Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.
Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự.
Đế quốc Anh đã cai trị một vùng đất rộng lớn thông qua sự phụ thuộc vào quân đội địa phương. Trong số 8,6 triệu lính Anh trong Thế chiến I có gần một phần ba đến từ phần đế chế ở hải ngoại. Điều đó khiến chính quyền London ngày càng khó tuyên chiến nhân danh toàn bộ đế chế khi những tình cảm dân tộc chủ nghĩa bắt đầu gia tăng.
Đến Thế chiến II, việc bảo vệ đế quốc trở thành một gánh nặng hơn là một việc làm có ích. Việc nước Anh nằm rất gần các cường quốc như Đức và Nga càng làm cho các vấn đề trở nên khó khăn hơn.
Bất chấp tất cả những lời nói không chính xác về một “đế quốc Mỹ,” thực tế là Mỹ không có thuộc địa để phải quản lý, do đó nó tự do hành động hơn so với Anh. Và nhờ việc được bao quanh bởi các nước yếu và hai đại dương, Mỹ dễ tự phòng thủ hơn nhiều.
Điều đó đem đến cho chúng ta một vấn đề khác khi so sánh (Anh và Mỹ) trong vai trò bá chủ toàn cầu: sự mập mờ về ý nghĩa thực sự của khái niệm “bá quyền” (hegemony). Một số nhà quan sát đánh đồng khái niệm này với chủ nghĩa đế quốc (imperialism); nhưng Mỹ là minh chứng rõ ràng rằng bá chủ không nhất thiết phải có một đế chế chính thức. Những người khác thì định nghĩa bá quyền là khả năng thiết lập các quy tắc của hệ thống quốc tế; nhưng một bá chủ phải có chính xác bao nhiêu ảnh hưởng đến quá trình này, so với các cường quốc khác, thì vẫn chưa rõ.
Ngoài ra, có một số người cho rằng bá quyền đồng nghĩa với việc kiểm soát các nguồn lực mạnh nhất. Nhưng nếu xét theo định nghĩa này thì nước Anh trong thế kỷ 19 – khi đang ở đỉnh cao quyền lực của mình vào năm 1870, xếp thứ 3 (sau Mỹ và Nga) về GDP và thứ 3 (sau Nga và Pháp) về chi tiêu quân sự – sẽ không thể được coi là bá chủ, cho dù nó đứng đầu về lực lượng hải quân.
Tương tự, những người nói về bá quyền Mỹ sau năm 1945 đã không lưu ý rằng Liên Xô đã cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ trong hơn 4 thập niên. Dù Mỹ có sức mạnh kinh tế vượt trội, sức mạnh chính trị và quân sự của nó đã bị hạn chế bởi sức mạnh của Liên Xô.
Một số nhà phân tích mô tả giai đoạn sau năm 1945 như một trật tự thứ bậc do Mỹ dẫn đầu với các đặc tính tự do, trong đó Mỹ cung cấp hàng hóa công cộng (public goods) trong khi hoạt động trong một hệ thống lỏng lẻo bao gồm các quy tắc và thể chế đa phương vốn giúp các nước yếu hơn có tiếng nói. Họ chỉ ra rằng việc giữ gìn khuôn khổ thể chế này có thể là hợp lý đối với nhiều nước, ngay cả khi nguồn lực của Mỹ suy giảm. Theo đó, trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu có thể tồn tại lâu hơn ưu thế về các nguồn lực của nó, dù nhiều người khác cho rằng sự xuất hiện của các cường quốc mới báo trước sự sụp đổ của trật tự này.
Tuy nhiên, khi nói đến kỷ nguyên của thứ được cho là bá quyền Mỹ, luôn có rất nhiều giả thuyết lẫn trong sự thật. Nó không hẳn là một trật tự toàn cầu mà giống một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng, chủ yếu là ở châu Mỹ và Tây Âu, bao gồm chưa đến một nửa thế giới. Và ảnh hưởng của nó trên các nước không phải là thành viên – trong đó có cả những cường quốc như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và khối Xô-viết – không phải là luôn tốt đẹp. Do đó, vị thế của Mỹ trên thế giới có thể được gọi chính xác hơn là “bán bá quyền” (“half-hegemony”).
Tất nhiên, Mỹ đã duy trì sự thống trị kinh tế sau năm 1945: sự tàn phá của Thế chiến II tại nhiều quốc gia đồng nghĩa với việc Mỹ tạo nên gần một nửa GDP toàn cầu. Vị thế đó kéo dài cho đến năm 1970, khi tỷ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu giảm xuống mức trước chiến tranh, còn một phần tư. Nhưng từ quan điểm chính trị hay quân sự thì thế giới khi đó là lưỡng cực, với Liên Xô cân bằng quyền lực với Mỹ. Thật vậy, trong thời kỳ này, Mỹ thường không thể bảo vệ lợi ích của nó: Liên Xô có được vũ khí hạt nhân; chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc, Cuba, và miền Bắc Việt Nam; chiến tranh Triều Tiên kết thúc trong bế tắc; và các cuộc khởi nghĩa tại Hungary và Tiệp Khắc bị đàn áp.
Trong bối cảnh này, “ưu thế” (primacy) có vẻ là từ mô tả chính xác hơn cho tỉ trọng vượt trội (và có thể đo lường được) của Mỹ về cả ba loại nguồn lực: quân sự, kinh tế, và quyền lực mềm. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu có phải thời kỳ ưu thế của Mỹ đang đi đến hồi kết thúc?
Do không thể tiên đoán về sự phát triển toàn cầu nên tất nhiên là không thể trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng. Sự gia tăng của các lực lượng xuyên quốc gia và các chủ thể phi nhà nước, chưa kể đến những cường quốc mới nổi như Trung Quốc, cho thấy có sự thay đổi lớn sắp diễn ra. Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu.
Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ.
CAMBRIDGE – No country in modern history has possessed as much global military power as the United States. Yet some analysts now argue that the US is following in the footsteps of the United Kingdom, the last global hegemon to decline. This historical analogy, though increasingly popular, is misleading.
Britain was never as dominant as the US is today. To be sure, it maintained a navy equal in size to the next two fleets combined, and its empire, on which the sun never set, ruled over a quarter of humankind. But there were major differences in the relative power resources of imperial Britain and contemporary America. By the outbreak of World War I, Britain ranked only fourth among the great powers in terms of military personnel, fourth in terms of GDP, and third in military spending.
The British Empire was ruled in large part through reliance on local troops. Of the 8.6 million British forces in WWI, nearly a third came from the overseas empire. That made it increasingly difficult for the government in London to declare war on behalf of the empire when nationalist sentiments began to intensify.
By World War II, protecting the empire had become more of a burden than an asset. The fact that the UK was situated so close to powers like Germany and Russia made matters even more challenging.
For all the loose talk of an “American empire,” the fact is that the US does not have colonies that it must administer, and thus has more freedom to maneuver than the UK did. And, surrounded by unthreatening countries and two oceans, it finds it far easier to protect itself.
That brings us to another problem with the global hegemon analogy: the confusion over what “hegemony” actually means. Some observers conflate the concept with imperialism; but the US is clear evidence that a hegemon does not have to have a formal empire. Others define hegemony as the ability to set the rules of the international system; but precisely how much influence over this process a hegemon must have, relative to other powers, remains unclear.
Still others consider hegemony to be synonymous with control of the most power resources. But, by this definition, nineteenth-century Britain – which at the height of its power in 1870 ranked third (behind the US and Russia) in GDP and third (behind Russia and France) in military expenditures – could not be considered hegemonic, despite its naval dominance.
Similarly, those who speak of American hegemony after 1945 fail to note that the Soviet Union balanced US military power for more than four decades. Though the US had disproportionate economic clout, its room for political and military maneuver was constrained by Soviet power.
Some analysts describe the post-1945 period as a US-led hierarchical order with liberal characteristics, in which the US provided public goods while operating within a loose system of multilateral rules and institutions that gave weaker states a say. They point out that it may be rational for many countries to preserve this institutional framework, even if American power resources decline. In this sense, the US-led international order could outlive America’s primacy in power resources, though many others argue that the emergence of new powers portends this order’s demise.
But, when it comes to the era of supposed US hegemony, there has always been a lot of fiction mixed in with the facts. It was less a global order than a group of like-minded countries, largely in the Americas and Western Europe, which comprised less than half of the world. And its effects on non-members – including significant powers like China, India, Indonesia, and the Soviet bloc – were not always benign. Given this, the US position in the world could more accurately be called a “half-hegemony.”
Of course, America did maintain economic dominance after 1945: the devastation of WWII in so many countries meant that the US produced nearly half of global GDP. That position lasted until 1970, when the US share of global GDP fell to its pre-war level of one-quarter. But, from a political or military standpoint, the world was bipolar, with the Soviet Union balancing America’s power. Indeed, during this period, the US often could not defend its interests: the Soviet Union acquired nuclear weapons; communist takeovers occurred in China, Cuba, and half of Vietnam; the Korean War ended in a stalemate; and revolts in Hungary and Czechoslovakia were repressed.
Against this background, “primacy” seems like a more accurate description of a country’s disproportionate (and measurable) share of all three kinds of power resources: military, economic, and soft. The question now is whether the era of US primacy is coming to an end.
Given the unpredictability of global developments, it is, of course, impossible to answer this question definitively. The rise of transnational forces and non-state actors, not to mention emerging powers like China, suggests that there are big changes on the horizon. But there is still reason to believe that, at least in the first half of this century, the US will retain its primacy in power resources and continue to play the central role in the global balance of power.
In short, while the era of US primacy is not over, it is set to change in important ways. Whether or not these changes will bolster global security and prosperity remains to be seen.
Joseph S. Nye là cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, và là giáo sư tại Đại học Harvard. Gần đây nhất, ông là tác giả của cuốn Presidential Leadership and the Creation of the American Era.
Joseph S. Nye | roject Syndicate
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?” Project Syndicate, 09/03/2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét