Luật sư Trịnh Hội: VOICE Có Phải Là Công Cụ của Việt Tân? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Luật sư Trịnh Hội: VOICE Có Phải Là Công Cụ của Việt Tân?


Nguyễn Thanh Tú – Thông Báo số 7 ngày 3 tháng 4, 2016 VOICE – Có Phải Là Công Cụ của Việt Tân?

Thưa quý vị quan tâm, trong bài viết này, chúng tôi trưng những chứng cớ cũng như luận điểm cho thấy Tổ Chức Voice của ô Trịnh Hội có liên quan mật thiết với Việt Tân. Điều này trái với sự khẳng định của ô Trịnh Hội khi tôi hỏi ông vào ngày 18 tháng 2, 2016

Một vài lời với Anh Trịnh Hội


Thưa anh Trịnh Hội, nhiều người ủng hộ anh đã hỏi vì sao tôi chọn mục tiêu về Voice. Họ nói rằng tôi đã chính trị hoá sự việc. Tôi sẽ chứng minh cho những người trên biết tôi có chính trị hoá sự việc hay không. Đây là hành trình của một người con đi tìm CÔNG LÝ cho một người cha, không phải là hành trình đi tìm PHE ĐẢNG.

Lần đầu tiên chúng tôi nói chúng tôi tin tưởng anh khi anh trả lời câu hỏi của tôi về Viêt Tân-anh, nhưng anh đã lừa dối tôi. Sẽ không có lần thứ hai, thưa anh. Có lẽ anh đã không biết rằng hầu hết các tài liệu quan trọng hoặc các thông tin tôi nhận được về mạng lưới (web) dối trá của Việt Tân là từ các nhà lãnh đạo cao cấp trong quá khứ và hiện tại của Việt Tân. Dưới đây là một vài trích dẫn từ họ: "Tôi không muốn là một phần tử của một con tàu chìm", "Tôi sẽ gọi cho bạn trong những ngày sắp tới” và "sự việc đã là quá khứ rồi".

Sau khi tôi phổ biến bản Thông Báo “Cần thông tin về quan hệ giữa RFA và Mặt Trận/Việt Tân” ngày 16 tháng 2, 2016, trong đó có nhắc đến VOICE như là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, thì anh, Trịnh Hội, đã gọi điện thoại ngay và rồi gởi email cho tôi để xác minh: “VOICE và cá nhân em chưa bao giờ là thành viên của đảng Việt Tân. Trong quá khứ hay hiện tại VOICE cũng không có bất kỳ sinh hoạt nào với Việt Tân.”

Anh cũng khẳng định “Chưa bao giờ” cho câu hỏi của tôi “ VOICE và cá nhân em có bao giờ nhận tiền trực tiếp hay gián tiếp từ đảng Việt Tân hay không?”. Anh còn nhắn “Nếu có điều gì cần em giúp, xin anh đừng ngần ngại cho em biết.”

Anh, Trịnh Hội, đã gởi kèm bài viết ngày 20 tháng 3, 2012 trên trang blog của VOA với tựa đề “Việt Tân”. Trong đó anh xác minh rằng không quen biết gì với Hoàng Tứ Duy và cũng chẳng biết gì nhiều về Việt Tân.

Tin vào sự khẳng định này của anh, ngày 18 tháng 2, tôi đã gởi ra lời đính chính: “Sau khi đàm thoại trao đổi với Trịnh Hội cũng như xác minh qua nhiều nguồn tin khác nhau tôi xin đính chính là tổ chức VOICE không phải là tổ chức ngoại vi của Việt Tân.

Từ ngày đó đến nay tôi nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn đến từ cộng đồng. Các thông tin này làm tôi phải xét lại lời xác minh của anh, thưa anh Trịnh Hội.

Trên trang blog VOA, Trịnh Hội viết: “Thật ra trước đây tôi không quen thân với Duy cho lắm. Duy lớn lên và sống ở Mỹ. Còn tôi thì ở tuốt bên Úc, sau này học ra trường lại sang Philippines làm việc. Vì vậy tôi đã không biết gì nhiều về Duy, nói chi đến các đảng phái, hội đoàn chính trị. Ngày tôi chuyển về Việt Nam đi làm vào năm 2007 thật tình tôi cũng chẳng biết Duy là đảng viên của đảng Việt Tân (và ít lâu sau là phát ngôn viên của đảng).”

Vì Trịnh Hội ký tên là “Đồng Sáng Lập Viên” của VOICE, tôi thắc mắc các vị “đồng sáng lập viên” khác là ai. Thông tin mà tôi có được cho thấy là cuối năm 2006 Trịnh Hội sáng lập Vietnamese Overseas Initiative Conscience Empowerment (VOICE) cùng với Hoàng Tứ Duy và Bác Sĩ Nha Khoa Chu Quang Ngọc. Hoàng Tứ Duy là đảng viên Việt Tân kỳ cựu còn Bs. Chu Quang Ngọc là cảm tình viên Việt Tân lâu năm. Họ là Hội Đồng Quản Trị đầu tiên của VOICE, nhiệm kỳ 2007-2008, và Lisa Thuỳ Dương Nguyễn là Giám Đốc Điều Hành.

Trang Facebook cá nhân của Hoàng Tứ Duy xác nhận Ông ta là “Đồng Sáng Lập Viên VOICE”: https://en.wikipedia.org/wiki/Hoang_Tu_Duy

 



Câu hỏi đặt ra là “Không lẽ các vị đã phối hợp với nhau từ năm 2006 đề đồng sáng lập VOICE và cùng ở trong Hội Đồng Quản Trị của tổ chức này, mà lại “đã không biết gì nhiều” về nhau, như Trịnh Hội xác minh?”

Điều lạ là trang web của VOICE không có thông tin về các đồng sáng lập viên khác ngoại trừ Trịnh Hội. Điều này làm tôi liên tưởng đến việc tìm mãi không ra trang mạng của Uỷ Ban Vận Động Chính Trị về Nhân Quyền Việt Nam do SBTN lập ra năm 2012.

Một nguồn tin cho biết là Lisa Thuỳ Dương là một thành viên kỳ cựu trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường, tổ chức ngoại vi của Việt Tân ở Úc. Điều này được Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn, đảng viên Việt Tân, xác nhận.

Xem phút 4:50: https://www.youtube.com/watch?v=mhLDWQ0kI3c&feature=youtu.be



KL: Trong 4 nhân vật đầu tiên của VOICE, thì đã 3 người là đảng viên hay cảm tình viên Việt Tân.

Không biết gì về Việt Tân?

Trịnh Hội giải thích rằng anh ta ở tuốt bên Úc và sau đổi sang Philippines làm việc nên không biết gì về Hoàng Tứ Duy chứ nói gì đến Việt Tân. Tôi tìm hiểu thì được biết rằng Úc là nơi mà Việt Tân hoạt động mạnh hơn hết, đặc biệt trong giới những người trẻ mà Trịnh Hội hay giao du. Để xâm nhập giới chuyên gia, Việt Tân đã thành lập Hội Chuyên Gia Việt Nam, có hoạt động ở nhiều quốc gia kể cả Úc. Để lôi kéo giới trẻ, Việt Tân xâm nhập Tổng Hội Sinh Viên Nam California; thành lập Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu hoạt động ở Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu; và thành lập Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường ở Úc.

Về Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường ở Úc:

Trang mạng của tổ chức này mô tả: Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường được hình thành vào năm 1999 từ khi Đại Hội [Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ 1] được tổ chức tại thành phố Melbourne, Úc Châu, bởi các nhà lãnh đạo trẻ từ khắp năm châu thiết tha quan tâm đến tương lai của đất nước Việt Nam. Xem: https://sites.google.com/a/lenduong.net/dh6-vi/home

Danh sách thành phần lãnh đạo được đặt ở trang mạng của đảng Việt Tân giới thiệu người đã thành lập Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường như sau:

“Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong sinh năm 1970, tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa và Chuyên Khoa tại Úc Đại Lợi. Ông đã tham gia tích cực vào các sinh hoạt cộng đồng kể từ khi đặt chân đến Úc Châu. Ông đã từng giữ trách vụ Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Việt Nam Liên Bang Úc Châu (1997-1999) và là Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ I (1999) tại Melbourne, Úc Châu. Ông cũng là đồng sáng lập viên của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, một phong trào liên kết những giới trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước cho các hoạt động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Trong sinh hoạt Cộng đồng, ông từng giữ trách vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (2001-2003). Ông cũng từng tham dự các cuộc điều trần với chính giới Úc Châu về tình hình Việt Nam . Ông tham gia Đảng Việt Tân từ năm 1998 và được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ từ năm 2006 cho đến nay.”



Thành Phần Lãnh Đạo

Đầu tháng 9 năm 2012, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã tổ chức Đại Hội Toàn Đảng Kỳ VII, đánh dấu đúng 30 năm ngày thành lập Đảng Việt Tân (1982-2012). Đại Hội VII đã tiến hành với hai nội dung chính: 1/Lượng duyệt về quá trình hoạt động của Đảng trong giai đoạn vừa qua cũng như thảo luận và biểu quyết các đường hướng đấu tranh trong 5 năm tới. 2/Tuyển chọn Tân Trung Ương Đảng Bộ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng có nhiệm vụ điều hướng các hoạt động của đảng ở trong và ngoài Việt Nam. Nhân sự trong Trung Ương Đảng Bộ đã được các đại biểu tuyển chọn theo hình thức phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ là 5 năm.

Dưới đây là một số nhân sự lãnh đạo của Đảng Việt Tân:

Ông Đỗ Hoàng Điềm

Ông Đỗ Hoàng Điềm sinh năm 1963 tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Cao học Quản trị tại Đại học Houston, Hoa Kỳ vào năm 1987. Vì không thể chấp nhận tình trạng độc tài và bất công đang xẩy ra tại quê nhà, ông tham gia phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam từ lúc còn là sinh viên và gia nhập đảng Việt Tân vào năm 1982. Sau khi tốt nghiệp, ông đã từng giữ chức vụ Giám đốc cho nhiều công ty lớn tại Hoa Kỳ trong những lãnh vực như ngân hàng, chế xuất, và y tế, trước khi hoạt động toàn thời gian cho đảng Việt Tân và công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Ông đã từng là diễn giả tại một số những cuộc hội thảo quốc tế về dân chủ, nhân quyền, tư do ngôn luận; gặp gỡ một số nguyên thủ và chính giới các quốc gia đồng thời điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về những vấn đề liên quan đến tình hình Việt Nam. Ngoài ra ông còn hoạt động tích cực trong lãnh vực truyền thông và phục vụ cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ông được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ từ năm 2001 và đã giữ trách vụ Chủ Tịch Đảng từ năm 2006 và được tái tín nhiệm trách vụ này trong Đại Hội VII (2012).

Ông Lý Thái Hùng

Ông Lý Thái Hùng sinh năm 1952 và du học tại Nhật Bản vào năm 1971. Ông tốt nghiệp Kỹ Sư và Cao Học Công Chánh tại Đại Học Tokyo Metropolitan, Nhật Bản vào năm 1980. Ông là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổ Chức Người Việt Tự Do, một tổ chức đấu tranh đầu tiên của người Việt tại hải ngoại sau năm 1975 và cũng là tổ chức nòng cốt thành lập Mặt Trận vào năm 1980 và sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng vào tháng 9 năm 1982. Trước khi sang phục vụ toàn thời gian cho công cuộc đấu tranh tại Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1985, ông đã cùng với nhiều chính giới và trí thức Nhật Bản thành lập Hiệp Hội Liên Đới Giúp Đỡ Người Tỵ Nạn Đông Dương, nay đổi tên là Hiệp Hội Liên Đới Người Đông Dương tại Nhật Bản. Ngoài lãnh vực đấu tranh, ông còn là nhà bình luận sắc bén với những bài phân tích về thời sự Việt Nam và Á Châu và nói chuyện trên các chương trình phát thanh Việt ngữ. Ông cũng là tác giả tập biên khảo chính trị "Đông Âu tại Việt Nam" phát hành đầu năm 2007. Ông được đề cử giữ trách vụ Tổng Bí Thư Đảng từ năm 2001 và được tái tín nhiệm trách vụ này trong Đại hội VI (2006) và Đại hội VII (2012).

Ông Hoàng Tứ Duy

Ông Hoàng Tứ Duy tốt nghiệp Cao Học Quản Trị tại Đại Học University of Chicago năm 1995 và có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng. Trong 10 năm làm việc tại Công Ty Tài Chính Quốc Tế (IFC), bộ phận phụ trách cho tư nhân vay của Ngân Hàng Thế Giới, ông thành lập chương trình cho vay bằng tiền tệ nội địa tại một số quốc gia Đông Âu và Á Châu, trong đó có Việt Nam. Trong những lần đại diện Ngân Hàng Thế Giới công tác tại Việt Nam, ông đã thấy rõ tiềm năng của dân tộc, và nhận thấy dân chủ là điều kiện cần có để khai dụng tiềm năng đất nước và phát triển bền vững. Với tâm nguyện đó, ông đã dành hết thời gian hoạt động toàn thời cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam và đã tham gia, phát biểu tại nhiều diễn đàn quốc tế để vận động dư luận quan tâm và hỗ trợ phong trào dân chủ tại Việt Nam. Ông cũng từng tham dự các cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ và viết một số bài quan điểm đăng trên các tạp chí Hoa Kỳ và Thế giới. Ông tham gia Đảng Việt Tân năm 1996 và được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ từ năm 2001 cho đến nay. Ông hiện là Phát Ngôn Nhân của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong sinh năm 1970, tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa và Chuyên Khoa tại Úc Đại Lợi. Ông đã tham gia tích cực vào các sinh hoạt cộng đồng kể từ khi đặt chân đến Úc Châu. Ông đã từng giữ trách vụ Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Việt Nam Liên Bang Úc Châu (1997-1999) và là Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ I (1999) tại Melbourne, Úc Châu. Ông cũng là đồng sáng lập viên của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, một phong trào liên kết những giới trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước cho các hoạt động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Trong sinh hoạt Cộng đồng, ông từng giữ trách vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (2001-2003). Ông cũng từng tham dự các cuộc điều trần với chính giới Úc Châu về tình hình Việt Nam . Ông tham gia Đảng Việt Tân từ năm 1998 và được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ từ năm 2006 cho đến nay.

Ông Nguyễn Kim

Ông Nguyễn Kim là cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Ông là một trong những thành viên sáng lập Đảng Việt Tân vào năm 1982. Ông từng phụ trách Văn phòng liên lạc của Mặt Trận/Việt Tân tại Đông Nam Á trong nỗ lực vận động các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam vào đầu thập niên 80. Năm 1985, ông được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ và giữ trách vụ Bí Thư Đảng Bộ Hải Ngoại. Ông được đề cử giữ trách vụ Tổng Bí Thư Đảng từ năm 1999 và Chủ Tịch Đảng trong nhiệm kỳ 2001-2006. Ông hiện là Ủy viên Trung Ương Đảng.

Ông Nguyễn Quốc Quân

Ông Nguyễn Quốc Quân dạy học tại Kiên Giang từ năm 1976 đến 1981. Vượt biển định cư tại Hoa Kỳ và tốt nghiệp tiến sĩ Toán tại North Carolina State University năm 1987. Ông tham gia Đảng Việt Tân từ năm 1988. Là một trong những sáng lập viên Hội Chuyên Gia Việt Nam, ông thường xuyên sinh hoạt gần gũi với giới trẻ hải ngoại cũng như quốc nội để chia sẻ về hiện trạng và nỗ lực cần có trong tiến trình dân chủ hoá đất nước. Ông bị bắt tại Việt Nam tháng 11 năm 2007 trong một chuyến công tác quảng bá phương pháp đấu tranh Bất Bạo Động và bị giam 6 tháng. Do sự vận động của người Việt khắp nơi và áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải trả tự do cho ông. Sau khi ra khỏi nhà tù CSVN vào năm 2008, ông vẫn thường xuyên ra vào Việt Nam để tiếp tục quảng bá phương pháp đấu tranh bất bạo động. Ông bị CSVN bắt lần thứ hai ngay khi về đến Phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 17 tháng 4 năm 2012 với tội danh “khủng bố”; nhưng 4 tháng sau, CSVN tự động đổi thành tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” khi thấy những cáo buộc khủng bố quá phi lý. Một lần nữa, trước áp lực nặng nề của công luận Việt Nam và quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội đã buộc phải thả ông ra sau 9 tháng giam giữ. Ông được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ từ năm 2006 cho đến nay. Nguyện vọng của ông là được sống phần đời còn lại tại Việt Nam ngay sau khi đất nước thực sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Ông Đặng Vũ Chấn

Ông Đặng Vũ Chấn sinh năm 1955, là Bác sĩ chuyên khoa hành nghề tại vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Ngay từ thời sinh viên, ông đã từng tham gia tổ chức nhiều sinh hoạt lớn nhỏ trong cộng đồng từ sinh hoạt đấu tranh cho dân chủ nhân quyền đến các sinh hoạt văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế liên tục kéo dài tới nay. Ông cũng tham dự các cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Ông được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ Việt Tân từ năm 2001 cho đến hôm nay.

Bà Đông Hà Xuyến

Bà Đông Hà Xuyên, là Tiến Sĩ Tâm Lý trị liệu và Cao học về Xã hội, có bằng hành nghề chẩn định chữa trị tâm bệnh. Bà đang làm việc cho Bộ Y Tế tâm thần địa phương nhiều năm trong lãnh vực trị liệu và quản trị điều hành và tham gia nhiều công tác từ thiện từ năm 1987. Bà còn là diễn giả, huấn luyện viên, và cố vấn các chương trình y tế tâm thần/tâm lý cho nhiều dịch vụ bất vụ lợi, các trường đại học, hội thảo cộng đồng, và truyền thông địa phương. Do quá trình hoạt động và phục vụ xã hội này, bà được bình chọn và nhận Tuyên dương Phục Vụ Dân Sinh của chính quyền quận Cam, Tiểu bang California năm 1994 và nhận Giải thưởng Đóng Góp Tích Cực cho cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu năm 1998 từ đại học Long Beach, Tiểu bang California. Bà được Báo Orange County Register bình chọn là một trong ba mươi người Mỹ gốc Việt Góp Phần Thay Đổi Cục Diện Của Cộng Đồng vào năm 2004. Bà đã nhận bằng tuyên dương Người Phụ Nữ Tạo Được Thay Đối Tích Cực Cho Xã Hội của văn phòng thượng nghị sĩ Hoa Kỳ năm 2010. Bà tham Đảng Việt Tân từ năm 1997 và được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ năm 2012.

Tấm poster dưới đây cho thấy sự liên đới của 3 tổ chức cùng là tổ chức ngoại vi của Việt Tân nhắm vào giới trẻ: Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường, Tổng Hội Sinh Viên Nam California và Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu.


KL: Thật khó tin là Trịnh Hội, một người sinh hoạt “năng nổ” và giao du rộng trong giới trẻ ở Úc, lại không biết gì về Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, mà trong đó đầy những đảng viên Việt Tân.

Ts. Nguyễn Quốc Quân, Trung Ương Đảng Việt Tân - ĐH4, 27 tháng 12, 2005 – 1 tháng 1, 2006 ở Sydney, Úc
VOICE chưa hề tổ chức bất kỳ sinh hoạt nào với Việt Tân?

Tôi nhận được nhiều thông tin trái với sự khẳng định của Trịnh Hội. Dưới đây là một số sự kiện dẫn chứng.

ĐH5, ngày 4-6 tháng 1, 2008 ở Kuala Lumpur, Malaysia

Tháng 1 năm 2008, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường tổ chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ 5, viết tắt là ĐH5, tại Kuala Lumpur, Malaysia. Lisa Thuỳ Dương, lúc ấy là Giám Đốc Điều Hành của VOICE, làm MC cho ĐH5. Trinity Hồng Thuận Phạm, đảng viên Việt Tân, là Phát Ngôn Nhân của Ban Tổ Chức ĐH5. Xem phút 5:50: https://www.youtube.com/watch?v=mhLDWQ0kI3c&feature=youtu.be



Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ 5

RFA

(Trà Mi, phóng viên đài RFA)

Đại hội thanh niên sinh viên Việt Nam thế giới kỳ 5 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6/1/2008 vừa khai mạc hôm nay tại hội trường khách sạn Istana, ngay trung tâm thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.

* Nghe bài tường trình này
* Tải xuống để nghe

Đại hội này đựơc tổ chức thừơng xuyên 2 năm một lần bắt đầu từ năm 1999, là dịp hội ngộ, giao lưu, và học hỏi lẫn nhau của đông đảo giới trẻ Việt Nam, trong lẫn ngoài nước.

Tường thuật với Trà Mi bên đầu dây từ Malaysia, cô Hồng Thuận, đại diện Ban tổ chức và là phát ngôn nhân của đại hội kỳ này, cho biết thêm chi tiết:

Hồng Thuận: Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5 bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều (giờ Kuala Lumpur) và bây giờ là 7 giờ thì mới vừa kết thúc là trong vòng 2 tiếng. Đại Hội diễn tiến sôi động trong tình cảm của các bạn trẻ Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới về với nhau trong cái tình rất là nồng ấm.

Có nhiều tiết mục rất là đặc sắc, từ văn nghệ cho đến những bài diễn văn. Các bạn từ khắp nơi về và nãy giờ ngồi nói chuyện. Buổi lễ kết thúc cũng đã khoảng nửa tiếng rồi mà chị có nghe tiếng ồn ào ngoài xa, các bạn vẫn đứng ở đây để nói chuyện với nhau tại vì em nghĩ có lẽ đã hai năm rồi một số người từ Đại Hội cũ gặp gỡ lại với nhau, rồi gặp gỡ những người bạn mới, mà rất là sôi động. Em nghĩ là tinh thần như vậy sẽ kéo dài suốt trong nhũng ngày Đại Hội cho đến ngày cuối cùng.

Trà Mi: Vâng. Là một điểm rất đặc biệt của Đại Hội này mình ghi nhận được là thành phần Ban Tổ Chức lẫn thành phần tham dự đều là giới trẻ, phải không? Thì mình chia sẻ những sự quan tâm chung cũng như là sự hiểu biết lẫn nhau. À, Thuận có thể cho thính giả biết thêm mục đich cũng như nội dung cùa kỳ đại hội lần này có gì đặc biệt?

Hồng Thuận: "Xã hội dân sự - Dân chủ và sức mạnh của quần chúng", đó là chủ đề của đại hội năm nay. Về đại hội kỳ này thì tụi em có 4 đề tài đặc biệt: (1) “Xây Dựng Phong Trào Lao Công Quần Chúng”, (2) “Ngành Báo Chí Quần Chúng Trước Bàn Tay Kiểm Duyệt”, (3) “Từ Ðộc Tài Ðến Dân Chủ”, (4) “Tạo Khả Năng Cho Quần Chúng Qua Các Tổ Chức Cộng Ðồng”.

Trà Mi: Thuận có thể cho biết thêm là tại sao Ban Tổ Chức lại chọn 4 chủ đề đó là điểm tiêu biểu để tổ chức đại hội năm nay?

Hồng Thuận: Ban Tổ Chức là những người trẻ thì tụi em cảm thấy là khi mà mình nhìn nhận những nước đi từ độc tài đến dân chủ, như những nước Đông Âu, thì mình thấy là xã hội dân sự đóng vai trò rất là lớn, thì Ban Tổ Chức năm nay quyết định chọn đề tài "Xã hội dân sự - Dân chủ và sức mạnh của quần chúng".

Làm việc với những hội đoàn phi chính phủ (NGO) tìm ra những phương hướng, phương cách để làm thế nào mình có thể tạo ra được một xã hội dân sự tại Việt Nam, đưa Việt Nam từ độc tài đến dân chủ.

Trà Mi: Bạn nghĩ cái ý nghĩa của những đề tài này đối với Việt Nam như thế nào?

Hồng Thuận: Em nghĩ là thanh niên Việt Nam bây giờ cũng đang rất chuộng cái xã hội dân sự. Hồng Thuận thường lên đọc những diễn đàn của các bạn trẻ Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, thì em thấy đề tài xã hội dân sự cũng đang là đề tài mà rất nhiều người quan tâm đến.

Trà Mi: So với các kỳ đại hội trước thì kỳ đại hội lần này có gì đáng chú ý hơn?

Hồng Thuận: So với kỳ đại hội trước thì đại hội kỳ này có một cái đặc biệt, đó là Ban Tổ Chức đưa ra những đường hướng cụ thể để cho các tham dự viên đóng góp vào bằng khả năng của mình một cách cụ thể hơn. Còn trong nhừng kỳ đại hội trước thì tụi em mục đích chính là huy động tuổi trẻ ngồi lại với nhau, đoàn kết với nhau, và tạo sự nhận thức cho giới trẻ về những vấn đề nhân quyền cũng như các hiện trạng tại Việt Nam.

Nhưng mà kỳ này mình có những hành động cụ thể mình đưa ra, mình tạo một cái không khí cho tất cả tham dự viên có cơ hội phát biểu những ý nghĩ, những ý kiến của mình. Trong những workshop đó thì cái phần trình bày của mỗi diễn giả rất là ngắn gọn và phần chính là phần trao đổi giữa các tham dự viên với nhau.






Như vậy, chúng ta phải hiểu thế nào về sự hợp tác mật thiết giữa Thuỳ Dương, Giám Đốc Điều Hành Voice, với Trinity Hồng Thuận, đảng viên cao cấp của VT?

ĐH6, ngày 4-7 tháng 8, 2011 ở Manila

Thông tin mà tôi nhận được cho thấy rằng VOICE là thành phần chủ lực đứng ra tổ chức Đại Hội Kỳ 6 của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường. Ban tổ chức quảng cáo rầm rộ 3 “yếu nhân” người Việt của đại hội: Hoàng Tứ Duy, Lisa Nguyễn Thuỳ Dương và Trịnh Hội. Lisa Thuỳ Dương, lúc này là MC cho Trung Tâm ASIA và là Chủ Tịch của Senhoa Foundation, một hậu thân của VOICE. Đây là chứng cớ:



Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về các diễn giả và đề tài của Đại Hội trong thời gian tới.

Diễn giả
  • Allan Stanley, thành viên của tổ chức Tactical Tech Collective
  • Angelina Trang Huỳnh, tổng biên tập của Blog No Firewall
  • Bobby Soriano, trưởng nhóm đặc trách an ninh điện tử và giúp đỡ kỹ thuật của tổ chức Tactical Technology Collective
  • Brett Solomon, giám đốc điều hành của tổ chức Access
  • Cecilia Lero, nhà hoạt động cho công lý và dân chủ
  • Dalia Ziada, blogger người Ai Cập, giám đốc văn phòng Bắc Phi của tổ chức American Islamic Congress
  • Daryn Cambridge, giảng sư thuộc Đại Học American University, giảng viên về đấu tranh bất bạo động
  • Ethan Zuckerman, đồng sáng lập viên của tổ chức Global Voices và nghiên cứu gia tại viện Berkman Center for Internet and Society thuộc đại học Harvard
  • Harry Roque, giáo sư luật thuộc Đại Học Philippines
  • Hoàng Tứ Duy, nhà hoạt động dân chủ và phát ngôn viên của Đảng Việt Tân
  • Kristine Sa, ca nhạc sĩ, người điều khiển chương trình và nhà sản xuất cho chương trình
  • Mong Palatino, biên tập viên phụ trách Đông Nam Á của mạng Global Voices
  • Lisa Thùy Dương, sáng lập viên và giám đốc điều hành của tổ chức Senhoa 
  • Percival Vilar Cendaña, Ủy Hội Thanh Niên Toàn Quốc của Philippines
  • Sebastian Hahn, chuyên viên kỹ thuật, Tor Project
  • Sami ben Gharbia, giám đốc đặc trách vận động của mạng Global Voices
  • Trịnh Hội, sáng lập viên và giám đốc điều hành của tổ chức VOICE

Đề tài

  • Bí quyết của người lãnh đạoBạn có thể là người bén nhạy và đạo đức (hy vọng là thế!), nhưng bạn có kỹ năng và làm việc hữu hiệu không? Chỉ giỏi kỹ thuật và thường xuyên dùng Facebook chưa đủ để cho bạn thực sự muốn thực hiện việc hoạt động mạng. Học làm cách nào để đào luyện khả năng của thành viên trong nhóm và gia tăng hiệu năng làm việc. Workshop cấp tốc này sẽ giới thiệu ngắn gọn đến bạn những mô hình lãnh đạo, kỹ năng điều hành các phiên họp và truyền đạt ý kiến để bạn có thể suy nghĩ thêm làm cách nào để cải thiện chẳng những cho nhóm của mình mà cho cả chính mình luôn. Workshop này được hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt.
  • Câu chuyện Bắc Phi thức tỉnh
    Những thay đổi thổi ào ạt qua Tunisia, Ai Cập và thế giới Á Rập là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta. Có phải quần chúng tự phát nổi dậy hay đã có những sự chuẩn bị nào đó? Làm sao để những người sống dưới sự sợ hãi nhiều năm trời cuối cùng lại thay đổi hiện trạng? Mời bạn lắng nghe câu chuyện đổi đời của những bloggers và nhà hoạt động kể lại.
  • Luật truyền thông, tự do truyền thông
    “Tuyên truyền chống phá nhà nước” có phải là cái tội trong một xã hội tiên tiến? Tìm hiểu về luật lệ giới hạn sự tự do truyền thông thế nào và làm sao cơ chế luật phát có thể sử dụng để thách thức những giới hạn này.
  • Mạng xã hội: từ tán dóc đến thay đổi
    Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube và Wikipedia đã tiến triển từ vai trò phương tiện thuần túy kết nối xã hội và công cụ trí tuệ đám đông cho đến vai trò cần thiết không thể thiếu được của cách mạng 2.0 như thế nào? Làm sao để một cuộc cách mạng internet được nắm bắt bởi những nhà hoạt động không rành kỹ thuật hoặc trong những quốc gia giới hạn thông tin? Bạn sẽ biết kỹ thuật được nắm bắt và áp dụng như thế nào bởi những nhà hoạt động mạng, và giới hạn của chúng ở đâu.
  • Nghệ thuật để cải thiện xã hộiNghệ thuật và sự diễn đạt sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cổ võ thay đổi xã hội. Ở khắp nơi trên thế giới, giới trẻ đã lên tiếng cổ xúy việc thay đổi qua âm nhạc, thơ, vẽ tường và vũ múa. Xuyên qua nghệ thuật chúng ta có thể bày tỏ những ý kiến khác thường, nảy ra ý tưởng mới và bật ra những tầm nhìn thách đố những quan niệm cố hữu của xã hội. Bạn sẽ tìm hiểu thuyết trình đoàn có nỗ lực gì để biến đối nghệ thuật giúp thay đổi xã hội dễ dàng hơn.
  • Quyền lướt mạngQuyền tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt và không sợ bị đàn áp luôn luôn là một vấn đề nan giải trong lịch sử con người. Khi việc thông tin và thương mại diễn ra trên mạng thì quyền tự do Internet càng trở nên quan trọng. Làm sao để bảo vệ những nhà hoạt động? Vai trò của các công ty công nghệ như thế nào khi đụng đến vấn đề bảo mật và kiểm duyệt? Vai trò của bạn là gì trong việc cổ võ cho tự do Internet?
  • Tại sao đấu tranh bất bạo động?
    Từ Phong Trào Dân Quyền tại Hoa Kỳ cho đến cuộc cách mạng quần chúng tại Phi Luật Tân và đến cách mạng hoa lài ở Bắc Phi, những hành động bât tuân dân sự đã huy động quần chúng thay đổi xã hội. Chúng ta học hỏi được gì qua những kinh nghiệm này? Những bài học này áp dụng cho Việt Nam như thế nào?
  • Tâm tình giới trẻGiới trẻ Việt Nam muốn gì cho tương lai đất nước? Vai trò của giới trẻ hải ngoại là gì trong việc canh tân quê nhà? Mẫu số chung và khác biệt nào giữa hai mảng của cùng nòi giống? Những câu trả lời này là chìa khóa để bắt nhịp cầu cảm thông và liên kết trong ngoài. Buổi họp này nhằm tạo một không khí thoải mái để tâm tình và trao đổi cởi mở giữa giới trẻ Việt Nam về những vấn đề  ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội.
  • Tìm hiểu về vượt tường lửaMấy con mèo dễ thương có dính dáng gì đến việc vượt tường lửa? Mặc dầu Facebook và các trang web khác bị chận tại Việt Nam, hàng triệu người vẫn tìm cách vào mạng. Công cụ nào giúp vượt tường lửa và làm sao chúng ta giúp cư dân mạng qua mặt giới kiểm duyệt?
  • Từ thiện 2.0: từ cho đến chỉLàm sao để các tổ chức nhân đạo có tác động mạnh nhất, nhiều nhất khi mà nhóm người Việt khốn khổ có quá nhiều nhu cầu thiết yếu? Bạn sẽ nghe trực tiếp từ những người đứng đầu các tổ chức từ thiện về việc cải thiện đời sống của những người khốn khó này.
  • Tweet-2-speakCác bạn dự Đại hội 6: có sẵn sàng để chơi trò “scavenger hunt” của thế kỷ 21?

Trong khi các đầu lãnh cùng xuất hiện như các yếu nhân của Đại Hội, còn các nhân sự của Việt Tân và VOICE hợp tác chặt chẽ trong ban tổ chức Đại Hội. Lần này, Cô Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn, lúc ấy còn là nhân viên của Bà Dân Biểu Loretta Sanchez, thay cho Trinity Hồng Thuận Phạm trong vai trò phụ trách mảng truyền thông của Đại Hội. Xem: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-try-tampr-6th-inter-yout-conf-08082011080500.html

Để quảng cáo và gây quỹ cho ĐH6, Lisa Thuỳ Dương sử dụng phương tiện của Trung Tâm ASIA và SBTN. Một ví dụ là cuộc phỏng vấn đảng viên Việt Tân Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn do Lisa Thuỳ Dương thực hiện vào tháng 7, 2011 để kêu gọi giới trẻ ghi danh tham gia ĐH6. Xem: https://www.youtube.com/watch?v=mhLDWQ0kI3c&feature=youtu.be

KL: Những sự kiện trên đây hoàn toàn trái ngược lời khẳng định của Trịnh Hội với tôi cách đây hơn một tháng.

VOICE là công cụ của Việt Tân?

Tại Siem Riep

Theo thông tin tôi nhận được, dưới sự chỉ đạo của Hoàng Tứ Duy, Bs. Chu Quang Ngọc và Trịnh Hội cũng như sự điều hành của Lisa Thuỳ Dương, năm 2007 VOICE lập văn phòng hoạt động ở Siem Reap, Cambốt trên danh nghĩa để giải cứu các trẻ em Việt bị bán làm nô lệ tình dục. VOICE lập ra nhà tạm dung cho khoảng 5 trẻ em và mở lóp thủ công nghệ làm đồ trang sức để huấn nghệ cho các em. Lớp này được đặt tên là chương trình Senhoa.

Tại Cambốt:

Đến gần cuối năm 2009, VOICE bị chính quyền Cambốt trục xuất; mọi nhân sự phải ra khỏi Cambốt trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Người thì chạy sang Thái Lan, người thì tá túc ở Mã Lai Á. Tại sao? Đây là giải đáp: Từ giữa năm 2009, nhà cầm quyền Việt Cộng đã chặn bắt nhiều đợt người do Việt Tân đưa từ Việt Nam sang Thái Lan để tham gia các chương trình huấn luyện và qua đó kết nạp một số đảng viên. Chính phủ Cambốt phát hiện rằng văn phòng VOICE ở Siem Reap là trạm chuyển tiếp trên tuyến đường Việt Tân di chuyển người từ Việt Nam sang Thái Lan. Chính quyền Cambốt bèn ra lệnh trục xuất VOICE trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cô Lisa Thuỳ Dương lấy danh nghĩa là một tổ chức chống buôn bán trẻ em để yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp. Nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã không lên tiếng sau khi phối kiểm ra rằng lý do VOICE bị trục xuất không liên quan gì đến hoạt động chống buôn người mà do dính líu đến việc chuyển người cho Việt Tân băng qua Cambốt.

Cuối năm 2009, VOICE tách làm đôi. Chương trình Senhoa Program trở thành Senhoa Foundation do Lisa Thuỳ Dương nắm và hoạt động ở Siem Reap. VOICE do Trịnh Hội nắm và đưa sang Manila, Phi Luật Tân. Từ đó, VOICE đã trở thành đường dây đưa người cho Việt Tân từ Việt Nam sang Phi Luật Tân.

Xem: https://vietnamvoice.wordpress.com/2010/04/20/voice-and-senhoa-separate/



VOICE and Senhoa Separate

20th January, 2010

FOR IMMEDIATE RELEASE:

VOICE AND SENHOA TO BECOME TWO SEPARATE AND INDEPENDENT ORGANIZATIONS

In recent times (late 2009), the Cambodian Government expressed concerns over the political advocacy activities of VOICE interfering with its humanitarian anti-trafficking work in Cambodia.

On 9 December 2009, the Board of Directors of VOICE called an urgent meeting in which board members expressed a fervent wish for the humanitarian work serving underprivileged communities in Cambodia to continue. The organization addressed all concerns raised by the Cambodian government and has made the decision to split VOICE’s work into two separate entities: refugee advocacy (to be delivered by VOICE) and anti-trafficking work (to be delivered by SENHOA).

A new anti-trafficking nonprofit organization called “SENHOA” has been established in California, United States with the core mission of providing vulnerable women and children with vocational training, economic opportunities and social reintegration programs. SENHOA is also working with the Cambodian Government to register as a non-profit entity in Cambodia.

VOICE will elect new board membership in the near future and continue to work on issues relating to its

core mission. As from December 2009, VOICE has closed its office in Siem Reap and withdrawn from Cambodia.

VOICE and SENHOA have become two different and independent humanitarian non-profit organizations that are governed by different individuals. Both organizations would like to emphasize that they remain fully supportive of each other and united in their passion and dedication to serving underprivileged communities. It is believed that this is a more focused and positive direction which will yield stronger and more sustainable organizations.

On behalf of both organizations, we would like to thank the Government of Cambodia, the US Embassy in Cambodia, partnering NGOs and our donors for their continual support during this period.

VOICE – Maxwell Vo
SENHOA – Lisa T.D. Nguyen
PRESS CONTACT – Lisa T.D. Nguyen, Email: lisa@senhoa.org or Telephone: +1 (714) 500 0634

KL: Sự xuất hiện của Hoàng Tứ Duy, Trịnh Hội và Lisa Thuỳ Dương là bộ ba yếu nhân tại ĐH6 ở Manila, cho thấy sự làm việc gắn bó giữa Đảng Việt Tân, VOICE và Senhoa Foundation.

Gây nguy hại cho người ở trong nước

Voice nằm trong Ban Tổ Chức ĐH6, nên VOICE đã liên đới trách nhiệm đến việc một số thanh niên Công Giáo bị bắt trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12, 2011. Họ là những người dính líu đến Việt Tân.

Theo những thông tin còn truy cập được trên mạng Internet, một đảng viên Việt Tân tên là Thái Văn Dung đã bị chính Việt Tân “trừng phạt” bằng cách chụp mũ là công an chỉ vì thanh niên này đã đặt nhiều câu hỏi cắc cớ tại Đại Hội.

Cô Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn, trong tư cách Phát Ngôn Nhân của ĐH6, đã dùng Chương Trình Việt Ngữ của RFA để bạch hoá thông tin cá nhân của Thái Văn Dung: “Thông cáo báo chí của Ban Tổ chức còn nêu rõ có một nhân sự công an tên Thái Văn Dung sinh ngày 3 tháng 6 năm 1988, quê Nghệ An giả dạng ghi danh tham dự và bị khám phá đã bị trục xuất ngay trong đại hội. Dù phát hiện từ trước khi đại hội diễn ra, việc Đại Hội bị theo dõi từ phía an ninh Việt Nam và cả đại sứ quán Việt Nam tại Manila, Philippines, nhưng Ban Tổ chức đợi đến chiều ngày kết thúc đại hội mới phổ biến thông cáo báo chí vừa nêu.”

Ban Tổ Chức ĐH6 không ngưng ở đó mà đã đăng phóng ảnh Passport của Thái Văn Dung lên trang mạng của ĐH6.

Hậu quả là Thái Văn Dung đã bị công an bắt để điều tra ngay khi trở về Việt Nam. Chỉ vài tuần sau là cuộc truy quét của công an. Họ lần lượt bắt Thái Văn Dung và nhiều thanh niên Công Giáo là đảng viên hay cảm tình viên Việt Tân. Những người này nằm trong nhóm 15 Thanh Niên Công Giáo tham gia đảng Việt Tân bị bắt năm 2011. Họ đã bị xử án tù tổng cộng gần 100 năm.

Xem: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-try-tampr-6th-inter-yout-conf-08082011080500.html


Việt Nam theo dõi và đe dọa Đại hội TNSV Việt nam Thế giới?

Đại hội thanh niên sinh viên Việt nam Thế giới vừa kết thúc vào ngày 7 tháng 8 vừa qua tại Manila, Philippines. 

Gia Minh, biên tập viên
2011-08-08


Cô Lily Ngọc Hiếu Nguyễn, người phụ trách mảng truyền thông của Đại hội. RFA screen capture

Dù được đánh giá có những thành công như mong đợi, nhưng một điều cũng gây quan ngại là phía chính quyền Hà Nội đã có những nổ lực nhằm can thiệp vào sinh họat vừa nói.

Thông cáo của Đại Hội về việc bị theo dõi

Thông cáo báo chí đề ngày 7 tháng 8 của Ban Tổ chức đại hội nêu rõ an ninh chính quyền Việt Nam đã theo dõi va đe dọa đại hội.

Cô Lily Ngọc Hiếu Nguyễn, người phụ trách mảng truyền thông của Đại hội vào sáng ngày 8 tháng 8 cho biết thêm về thông tin đó như sau:

Theo Bản Thông báo mà Ban Tổ chức đưa ra thì trước kỳ đại hội ‘họ’ xâm nhập vào đại hội bằng cách ghi danh như một tham dự viên. Nhưng trong quá trình ghi danh, Ban Tổ chức phải tiếp xúc ‘qua lại’ và ‘đầu mối’ nào đáng quan tâm thì Ban Tổ chức cùng nhau bàn thảo và gạt ra nhiều thành phần có thể là của công an và nhân viên tòa Đại sứ Việt Nam lần.

Giới thiệu Đại hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam Thế giới lần sáu. Source lenduong.net
Đến gần kỳ đại hội, Ban tổ chức ra phi trường và theo kế họach giữ an tòan thì có một người đi trước rồi có nhiều người đi sau quan sát những điều khả nghi và thấy có vài nhân sự tòa đại sứ và công an Việt Nam.

Ban an ninh nơi tổ chức đại hội cũng cho Ban Tổ chức biết là họ nhận nguồn tin cộng sản Việt Nam có ý đồ ‘phi pháp’ làm hại Ban Tổ chức.

Thông cáo báo chí của Ban Tổ chức còn nêu rõ có một nhân sự công an tên Thái Văn Dung sinh ngày 3 tháng 6 năm 1988, quê Nghệ An giả dạng ghi danh tham dự và bị khám phá trục xuất ngay trong đại hội.

Dù phát hiện từ trước khi đại hội diễn ra việc bị theo dõi và có những hành vi cố tình can thiệp vào sinh họat của đại hội từ phía an ninh Việt Nam và cả đại sứ quán Việt Nam tại Manila, Philippines, Ban Tổ chức đợi đến chiều ngày kết thúc đại hội mới phổ biến thông cáo báo chí vừa nêu. Lý do được cô Lily Ngọc Hiếu Nguyễn giải thích:

Ban Tổ chức không muốn các bạn sợ hãi vì ở trong môi trường an tòan. Ban Tổ chức muốn các bạn tiếp tục niềm vui và việc học hỏi. Tuy nhiên Ban Tổ chức vẫn luôn liên lạc với bên an ninh để bảo đảm an tòan cho đại hội.

  Thông cáo báo chí của Ban Tổ chức còn nêu rõ có một nhân sự công an tên Thái Văn Dung sinh ngày 3 tháng 6 năm 1988, quê Nghệ An giả dạng ghi danh tham dự và bị khám phá trục xuất ngay trong đại hội.
Các bạn từ trong nước đến tham dự có thể gặp khó khăn

Trước những thông tin mà Ban Tổ chức Đại hội cho biết, chúng tôi cũng liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam vào sáng ngày 8 tháng 8 để được biết ý kiến của cơ quan này về những cáo buộc do Ban Tổ chức đưa ra. Chúng tôi được giới thiệu qua hai người khác nhau và đến người thứ ba thì cho rằng không thể xác nhận điều đó với lý do:

  Một quan ngại lớn nhất của Ban Tổ chức cũng như chính những thành viên tham dự hội nghị là vấn đề an tòan của các bạn trẻ từ trong nước Việt Nam đến Philippines để cùng học hỏi và đóng góp ý kiến của họ
Ảnh minh họa: Đại hội thanh niên sinh viên Việt nam Thế giới kỳ 5 / 2008 tại Malaysia . lenduong.net
Chúng tôi phụ trách khu vực này, còn khu vực khác làm sao biết thong tin chính xác hay không. Để tốt hơn, nhằm có thông tin chính thức, trả lời chính thức đáp ứng yêu cầu, thì anh nên đến sứ quán đặt vấn đề trực tiếp- có thể anh viết một lá thư email chính thức; chứ bây giờ anh nói là Gia Minh thì biết có phải hay không? Tôi phải báo cho đại sứ để rồi đại sứ bảo trả lời thế nào.

Chúng tôi đã gửi thư điện tử theo địa chỉ ghi trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines từ sáng nhưng đến chiều tối vẫn không nhận được trả lời.

Một quan ngại lớn nhất của Ban Tổ chức cũng như chính những thành viên tham dự hội nghị là vấn đề an tòan của các bạn trẻ từ trong nước Việt Nam đến Philippines để cùng học hỏi và đóng góp ý kiến của họ trong vấn đề sử dụng các công cụ mạng hiện nay nhằm thông tin cho nhau cũng như giúp thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt đẹp hơn; đó là khi trở về các bạn có thể bị sách nhiểu hay bắt bớ. Cô Lili Ngọc Hiếu Nguyễn cho biết cam kết của các bạn tham dự đại hội về vấn đề liên quan:

Cảnh làm việc lúc 1 giờ sáng của các sinh viên trong BTC của kỳ Đại Hội 6 tại Philippines. Source lenduong.net
Các anh em từ quốc hội có tấm lòng ra tham dự, trong tâm họ đều có chuẩn bị là khi trở về có thể gặp khó khăn; Nhưng họ biết họ không làm gì sai trái. Họ rất ‘bình tĩnh’, không sợ hãi, họ sẵn sàng về nước.

  Buổi cuối đại hội có một buổi ‘tâm tình giới trẻ’, các bạn đồng thuận nếu các bạn từ trong nước về mà có vấn đề gì thì tất cả sẽ lên tiếng như vận động chính giới bên ngòai…
Buổi cuối đại hội có một buổi ‘tâm tình giới trẻ’, các bạn đồng thuận nếu các bạn từ trong nước về mà có vấn đề gì thì tất cả sẽ lên tiếng như vận động chính giới bên ngòai…

Xin được nhắc lại Đại hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam thế giới lần thứ sáu do Mạng lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên đường chủ xướng và cùng tổ chức với các hội đòan khác.

Chủ đề của lần đại hội 6 này kéo dài từ 4 tháng 8 đến 7 tháng 8 là ‘Vượt tường lửa! Họat động mạng, cùng thay đổi xã hội.

Đòan Việt Nam từ trong nước ra tham dự có hơn chục bạn trẻ từ nhiều vùng miền khác nhau và được đánh giá là đông nhất so với các đòan từ nơi khác..

Điều này đã tạo nên sự phẫn nộ trong giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, lên án hành động bán đứng đảng viên và cảm tình viên này của Việt Tân.

Trước phản ứng bất lợi ấy, Ban Tổ Chức ĐH6 phải xoá đi thông tin cá nhân của Thái Văn Dung trên trang mạng của họ. Đồng thời Việt Tân đưa ra chiến dịch “Phải Lên Tiếng!” (Speak Up Now!) như biện pháp chữa cháy: đòi tự do cho những đảng viên Việt Tân mà do chính Việt Tân làm lộ danh tính, dẫn đến tù đày. Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường lại được Việt Tân dùng để phát động chiến dịch này.


Trịnh Hội phụ hoạ cho chiến dịch này trên trang blog của mình: “Một Lê Quốc Quân vừa bị bắt như anh Điếu Cày đang bị giam trong Hỏa Lò, Hà Nội. 15 thanh niên Công giáo vừa bị xử án chỉ trong vòng 2 ngày nhưng tổng cộng với số năm bị giam giữ, bị cho vào ngục tù lên đến gần 100 năm… Đầu tiên cả tôi lẫn bạn đều đồng ý cho rằng điều chúng ta cần phải làm trong mọi lúc, mọi nơi là: phải lên tiếng.” Xem: https://kietchay.wordpress.com/2013/01/18/tan-man-dau-nam-trinh-hoi/

Ls. Lê Quốc Quân mà Trịnh Hội nhắc đến chính là người đã kết nạp Thái Văn Dung và nhiều thanh niên Công Giáo vào Đảng Việt Tân.

Và chỉ ít lâu sau thì SBTN đã dùng hình ảnh của những thanh niên Công Giáo này để kêu gọi gây quỹ cho HRVN PAC trong chuỗi chương trình Hát Cho Nhân Quyền.

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=KrLn9Fy7Dcs


Và Trịnh Hội không vắng mặt trong chương trình gây quỹ ấy.

Không phải lần đầu gây tác hại cho người trong nước

Theo thông tin mà tôi nhận được, đây không phải là lần đầu mà VOICE đã cùng Việt Tân gây nên tác hại cho những nhà đấu tranh ở trong nước. Công tác đầu tiên của VOICE, ngay khi được đồng thành lập bởi Trịnh Hội, Hoàng Tứ Duy và Bs. Chu Quang Ngọc, là tuyển người cho Việt Tân để đưa sang Phi Luật Tân huấn luyện rồi gởi về lại trong nước.

Đầu năm 2007, Trịnh Hội đã tuyển 4 sinh viên ngành truyền thông ở Nghệ An để cài vào một chương trình huấn luyện dài hạn về nhân quyền do Luật Sư Nguyễn Văn Đài đang thực hiện. Vào phút chót, cảm thấy không yên tâm về số nhân sự mà Trịnh Hội giới thiệu, LS. Đài đã yêu cầu 4 sinh viên này không tham gia, nhưng vẫn có 1 sinh viên xuất hiện tại buổi huấn luyện.

Công an lập tức xông vào lớp học và bắt tại chỗ Ls. Lê Thị Công Nhân và qua hôm sau thì bắt Ls. Đài. Sinh viên Nghệ An kia trở thành nhân chứng chính cho chính quyền truy tố Ls. Đài và Ls. Công Nhân. Theo nguồn tin mà tôi có, lúc ấy Ls. Đài không biết về mối quan hệ giữa VOICE và Việt Tân. Kế hoạch của VOICE lúc ấy là sau khi 4 sinh viên kia hoàn tất khoá học, họ sẽ được đưa sang Phi Luật Tân. Nơi đây, họ sẽ được người của Việt Tân đến từ Úc huấn luyện trước khi quay về Việt Nam. Việt Tân sẽ dựng ra một số tổ chức xã hội dân sự để họ dựa vào đó mà hoạt động cho Việt Tân.

Hoạt động liên đới

Ngoài những hợp tác bí mật, Trịnh Hội còn khéo léo ủng hộ cho những hoạt động liên đới đến Việt Tân nhưng do SBTN đứng tên, như chiến dịch Triệu Con Tim Một Tiếng Nói và Uỷ Ban Vận Động Chính Trị về Nhân Quyền Việt Nam, mà tôi viết tắt là HRVN PAC.

Phát động tháng 10 năm 2012, Triệu Con Tim Một Tiếng Nói nằm trong kế hoạch để SBTN đưa Việt Tân xuất hiện trở lại với cộng đồng người Việt tị nạn. Trong thông báo về chiến dịch này, thoạt tiên Việt Tân lấp ló xuất hiện cùng với một số tổ chức khác. Thực ra tất cả các tổ chức này đều là các tổ chức ngoại vi hay liên minh của Việt Tân hay của SBTN. Ví dụ, HRVN PAC chính là sản phẩm của SBTN nhằm tạo nguồn thu nhập cho SBTN và tài trợ cho một số sinh hoạt của Việt Tân; Tổ Chức Dân Chủ Nhân Dân là một đảng liên minh với Việt Tân và nương tựa vào các đảng viên Việt Tân để gây quỹ; hệ thống đài phát thanh Tiếng Nước Tôi và báo Viet Times ở Toronto và Atlanta là của Việt Tân. Đài SET là đài địa phương của SBTN v.v

Nhưng rồi chỉ vài tháng sau, Việt Tân và SBTN đã trở thành cặp bài trùng một cách công khai để cùng lèo lái chương trình Triệu Con Tim Một Tiếng Nói.

Trúc Hồ (SBTN) và Trinity Hồng Thuận (Việt Tân) cùng quảng bá

Chương trình Triệu Con Tim Một Tiếng Nói

Ngày 27 tháng 1, 2013, Trịnh Hội đã viết về Triệu Con Tim Một Tiếng Nói như sau, cũng trên trang blog VOA của Anh ta:

“Nhưng nhạc phẩm mới nhất của [Trúc Hồ] đã nói lên tất cả. Từng lời hát, từng giai điệu trong bài hát Triệu Con Tim đã cho tôi và những anh em nghệ sĩ góp mặt trong chương trình hiểu rõ hơn tâm tình của anh dành cho đất nước. Không chỉ là của một nhạc sĩ đã thành danh. Không chỉ là của một giám đốc điều hành một trong những trung tâm lớn nhất ở hải ngoại. Mà là của một Trúc Hồ rất bình dị, rất Việt Nam, rất riêng tư nhưng cũng rất chân thành. Đối với nhiều nghệ sĩ của trung tâm Asia, anh là con chim đầu đàn, là sợi dây liên kết hội tụ để tất cả các anh em ngồi lại với nhau. Để có cùng một nhịp đập.”

“Một nhịp đập của hàng Triệu Con Tim.” (Trịnh Hội, “Triệu Con Tim”)

 Xem: http://www.voatiengviet.com/content/trieu-con-tim/1591643.html

Đây là kế hoạch của Việt Tân là đánh bóng Trúc Hồ, để rồi Trúc Hồ lại giới thiệu Việt Tân trình diện cộng đồng người Việt tị nạn mà không bị phản đối. Khi đánh bóng Trúc Hồ, Trịnh Hội cũng đánh bóng Việt Tân. Điều này rất dễ nhận ra qua bài viết của Trần Đông Đức, một đảng viên Việt Tân làm chủ bút Báo Người Việt ấn bản Đông Bắc, chẳng bao lâu sau bài viết của Trịnh Hội:

“Thật vậy, nhạc sĩ Trúc Hồ hiện nay là trường hợp hiếm có về mặt tài hoa nghệ sĩ, uy tín cá nhân và cả quyền lực truyền thông mà chưa có tổ chức, hội đoàn, đảng phái nào có thể đạt ngang tầm ảnh hưởng. Ban tổ chức Harrah's mời Trúc Hồ về Philadelphia là một bước thể nghiệm để thăm dò tinh thần thưởng thức của khán giả Việt Nam trong môi trường âm nhạc và sân khấu mới.” (Người Việt Đông Bắc ngày 4 tháng 4, 2013).

Xem: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164228&zoneid=432

Ăn trên xương máu của tù nhân lương tâm

Năm 2012 các đầu lãnh của SBTN thành lập Uỷ Ban Vận Động Chính Trị về Nhân Quyền Việt Nam, tiếng Anh là Human Rights for Vietnam Political Action Committee mà tôi viết tắt là HRVN PAC. Những thông tin mà tôi đã công bố trước đây cho thấy HRVN PAC có vẻ vừa là nguồn thu nhập riêng cho một số đầu lãnh của SBTN vừa được dùng để tài trợ cho một số hoạt động của Việt Tân. Phải chăng đây là cú lừa để lợi dụng lòng yêu nước của cộng đồng Việt tị nạn, tương tự “tuần lễ vàng” của Việt Minh thời Pháp thuộc hay các cuộc gây quỹ rầm rộ của Mặt Trận trước đây?

Các cuộc gây quỹ rầm rộ của HRVN đã thu vào trên 330 nghìn USD theo con số đã khai báo với Uỷ Ban Bầu Cử Liên Bang FEC. Không ai biết đích xác số tiền mặt có thể đã không được khai báo. Riêng buổi gây quỹ “Hát Cho Nhân Quyền” do SBTN tổ chức ngày 12 tháng 5, 2013, HRVN PAC đã thu trên 51 nghìn USD. Xem: https://vietbao.com/a204808/hat-cho-nhan-quyen-viet-nam-gay-quy-duoc-50-ngan-my-kim

Tại buổi gây quỹ, Ls. Nguyễn Anh Tuấn, Phụ Tá Thủ Quỹ của HRVN PAC cam đoan: “Tiền đóng góp của quý vị chúng tôi sẽ chi đúng chỗ và ngoài những phương tiện cần thiết để đi lại, những chi phí khác anh em chúng tôi tự túc lo lấy để tránh cho PAC phải tốn tiền.” Xem phút 18:00 https://www.youtube.com/watch?v=KrLn9Fy7Dcs


Những con số mà tôi truy ra được cho thấy các đầu lãnh SBTN đã tuỳ tiện sử dụng ngân khoản của HRVN PAC cho rất nhiều những khoản chi tiêu cá nhân, tự trả chi phí văn phòng và nhân viên, trả cát-sê cho các ca sĩ ASIA, v.v. Trong suốt bốn năm qua họ chỉ gởi về trong nước trên 50 nghìn USD. Và không ai có thể biết chắc những người nhận là những ai. SBTN liên tục kêu gọi khán thính giả đóng góp. Trúc Hồ, trong cuộc phỏng vấn đầu tháng 9, 2013 do Lisa Thuỳ Dương thực hiện, giải thích lý do: “Những người bị cầm tù bị cô lập về đời sống kinh tế. Họ không thể nào mà tồn tại được nếu mà chúng ta không giúp đỡ họ... Chúng ta phải đóng góp gởi tiền về cho các tù nhân lương tâm...” Xem phút 14:00: https://www.youtube.com/watch?v=Nu6Zze1htSs

Theo báo cáo gởi cho FEC, HRVN PAC đã gởi tiền cho vài chục tù nhân lương tâm, mỗi người nhận được 250 USD và chỉ một lần cho suốt 4 năm qua. Cứ giả định là tiền đã đến tay gia đình của tù nhân lương tâm như được báo cáo, thì thử hỏi họ có thể cầm cự được bao lâu với số tiền ấy? Trong khi đó Ls. Nguyễn Đỗ Phủ và Ls. Nguyễn Anh Tuấn đã dùng 72,300 USD để tự chi trả, chi phí văn nghệ và tiền cát-sê cho ca sĩ ASIA là 55,400 USD.

Phải chăng đây là một cuộc lừa đảo công cộng và quy mô?

Và Trịnh Hội đã góp tiếng cùng với Trúc Hồ, Đỗ Phủ, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Khanh… để kêu gọi đồng hương đóng góp cho quỹ HRVN PAC nhằm giúp tù nhân lương tâm và các nhà tranh đấu trong nước. Đổi lại, ngày 16 tháng 1, 2014 HRVN PAC đã ký check 5 ngàn USD cho VOICE.

Nhận xét riêng và lời kêu gọi

Khi Trịnh Hội liên lạc với tôi để xác minh rằng anh ta không hề có liên hệ nào với Việt Tân, VOICE chưa hề tổ chức bất kỳ sinh hoạt nào với Việt Tân, và VOICE hay anh ta cũng chưa bao giờ nhận tiền của Việt Tân, thì tôi tin.

Nhưng các thông tin tôi nhận được sau đó lại hoàn hoàn trái ngược với điều Trịnh Hội nói với tôi:

• VOICE do Trịnh Hội đồng sáng lập với Hoàng Tứ Duy, đảng viên Việt Tân kỳ cựu, và Bs. Chu Quang Ngọc, cảm tình viên Việt Tân, cuối năm 2006. Lisa Thuỳ Dương, Giám Đốc Điều Hành của VOICE lúc ấy, ít ra là cảm tình viên của Việt Tân.
• VOICE đã cài người của Việt Tân vào chương trình huấn luyện nhân quyền của Ls. Nguyễn Văn Đài đầu năm 2007.
• Văn phòng của VOICE ở Siem Reap đã là trạm chuyển tiếp để Việt Tân đưa người từ Việt Nam sang Thái Lan, trong suốt thời gian từ 2007 đến giữa năm 2009.
• Giám Đốc Điều Hành của VOICE, cô Lisa Thuỳ Dương Nguyễn, hợp tác với Lilly Ngoc Hiếu Nguyễn, đảng viên Việt Tân, và Trinity Hồng Thuận Phạm tại ĐH5 của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường.
• VOICE là chủ lực tổ chức ĐH6 ở Manila, Phi Luật Tân; Hoàng Tứ Duy cùng với Trịnh Hội, Lisa Thuỳ Dương Nguyễn là bộ ba yếu nhân của Đại Hội này.
• VOICE là đường dây đưa người của Việt Tân sang Phi Luật Tân.
• VOICE đã tiếp tay với các sinh hoạt nguỵ trang của Việt Tân như Phải Lên Tiếng! Triệu Con Tim Một Tiếng Nói, và HRVN PAC.

Nếu những thông tin kể trên là đúng thì VOICE rõ ràng là một thành phần của Việt Tân.

Bài viết với tựa đề “Việt Tân” trên trang blog VOA mà Trịnh Hội gởi cho tôi, bề ngoài ra vẻ không liên quan, nhưng thực chất là đánh bóng Việt Tân để chuẩn bị cho Việt Tân xuất hiện trở lại trong cộng đồng người Việt tị nạn. Thời điểm của bài viết, 20 tháng 3, 2012 trùng với thời gian các đầu lãnh Việt Tân bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng cùng với các đầu lãnh SBTN.

Tôi có nhận xét như vậy khi đọc những giòng sau đây trong bài viết của Trịnh Hội:

“Khác với sự gán ghép của nhà cầm quyền Việt Nam cho Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, tất cả những đảng viên của Đảng Việt Tân mà tôi đã gặp đều là các bạn trẻ gốc Việt lớn lên ở hải ngoại. Họ là những người có lòng, nặng tình, nặng nghĩa nhất đối với với quê hương, với tương lai dân tộc. Duy là một trong những người bạn mà tôi mến trọng nhất. Không chỉ vì Duy có tài, có trí - đặc biệt là cách anh nghiên cứu và phân tích vấn đề - mà hơn thế nữa, Duy là một trong những người bạn trẻ của tôi mà mãi cho đến bây giờ vẫn còn giữ vững một niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cao đẹp.“Cũng thật lòng mà nói nếu như một ngày nào đó tôi quyết định chọn con đường hoạt động chính trị bằng cách xin tham gia vào đảng Việt Tân, tôi sẽ rất hãnh diện với sự lựa chọn của mình. Và sẽ luôn sẵn sàng xác nhận tôi đang làm gì, cho ai.”( ngưng trích Trịnh Hội).

Tôi tiếp tục tìm hiểu về VOICE và mong nhận được thông tin từ các quý vị thường theo dõi các sinh hoạt trong cộng đồng. Tôi cam đoan bảo mật mọi nguồn tin.

Tôi cũng mong Trịnh Hội cung cấp thông tin để phản bác những nguồn tin mà tôi đã dùng để viết bài này.

Email của Trịnh Hội gởi ngày 18 tháng 2, 2016

"Chào anh Tú,

Cảm ơn anh đã liên lạc với em về vấn đề Việt Tân. Để trả lời câu hỏi của anh, em gửi kèm theo đây bài viết blog của em đã được đăng trên trang nhà của đài VOA vào năm 2012:

http://m.voatiengviet.com/a/viet-tan-03-20-201…/1120113.html

Cho đến nay những gì em trình bày trong bài viết blog vẫn không có gì thay đổi. VOICE và cá nhân em chưa bao giờ là thành viên của đảng Việt Tân. Trong quá khứ hay hiện tại VOICE cũng không có tổ chức bất kỳ sinh hoạt nào với Việt Tân.

Anh cũng muốn hỏi em là VOICE và cá nhân em có bao giờ nhận tiền trực tiếp hay gían tiếp từ đảng Việt Tân hay không?
Câu trả lời của em cũng là: thưa chưa bao giờ.

Vài hàng để trả lời những thắc mắc của anh, mong anh và gia đình luôn vững mạnh và sáng suốt trên con đường đi tìm công lý cho cha mình. Nếu có bất kỳ điều gì anh nghĩ em có thể gíup anh trên con đường đó, xin anh đừng ngần ngại cho em biết.

Thân kính,
Trịnh Hội
Đồng Sáng Lập Viên
Gíam Đốc Điều Hành VOICE"

Xin quý vị nào có thông tin về VOICE và Trịnh Hội tương tự như trên thì gởi cho tôi qua email: damphong@hotmail.com.

Tôi xin cam kết bảo mật mọi nguồn tin.

Trân trọng,

Nguyễn Thanh Tú,
Con trai của một người cầm bút bị giết
trong việc theo đuổi chân lý và công lý
Tác giả gửi tới VA News từ Houston, Texas, USA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad