|
"Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật."
Trình tự luật định ở đây là trình tự giải quyết một vụ án hình sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự, cụ thể là BLTTHS 2003 hiện có hiệu lực thi hành [2].
Một điểm quan trọng trong nội dung của nguyên tắc này là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Về phần bị can, bị cáo, họ có quyền, mà không có nghĩa vụ, chứng minh mình vô tội. Điều này cũng có nghĩa họ có quyền im lặng trong toàn bộ quá trình các cơ quan chức năng giải quyết vụ án. Điểm này được BLTTHS 2003 quy định rõ tại Điều 10 như sau:
"Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội."
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc pháp lý phổ quát. Tính phổ quát của nó được thể hiện ở sự thừa nhận không chỉ trong pháp luật của nhiều quốc gia, mà còn trong luật quốc tế, thông qua một số văn kiện và điều ước quốc tế như Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền 1948 [3] và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 [4]:
Khoản 1, Điều 11 Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền 1948 quy định:
"Mọi người, nếu bị quy tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một toà án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp."
Khoản 2, Điều 14 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 quy định:
"Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật."
Bên cạnh đó, điểm g, khoản 3, Điều 14 cùng Công ước này quy định một người khi bị xét xử hình sự được bảo đảm:
"Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội."
Khi hiểu được nguyên tắc này, chúng ta sẽ thấy khẳng định của Chánh án TAND tối cao, ông Trương Hòa Bình, trong vụ án Hồ Duy Hải, rằng: "Chưa có căn cứ Hồ Duy Hải vô tội." [5] là một khẳng định trơ trẽn. Ông Bình nên tự vả vào mặt mình, và tất cả những ai hiểu nguyên tắc của pháp luật có quyền vả vào mặt ông.
16/03/2015
Nguyễn Trang Nhung
target="_blank">Theo FB Nguyễn Trang Nhung
Chú thích:
[1] Điều khoản trong Hiến pháp hiện hành, tức Hiến pháp 2013. Quy định này tương ứng với Điều 72 Hiến pháp 1992: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật."
[2] Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003
[3] Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền 1948
[4] Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966
[5] Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ nói Hồ Duy Hải vô tội'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét