|
Người nông dân gánh chịu đủ mọi thiệt thòi
![]()
∇ Nghe tường trình
|
“Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước. Thiếu sót lớn nhất của nhà nước chính là công tác dự báo chính sách dự báo. Vấn đề dự báo người ta đưa ra từ rất nhiều năm qua nhưng chưa bao giờ hình thành ở bất kỳ một bộ nào, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương là hai bộ liên quan chính tới vấn đề tồn đọng dưa hấu ngày nay. Chúng ta thấy rằng giá của dưa hấu ở Saigon có thể lên tới 11.000-12.000 đ/kg nhưng giá bán sỉ của nông dân thậm chí không tới 2.000đ/kg. Người nông dân đã phải bỏ dưa hấu trôi sông hoặc cho gia súc ăn hay vứt bỏ. Rất nhiều nông dân đã vỡ nợ ngân hàng về vấn đề này. Cuối cùng nguyên nhân nằm tại đâu, đó là chính sách đầu ra và dự báo đầu ra không tới đâu cả của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.”
![]()
Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước. Thiếu sót lớn nhất của nhà nước chính là công tác dự báo chính sách dự báo
TS Phạm Chí Dũng
|
Theo Báo SaigonTimes Online ngày 31/3/2014, chuyện ùn ứ các xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gần như chuyện “cơm bữa”. Tuy nhiên, hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần là kỷ lục và như “giọt nước làm tràn ly,” khiến dư luận phải đặt câu hỏi: nguyên nhân của hiện tượng này và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu trước gia nghiệp của người nông dân?
|
Các chuyên gia nói với chúng tôi thị trường quyết định giá, khi cung vượt cầu mà vượt đến thừa mứa thì đương nhiên giá sẽ xuống tận đáy. Khi truyền thông báo chí đưa tin kèm những hình ảnh từng đoàn xe dưa hấu nằm phơi nắng hàng chục cây số trên con đường dẫn đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), dưa hấu ở Phú Yên từ mức 4.500đ/kg một tuần trước đó đã tụt xuống mức 1.000đ/kg hôm 29/3. Giá rẻ như bèo cũng không thấy thương lái đến mua.
Thời Báo Kinh Tế Saigon Online đưa tin, theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, chuyện dưa hấu ách tắc ở cửa khẩu Tân Thanh có hai nguyên nhân chính: các tỉnh Bình Định, Phú Yên được mùa dưa hấu, nhưng tiêu thụ trong nước giá thấp, phải tiêu thụ bằng con đường tiểu ngạch ở biên giới Trung Quốc. Cùng lúc đó, phía Trung Quốc lại cấm biên bốn trong năm cửa khẩu chính, chỉ chừa lại cửa khẩu Tân Thanh khiến hàng hóa bị ùn tắc không thể thông quan kịp.
![]()
Chuyện ùn ứ các xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gần như chuyện “cơm bữa”. Tuy nhiên, hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần là kỷ lục và như “giọt nước làm tràn ly,” khiến dư luận phải đặt câu hỏi: nguyên nhân của hiện tượng này và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu
Theo Báo SaigonTimes
|
Buôn bán với Trung Quốc nắm dao đằng lưỡi
Được biết 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Tuy vậy thị trường Trung Quốc được mô tả là bấp bênh không có tính ổn định. Trong một dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từng nhận định:
“Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới cũng là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam.”
Quả dưa hấu và thị trường tiêu thụ là điển hình nhất về việc người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì cứ tự phát làm mà không biết ai sẽ tiêu thụ sản phẩm của mình, giá cả như thế nào. Sự bế tắc đầu ra cho nông sản nghiêm trọng nhất hiện nay là lúa gạo. Theo thông tin báo chí, chính sách độc quyền trá hình của Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA trong điều hành xuất khẩu gạo và việc ăn xổi ở thì kiếm lời bằng chênh lệch giá mua gạo càng thấp càng có lời khiến nông dân điêu đứng. Hnga2 năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo, luôn nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. Nhưng trớ trêu, lợi tức bình quân của nông dân rất thấp, cụ thể ở đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa xuất khẩu của cả nước mà đại đa số người trồng lúa chỉ có thu nhập khoảng hơn 535.000đ/tháng chưa được một nửa lương tối thiểu của công nhân lao động. Số liệu này dựa vào kết quả nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Oxfam và Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.
![]()
Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được.
bà Phạm Chi Lan
|
“Hiện nay các doanh nghiệp xưa nay chỉ có quen xuất khẩu và không chịu quan tâm đầu tư vào sản xuất của nông dân thì đang chịu sức ép to lớn cả từ phía nhân dân lẫn từ phía Chính phủ để họ phải trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư. Một loạt chính sách mới đang đẩy các tổ chức trong vùng sản xuất lúa gạo sang một quá trình sắp xếp lại toàn bộ hệ thống kinh doanh lúa gạo, trong lúc này mọi việc vẫn đang diễn ra nhưng tôi nghĩ trong tương lai tình hình sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn.”
Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, theo VnExpress sáng 1/4/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận trách nhiệm trước Quốc hội về công tác quản lý, để xảy ra nhiều bất cập trong việc thương lái Trung Quốc đi thu gom nông sản ở nội địa Việt Nam. Tuy nhiên ông Bộ trưởng không thể cam kết với các đại biểu Quốc hội là khi nào tình trạng thương lái Trung Quốc lộng hành ở Việt Nam sẽ chấm dứt.
Cùng về vấn đề liên quan, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vung biển Khánh Hòa hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long rồi đi thu mua các loại rễ cây, thu mua sừng móng trâu bò..v..v.. những câu chuyện này gần như xuất hiện thường kỳ trên báo chí.”
Việt Nam nhập siêu hàng chục tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc, đổi lại việc xuất khẩu nông sản sang Hoa Lục không những không ưu tiên mà lại bị động gây nhiều thiệt hại cho người dân. Nếu thị trường Trung Quốc chiếm lĩnh 54% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam thì nay đến mặt hàng gạo cũng có tỷ lệ lớn. Chẳng phải chuyên gia cũng biết được rằng bỏ tất cả vào một giỏ thì dễ gặp rủi ro, lệ thuộc thứ gọi là bạn vàng phương Bắc thì sẽ có những hậu quả nhãn tiền.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét