Kiến thức về luật quốc tế. - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Kiến thức về luật quốc tế.



Có một yếu tố đã giúp nước Nhật, từ cuối thế kỷ 19, thành công trong việc « thoát Á », đồng thời cũng giúp nước này đứng vào hàng ngũ các nưóc đại cường, mà ít thấy học giả VN nào nói đến. Đó là kiến thức về « công pháp quốc tế ».

Khi nước này « mở cửa », dưới sự đe dọa của « những chiếc tàu đen, nhả khói đen, đi ngược gió, chỉa những họng đại bác đen ngòm đầy đe dọa… », nước Nhật không phải chỉ đón nhận của phương Tây những kiến thức về khoa học kỹ thuật, mà còn về các tư tưởng triết học cũng như về luật pháp. Nhật là nước Châu Á độc lập duy nhất ký kết vào các công ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, như các Công ước La Haye 1899 và 1907. (Hai nước Châu Á khác cũng có ký là Ấn Độ và Thái Lan, nhưng trong thời kỳ này Ấn chịu sự bảo hộ của Anh và Thái chịu ảnh hưởng cộng đồng quản trị Anh và Pháp). Những « học hiệu » được khai trương vào những ngày đầu đất nước mở cửa, gồm các trường chuyên về hải quân, về khoa học (như toán, vật lý…), cũng như về triết học (về chính trị, pháp lý…). Nhờ sự hội nhập này, học giả Nhật (đã qua mặt sĩ phu Trung Hoa) về « sáng chế » ngôn ngữ chuyên môn trong các lãnh vực chính trị và pháp lý. Các thuật từ chính trị, pháp lý… mà người Việt, cũng như người Hoa, người Hàn… sử dụng hiện nay, phần lớn có gốc từ Nhật.

Nhờ kiến thức về công pháp quốc tế, sau khi thắng Trung Hoa trận Áp Lục 1894, Nhật đã áp dụng phương pháp của Tây Phương buộc Thanh Triều phải lý kết hiệp ước bồi thường, gồm tiền bạc cũng như nhượng đất đai. Xem ra nội dung của hiệp ước Shimonoseki không khác với nội dung các « hiệp ước bất bình đẳng » mà nhà Thanh đã phải ký trong thời kỳ với các cường quốc phuong Tây. Điều cần nhấn mạnh, một phần cũng nhờ nguồn tiền bạc của nhà Thanh đền bồi mà Nhật mới thành công trong việc hiện đại hóa đất nước. Nước Nhật đã trở thành một nước « công nghiệp » trước khi bước vào thế kỷ 20.

50 năm sau của thế kỷ 20, nước Nhật phát triển kinh tế mạnh mẽ, lên hàng đầu thế giới. Điều ít ai ngờ tới, một trong những yếu tố đưa đến thành công của Nhật cũng là kiến thức của các chuyên gia nước này về quốc tế công pháp. Đầu não của kinh tế Nhật là bộ MITI (Bộ Ngoại thuơng và kỹ nghệ). Có lúc nhân sự bộ này lên đến 80% chuyên gia tốt nghiệp về luật. Trong tất cả các cở quan hành pháp khác, mọi quyết định đều phải qua một cơ quan tư vấn, mà cơ quan này nhân sự xuất thân từ ngành luật cũng chiếm đa số.

Một cái nhìn sơ lược như vậy để xem lại Việt Nam. Tại đây, môn học « tối tăm » nhất lại là môn « công pháp quốc tế ». Tôi có kết luận như vậy vì trong tay tôi có một số sách « giáo trình » của môn học này.

Tối tăm như vậy, đất nước làm sao không lạc hậu ?

Không biết luật, dĩ nhiên sẽ thua khi phải đương đầu với người ta về pháp lý.

Vụ kiện « chất da cam » là một kinh nghiệm đau buồn. Người Mỹ rải 80 triệu lít chất khai quang này lên một số vùng lãnh thổ ở miền Nam. Tác hại của nó, lên người cũng như lên đồng ruộng, rừng rú… VN chắc chắn phải là có. Những cựu quân nhân Mỹ và Đại Hàn, những người trước kia đã tiếp xúc với hóa chất này tại VN, đã kiện và đã thắng. Họ được chính phủ Mỹ bồi thường. Nhưng VN lại thua. Cái thua kiện này dĩ nhiên đến từ cái « ngu », vì không biết luật, chứ không phải vì thiếu bằng chứng. VN cũng có nhiều vụ kiện (quốc tế) thất bại, đơn giản cũng chỉ vì không biết luật (nhưng thích giỡn mặt với luật).

Việc này không có dấu hiệu nào sẽ chấm dứt. Bởi vì, sự không biết luật đến từ « thuợng đỉnh » của quyền lực.

Điển hình như trong nội hàm của « nhà nước pháp quyền ». Không ai giải thích được chữ « quyền » trong « pháp quyền » là gì. Họ sử dụng, đơn giản vì ông Hồ trước đó đã sử dụng. Vậy thôi.

Nhập nhằng từ cái cơ bản, thì những gì xây dựng trên đó chỉ chờ ngày sụp đổ.

Điều này có thể sửa chữa được, nếu học giả VN có ý thức và tinh thần trách nhiệm. Nhưng điều này có thể chỉ là mơ.

Một thí dụ cho thấy sự khiếm khuyết về kiến thức luật học của học giả VN.

Thuật từ « conventional war », tiếng Pháp là « guerre conventionnelle », là một thuật từ luật học, thuộc lãnh vực « quốc tế công pháp ». Xưa nay miền Nam đã dịch là « chiến tranh qui ước ». Người ta đâu thể dịch thành « chiến tranh thông thường », (một cụm từ « trớt quớt », như có người đã dịch vậy) ? Điều này không khác lối dịch « lính thủy đánh bộ », « phi cơ lên thẳng », « xưởng đẻ »… của miền Bắc ngày xưa.

Muốn mở cửa, muốn hội nhập là phải « nhập gia tùy tục », phải biết luật lệ của sân chơi ra sao. Nếu không biết luật (quốc tế) để phòng thân, ra sân là lãnh đủ, là « bể mặt ». Có điều máu me, thuơng tích do lãnh đạo VN gây ra, người dân phải lãnh.

Thái độ « kệ mẹ » tụi bây, tiền thầy tao bỏ túi của lãnh đạo nghĩ cũng đúng thôi. Điều này trí thức không lên tiếng thì ai lên tiếng ? Dân đen cùng lắm thì trương biểu ngữ đi lòng vòng, từ xã lên huyện, huyện đôn lên tỉnh, rồi ra trung ương… rồi thôi ! Có người hô hào « chấn dân khí » e rằng lạc điệu. Sĩ khí cần mới chấn chớ không phải dân. Sĩ khí rụt rè gà phải cáo, không chấn họ thì chấn ai ? Người dân chỉ cần « ý thức » được quyền của mình thôi. Họ khôn lắm rồi, dân trí mình cao lắm rồi. Họ chỉ không có người dẫn dắt đó thôi.

Trương Nhân Tuấn
Theo FB Trương Nhân Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad