![]()
Tư gia của Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền
![]() |
Việt nam trên danh nghĩa là một nước vẫn theo đường lối cộng sản, đảng CSVN là đảng chính trị duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội.
So sánh cuộc sống
Tuy vậy, trong vài chục năm gần đây, nền kinh tế VN về cơ bản được tiến hành theo thể chế kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, cho dù về hình thức vẫn được gắn cái đuôi định hướng XHCN.
Đánh giá về thực trạng xã hội VN hiện nay, Giáo sư – Tiến sĩ Giáo dục Mạc Văn Trang cho rằng, xã hội đã chịu tác động rất lớn từ mặt trái của kinh tế thị trường. Ông nói với chúng tôi:
“Theo tôi tình hình xã hội của VN hiện nay, như nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm cho rằng “Sự xuống cấp của văn hóa xã hội đã đến đáy”. Nó trở thành một xã hội mà người ta lấy uy quyền để cai trị, lấy đồng tiền để lung lạc mua bán tất cả các thứ trong xã hội, cái gì cũng phải dùng đến tiền. Thế thì nó đã đảo lộn tất cả các giá trị và đấy chính là nguyên nhân dẫn đến mọi sự tha hóa khác. Bây giờ con người với con người không coi trọng tình nghĩa, các giá trị đạo đức tinh thần hay tài năng nữa. Mà chỉ coi trọng quyền lực và đồng tiền thôi.”
![]()
ký giả Patrick Winn
|
Bình luận về nhận định của Global Post, ông Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Sài gòn thấy rằng, với những gì người dân chứng kiến từ thực tế cuộc sống, từ những kiều bào về thăm thân nhân ở VN… đã khiến đa số người dân ở VN thích các giá trị của chủ nghĩa tư bản. Ông cho biết:
“Từ khi đất nước mở cửa, đặc biệt là kể từ khi internet vào VN thì người Việt được so sánh cuộc sống hiện tại của người ta với các nước được cho là theo chủ nghĩa tư bản, thực ra là các nước có nền kinh tế tự do. Và so với các nước đang là cộng sản, ví dụ như VN, TQ hay Bắc Hàn thì người ta cũng so sánh được là đấy nếu theo một nền kinh tế tự do còn được gọi là chủ nghĩa tư bản thì họ được sống sung sướng hơn hiện tại. Chính vì vậy mà khi cuộc sống của người ta đang khổ và khó khăn như ở VN thì người ta mơ về một cuộc sống kiểu tư bản thì là điều dễ hiểu và tôi đồng ý với nhận định này. ”
Đặc biệt là đối với giới trẻ ở VN hiện nay, khi sống trong một xã hội tiêu thụ thì sự hấp dẫn về vật chất, từ những thiết bị công nghệ hay lối sống tư bản đã trở nên vô cùng hấp dẫn. Đi du học tại các nước tư bản và ở lại là một trong những lựa chọn của họ.
Cô Huỳnh Thu Liên, một du học sinh ở Mỹ nói về lý do vì sao cô chọn đi du học ở một nước tư bản. Cô cho biết:
![]()
Cô Huỳnh Thu Liên
|
|
Xã hội tự do và thực tế
Nói về nguyên nhân vì sao lại có tình trạng đa số người VN ủng hộ chủ nghĩa tư bản.
Với một thái độ thận trọng, ông Hoàng Dũng cho biết:
“Ở những xã hội tự do thì con người ta được mở hết khả năng của mình ra và được vươn tới được các ước mơ rất cao, miễn là làm sao khả năng của anh có thể đạt được. Chứ như ở VN, nếu anh có phát minh ra cái gì cũng bị tịch thu, chính từ những cái ví dụ rất nhỏ như vậy cũng cho thấy ở chế độ CS thì người ta không thể phát triển được. Vì ngay giấc mơ mà họ không dám mơ thì nói gì đến các cái việc khác. Tôi cho rằng đến năm 2014, 2015 thì quan niệm này đã trở nên rõ nét, nó không chỉ dừng lại ở những người dân mà còn ở ngay những người được gọi là cộng sản.”
Sự ưu việt hơn hẳn của các nước tư bản có sức hấp dẫn vô cùng lớn, trên trang VOA Việt ngữ, Tiến sĩ Cao Huy Huân đã so sánh và nói lên suy nghĩ khi lựa chọn nước Mỹ là nơi định cư của mình:
![]()
Tiến sĩ Cao Huy Huân
|
Đến nay, thích tư bản đã trở thành trào lưu của cả xã hội, không chỉ đối với những người dân thường, mà kể cả đối với tầng lớp lãnh đạo ở VN. GS. TS. Mạc Văn Trang nhận định:
“Những người cầm quyền bây giờ thích cái đó, trong thực tế thì người dân cứ nhìn vào những người cán bộ lãnh đạo thì ai cũng cướp bóc, làm giàu. Con cái họ thì ai cũng vào các vị trí đẹp rồi thì nhà cao của rộng với những dinh cơ. Các quan chức từ cấp Huyện, đến cấp Tỉnh và cho đến Trung ương bây giờ đều cho con đi học ở các nước tư bản hết chứ có ai có con học ở các trường trong nước đâu, đến chữa bệnh họ cũng đến các bệnh viện nước ngoài để chữa. Tức là họ theo đuổi các giá trị của tư bản, nhưng mồm thì vẫn cứ nói XHCN.”
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ, cũng chính là khát vọng của mỗi một con người. Giá trị của chủ nghĩa tư bản là đã đáp ứng được phần lớn các ước nguyện đó và cũng là lý do vì sao đa số người dân lại thích tư bản.
Anh Vũ
phóng viên RFA
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét