Chính xác thì Viện Khổng Tử đã làm gì? Tại sao Hoa Kỳ phải 'khai tử' nó - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Chính xác thì Viện Khổng Tử đã làm gì? Tại sao Hoa Kỳ phải 'khai tử' nó



Bản chất của Mao Trạch Đông đối với Khổng Tử và sự ca ngợi cao độ của Tập Cận Bình đối với Khổng Tử, cả hai đều sử dụng Khổng Tử và văn hóa Trung Quốc làm công cụ đấu tranh chính trị. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ thực sự là một tổ chức “thúc đẩy tuyên truyền toàn cầu của Bắc Kinh, và gây ảnh hưởng có hại đối với các trường và lớp học K-12 của Hoa Kỳ".

Gần đây, Hoa Kỳ liên tiếp ra tay đối với Trung Quốc, từng chiêu nối tiếp từng chiêu một. Cách đây không lâu, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã bị đóng cửa, sau đó 11 quan chức Trung Quốc và Hong Kong bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã bị áp đặt các biện pháp trừng phạt. Bây giờ Hoa Kỳ đang tiếp tục giáng một đòn nặng nề vào Viện Khổng Tử, và chỉ định Viện Khổng Tử như một cơ quan ngoại giao. Chiêu này giống như Hàng Long Thập Bát Chưởng, khiến Viện Khổng Tử rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Vậy mà người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh còn hô to "hãy để bão tố nổi lên mạnh hơn nữa”.




Vào ngày 13 tháng 8, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định của chính quyền Trump là "tìm kiếm sự đối xử công bằng và cùng có lợi" cho chính phủ Trung Quốc trong việc mở rộng các nguồn lực giáo dục. Ông nói rằng việc xác định như vậy cũng sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục trên khắp Hoa Kỳ quyết định có tiếp tục hợp tác với các dự án này hay không, đặc biệt là cân nhắc mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý của họ ở Bắc Kinh với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông nói rằng Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ thực sự là một tổ chức “thúc đẩy tuyên truyền toàn cầu của Bắc Kinh, và gây ảnh hưởng có hại đối với các trường và lớp học K-12 của Hoa Kỳ (thuật ngữ chung cho sự thống nhất của giáo dục mẫu giáo, tiểu học và trung học)”.


Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông David Stuart nói rằng, thông qua hành động này, "chúng tôi yêu cầu họ cho chúng tôi biết họ đang làm gì ở Hoa Kỳ. Chúng tôi không đóng cửa họ, chúng tôi chỉ phân loại họ là những gì họ nên làm, tức là, một phái bộ ngoại giao".

Chính xác thì Viện Khổng Tử làm gì? Việc liệt kê Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ như một phái bộ ngoại giao có nghĩa là gì? Tại sao Hoa Kỳ muốn 'ra tay' với các Viện Khổng Tử?


Ông nói rằng Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ thực sự là một tổ chức “thúc đẩy tuyên truyền toàn cầu của Bắc Kinh, và gây ảnh hưởng có hại đối với các trường và lớp học K-12 của Hoa Kỳ" (Ảnh: ANDREW HARNIK/POOL/AFP qua Getty Images)

Viện Khổng Tử làm gì?

Theo thông tin của chính phủ Trung Quốc, Viện Khổng Tử được thành lập vào năm 2004, là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, trực thuộc Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Quốc tế (gọi tắt là Haban) - một đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Theo thông tin trên trang web của văn phòng này, mục đích của Học viện Khổng Tử là: "Với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và sự giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu học tiếng Trung của các nước trên thế giới ngày càng tăng cao. Nhằm đẩy nhanh ngôn ngữ Trung Quốc ra thế giới và nâng cao tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc".

Nói cách khác, Viện Khổng Tử là một cơ sở trao đổi văn hóa và đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc tài trợ, tương tự như Viện Goethe của Đức.

Tính đến tháng 12 năm 2019, Trung Quốc đã thành lập 550 Viện Khổng Tử và 1.172 Lớp học Khổng Tử ở các trường tiểu học và trung học tại 162 quốc gia (khu vực). Xét theo phân bố toàn cầu, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á là những khu vực có mật độ Viện Khổng Tử phân bố nhiều nhất, với lần lượt là 149, 144 và 93. Ở Châu Âu, Vương quốc Anh, Nga, Pháp, Đức và Ý đã thành lập các Viện Khổng Tử; Châu Mỹ đã thành lập các Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ, Canada và Brazil; và Châu Á có số lượng lớn nhất các Viện Khổng Tử được thành lập ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.




Viện Khổng Tử đầu tiên ở Hoa Kỳ được thành lập tại Đại học Maryland vào năm 2004. Vào khoảng năm 2017, sự phát triển của các Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ đã đạt đến đỉnh điểm, tăng lên hơn 100. Vào năm 2018, Viện Hoover và Hiệp hội Châu Á đã công bố một báo cáo về ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản tại Hoa Kỳ. Trong đó nói rằng, Hanban thường cung cấp 150.000 USD quỹ khởi nghiệp cho các trường đại học Mỹ và sau đó phân bổ trung bình 100.000 hoặc 200.000 USD mỗi năm. Nó cung cấp tài trợ khởi nghiệp 50.000 USD cho các trường trung học, sau đó là 15.000 USD mỗi năm.

Tuy nhiên, từ khi Viện Khổng Tử được thành lập đến nay đã liên tục xảy ra tranh cãi, bởi vì nó sống ký sinh tại các trường đại học, tiểu học và trung học phương Tây, kinh phí và đội ngũ giảng viên đến từ Trung Quốc, khác hẳn với mô hình hoạt động độc lập của Viện Goethe ở Đức. Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ở Canada, Úc, Hoa Kỳ, Đức và Thụy Điển đã liên tiếp đóng cửa các trường học Khổng Tử. Theo thống kê của Hiệp hội Học giả Quốc gia Hoa Kỳ, kể từ năm 2014, 45 trường đại học ở Hoa Kỳ lần lượt đóng cửa các Viện Khổng Tử.


Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ở Canada, Úc, Hoa Kỳ, Đức và Thụy Điển đã liên tiếp đóng cửa các trường học Khổng Tử. (Tòa nhà Học viện Khổng Tử trong khuôn viên Đại học Troy ở Alabama vào ngày 16/3/2018. Ảnh: Wikimedia Commons)

Việc xác định Viện Khổng Tử là một cơ quan ngoại giao nghĩa là gì?

Trung tâm Viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm quản lý 75 Viện Khổng Tử và 500 Lớp học Khổng Tử trên khắp Hoa Kỳ. Việc Nhà Trắng chỉ định nó là một phái bộ ngoại giao có ý nghĩa gì? Trước đây chúng ta đã từng nghe đến "Đạo luật Đăng ký đại diện nước ngoài", tại sao lại xuất hiện "Đạo luật về Phái bộ Ngoại giao"? Cả hai là một sao?

Cơ quan đại diện nước ngoài bao gồm hai loại: Một là bất kỳ cơ quan đại diện, cơ quan hoặc tổ chức nào liên quan đến hoạt động ngoại giao, lãnh sự hoặc các hoạt động khác; Thứ hai là một nhiệm vụ, tổ chức hoặc thực thể thực sự thuộc sở hữu hoặc kiểm soát hiệu quả bởi một chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài đại diện cho một thực thể chính trị hoặc chủ quyền. Việc Nhà Trắng chỉ định Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ làm phái bộ ngoại giao là để xếp nó vào loại thứ hai.




Ông Clifton Seagroves, quyền Giám đốc Văn phòng Nhiệm vụ Nước ngoài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết rằng các cơ quan được chỉ định làm nhiệm vụ nước ngoài phải cung cấp cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “Thông tin cơ bản về danh sách, tài sản bất động sản và sự cần thiết phải được chấp thuận trước để thực hiện bất kỳ thương vụ mua lại bất động sản nào trong tương lai tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ được yêu cầu thường xuyên cung cấp một loạt báo cáo về nhân sự và kinh phí kinh doanh của mình trong các Viện Khổng Tử, đồng thời cung cấp cho chúng tôi thông tin về các khóa học và tài liệu đào tạo của họ".

Định nghĩa Viện Khổng Tử là một cơ quan đại diện ngoại giao có nghĩa là Viện này được Hoa Kỳ công nhận là một công cụ tuyên truyền do chính phủ Trung Quốc sở hữu và kiểm soát.

Điểm khác biệt giữa "Luật Phái bộ Ngoại giao" và "Luật Đăng ký đại diện nước ngoài" là: "Luật Đăng ký đại diện nước ngoài" được ban hành năm 1938, mục đích ban đầu của nó là kiểm soát chặt chẽ "hoạt động tuyên truyền của Đức Quốc xã"; “Luật Phái bộ ngoại giao” được ban hành năm 1982 với mục đích kiểm soát chặt chẽ “hoạt động tuyên truyền thời Chiến tranh Lạnh”. Trong những năm đó, các tổ chức thông tấn Liên Xô như Thông tấn xã TASS của Liên Xô và Pravda được Mỹ chỉ định là "phái bộ nước ngoài". "Luật Phái bộ ngoại giao" nghiêm ngặt hơn "Luật đăng ký Đại diện nước ngoài". "Luật Đăng ký đại diện nước ngoài" thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong khi "Luật Phái bộ ngoại giao" thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà Trắng.


"Luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài" thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong khi "Luật Phái bộ Ngoại giao" thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà Trắng.(Ảnh: SAUL LOEB/AFP qua Getty Images)

Tại sao Hoa Kỳ muốn chấm dứt Viện Khổng Tử?

Hiện tại, Viện Khổng Tử đã bị buộc tội với ba tội danh: một là Viện Khổng Tử vi phạm quyền tự do ngôn luận, hai là vi phạm nhân quyền; ba là tham gia hoạt động gián điệp.

Peterson, giám đốc dự án nghiên cứu của Hiệp hội Học giả Quốc gia tại Hoa Kỳ, đã viết một báo cáo cho Hiệp hội vào năm 2017, nói rằng Viện Khổng Tử đã cố tình né tránh các vấn đề lịch sử chính trị và các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, đồng thời buộc phải công nhận Đài Loan và Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Trong số đó, các trường đại học này sẽ không nói về Sự kiện Lục Tứ - cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989.




Giám đốc Viện Khổng Tử tại Đại học Queensland ở Úc đã bổ nhiệm Từ Kiệt (Xu Jie) - Tổng lãnh sự của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Brisbane, làm giáo sư bán thời gian vào tháng 7 năm 2019. Vào tháng 10 năm 2019, chính quyền Bỉ tuyên bố rằng Tống Tân Ninh (Song Xinning) - Viện trưởng Viện Khổng Tử tại Đại học Tự do Brussels, đã bị từ chối nhập cảnh vì tham gia vào các hoạt động gián điệp. Vào tháng 2 năm 2018, Giám đốc FBI Wray đã ám chỉ trong phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng Trung Quốc đã sử dụng các Viện Khổng Tử để xâm nhập vào các trường đại học Mỹ và thu thập thông tin tình báo cho chính phủ Trung Quốc.

Năm 2013, Đại học McMaster ở Canada tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử, cơ sở đầu tiên trên thế giới. Nguyên nhân là khi "Hanban" của Trung Quốc tuyển dụng giáo viên của Viện Khổng Tử, trong hợp đồng đã có những điều khoản phân biệt đối xử. Triệu Kỳ (Zhao Qi), một giáo viên tại Viện Khổng Tử thuộc Đại học McMaster, là một học viên Pháp Luân Công. Cô cho biết có một điều khoản trong hợp đồng mà cô đã ký với Viện Khổng Tử rằng "bạn không được tập Pháp Luân Công hoặc tham gia vào các hoạt động của Pháp Luân Công". Sau khi Triệu Kỳ đến Canada, cô ấy đã nói với giới truyền thông về trải nghiệm cá nhân của mình, Đại học McMaster và Hanban đã thương lượng hơn một năm để yêu cầu Trung Quốc xóa bỏ các điều khoản phân biệt đối xử với Pháp Luân Công, nhưng nó đã không thành công. Do đó, Đại học McMaster đã quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử. Bộ phim tài liệu được hoàn thành sau 3 năm có tên "Giả danh Khổng Tử" của đạo diễn người Canada gốc Hoa Thu Mân (Qiu Min), đã tiết lộ tấm màn đen của việc ĐCSTQ chi hàng tỷ đô la để xây dựng "Viện Khổng Tử".


Viện Khổng Tử đã cố tình né tránh các vấn đề lịch sử chính trị và các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

ĐCSTQ lợi dụng danh nghĩa Khổng Tử

Việc Trung Quốc điều hành các Viện Khổng Tử trên phạm vi quốc tế không có gì lạ nhưng cũng thật kỳ quái.

Nói không có gì lạ, đó là bởi vì Khổng Tử là một nhà hiền triết văn hóa Trung Quốc hơn 2.000 năm trước, từ thời nhà Hán, ông đã được tôn kính là "chí thánh tiên sư", "vạn thế sư biểu".

Nhưng nói việc này cũng thật kỳ quái, bởi vì Khổng Tử vốn là kẻ thù lớn nhất của ĐCSTQ. Cả đời Mao Trạch Đông đã nhiều lần đàm luận và phê phán Khổng Tử, chỉ trong "Mao Trạch Đông tuyển tập" đã có hơn 30 chỗ.

Khổng Tử đã mở trường dạy học hơn 2.000 năm trước và đã truyền cho xã hội tư tưởng của Nho giáo đại diện bởi năm đức chính là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Nhưng "Triết học” của Đảng Cộng sản hoàn toàn mâu thuẫn với văn hóa Trung Quốc truyền thống đích thực. Văn hóa truyền thống kính trọng Thiên ý, như Khổng Tử đã từng nói, “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Cả Phật giáo và Đạo giáo đều là các tín ngưỡng hữu thần, và tin vào sự luân hồi sinh tử, và quy luật nhân quả, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Đảng Cộng sản, thì trái lại, không những tin vào thuyết vô thần mà còn “vô pháp vô thiên”. Nho giáo coi trọng gia đình, còn Bản Tuyên ngôn Cộng sản lại rõ ràng chủ trương bãi bỏ gia đình. Văn hóa truyền thống chỉ ra sự khác biệt giữa những gì của Trung Quốc với những gì của nước ngoài, còn Bản Tuyên ngôn Cộng sản lại chủ trương bãi bỏ tính dân tộc. Văn hóa Nho giáo đề cao lòng tốt đối với người khác, còn Đảng Cộng sản thì khuyến khích đấu tranh giai cấp. Nho giáo đề cao lòng trung thành với vua và tình yêu đất nước. Bản Tuyên ngôn Cộng sản thì đề xướng việc loại bỏ các quốc gia.




Để giành và duy trì quyền lực ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản trước hết đã phải gieo trồng những tư tưởng vô đạo đức của nó trên đất Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã tuyên bố: “Nếu chúng ta muốn lật đổ một chính thể, trước tiên chúng ta phải tuyên truyền, và làm công tác trong lĩnh vực tư tưởng”.

Khổng Tử đã yên nghỉ ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông hơn 2.400 năm. Ngày 7 tháng 11 năm 1966, Đàm Hậu Lan (Tan Houlan) (một trong năm thủ lĩnh của Hồng vệ binh trong thời Cách mạng Văn hóa và là giáo viên của Đại học Sư phạm Bắc Kinh) dẫn đầu một đám đông biểu tình trước "Tượng đài Anh hùng Nhân dân" ở Quảng trường Thiên An Môn, thề tiêu diệt "Khổng gia điếm". Sau khi Đàm Hậu Lan lãnh đạo hơn hai trăm quân nổi dậy đến Khúc Phụ, đã liên kết với quân nổi dậy địa phương thành lập “Trạm liên lạc nổi dậy cách mạng diệt Khổng Tử”, và tổ chức đại hội vạn người tiêu diệt miếu Khổng Tử. Từ ngày 9 tháng 11 đến ngày 7 tháng 12, họ đã phá hủy hơn 6.000 di tích văn hóa, tượng Khổng Tử bị phá hủy, đồng thời đốt hơn 2.700 cuốn sách cổ, hơn 900 cuộn thư pháp và hội họa, hơn 1.000 bia đá bị phá hủy, Khổng miếu, Khổng phủ và Khổng Lâm đều bị phá hủy...


Từ ngày 9 tháng 11 đến ngày 7 tháng 12, họ đã phá hủy hơn 6.000 di tích văn hóa, tượng Khổng Tử bị phá hủy. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Vào năm 1971, Lâm Bưu, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, đã cố gắng chạy trốn khỏi Trung Quốc nhưng đã bị chết khi máy bay chở ông bị rơi ở Undurkhan, Mông Cổ. Sau đó, người ta tìm thấy trong nhà của Lâm Bưu ở Mao Gia Loan, Bắc Kinh một số câu nói của Khổng Tử. Mao Trạch Đông chỉ trích Lâm Bưu không quên Khổng Tử là người ngàn năm trước, đã khởi động một cuộc vận động điên cuồng "Phê Lâm, phê Khổng”. Một nhà văn có bút danh Lương Hiệu đã đăng một bài trên tạp chí Hồng Kỳ, là tạp chí cổ động của ĐCSTQ, với nhan đề “Khổng Tử là ai?”. Bài báo miêu tả Khổng Tử như là một “người điên muốn quay ngược lịch sử”, và là một “kẻ mị dân láu cá và lừa bịp”. Theo sau đó là một chuỗi các tranh và bài hát đả kích phỉ báng Khổng Tử. ĐCSTQ coi chuẩn tắc đạo đức, tư tưởng truyền thống mà Nho gia để lại cho con người thế gian không đáng một đồng xu.

Vậy mà sau 30 năm, Khổng Tử lại đột nhiên trở thành "bảo bối" của ĐCSTQ, Đảng này thậm chí còn khởi xướng cả Viện Khổng Tử. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc bao gồm Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình, vô luận là tỏ ra "tôn trọng Khổng Tử" hay chỉ trích Khổng giáo, đều chỉ là lợi dụng danh nghĩa của Khổng Tử làm công cụ cho những thủ đoạn đấu tranh chính trị của mình.

Tập Cận Bình hy vọng sử dụng văn hóa Nho gia để một lần nữa "đóng gói" lại chủ nghĩa Mác-Lênin, từ đó xây dựng lại trật tự quốc tế, và xây dựng cái gọi là 'cộng đồng cùng chung vận mệnh'. Không có sự khác biệt cơ bản nào so với việc Mao Trạch Đông xuất khẩu tư tưởng chiến tranh nhân dân của Mao Trạch Đông ra Thế giới thứ ba. Viện Khổng Tử không liên quan gì đến Khổng Tử và văn hóa Nho gia, mà thực chất là lợi dụng danh nghĩa của Khổng Tử cho mục đích bá quyền.


Tập Cận Bình hy vọng sử dụng văn hóa Nho gia để một lần nữa "đóng gói" lại chủ nghĩa Mác-Lênin, từ đó xây dựng lại trật tự quốc tế, và xây dựng cái gọi là 'cộng đồng cùng chung vận mệnh'. (Ảnh: WILLIAM WEST/AFP/Getty Images)

Tóm lại, việc chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc Viện Khổng Tử là một phái bộ ngoại giao là buộc Viện Khổng Tử xóa tên khỏi các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ, đây là một biện pháp trừng phạt khác đối với Trung Quốc. Với động thái của Mỹ và sự tiếp bước của các nước phương Tây, cơ quan tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn 16 năm tuổi này của ĐCSTQ sẽ sớm bị khai tử.

Để che giấu bản chất của hệ thống độc tài toàn trị của mình, ĐCSTQ đã không ngần ngại đưa Khổng Tử trở lại từ hơn một nghìn năm trước. Bản chất của Mao Trạch Đông đối với Khổng Tử và sự ca ngợi cao độ của Tập Cận Bình đối với Khổng Tử, cả hai đều sử dụng Khổng Tử và văn hóa Trung Quốc làm công cụ đấu tranh chính trị. Nhưng người tính không bằng Trời tính, thiện ác đến cuối cùng sẽ có báo ứng, chỉ là không đến sớm thì đến muộn mà thôi.


© Quỳnh Chi
    NTDVN
    Theo secretchina.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad