Nếu một cái cây bị đốn hạ trên mạng, liệu Đảng CSVN có nghe thấy không? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Nếu một cái cây bị đốn hạ trên mạng, liệu Đảng CSVN có nghe thấy không?



       
Các cây con đã bắt đầu mọc mầm trên một vài đường phố ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, vốn được biết là trồng rất nhiều cây. Những cây con này được trồng để thay thế cho ít nhất 500 cây cổ thụ đã bị chính quyền đốn hạ tháng trước mà không hề hỏi ý kiến người dân. Việc chặt hạ cây xanh này được xem là bước đầu tiên trong kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh của chính quyền thành phố. Chuyện này làm dấy lên sự phẫn nộ đến mức chỉ trong vòng 24 giờ đã có 20.000 người ủng hộ một chiến dịch trên Facebook, một số người cho rằng quan chức đã nhân cơ hội này để bán những cây gỗ quý. Ba ngày sau, vào ngày 19 tháng Ba, chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo đã lên tiếng về việc chặt hạ cây xanh. Sau đó ông đã đình chỉ công tác một số cán bộ và thành lập ủy ban điều tra, yêu cầu báo cáo kết quả trong vài ngày sau đó.

Những sự kiện mang tính bước ngoặt như thế này rất ít khi xảy ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc chặt cây là một trong những việc gây tranh cãi gần đây đã khiến chính quyền phải ngừng hành động vì một loạt các ý kiến phản đối trên mạng. Hồi năm ngoái, kế hoạch xây dựng cáp treo tại nơi được UNESCO công nhận là kỳ quan thế giới đã bị đình chỉ vì những chỉ trích trên Facebook. Vào tháng Một, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trước các thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản rằng “không thể” chặn mạng xã hội, và chính phủ nên cố gắng truyền tải các thông tin “chính thống” qua đó.

40 triệu người dùng Internet tại Việt Nam đang sống tại một trong những nước được nối mạng tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á. Khoảng 45% người dùng luôn trực tuyến (gần bằng tỉ lệ ở Trung Quốc). Trong khu vực này, chỉ Malaysia và Singapore là nước có tỉ lệ người truy cập mạng cao hơn. Việc sử dụng mạng xã hội đã tăng khoảng 40% chỉ trong năm ngoái, theo một ước tính.

Ở Việt Nam, việc kiểm soát Internet còn khá nhẹ tay. Ở Trung Quốc thì cả Twitter và Facebook đều bị chặn bởi cơ quan kiểm duyệt. Tại Việt Nam, mạng xã hội Twitter vẫn truy cập được dù không phổ biến cho lắm. Facebook là trang mạng được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, hơn cả công cụ tìm kiếm Google. Mọi cố gắng chặn mạng xã hội này đều không thường xuyên và khá nửa vời. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ở Việt Nam có tự do ngôn luận trên mạng. Đảng Cộng sản kiểm soát các ý kiến bất đồng bằng việc sử dụng các điều luật mơ hồ - gần đây đã được tăng cường – để bỏ tù những blogger và xử phạt những người phê phán trên mạng xã hội. Freedom House, một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, nói rằng Việt Nam là một trong mười nước xâm phạm quyền tự do internet tồi tệ nhất – tệ hơn cả Saudi nhưng tốt hơn Trung Quốc.

Việt Nam không có đủ tiền hay năng lực chuyên môn để xây dựng một hệ thống ngăn chặn truy cập mạng như hệ thống Vạn Lý Tường Lửa ở Trung Quốc. Các quan chức muốn khuyến khích sử dụng Internet vì họ hy vọng nó sẽ giúp phát huy tính sáng tạo và tăng trưởng kinh tế. Những đảng viên trong nội bộ đảng đang sử dụng những blog nặc danh và mạng xã hội khác để vận động hành lang cho lợi ích của chính họ - đặc biệt là những phe nhóm đang đấu đá nhau trước sự thay đổi các vị trí lãnh đạo được trông đợi vào năm sau.

Ông Đặng Hoàng Giang, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng, một tổ chức chuyên về tư vấn tại Hà Nội, cho biết gần đây quan chức Việt Nam “đã không còn coi mạng xã hội là điều gì đó xấu xa”. Nhưng ông Giang cũng không dám chắc rằng những phản hồi trước những chỉ trích trên mạng gần đây sẽ đánh dấu bước khởi đầu cho một xã hội cởi mở hơn về chính trị. Các chiến dịch được tổ chức rất lỏng lẻo, ông Giang giải thích, và sự thất bại trong việc bảo vệ cây xanh làm dấy lên xu hướng đáng lo ngại về việc các quan chức địa phương ngày càng trục lợi một cách trắng trợn.

Hơn nữa, Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam đang tiếp tục gia tăng sự kiểm duyệt bằng cách tung ra “thông tư” chi tiết về việc các nhà chức trách nên diễn giải những điều luật mơ hồ đó như thế nào. Một dự thảo trong số đó được đưa ra vào ngày 13 tháng Tư, yêu cầu các công ty mạng như Facebook và Google phải xóa toàn bộ những nội dung mà chính quyền không thích đồng thời phải giao nộp các thông tin về những người biểu tình. Theo tổ chức Phóng viên không Biên giới, có cơ quan giám sát đặt trụ sở tại Paris, đã có ít nhất 30 cư dân mạng bị bắt.

Hậu quả từ sự thất bại trong việc chặt cây đang trở nên cực kỳ quen thuộc. Các nhà báo tại Việt Nam bị buộc phải ngừng đưa tin. Các học giả tại Hà Nội, những người đầu tiên lên tiếng trước báo giới, đã bị ra lệnh phải giữ im lặng. Và một văn bản được một cơ quan của Đảng Cộng sản ban hành có cảnh báo “những kẻ xấu” đang lợi dụng việc chặt cây để “gây mất an ninh trật tự”. Rất nhiều an ninh mặc thường phục trà trộn vào những sự kiện được tổ chức bởi những người khởi xướng chiến dịch bảo vệ cây, bao gồm cả chiến dịch “Tree Hug” đã thu hút hàng trăm người tham gia.

Dương Ngọc Trà, một người yêu thiên nhiên đã giúp sức trong phong trào phản đối chặt cây, nói rằng cô không xem bản thân mình đang làm chính trị. “Chúng tôi chỉ muốn bày tỏ tình yêu cũng như mối quan tâm với Hà Nội,” cô cho biết. Tháng trước, cô Ngọc Trà đã gửi một bức thư kèm theo 22.000 chữ ký đến chính quyền thành phố. Tất nhiên, không có ai trả lời.
      
SAPLINGS have sprouted on several streets in Hanoi, Vietnam’s leafy capital. They are puny replacements for at least 500 grand old trees that were uprooted last month without public consultation. The clearance was supposed to be the first phase of a city-government project to replace 6,700 mature specimens. But it spawned outrage on Facebook in a campaign which gathered 20,000 supporters in 24 hours, some of whom speculated that officials were motivated by the chance of selling the valuable timber. Three days later, on March 19th, the city’s leader, Nguyen The Thao, put the cutting on hold. He later suspended scores of officials and commissioned an investigation, due to be completed in a few days.

Such U-turns are rare in one-party Vietnam. Yet the tree-felling controversy is among several recent cases in which online criticism has prompted back-pedalling by the government. Last year a plan to build a cable car near a UN-recognised world-heritage site was also stalled by Facebook critics. In January Nguyen Tan Dung, Vietnam’s prime minister, told senior members of the Communist Party that it was “impossible” to block social media, and that the government should make more effort to put out “correct” information through them.

Vietnam’s 40m internet-users live in one of the better-connected countries in South-East Asia. Around 45% of Vietnamese are online (roughly the same proportion as in China). In the region, only Malaysia and Singapore have higher penetration rates. The use of social media has leapt—by two-fifths in the past year alone, according to one estimate.

Vietnam patrols the internet with a relatively light touch. In China both Twitter and Facebook are banned by censors. In Vietnam Twitter is accessible though not commonly used. Facebook is the country’s most-visited website, ahead of Google’s search engine. Attempts to block it have been sporadic and half-hearted. Yet this does not mean there is free speech online. The party controls dissent by using vaguely-written laws—recently strengthened—to imprison bloggers and to impose fines on outspoken users of social media. Freedom House, an American NGO, says Vietnam is among the ten worst abusers of internet freedom—worse than Saudi Arabia, though better than China.

Vietnam has nowhere near enough money or expertise to build a web-blocking system as overbearing as China’s so-called Great Firewall. Officials want to encourage internet use because they hope it will help boost innovation and economic growth. Party insiders are themselves making use of anonymous blogs and other social media to lobby for their own interests—particularly as factions jostle in advance of a change in leadership expected next year.

Vietnamese officials have “stopped seeing social media as evil”, argues Dang Hoang Giang at the Centre for Community Support Development Studies, a consulting firm in Hanoi. But he doubts that recent responses to mass online criticism mark the dawn of a more open politics. The campaigns are loosely organised, he explains, and the tree fiasco highlights a disturbing trend of increasingly brazen profiteering by local party officials.

Moreover, Vietnam’s information ministry is continuing to sharpen its censorship laws by rolling out “circulars” detailing how authorities should interpret the vague edicts on its statute books. A draft of one of them, released on April 13th, would require internet firms such as Facebook and Google to remove unwanted content and hand over information about rabble-rousers. According to Reporters without Borders, a Paris-based watchdog, at least 30 netizens are in jail.

The repercussions from the tree-felling debacle are starting to look depressingly familiar. Vietnamese journalists have been ordered off the beat. Academics in Hanoi, who at first talked to the press, have been told to shut up. And a memo issued by a Communist Party ward committee warns that “bad people” are exploiting outrage over tree-cutting to “undermine social order”. Plainclothes agents have attended a handful of events organised by the campaigners, including a lakeside “tree hug” that attracted hundreds of people (pictured above).

Duong Ngoc Tra, a nature lover who helped stop the tree-felling, says that she does not consider herself political. “We just want to showcase our love for Hanoi, and our concern,” she says. Last month Ms Tra delivered a letter to the city government, with 22,000 signatures, saying just that. No one replied.

Athena chuyển ngữ
Theo Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad