![]() |
“Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, bình luận như vậy với báo Người Việt, về quy định của Bộ Tư Pháp Việt Nam là “ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.”
Cách đây 5 năm, Bộ Tư Pháp Việt Nam ban hành “Luật Quốc Tịch Việt Nam” có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Theo luật này, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài “chưa mất quốc tịch Việt Nam phải ‘đăng ký’ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi định cư để giữ quốc tịch gốc. Thời hạn đăng ký sẽ kéo dài 5 năm.”
Tuy nhiên, báo Tiền Phong hôm 30 Tháng Ba, dẫn phúc trình của “Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” cho hay, tính đến đầu năm 2014, chỉ mới có khoảng 6,000 người Việt Nam ở hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam.
So với con số xấp xỉ 4.5 triệu người Việt định cư ở ngoại quốc, tỉ lệ người Việt Nam ghi danh giữ quốc tịch “mẹ” chỉ vào khoảng 0.13%. Tức là, cứ 1,000 người thì chỉ có 1.3 người ‘đăng ký.”
Phúc trình này không công bố con số rõ ràng, chỉ cho biết rằng, người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ và Úc ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Nếu con số này tiếp tục đứng yên vào sau ngày 1 tháng 7, 2014, có nghĩa là hơn 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại giữ thái độ “từ chối quốc tịch Việt Nam.”
Khoản 2 Ðiều 13, “Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 và nghị định hướng dẫn nói rằng, ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam. Sau ngày này, người nào không ghi danh có nghĩa là sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.”
* Phá sản
“Luật Quốc Tịch Việt Nam” được ban hành năm 2008 được cho là đã “nới rộng cho người Việt ở hải ngoại được giữ lại quốc tịch Việt Nam,” trong trường hợp không từ bỏ, hoặc không bị tước quốc tịch.
Nhưng phúc trình của Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam ở hải ngoại thú nhận rằng, trong suốt 5 năm qua, số người ghi danh giữ quốc tịch quá ít ỏi. Nhiều người cho biết, không tha thiết đến việc ghi danh vì tờ giấy này chỉ có ý nghĩa như để “giữ chỗ,” để không bị mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1 tháng 7, 2014.
Có người cho rằng tờ giấy đó không có giá trị về mặt pháp lý, lại càng không phải là căn cứ để đương sự có thể xin cấp phát các giấy tờ khác như sổ thông hành, chiếu khán hoặc giấy miễn thị thực.
Báo Tiền Phong cũng cho hay, rất nhiều tổ chức pháp lý như Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, việc buộc người Việt hải ngoại phải ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam là không thực tế.
Các tổ chức này yêu cầu Bộ Tư Pháp gấp rút hủy bỏ điều khoản này trong Luật Quốc Tịch sửa đổi để kịp thông qua tại cuộc họp Quốc Hội Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
Theo báo Tiền Phong, Bộ Tư pháp Việt Nam đến nay vẫn không tán đồng lời đề nghị trên, và cho rằng Việt Nam cần “vận động công dân mình tôn vinh quốc tịch Việt Nam.”
Theo lập luận của Bộ Tư Pháp, người Việt Nam ở hải ngoại không ghi danh giữ, có nghĩa là mặc nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam kể từ sau ngày 1 tháng 7 tới.
* Giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được lợi gì?
Ðó là câu hỏi của ông Hà Ngọc Cư, Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, đặt ra, khi trả lời phóng viên Người Việt về việc tại sao phải "đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam."
Theo ông Hà Ngọc Cư, vấn đề song tịch thay đổi theo luật lệ của từng quốc gia. Một số quốc gia như Pháp, Mexico, Ba Lan, Nga, Thụy Sĩ, Canada, Anh quốc,... cho phép công dân giữ quốc tịch của họ khi nhập quốc tịch mới.
Một số quốc gia khác quy định rằng nếu công dân nhập quốc tịch một quốc gia khác thì đương nhiên mất quốc tịch của họ như Áo, Úc, Tây Ban Nha, Thụy Ðiển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Lan, Philippines, Trung Quốc...
Ðối với Hoa Kỳ, thì “dù có đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam hay không thì trên nguyên tắc, khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là ta đã xin từ bỏ quốc tịch gốc.”
“Luật pháp Hoa Kỳ không công nhận song tịch nhưng cũng không cấm ta giữ song tịch vì việc cho người Việt Nam giữ quốc tịch Việt Nam hay không là do luật pháp của Việt Nam. Luật pháp Hoa Kỳ không có quyền hạn gì đối với luật của các nước khác.”
Mặt khác, theo ông Hà Ngọc Cư, “Công dân Hoa Kỳ khi nhập quốc tịch khác vẫn không mất quốc tịch Mỹ. Vì công dân Mỹ chỉ mất quốc tịch Mỹ khi tuyên thệ trước Bộ Ngoại Giao hay Sứ Quán là tự nguyện bỏ quốc tịch Mỹ.”
Và rằng, “Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Câu hỏi ở đây là, phải chăng phía chính quyền Việt Nam muốn giương ra một “cái bẫy.” Vì thế, nếu muốn “đăng ký” giữ quốc tịch Việt Nam thì hãy suy nghĩ cẩn thận bằng việc trả lời câu hỏi, nếu muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được cái lợi gì? (KN-PL)
Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, bình luận như vậy với báo Người Việt, về quy định của Bộ Tư Pháp Việt Nam là “ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.”
|
Cách đây 5 năm, Bộ Tư Pháp Việt Nam ban hành “Luật Quốc Tịch Việt Nam” có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Theo luật này, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài “chưa mất quốc tịch Việt Nam phải ‘đăng ký’ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi định cư để giữ quốc tịch gốc. Thời hạn đăng ký sẽ kéo dài 5 năm.”
Tuy nhiên, báo Tiền Phong hôm 30 Tháng Ba, dẫn phúc trình của “Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” cho hay, tính đến đầu năm 2014, chỉ mới có khoảng 6,000 người Việt Nam ở hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam.
So với con số xấp xỉ 4.5 triệu người Việt định cư ở ngoại quốc, tỉ lệ người Việt Nam ghi danh giữ quốc tịch “mẹ” chỉ vào khoảng 0.13%. Tức là, cứ 1,000 người thì chỉ có 1.3 người ‘đăng ký.”
Phúc trình này không công bố con số rõ ràng, chỉ cho biết rằng, người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ và Úc ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Nếu con số này tiếp tục đứng yên vào sau ngày 1 tháng 7, 2014, có nghĩa là hơn 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại giữ thái độ “từ chối quốc tịch Việt Nam.”
Khoản 2 Ðiều 13, “Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 và nghị định hướng dẫn nói rằng, ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam. Sau ngày này, người nào không ghi danh có nghĩa là sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.”
* Phá sản
“Luật Quốc Tịch Việt Nam” được ban hành năm 2008 được cho là đã “nới rộng cho người Việt ở hải ngoại được giữ lại quốc tịch Việt Nam,” trong trường hợp không từ bỏ, hoặc không bị tước quốc tịch.
Nhưng phúc trình của Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam ở hải ngoại thú nhận rằng, trong suốt 5 năm qua, số người ghi danh giữ quốc tịch quá ít ỏi. Nhiều người cho biết, không tha thiết đến việc ghi danh vì tờ giấy này chỉ có ý nghĩa như để “giữ chỗ,” để không bị mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1 tháng 7, 2014.
Có người cho rằng tờ giấy đó không có giá trị về mặt pháp lý, lại càng không phải là căn cứ để đương sự có thể xin cấp phát các giấy tờ khác như sổ thông hành, chiếu khán hoặc giấy miễn thị thực.
Báo Tiền Phong cũng cho hay, rất nhiều tổ chức pháp lý như Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, việc buộc người Việt hải ngoại phải ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam là không thực tế.
Các tổ chức này yêu cầu Bộ Tư Pháp gấp rút hủy bỏ điều khoản này trong Luật Quốc Tịch sửa đổi để kịp thông qua tại cuộc họp Quốc Hội Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
Theo báo Tiền Phong, Bộ Tư pháp Việt Nam đến nay vẫn không tán đồng lời đề nghị trên, và cho rằng Việt Nam cần “vận động công dân mình tôn vinh quốc tịch Việt Nam.”
Theo lập luận của Bộ Tư Pháp, người Việt Nam ở hải ngoại không ghi danh giữ, có nghĩa là mặc nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam kể từ sau ngày 1 tháng 7 tới.
* Giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được lợi gì?
Ðó là câu hỏi của ông Hà Ngọc Cư, Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, đặt ra, khi trả lời phóng viên Người Việt về việc tại sao phải "đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam."
Theo ông Hà Ngọc Cư, vấn đề song tịch thay đổi theo luật lệ của từng quốc gia. Một số quốc gia như Pháp, Mexico, Ba Lan, Nga, Thụy Sĩ, Canada, Anh quốc,... cho phép công dân giữ quốc tịch của họ khi nhập quốc tịch mới.
Một số quốc gia khác quy định rằng nếu công dân nhập quốc tịch một quốc gia khác thì đương nhiên mất quốc tịch của họ như Áo, Úc, Tây Ban Nha, Thụy Ðiển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Lan, Philippines, Trung Quốc...
Ðối với Hoa Kỳ, thì “dù có đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam hay không thì trên nguyên tắc, khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là ta đã xin từ bỏ quốc tịch gốc.”
“Luật pháp Hoa Kỳ không công nhận song tịch nhưng cũng không cấm ta giữ song tịch vì việc cho người Việt Nam giữ quốc tịch Việt Nam hay không là do luật pháp của Việt Nam. Luật pháp Hoa Kỳ không có quyền hạn gì đối với luật của các nước khác.”
Mặt khác, theo ông Hà Ngọc Cư, “Công dân Hoa Kỳ khi nhập quốc tịch khác vẫn không mất quốc tịch Mỹ. Vì công dân Mỹ chỉ mất quốc tịch Mỹ khi tuyên thệ trước Bộ Ngoại Giao hay Sứ Quán là tự nguyện bỏ quốc tịch Mỹ.”
Và rằng, “Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Câu hỏi ở đây là, phải chăng phía chính quyền Việt Nam muốn giương ra một “cái bẫy.” Vì thế, nếu muốn “đăng ký” giữ quốc tịch Việt Nam thì hãy suy nghĩ cẩn thận bằng việc trả lời câu hỏi, nếu muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được cái lợi gì? (KN-PL)
Việt Nam “tháo” hết rào cản dụ Việt kiều mua bất động sản
Thị trường bất động sản tại Việt Nam chết chìm không ngóc lên nổi từ mấy năm qua, nay nhà cầm quyền tính gỡ bỏ mọi rào cản đã từng dựng lên để hy vọng Việt kiều nhảy vào giải cứu.
Theo báo Thanh Niên, một bản dự thảo sửa đổi Luật Nhà Đất sắp được đưa ra Quốc hội Hà Nội để thông sau mấy năm chần chờ.
Lần này, dự thảo “đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất. Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…”
Hơn nữa, dự thảo còn “đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....”
Những “đề xuất” như nêu trên có hậu quả từ hàng trăm ngàn đơn vị gia cư, từ biệt thự đến chung cư cao cấp được các công ty xây dựng quốc doanh và một ít công ty tư nhân xây dựng dở dang năm, sáu năm trước hoặc có thể gần chục năm trước, rồi bỏ đó cho rêu mọc.
Chỉ riêng hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội, con số thống kê chính thức nói có hơn 70,000 đơn vị gia cư cao cấp xây dựng dở dang rồi bỏ hoang. Một số nguồn tin nói con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.
Theo một bản tin của tờ Lao Động cuối năm 2012, khoảng 69 đại gia bất động sản , một số không ít là các tổng công ty xây dựng quốc doanh của Bộ Xây Dựng, chôn trong những tòa nhà rêu phủ đó trên dưới 7 tỉ đô la.
Không ít ngân hàng thương mại cũng bị kẹt lây khi các con nợ (các nhà đầu tư xây dựng địa ốc) không đào đâu ra tiền để trả. Nhà cầm quyền Hà Nội đã bàn thảo nhiều kế hoạch nhắm cứu thị trường địa ốc suốt mấy năm nhưng không thấy có biện pháp gì.
Cuối cùng, hồi Tháng Sáu 2013, Ngân hàng Nhà nước được lệnh giải tỏa số tiền 30,000 tỉ đồng hay khoảng 10% nhu cầu (như nhiều chuyên gia trong nước ước lượng) , đem bơm số tiền này tới các ngân hàng thương mại, một phần cho người tiêu thụ vay, một phần cho các nhà đầu tư địa ốc đang kẹt vay, để “kích cầu”.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Một Thế Giới ngày 8/12/2013, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, phê bình rằng cái gói “kích cầu” đó đã “thất bại vô cùng thảm hại”.
Ông nhận xét “Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến ngày 30.11.2013, 5 ngân hàng là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MHB mới chỉ giải ngân được 470.8 tỷ đồng trong gói 30,000 tỷ cho 1,236 khách hàng. ...Như vậy, sau 6 tháng triển khai, số tiền giải ngân mới chỉ đạt 1,56%. Và với tốc độ này, theo tính toán cần phải mất thêm 32 năm nữa thì số tiền 30,000 tỷ mới giải ngân xong.”
Dụ Việt kiều mua nhà, nhưng lại sợ 'tay không bắt giặc'
Được biết, theo kế hoạch được Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Xây Dựng Hà Nội đưa ra, số tiền 30,000 tỉ đồng “kích cầu” này phải tiêu thụ hết trong vòng 3 năm.
Theo bản tin ngày 23/11/2013 của báo Một Thế Giới, nhiều công ty địa ốc quảng cáo bán nhà với các số tiền “khuyến mãi” rất lớn, có thể bớt khoảng 80 triệu đồng một căn tặng kèm một cái điện thoại iPhone 5. Tuy nhiên, đây là quảng cáo của những nhà đầu tư các dự án nhỏ và nhà đã xây dựng hoàn chỉnh ở những khu vực có dân cư sinh sống.
Còn số phận của hàng chục đơn vị chung cư, biệt thự bỏ hoang thì tương lai ra sao không ai biết. Hay đợi Việt kiều lao thân vào khi luật nhà ở đã được thông qua? Hiện một số rất ít Việt kiều mua nhà ở Việt Nam đã phải “mua chui” tức nhờ họ hàng, người thân đứng tên vì bị cấm làm chủ bất động sản kèm theo quyền sử dụng đất.
Tham nhũng trong lãnh vực địa chính, nhà đất được coi là một trong những ngành tham nhũng nhất tại Việt Nam. Dù luật có thay đổi để cầu Việt kiều cứu giá, thì nạn nhũng nhiễu, vòi vĩnh hối lộ không chắc là đã giảm. (TN)
Thị trường bất động sản tại Việt Nam chết chìm không ngóc lên nổi từ mấy năm qua, nay nhà cầm quyền tính gỡ bỏ mọi rào cản đã từng dựng lên để hy vọng Việt kiều nhảy vào giải cứu.
|
Theo báo Thanh Niên, một bản dự thảo sửa đổi Luật Nhà Đất sắp được đưa ra Quốc hội Hà Nội để thông sau mấy năm chần chờ.
Lần này, dự thảo “đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất. Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…”
Hơn nữa, dự thảo còn “đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....”
Những “đề xuất” như nêu trên có hậu quả từ hàng trăm ngàn đơn vị gia cư, từ biệt thự đến chung cư cao cấp được các công ty xây dựng quốc doanh và một ít công ty tư nhân xây dựng dở dang năm, sáu năm trước hoặc có thể gần chục năm trước, rồi bỏ đó cho rêu mọc.
Chỉ riêng hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội, con số thống kê chính thức nói có hơn 70,000 đơn vị gia cư cao cấp xây dựng dở dang rồi bỏ hoang. Một số nguồn tin nói con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.
Theo một bản tin của tờ Lao Động cuối năm 2012, khoảng 69 đại gia bất động sản , một số không ít là các tổng công ty xây dựng quốc doanh của Bộ Xây Dựng, chôn trong những tòa nhà rêu phủ đó trên dưới 7 tỉ đô la.
Không ít ngân hàng thương mại cũng bị kẹt lây khi các con nợ (các nhà đầu tư xây dựng địa ốc) không đào đâu ra tiền để trả. Nhà cầm quyền Hà Nội đã bàn thảo nhiều kế hoạch nhắm cứu thị trường địa ốc suốt mấy năm nhưng không thấy có biện pháp gì.
Cuối cùng, hồi Tháng Sáu 2013, Ngân hàng Nhà nước được lệnh giải tỏa số tiền 30,000 tỉ đồng hay khoảng 10% nhu cầu (như nhiều chuyên gia trong nước ước lượng) , đem bơm số tiền này tới các ngân hàng thương mại, một phần cho người tiêu thụ vay, một phần cho các nhà đầu tư địa ốc đang kẹt vay, để “kích cầu”.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Một Thế Giới ngày 8/12/2013, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, phê bình rằng cái gói “kích cầu” đó đã “thất bại vô cùng thảm hại”.
Ông nhận xét “Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến ngày 30.11.2013, 5 ngân hàng là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MHB mới chỉ giải ngân được 470.8 tỷ đồng trong gói 30,000 tỷ cho 1,236 khách hàng. ...Như vậy, sau 6 tháng triển khai, số tiền giải ngân mới chỉ đạt 1,56%. Và với tốc độ này, theo tính toán cần phải mất thêm 32 năm nữa thì số tiền 30,000 tỷ mới giải ngân xong.”
Dụ Việt kiều mua nhà, nhưng lại sợ 'tay không bắt giặc'
Được biết, theo kế hoạch được Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Xây Dựng Hà Nội đưa ra, số tiền 30,000 tỉ đồng “kích cầu” này phải tiêu thụ hết trong vòng 3 năm.
|
Theo bản tin ngày 23/11/2013 của báo Một Thế Giới, nhiều công ty địa ốc quảng cáo bán nhà với các số tiền “khuyến mãi” rất lớn, có thể bớt khoảng 80 triệu đồng một căn tặng kèm một cái điện thoại iPhone 5. Tuy nhiên, đây là quảng cáo của những nhà đầu tư các dự án nhỏ và nhà đã xây dựng hoàn chỉnh ở những khu vực có dân cư sinh sống.
Còn số phận của hàng chục đơn vị chung cư, biệt thự bỏ hoang thì tương lai ra sao không ai biết. Hay đợi Việt kiều lao thân vào khi luật nhà ở đã được thông qua? Hiện một số rất ít Việt kiều mua nhà ở Việt Nam đã phải “mua chui” tức nhờ họ hàng, người thân đứng tên vì bị cấm làm chủ bất động sản kèm theo quyền sử dụng đất.
Tham nhũng trong lãnh vực địa chính, nhà đất được coi là một trong những ngành tham nhũng nhất tại Việt Nam. Dù luật có thay đổi để cầu Việt kiều cứu giá, thì nạn nhũng nhiễu, vòi vĩnh hối lộ không chắc là đã giảm. (TN)
Dụ Việt kiều mua nhà, nhưng lại sợ 'tay không bắt giặc'
Vừa mới bàn chủ trương xả mọi rào cản để dụ Việt kiều mua nhà, đầu tư bất động sản, nay lại thấy nhà cầm quyền Việt Nam muốn co cụm lại, sợ Việt kiều “tay không bắt giặc.”
“Phải có điều kiện để kiểm soát năng lực của các nhà đầu tư để tránh tình trạng một số Việt kiều “tay không bắt giặc” gây thiệt hại cho người dân và tránh tình trạng lợi dụng kinh doanh bất động sản để chuyển tiền ra nước ngoài.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội nói như vậy trong cuộc thảo luận của Ban Thường Vụ Quốc Hội hôm Thứ Hai 10/3/2014.
Đây là cuộc thảo luận về dự thảo “Luật Kinh Doanh Bất Động Sản” đang được sửa lại để cứu cả trăm ngàn căn biệt thự, chung cư xây dựng dở dang rồi bỏ cho cỏ mọc, rêu bám.
Trong cuộc họp đó, theo báo Một Thế Giới, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, trong quy định cho người Việt Nam ở nước ngoài được phép mua nhà, “cần cân nhắc tách riêng người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam và người Việt chưa có quốc tịch Việt Nam và phải đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước với thị trường bất động sản”.
Người ta không hiểu ý nghĩa “tay không bắt giặc” mà ông Nguyễn Hạnh Phúc ám chỉ gì. Đầu tư địa ốc, mua bán nhà cửa, nếu không có vốn đầu tư cả kiến thức lẫn tài chánh, ai dám liều mình lao vào thị trường bất động sản, nhất là một thị trường xa lạ và nhiều bấp bênh. Thị trường bất động sản tại Việt Nam hiện nay đang còn như nằm ở đáy vực, mà nhà cầm quyền loay hoay tìm cách chữa thuốc với những bài bản có vẻ chập chờn và mâu thuẫn nên không có tác dụng.
Vừa muốn dụ Việt kiều đổ tiền về nước cứu thị trường bất động sản mà lâu nay được gọi là “đóng băng”, nhưng nhà cầm quyền lại sợ người ta chi phối. Trong khi đó, lại bỏ mặc cho người Trung Quốc làm các dự án rất lớn, cả những khu vực nhạy cảm về quốc phòng với thời hạn sử dụng đất lên đến 50 năm.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn, phó chủ tịch Quốc hội CSVN nêu ý kiến trong cuộc họp nói trên là “Nên cấm không được kinh doanh đất quốc phòng an ninh”. Trong khi ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đòi: “Phải quy định các điều kiện cụ thể vì người gốc Việt rất rộng. Trong hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài chỉ có khoảng vài nghìn người đăng ký quốc tịch, trong khi có quy định nếu không đăng ký sẽ mất quốc tịch.”
Mới đây, trên trang web của các đài VOA và RFA, một số người ở Việt Nam nêu những quan ngại về tình trạng người Trung Quốc nhập lậu và làm lậu tràn lan tại một số công ty Trung Quốc được cấp phép ở khu kỹ nghệ Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Cửa Việt (Quảng Trị). Người ta sợ rằng khi có biến cố quân sự hay chiến tranh, nước Việt Nam có thể bị 'đội quân nội tuyến' này cắt làm đôi, đầu đuôi không tiếp xúc được với nhau.
Đây là những lo ngại mới mà từng có những lời báo động của bốn năm trước khi quan chức cầm đầu 10 tỉnh từ miền Bắc tới miền Trung Việt Nam đã cho một số công ty Trung Quốc thuê dài hạn, thậm chí “cho không” hàng trăm ngàn ha đất rừng đầu nguồn, kể cả những khu vực nhạy cảm quốc phòng và có giá trị chiến lược quân sự đặc biệt.
Liệu “Việt kiều” ham hố đổ tiền vào Việt Nam khi mà tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới? Người ta biết nếu không có những khoản tiền lót tay cho các quan chức nhà nước thì không có chữ ký thuận lợi. Nhiều Việt kiều đầu tư ở Việt Nam mất hàng triệu đô la vì các quan chức của chế độ cướp công cướp của từng nổi tiếng mấy năm trước.
Hồi giữa Tháng Hai vừa qua, báo Thanh Niên cho hay, một bản dự thảo sửa đổi Luật Nhà Đất sắp được đưa ra Quốc hội Hà Nội để thông sau mấy năm chần chờ. Lần này, bản dự thảo “đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất.”
“Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…”
Hơn nữa, dự thảo còn “đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....”
Những “đề xuất” như nêu trên có hậu quả từ hàng trăm ngàn đơn vị gia cư, từ biệt thự đến chung cư cao cấp được các công ty xây dựng quốc doanh và một ít công ty tư nhân xây dựng dở dang năm, sáu năm trước hoặc có thể gần chục năm trước, rồi bỏ đó cho rêu mọc.
Chỉ riêng hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội, con số thống kê chính thức nói có hơn 70,000 đơn vị gia cư cao cấp xây dựng dở dang rồi bỏ hoang. Một số nguồn tin nói con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.
Theo một bản tin của tờ Lao Động cuối năm 2012, khoảng 69 đại gia bất động sản , một số không ít là các tổng công ty xây dựng quốc doanh của Bộ Xây Dựng, chôn trong những tòa nhà rêu phủ đó trên dưới 7 tỉ đô la.
Không ít ngân hàng thương mại cũng bị kẹt lây khi các con nợ (các nhà đầu tư xây dựng địa ốc) không đào đâu ra tiền để trả. Nhà cầm quyền Việt Nam đã bàn thảo nhiều kế hoạch nhắm cứu thị trường địa ốc suốt mấy năm nhưng không thấy có biện pháp gì hiệu quả. Nay thì vừa mới dự tính “tháo hết rào cản” lại vội vã bóp lại, trong khi người Trung Quốc được thả lỏng như báo chí trong nước lâu nay tố cáo. (TN)
Vừa mới bàn chủ trương xả mọi rào cản để dụ Việt kiều mua nhà, đầu tư bất động sản, nay lại thấy nhà cầm quyền Việt Nam muốn co cụm lại, sợ Việt kiều “tay không bắt giặc.”
|
“Phải có điều kiện để kiểm soát năng lực của các nhà đầu tư để tránh tình trạng một số Việt kiều “tay không bắt giặc” gây thiệt hại cho người dân và tránh tình trạng lợi dụng kinh doanh bất động sản để chuyển tiền ra nước ngoài.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội nói như vậy trong cuộc thảo luận của Ban Thường Vụ Quốc Hội hôm Thứ Hai 10/3/2014.
Đây là cuộc thảo luận về dự thảo “Luật Kinh Doanh Bất Động Sản” đang được sửa lại để cứu cả trăm ngàn căn biệt thự, chung cư xây dựng dở dang rồi bỏ cho cỏ mọc, rêu bám.
Trong cuộc họp đó, theo báo Một Thế Giới, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, trong quy định cho người Việt Nam ở nước ngoài được phép mua nhà, “cần cân nhắc tách riêng người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam và người Việt chưa có quốc tịch Việt Nam và phải đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước với thị trường bất động sản”.
Người ta không hiểu ý nghĩa “tay không bắt giặc” mà ông Nguyễn Hạnh Phúc ám chỉ gì. Đầu tư địa ốc, mua bán nhà cửa, nếu không có vốn đầu tư cả kiến thức lẫn tài chánh, ai dám liều mình lao vào thị trường bất động sản, nhất là một thị trường xa lạ và nhiều bấp bênh. Thị trường bất động sản tại Việt Nam hiện nay đang còn như nằm ở đáy vực, mà nhà cầm quyền loay hoay tìm cách chữa thuốc với những bài bản có vẻ chập chờn và mâu thuẫn nên không có tác dụng.
Vừa muốn dụ Việt kiều đổ tiền về nước cứu thị trường bất động sản mà lâu nay được gọi là “đóng băng”, nhưng nhà cầm quyền lại sợ người ta chi phối. Trong khi đó, lại bỏ mặc cho người Trung Quốc làm các dự án rất lớn, cả những khu vực nhạy cảm về quốc phòng với thời hạn sử dụng đất lên đến 50 năm.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn, phó chủ tịch Quốc hội CSVN nêu ý kiến trong cuộc họp nói trên là “Nên cấm không được kinh doanh đất quốc phòng an ninh”. Trong khi ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đòi: “Phải quy định các điều kiện cụ thể vì người gốc Việt rất rộng. Trong hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài chỉ có khoảng vài nghìn người đăng ký quốc tịch, trong khi có quy định nếu không đăng ký sẽ mất quốc tịch.”
Mới đây, trên trang web của các đài VOA và RFA, một số người ở Việt Nam nêu những quan ngại về tình trạng người Trung Quốc nhập lậu và làm lậu tràn lan tại một số công ty Trung Quốc được cấp phép ở khu kỹ nghệ Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Cửa Việt (Quảng Trị). Người ta sợ rằng khi có biến cố quân sự hay chiến tranh, nước Việt Nam có thể bị 'đội quân nội tuyến' này cắt làm đôi, đầu đuôi không tiếp xúc được với nhau.
Đây là những lo ngại mới mà từng có những lời báo động của bốn năm trước khi quan chức cầm đầu 10 tỉnh từ miền Bắc tới miền Trung Việt Nam đã cho một số công ty Trung Quốc thuê dài hạn, thậm chí “cho không” hàng trăm ngàn ha đất rừng đầu nguồn, kể cả những khu vực nhạy cảm quốc phòng và có giá trị chiến lược quân sự đặc biệt.
Liệu “Việt kiều” ham hố đổ tiền vào Việt Nam khi mà tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới? Người ta biết nếu không có những khoản tiền lót tay cho các quan chức nhà nước thì không có chữ ký thuận lợi. Nhiều Việt kiều đầu tư ở Việt Nam mất hàng triệu đô la vì các quan chức của chế độ cướp công cướp của từng nổi tiếng mấy năm trước.
Hồi giữa Tháng Hai vừa qua, báo Thanh Niên cho hay, một bản dự thảo sửa đổi Luật Nhà Đất sắp được đưa ra Quốc hội Hà Nội để thông sau mấy năm chần chờ. Lần này, bản dự thảo “đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất.”
“Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…”
Hơn nữa, dự thảo còn “đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....”
Những “đề xuất” như nêu trên có hậu quả từ hàng trăm ngàn đơn vị gia cư, từ biệt thự đến chung cư cao cấp được các công ty xây dựng quốc doanh và một ít công ty tư nhân xây dựng dở dang năm, sáu năm trước hoặc có thể gần chục năm trước, rồi bỏ đó cho rêu mọc.
Chỉ riêng hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội, con số thống kê chính thức nói có hơn 70,000 đơn vị gia cư cao cấp xây dựng dở dang rồi bỏ hoang. Một số nguồn tin nói con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.
Theo một bản tin của tờ Lao Động cuối năm 2012, khoảng 69 đại gia bất động sản , một số không ít là các tổng công ty xây dựng quốc doanh của Bộ Xây Dựng, chôn trong những tòa nhà rêu phủ đó trên dưới 7 tỉ đô la.
Không ít ngân hàng thương mại cũng bị kẹt lây khi các con nợ (các nhà đầu tư xây dựng địa ốc) không đào đâu ra tiền để trả. Nhà cầm quyền Việt Nam đã bàn thảo nhiều kế hoạch nhắm cứu thị trường địa ốc suốt mấy năm nhưng không thấy có biện pháp gì hiệu quả. Nay thì vừa mới dự tính “tháo hết rào cản” lại vội vã bóp lại, trong khi người Trung Quốc được thả lỏng như báo chí trong nước lâu nay tố cáo. (TN)
Theo Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét