Chuyên chế độc tài & Dân chủ đa nguyên: Mô hình nào tốt nhất cho Việt Nam? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Chuyên chế độc tài & Dân chủ đa nguyên: Mô hình nào tốt nhất cho Việt Nam?


Phần 1: Thực chất mô hình XHCN

Nền tảng lý luận CNCS đã bị biến tướng ngay từ đầu, làm nảy sinh một thế hệ các lãnh đạo với mô hình tổ chức nhà nước nửa phong kiến độc tài, nửa quân chủ nghị viện.

Nhắc lại một vài quan điểm về CNCS

Trong Tuyển tập Mark- Engels (Mác-Ăng ghen), luận thuyết cơ bản để hình thành hệ ý thức Chủ Nhĩa Cộng sản (CNCS - xã hội sở hữu tài sản chung) được giải thích rằng: Con đường phát triển đi lên CNCS được hình thành dựa trên các tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học. Khi nhân loại đạt đến đỉnh cao của khoa học, mọi quy trình sản xuất hàng hóa đều được tự động hóa. Khi đó, con người không cần phải thực hiện bất kỳ hình thức lao động chân tay nào nhằm tạo ra của cải, vật chất. Sản phẩm dư thừa đủ cho con người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Trong quá trình soạn thảo học thuyết của mình, Các-Mác khi luận giải về các hệ tư tưởng, cơ sở giải quyết quan hệ giữa con người với con người bị bế tắc trong nội dung giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý xã hội, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và đời sống tinh thần trong chế độ cộng sản nên ông đã phải dừng lại một khoảng thời gian khá dài cho đến khi gặp Ăng-Ghen.

Trên thực tế, chính Ăng-Ghen mới là người hoàn thiện học thuyết về CNCS khi đưa ra thang bậc phát triển nhu cầu về tinh thần của con người: Nhu cầu tự thỏa mãn (làm theo sở thích của mình). Lý giải này được Ăng-Ghen phát triển và lý giải rằng: Do tâm lý con người không còn nhu cầu về vật chất để thỏa mãn các nhu cầu thông thường (nhu cầu thông thường – nhu cầu sinh lý), nên sẽ tự phát triển tới nhu cầu làm để đạt được mục đích thỏa mãn theo sở thích cá nhân. Sự tích lũy tư bản trở thành vô nghĩa khi mọi thứ đều dư thừa bởi tiến bộ của tự động hóa, vượt qua nhu cầu của con người. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: Để đạt được xã hội cộng sản. Nhân loại phải đạt được hai điều kiện cơ bản tiên quyết: Văn hóa cộng đồng và trình độ khoa học, công nghệ tự động hóa hoàn toàn. Nghĩa là con người phải có nhận thức và văn hóa thích hợp với lối sống có trách nhiệm, sẵn sàng chia sẻ với người khác và một nền kỹ thuật tự động hóa toàn diện.

Đề cập về văn hóa, Ăng-ghen đã phân tích khá sâu về vấn đề tôn giáo. Ông cho rằng tôn giáo vẫn tồn tại trên vai trò là công cụ giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội trên góc độ “là một chuẩn mực đạo đức tích cực, một ước mơ vươn tới sự hoàn thiện tuyệt đối mà con người hướng tới” (Friedrich Engels). Cũng ở phần này, ông chỉ ra rằng: CNCS chỉ hình thành khi nhân loại đã đạt đến đỉnh cao của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) – Mô hình xã hội mà trong đó con người chú trọng tạo ra thặng dư (tư bản) bằng sự phát triển của khoa học. Văn hóa cộng đồng được xây dựng và đề cao sự tôn trọng đối với mọi cá nhân trên mọi phương diện.

Trong đó, Mark và Engels có nói tới việc hình thành quan hệ các nước giàu – phát triển – sẽ tác động, giúp đỡ các nước nghèo (chậm phát triển) hướng tới thịnh vương chung, còn gọi là giai đoạn quá độ.

Sai lầm khi vận dụng học thuyết CNCS

Khi phong trào Quốc tế cộng sản (QTCS) ra đời, cuộc cách mạng tháng 10 Nga đặt dấu chân hình thành chế độ theo tư tưởng cộng sản đầu tiên trên thế giới và sau đó kéo theo sự hình thành khối Cộng sản (Xã hội chủ nghĩa sau này). Sự bùng nổ phong trào cộng sản xuất phát từ khao khát với cái mới, sự thỏa mãn trong mong muốn về một thay đổi trong mối quan hệ còn nhiều bất công của xã hội phong kiến, chủ nghĩa đế quốc... đang trong giai đoạn chuyển sang xã hội tư bản đã mang lại cho QTCS sự thành công mạnh mẽ ở khía cạnh thay thế quyền lực -“phong trào giải phóng dân tộc”.

Việc thay đổi chế độ, dẫn đến một lực lượng khác, một ý thức hệ khác lên cầm quyền. Trong bối cảnh văn hóa cộng đồng và nền văn minh nhân loại chưa đạt đến một nhận thức và chuẩn mực phù hợp, nền tảng lý luận CNCS đã bị biến tướng ngay từ đầu, làm nảy sinh một thế hệ các lãnh đạo với mô hình tổ chức nhà nước nửa phong kiến độc tài, nửa quân chủ nghị viện.

Nét tư tưởng phong kiến độc tài thể hiện ở chính sách độc tôn về chính trị. Áp đặt xã hội lệ thuộc vào quan điểm duy ý chí - ở mô hình XHCN là một nhóm lãnh đạo (Bộ chính trị). Không cởi mở trong việc tiếp nhận cái mới. Đố kỵ với các quan điểm tự do, quan điểm đối lập...

Mô hình nửa quân chủ nghị viện thể hiện trong cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước. Mặc dù có Quốc hội là cơ quan lập pháp, trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng định hướng, quyết sách thực thi cả trong lập pháp lẫn hành pháp (các cơ quan nhà nước) lại chịu sự chi phối của Đảng, là tổ chức chính trị đại diện cho một nhóm mang một hệ ý thức trong xã hội.

Vô hình chung, quyền lực thật sự tập trung vào tay một nhóm lãnh đạo là Bộ chính trị (tương tự Vua trong chế độ quân chủ). Từ đó, mô hình nhà nước XHCN thay vì chỉ có một lãnh đạo tối cao (trong chế độ quân chủ độc tôn) lại là một nhóm quyền lực chi phối cả lập pháp lẫn hành pháp. Đây chính là nguyên nhân xâu xa nhất, căn bản nhất dẫn đến vấn nạn tham nhũng, tạo nên các hệ thống quyền lực mà người ta gọi là “lợi ích nhóm”, khiến cho giai cấp lãnh đạo trong các nhà nước XHCN sa vào tham nhũng dễ ràng và tham nhũng bậc nhất trong tất cả mọi mô hình nhà nước khác.

Tại nước Nga, sau này là Liên bang Xô-Viết (Liên Xô) - cái nôi của chủ nghĩa cộng sản, sau khi giành được quyền lực, tham vọng quyền lực nhanh chóng khiến các lãnh đạo cộng sản sớm nhận ra việc nếu tiếp tục trung thành với học thuyết Mác-Ăng Ghen thì bắt buộc sẽ hình thành nền chính trị gần giống với mô hình cộng hòa, dân chủ, làm chia sẻ hoặc mất đi ngôi vị quyền lực tối cao, nên đã từng bước thay vào các tư tưởng tiến bộ của Ăng Ghen. Người ta biến thành Mác-Ăng Ghen – Lê Nin, và cuối cùng chỉ còn là Mác-Lê Nin như ngày nay. Nó thể hiện cả ra ngoài khá rõ khi hàng loạt các nước phe cộng sản lúc đầu lấy tên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân (Việt Nam, Trung Quốc, Bungari, Triều Tiên..) Hoặc đơn giản là Cộng hòa nhân dân ..A,B,C (Ba Lan, Anbani, Séc, Slovakia…). Sau này lại đồng loạt đổi thành Xã hội chủ nghĩa.

Để che giấu lỗ hổng trong việc giải thích mối quan hệ nhà nước pháp quyền với công dân, quan hệ phân chia quyền lợi kinh tế và giá trị thực tế hình thành trong thời kỳ quá độ, khái niệm “Xã hội chủ nghĩa” ra đời, nhằm tạo ra ảo giác rằng nó là một mô hình mới, hợp lý... Tuy nhiên, ngay cụm từ XHCN vô hình chung đã thể hiện một chế định không rõ ràng khi nó không chỉ ra cấu trúc cụ thể là gì, cấu trúc và các quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và người dân ra sao…, từ đó dẫn đến việc điều hành nhà nước rơi vào hỗn loạn, lúng túng và thụ động. Các cấu trúc phân chia quyền lực, quyền lợi trong xã hội bị phá vỡ, bất bình đẳng, dẫn đến việc thực thi chính sách theo kiểu ngẫu hứng, đụng đâu làm đó. Không có nền tảng vững chắc và cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu, các tác động bởi khủng khoảng kinh tế, lòng tin và nhận thức xã hội là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mang tính tất yếu của khối XHCN mà nhân loại đã chứng kiến trong hơn 30 năm qua.

Việc một số nước vẫn cố giữ danh nghĩa cộng sản, CNXH, thực chất là sự thể hiện mong muốn níu giữ quyền lực của giai cấp lạnh đạo đương quyền. Sợ thay đổi, từ bỏ danh nghĩa chính trị thì sẽ mất hết quyền lợi đang có, nhưng thay đổi theo hệ tư tưởng dân chủ, đa nguyên thì không theo kịp, không nhận thức đầy đủ được nền tảng lý luận của một thể chế khác hoàn toàn với nhận thức hiện tại. Vô hình chung, nhà nước XHCN trở thành lực cản, là trở ngại ngăn chặn con đường phát triển. Các nhà nước XHCN – trong đó có Việt Nam – về thực chất không phải là mô hình đúng hoặc gần đúng với mô hình nhà nước cộng sản. Có chăng, ngay cả cái tư tưởng chính trị cũng chỉ còn là gắn cái danh nghĩa cộng sản vì không có danh nghĩa nào khác hợp lý mà thôi.

Phần 2: CNXH ở Việt Nam – Thụ động và mù quáng
Phần 2: CNXH ở Việt Nam – Tham vọng và mù quáng

Tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cộng đồng một đất nước hay trong quan hệ quốc tế luôn đáng quý, đáng trân trọng. Mỗi người dân Việt Nam cần phải biết minh bạch để cảm ơn những sẻ chia ấy. Nhưng cũng phải biết hổ thẹn khi nhìn nhận mà đặt ra câu hỏi trước một thực tế: Đất nước Việt Nam, Cu-ba, Triều Tiên… người dân Cu-ba, Triều Tiên ngày nay có gì và được gì sau những “học tập, noi gương” nhau như thế? Đói nghèo, lạc hậu… Ngoài ra không có gì khác!

Thụy Sĩ với may mắn được dẫn dắt bởi những lãnh đạo tỉnh táo, minh mẫn đã thoát ly rất sớm khỏi ảo ảnh của cách mạng vô sản. Chuyển hẳn sang thể chế độc lập, phát triển quan hệ trung lập, tránh khỏi cuộc chơi trên bàn cờ địa chính trị, nhanh chóng đưa đất nước phát triển, tiến đến thịnh vượng, giàu có. Ba-lan, Đông Âu và hàng loạt quốc gia khác đã thức tỉnh sau cuộc chạy đua vũ trang thời chiến tranh lạnh. Họ đã nhận ra mối nguy hiểm thực sự cho đất nước khi đánh cược số phận của dân tộc vào vị trí mũi tên hòn đạn bởi các siêu cường đang toan tính tranh giành ảnh hưởng, giành giật quyền lợi. Sự sụp đổ của Liên Xô giúp họ cơ hội để dứt khoát với CNCS, tìm đến cuộc chơi sòng phẳng, bình đẳng hơn trong thể chế dân chủ.

Triều Tiên mệt mỏi với cuộc đối đầu dai dẳng do chia cắt hai miền Nam-Bắc đang từng bước tìm kiếm giải pháp hòa bình để thống nhất. Từ một quốc gia tưởng chừng như đã lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, đã dũng cảm công khai thoát ly, thậm chí sẵn sàng đối đầu.

Việt Nam thì sao? Tôi vẫn tin, vẫn dặn lòng mình phải ghi nhận một thực tế là ĐCSVN đã có công giành được độc lập cho đất nước bởi cuộc cách mạng 1945. Tôi tin có nhiều Đảng viên ĐCSVN thời kỳ trước 1945 và cả trước 1975 là những đảng viên tốt. Họ đi theo CNCS với lý tưởng thật sự mong muốn góp sức vì một Việt Nam tốt đẹp hơn. Có điều, ĐCSVN ấy đã thay đổi, đã biến chất dù ngay từ đầu không hề hiểu rõ cái lý luận về CNCS. Lớp Đảng viên cộng sản ấy đã không thể ngờ và không nghĩ rằng khi cái tâm tốt, cái tinh thần dám xả thân vì đất nước bị lợi dụng, bị dẫn dắn bởi những âm mưu chính trị thâm độc thì mọi công lao trở thành vô nghĩa. Cái quyền lực được dựng lên từ dốt nát thì nó nguy hiểm đến mức nào. Trong hàng ngũ Đảng viên ĐCSVN đã thức tỉnh, ngày càng nhiều người dám mạnh dạn công khai rời khỏi Đảng, kêu gọi cải thiện dân chủ… Đó là minh chứng rõ ràng và không thể chối bỏ.

Mù quáng trong niềm tin - thủ đoạn trong nhận thức!

Suốt mấy chục năm cầm quyền, các thế hệ lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN luôn xác định trung thành với CNCS. Nhưng lại lẫn lộn khi đánh đồng hệ tư tưởng CNCS với vai trò lãnh đạo của một cá nhân ở một quốc gia mang danh nghĩa cộng sản. Tư tưởng một thời sùng bái Lê-Nin rồi tới cả Stalin – người ngày nay bị phần lớn người dân Âu châu và nhiều nơi khác xem là một độc tài, và sau này là Mao Trạch Đông là ví dụ cho thứ niềm tin mù quáng, sự lẫn lộn trong tư tưởng chính trị của các lãnh đạo ĐCSVN.

Sau 1975, bỏ qua vấn đề tranh cãi về ý nghĩa đúng sai trong cuộc chiến Bắc-Nam, anh em chém giết lẫn nhau, lấy cái ý nghĩa “thống nhất đất nước” làm giá trị thay cho sai lầm, thù hận thì các chính sách và quan điểm sai lầm, mù quáng của lãnh đạo ĐCSVN vẫn không có gì thay đổi.

Tin TQ, học theo TQ…, các lãnh đạo Việt Nam nhìn nhận cuộc “cách mạng văn hóa”, chính sách “đại nhảy vọt” của Trung Quốc ra sao? Hàng chục triệu sinh mạng người dân, hàng triệu đảng viên ĐCS Trung Quốc bị sát hại trong “cách mạng văn hóa” thực chất là gì nếu không phải là cuộc lật đổ, cướp công của những kẻ cơ hội? Việc thành lập các “đại công trường” trong chính sách thời kỳ “đại nhảy vọt” là gì nếu không phải là chính sách chiếm hữu nô lệ của thời Trung cổ?

Đặt ra câu hỏi như vậy, sẽ tiếp nối câu hỏi: Vấn đề tư tưởng nào chi phối hệ thống chính trị ở Việt Nam sẽ đặt ra thêm một dấu ấn mới, một ý nghĩa với màu sắc mới? Nó không còn đơn giản ở những sai lầm, mù quáng. Bản chất dốt nát của thế hệ lãnh đạo từ giai cấp vô sản được bộc lộ, được bù đắp bằng thủ đoạn và mưu đồ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hình thành cái cấu trúc thật sự trong hệ thống chính trị, quyền lực ngày nay.

Là người Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: Lý tưởng nào, chính nghĩa nào khi ĐCSVN giành hết mọi vinh quang, tốt đẹp về mình nhưng lại thực hiện cải cách ruộng đất để thực thi một cuộc tàn sát đẫm máu ở miền Bắc? Trung thành nào khi thực thi chính sách Hợp tác xã, gom sạch từng con trâu, con heo, mảnh đất từ “dân cày có ruộng” vào HTX để hô biến bằng khái niệm “sở hữu toàn dân”, trong khi không có bất cứ ai trong cái khái niệm “toàn dân” ấy được quyết định hay công nhận quyền lợi của mình? Tất cả những điều đó là thể hiện sự phản bội, đi ngược lại các cam kết và tiêu chí ban đầu của phong trào Việt Minh – tiền thân của chính quyền cộng sản ở Việt Nam.

Vấn đề “kiên trì đi theo định hướng XHCN” của ĐCSVN là đi theo đường lối nào khi mà ngay từ đầu đã lẫn lộn các nhận thức một cách mù mờ về nền tảng lý luận như vậy? Câu nói vừa mang tính thắc mắc vừa mang tính phản biện của ông Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ nội vụ “CNXH là cái gì? Nó như thế nào các anh phải viết ra, chỉ ra cụ thể…” và gần đây nhất là phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “đến hết thể kỷ này chưa chắc thấy CNXH…” là minh chứng chỉ ra rằng: Chính các lãnh đạo của ĐCSVN cũng không hiểu, không xác định được nền tảng chính trị mà họ đang trưng ra để dẫn dắt xã hội Việt Nam là cái gì, như thế nào!

Suốt bao nhiêu năm, ĐCSVN luôn tin tưởng, đặt quan hệ Việt-Trung trên tinh thần anh em chỉ vì “đều là cộng sản, đều là XHCN”. Thế nhưng, bao nhiêu lãnh đạo, bao nhiêu lớp cán bộ Việt Nam qua Trung Quốc tham quan, học tập… không lẽ lại không hề nhận ra một sự thật: Từ khi giành được quyền lực, chính quyền TQ chưa bao giờ chia sẻ, giúp đỡ nước nào một cách thân thiện ngoài viện trợ cho Việt Nam và Triều Tiên để chống Mỹ với các điều kiện cắt cổ. Viện trợ cho Kh’me Đỏ tàn phá Campuchia, thực thi diệt chủng dân tộc Campuchia, tấn công Việt Nam, từng bước thực thi chính sách độc chiếm Biển Đông bất chấp cả luật pháp quốc tế(!)

Họ không nhìn thấy trên thực tế TQ đã chuyển sang một mô hình kinh tế thị trường – tuy có chút khác biệt nhưng thực chất vẫn là kinh tế tư bản, một điều kiện tiên quyết, bắt buộc khi gia nhập WTO – từ hàng mấy chục năm trước khi TQ gia nhập WTO vào năm 2001. Hay là họ thấy nhưng cố lờ đi để bảo vệ cái hình ảnh con ngáo ộp “đế quốc, tư bản” mà họ đã vẽ ra nhằm che đỡ cho cái danh XHCN không hình, không bóng?

Không hiểu hay cố tình lờ đi?

Điều ai cũng hiểu, cũng biết rất rõ rằng: Tham nhũng hình thành bởi sút giảm đạo đức, mất lòng tin vào cái tốt, sự minh bạch, công bằng của luật pháp. Sự gia tăng nhu cầu thỏa mãn của lòng tham.

Đạo đức, lòng tin càng sút giảm thì vấn nạn tham nhũng càng tăng. Chính cái nhận thức đủ để giới quan quyền lãnh đạo Việt Nam biết rằng cái CNXH chỉ là ảo. Tuy không lý giải được đầu đủ trên khía cạnh chính trị, triết học, nhưng nó đủ để họ mất lòng tin vào CNCS, CNXH... Đó chính là lý do vì sao ĐCSVN đã luôn gìn giữ, luôn đánh bóng hình tượng Hồ Chí Minh, luôn tuyên truyền về CNXH với những gì tốt đẹp nhất. Nhưng hàng chục đợt sinh hoạt chính trị “Học tập theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” mỗi năm không đem lại tác dụng gì ngoài tham nhũng, cửa quyền ngày càng gia tăng. Gần một thế kỷ qua theo “định hướng XHCN” nhưng đời sống người dân vẫn thụt thò ở ngưỡng cửa đói nghèo!

Tham nhũng, lợi ích nhóm gần như đã chi phối toàn bộ đời sống chính trị, xã hội của Việt Nam. Thái độ cam chịu và nỗi lo cơm áo gạo tiền của người dân Việt Nam trong cái vòng kim cô của quyền lực và thủ đoạn đã tạo nên hệ thống chính trị thối nát nhưng vẫn ung dung tồn tại trong cái lý luận sáo rỗng “ổn định để phát triển”. Việc có những phát ngôn nói phong trào dân chủ là “gây hại cho đất nước, làm mất ổn định..” thực chất là chỉ ra cái mù quáng đến tận gốc rễ trong niềm tin. Không dám đối diện, không dám nhìn thẳng để đánh giá đúng sai, hay dở... hơn là từ một nhận thức thực tế.

Đến một lúc nào đó, người dân Việt Nam bừng tỉnh và nhìn thấy các bản chất trần trụi của cái gọi là “chuyên chính vô sản” được chèo lái bởi những “tư bản đỏ” đầy tham lam, tàn bạo thì lịch sử sẽ tái lập lại cái quy luật tất yếu:

Những giá trị hợp lý, công bằng luôn là cơ sở khẳng định ý nghĩa để tồn tại.

(Còn tiếp)

Phần 3: Trả lại quyền lực cho dân – Chỉ một con đường duy nhất.
Phần 3: Trả lại quyền lực cho dân – Chỉ một con đường duy nhất.

Thiên Điểu
Theo Việt Nam Thời Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad