild his life after being given asylum in Scotland, but is struggling to find peace after years of trauma. “I still worry that the traffickers may find me and come to my house. But I know this time that I will ask for help,” he says. “I think they have justice here but I wish they hadn’t kept me in prison for so long. By telling my story, I want people to understand what I have experienced here.”

Additional reporting by Neil Loughlin and Kieran Jones

MODERN SLAVERY IN NUMBERS

10,000

The Home Office estimates that there are between 10,000 and 13,000 victims of modern-day slavery in the UK.

100

Estimates suggest that there could be 100 children trafficked every week into the UK. Albanian and Nigerian females, including adults, make up the largest groups being referred to agencies as potential victims, while Vietnamese people make up the largest number of males referred. British children make up the largest group of trafficked young people, while Vietnamese children are the largest number of foreign nationals exploited in the UK.

34%

The National Crime Agency has reported a 34% rise in potential trafficking victims in 2014 compared with a year earlier. Adults are predominantly victims of sexual exploitation, while minors are exploited for labour.

51%

The National Society for the Prevention of Cruelty to Children (NSPCC) says that 51% of all the young people referred to itschild trafficking advice centre from Vietnam have been reported missing at one time.

96%

Anti-Slavery International says that of the potential trafficking victims who were forced to cultivate cannabis, 96% were from Vietnam and 81% of those were children.

25%

Nearly 25% of all trafficking victims are children.

£30,000

Agencies report that victims are being sold on, along with their debt, for as much as £30,000, to other traffickers for multiple exploitation, including sex trafficking, domestic servitude and cannabis cultivation.

58%

Of the trafficked children who have disappeared, the NSPCC reported in its 2012 all-party parliamentary groupreport that 58% were being exploited for criminal activity and cannabis cultivation.

Annie Kelly và Mei-Ling McNamara
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Theo Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad