![]() |
Băng bắt trộm chó. |
Hình phạt interdicere aqua et igni đã được bãi bỏ vào thời kỳ đầu của Đế quốc La Mã, dưới thời Augustus trị vì, khi tố tụng hình sự được tổ chức lại. Nhưng outlaw vẫn tồn tại mãi đến cuối thời Trung Cổ, khi Đạo luật Bảo thân Habeas Corpus 1679 ra đời, và suýt bị khôi phục khi người ta muốn trừng phạt tội ác của Đức Quốc xã mà không cần xét xử.
Đã gần một nửa thiên niên kỷ kể từ khi xã hội văn minh hơn xóa bỏ outlaw, nhưng ở đâu đó bóng dáng của những kẻ bị nguyền rủa lại một lần nữa xuất hiện. Đã không ít kẻ bỏ mạng dưới những cú đòn tập thể của hàng chục, thậm chí hàng trăm người, chỉ vì, đôi khi bị cáo buộc, trộm chó.
Những kẻ phạm tội vẫn cần được pháp luật bảo vệ, cần được an toàn trước cơn phẫn nộ phi lý của những người là nạn nhân của họ. Chó có đáng thương không? Có. Thế còn con người?
Hôm qua, sau cái tin một con chó ở Đà Nẵng bị tên trộm chó (trộm chó chứ không phải cẩu tặc – cẩu tặc chưa chắc đã trộm chó) quay lại giết chết sau vài ngày nó trốn thoát về nhà, tôi đọc được lời “tuyệt đối ủng hộ án tử hình tập thể của quần chúng dành cho bọn người này” của một nhà văn, dịch giả nổi tiếng. Tôi bỏ theo dõi ông, tôi thấy sợ, tôi thấy ghê tởm.
Và trộm chó không phải những người duy nhất đang không được pháp luật bảo vệ. Ai bảo vệ người dân trước những đợt xả lũ trên trời rơi xuống, ai bảo vệ người dân trước những doanh nghiệp đang ngày đêm hì hục xả thải ra môi trường, ai bảo vệ người dân trước những gánh nặng kinh tế oằn lên từng quả dưa đỏ, ai bảo vệ người dân trước những dùi cui tự đập vào người, ai bảo vệ người dân khỏi những nhát dao chờ đêm khía vỏ những hàng cây xanh ngắt?
Để thấy, cần được bảo vệ trước hết, chính là những con người.
Nguyễn Huy Hoàng
Theo FB Nguyễn Huy Hoàng
(1) Adolf Berger, Encyclopedic Dictionary of Roman Law, p.507.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét