John Sifton - Tín hiệu sai lầm gửi tới Việt Nam - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

John Sifton - Tín hiệu sai lầm gửi tới Việt Nam



     
Tuần này Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà Trắng. Cuộc họp này là một sự kiện kỳ lạ - một phần vì Trọng không phải là một người đứng đầu nhà nước, nhưng lại là người đứng đầu đảng cầm quyền được xác định trong Hiến Pháp của Việt Nam - mà còn vì Việt Nam đã làm được rất ít trong những tháng gần đây để xứng đáng với phần thưởng là một cuộc gặp mặt trong phòng Bầu Dục. Việt Nam tiếp tục là một nhà nước toàn trị và phi dân chủ triệt để dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất, dẫn đầu bởi Nguyễn Phú Trọng, và ở quốc gia này việc đàn áp, tra tấn, và trấn áp tôn giáo là điều bình thường.

Tổng thống Obama đang hy vọng thực hiện điều gì?

Một điểm sáng của chính quyền Obama là nó chưa từng ngần ngại trong việc đề cập đến những quan ngại về nhân quyền với Hà Nội. Tổng thống Obama đã công khai nói đến các tù nhân chính trị trong tuyên bố công khai, và các đại sứ và các phái viên của ông được hướng dẫn để đệ trình các lo ngại về vi phạm quyền con người trong tất cả các trao đổi ngoại giao.

Vấn đề là các thông điệp được rõ ràng đã không được chính quyền Việt Nam lắng nghe.

Một vài tuần trước, Tony Blinken, nguyên Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng và hiện tại là Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ, đã đến Hà Nội. Theo Bộ Ngoại giao, ông Blinken đã hối thúc chính phủ Việt Nam về các vấn đề nhân quyền và nêu lên quan ngại về việc tiếp tục bỏ tù hoặc quấy rối các nhà bất đồng chính kiến, và kêu gọi Hà Nội phải chứng tỏ cam kết cải cách của mình một cách rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ông trở ra mà không có cam kết về nhân quyền, không một lời hứa hẹn, và không có tù nhân chính trị nào được phóng thích.

Trước chuyến đi của Blinken chỉ một tuần, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao, Tom Malinowski, người đứng đầu văn phòng của bộ ngoại giao chịu trách nhiệm về các vấn đề nhân quyền, đã đến thăm Việt Nam để tổ chức một cuộc đối thoại nhân quyền. Malinowski và phái đoàn của ông đã gặp gỡ với chính phủ và các quan chức cấp cao an ninh, dấy lên lo ngại về các tù nhân chính trị, thực hiện thăm đến các trại giam giữ, và gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo. Malinowski nói với chính phủ Việt Nam điều đại sứ Mỹ đã được nói với họ trong nhiều năm qua: đó là cải cách quyền là một thành phần cần thiết của việc cải thiện quan hệ với chính phủ Mỹ.

Những chuyến đi này không thể được gọi là một sự thành công – thế nhưng chính quyền Obama vẫn quyết định trải thảm đỏ vào thứ Ba.

Hà Nội không chỉ không đưa ra hứa hẹn hay cam kết cụ thể nào trong quá trình đối thoại, họ còn sử dụng lực lượng an ninh để quấy rối các nhà bất đồng chính kiến trong chuyến đi của Malinowski, và một blogger nổi tiếng, ông Nguyễn Chí Tuyến (được gọi là Anh Chí), đã bị tấn công dã man bởi những tên côn đồ - gần như chắc chắn nhân viên chính phủ mặc thường phục. Hình ảnh của những vết thương trên đầu và khuôn mặt đẫm máu của ông đã nhanh chóng được chia sẻ bởi mạng lưới những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam. (Ngày 19 tháng Năm, một nhà hoạt động khác, ông Đinh Quang Tuyến, cũng đã bị tấn công tại thành phố Hồ Chí Minh.)

Quốc hội Hoa Kỳ cũng cân nhắc mối quan hệ với Hà Nội. Một phái đoàn lưỡng đảng gồm các thành viên của Quốc hội đã đến thăm trong khoảng thời gian tương tự như Malinowski, đứng đầu là Hạ nghị sỹ Eliot Engel, lãnh đạo phe Dân chủ của Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện (HFAC), và Hạ nghị sỹ Matt Salmon, lãnh đạo phe Cộng Hòa trong tiểu ban Châu Á, Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ. Và nhóm này cũng nêu lên những lo ngại của mình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và lặp lại yêu cầu đã được một phái đoàn khác tới Hà Nội, dẫn đầu bởi Hạ nghị sỹ Nancy Pelosi và Sandy Levin, đưa ra chỉ vài tuần trước. Họ cũng nói rằng thất bại của Việt Nam trong việc chứng tỏ cam kết cải cách sẽ làm tổn hại quan hệ Mỹ-Việt.

Điểm mấu chốt là các cuộc gặp gỡ này dường như không thể dẫn đến cải cách hoặc bất kỳ hành động có ý nghĩa nào để cải thiện nhân quyền của Việt Nam.

Các quan chức Bộ Ngoại giao vẫn nói với công chúng rằng áp lực và những nỗ lực ngoại giao mà họ làm với Hà Nội đang có hiệu quả. Họ chỉ ra số nhà bất đồng chính kiến bị truy tố đang giảm xuống, và rằng gần đây Hà Nội đã phê chuẩn 2 hiệp ước về quyền con người. Ví dụ trong một bài op-ed trên tờ Politico ra ngày 8/6/2015, Malinowski lập luận rằng: "Dưới ánh đèn sân khấu của các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam đã thả các tù nhân lương tâm, đưa tổng số xuống còn khoảng 110 người từ hơn 160 người cách đây hai năm." Ông cũng nêu số lượng tương phản về số người bị bắt giữ vì bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa: 61 người năm 2013, so với chỉ "một trường hợp" vào năm 2015 cho đến nay.

Nhưng những điều này chỉ là những bước tiến nhỏ bé. Đúng, số lượng tù nhân chính trị ở Việt Nam đã giảm khoảng 50 người kể từ năm 2013, nhưng ít người trong số này được trả tự do theo các bước tiến cải cách: trong nhiều trường hợp, người bị giam giữ được trả tự do đơn giản là vì họ đã hoàn thành bản án, và bây giờ bị quản chế tại gia, và bị cô lập một cách rất hiệu quả. Nếu tiếp tục các hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến họ có thể sẽ phải trở lại trong tù. Trong mọi trường hợp, danh sách của Bộ Ngoại giao là không đầy đủ: Human Rights Watch phân tích cho thấy hơn 200 tù nhân trong năm 2013, và tổng số lượng các tù nhân chính trị bây giờ ít nhất là 135. Và trong khi sự thật là bất đồng chính kiến đang bị kết án ít hơn, có vẫn còn những trường hợp bị kết án (không chỉ một) và chính phủ nào hiện nay có phương pháp mới, như vụ đánh đập ông Nguyễn Chí Tuyên đã chỉ ra. Bất đồng chính kiến Việt Nam hiện nay nói rằng bạo lực hay hành hung bởi những cảnh sát giả danh côn đồ thường phục trở nên thường xuyên.

Tóm lại, những người chỉ trích chính phủ tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với mối nguy hiểm vẫn rất lớn; sự nguy hiểm chỉ đơn giản đã thay đổi hình thái.

Tổng thống Obama không nên ban thưởng cho những vi phạm nhân quyền ở cấp độ lớn này bằng cách gặp mặt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng nếu ông bắt buộc phải thực hiện điều này, ông cần phải lớn tiếng hơn về những lo ngại về quyền con người – đặc biệt trong trường hợp hai nước đang có kế hoạch công bố một cấp độ mới trong quan hệ ngoại giao.

Nếu không, thông điệp sẽ là: "Chúng tôi muốn bạn cải cách, nhưng chúng tôi sẽ thưởng cho bạn ngay cả khi bạn không thực hiện lời hứa của mình."

John Sifton là giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch. Theo anh ta trên Twitter @JohnSifton.
     
This week President Obama will host the head of the Vietnam Communist Party, Nguyen Phu Trong, at the White House. The meeting is a curious event--partly because Trong is not a head of state but instead the leader of Vietnam's constitutionally-mandated ruling party--but also because Vietnam has done so little in recent months to deserve the reward that is an Oval Office meeting. It remains a thoroughly autocratic and undemocratic state ruled by a single party, headed by Trong, in which repression, torture, and religious persecution are the norm.
What is President Obama hoping to accomplish?

To the administration's credit, it has never shied from raising rights concerns with Hanoi. President Obama has publicly flagged political prisoners in public statements, and his ambassadors and envoys are instructed to raise human rights concerns in all diplomatic exchanges.

The problem is that the messages are clearly not getting through.

A few weeks ago, Tony Blinken, Obama's former White House Deputy National Security Advisor and current Deputy Secretary of State, visited Hanoi. According to the State Department, Blinken pressed the Vietnam government on human rights issues and raised concerns about the continued jailing or harassment of dissidents, and urged Hanoi to better demonstrate a commitment to reform. But he came away with no pledges on human rights, no commitments, and no political prisoner releases.

Blinken's trip came only a week after another senior State Department official, Tom Malinowski, who heads the department's office responsible for human rights issues, visited Vietnam to hold a human rights dialogue. Malinowski and his delegation met with senior government and security officials, raised concerns about political prisoners, made visits to detention sites, and met religious leaders. Malinowski told the Vietnamese government the same thing US ambassadors have been telling them for years: that rights reforms are a necessary component of improved ties with the US government.

These trips cannot be called a success--and yet the Obama administration is rolling out the red carpet on Tuesday.

Not only did Hanoi make no concrete pledges or commitments during the dialogue, during Malinowski's visit their security services harassed dissidents and a prominent blogger, Nguyen Chi Tuyen (known as Anh Chi), was brutally attacked by thugs--almost certainly government personnel in plainclothes. Photographs of his battered head and bloodstained face were soon shared by dissidents online. (On May 19, another activist, Dinh Quang Tuyen, was assaulted in Ho Chi Minh City.)

Congress has weighed in with Hanoi too. A bipartisan delegation of members of Congress visited around the same time as Malinowski, headed by Rep. Eliot Engel, the ranking Democratic chair of the House Foreign Affairs Committee (HFAC), and Rep. Matt Salmon, the Republican chair of the HFAC Asia subcommittee. And this group too raised rights concerns, and repeated pleas made by another delegation to Hanoi--headed by Rep. Nancy Pelosi and Ways and Means ranking chair Rep. Sandy Levin--only weeks before. They too said that Vietnam's failure to demonstrate commitments to reform would undermine US-Vietnam ties.

The bottom line is that these engagements do not seem to be leading to reform or any meaningful action to improve human rights by Vietnam.

State Department officials still insist that the pressure, and diplomatic efforts, are working. They point to lower numbers of prosecutions of dissidents, and Hanoi's recent ratification of two human rights treaties. In an op-ed in Politico on June 8, for instance, Malinowski argued that "Under the spotlight of the TPP negotiations, Vietnam has released prisoners of conscience, bringing the total number down to around 110 from over 160 two years ago." He also contrasted the high number of persons for peaceful political expression in 2013--61 cases--with only "one case" in 2015 so far.

But these have been baby steps at best. Yes, the number of political prisoners in Vietnam has dropped by about 50 since 2013, but few of these were released pursuant to reform steps: in many cases, released detainees simply completed their sentences and are now out on probation, effectively silenced. Further political or dissident activity will land them back in prison. In any case, the State Department list is incomplete: Human Rights Watch analysis shows well over 200 prisoners back in 2013, with the current total number of political prisoners now at least 135. And while it is true that fewer dissidents are being convicted, there are still cases (not just one) and the government anyway now has new methods, as the beating of Nguyen Chi Tuyen demonstrated. Vietnamese dissidents now say that violence or harassment by plainclothes police thugs is the new norm.

In sum, critics of the government in Vietnam are still facing enormous dangers; the dangers have simply changed.

President Obama should not be rewarding rights abuses on this scale by meeting with Secretary General Trong. But if he must, he needs to raise the volume on the human rights concerns -- especially so if the two countries are planning to announce a new level in their diplomatic ties.
Otherwise, the message will be: "We want you to reform, but we'll reward you even if you don't."

John Sifton is Asia advocacy director at Human Rights Watch. Follow him on Twitter @JohnSifton.

John Sifton | Huffington Post
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Theo Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad