Hãy sống khác trong “14 ngày vàng” chống dịch COVID-19: Bí thư Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi! - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Hãy sống khác trong “14 ngày vàng” chống dịch COVID-19: Bí thư Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi!


Chung cư The Ascent Apartment, phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM bị cách ly nghiêm ngặt, sau khi có trường hợp bị dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 19/3/2020.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Phải sống khác trong “14 ngày vàng”

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhận định 2 tuần tới đây là “14 ngày vàng” để quyết định thành bại trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 của TP.HCM và cả nước Việt Nam. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng “Đây là thời điểm chúng ta góp phần giữ đất nước bình yên trước dịch bệnh. Lỡ mất thời cơ này, chúng ta có lỗi với đất nước và không thể làm lại”.

Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho rằng trong vòng 2 tuần tới phải khống chế số người nhiễm bệnh COVID-19 dưới 1000, tốt nhất ở mức 500 nhằm tránh nguy cơ dịch bệnh lan rộng tại một số quốc gia như Ý, Đức hay Tây Ban Nha.

Do đó, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị người dân toàn thành phố phải thay đổi nếp sống thường nhật, cần phải hạn chế ra đường, không tụ tập đông người để giảm mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ông Nguyễn Thiện Nhân khuyến cáo, cũng như kêu gọi Chính quyền thành phố vận động người dân không đi chợ mỗi ngày, không nên đi ăn bên ngoài, không đi mua sắm khi không thật sự cần thiết. Đặc biệt, các phương tiện công cộng, xe buýt cần phải dừng hoạt động trong thời gian “14 ngày vàng”.

Phản ánh của dân chúng

Cô Phượng, một cư dân ở Sài Gòn, lên tiếng với RFA rằng cô ủng hộ lời kêu gọi của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Cô Phượng cho biết cô cùng các nhân viên khác trong công ty nơi cô làm việc, sau khi nghe thông tin về lời kêu gọi đó, đã yêu cầu ban lãnh đạo công ty cân nhắc cho nhân viên làm việc ở nhà trong 2 tuần tới.




Cô Phượng chia sẻ thêm thời gian qua, cô cảm thấy hài lòng về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Chính quyền TP.HCM. Một người thân của cô Phượng vừa trải qua một cuộc mổ ở bệnh viện vài ngày trước đây và cô ghi nhận:

Kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế đi chợ thì mua hàng online và cũng có người đi giao hàng. Những người giao hàng đó cũng sợ vì họ đâu biết đến nơi giao hàng có phải khu vực hay gia đình có người bệnh hay không, rồi họ đi giao hàng thì họ phải tiếp xúc. Còn bây giờ hạn chế phương tiện công cộng, thì người ta vẫn đi xe honda ôm. Tôi ví dụ vậy đó và người chạy xe honda ôm cũng đâu biết được là họ bị bệnh hay không…Thành ra, khuyến cáo, khuyến khích nhưng cũng không có gì là triệt để và an tâm hết

-Cư dân Sài Gòn
“Từ ngoài cổng họ được kiểm soát qua việc phải khai báo vào một tờ giấy. Họ phải rửa tay thiệt sạch để bắt đầu khai báo và sau đó được đo nhiệt độ rồi đi qua rào chắn để chờ vào trong bệnh viện và được kiểm soát tất cả taị cửa vô. Tất cả mọi người đều ý thức đeo khẩu trang và rửa tay. Bệnh viện được lau chùi sạch sẽ suốt ngày. Chỗ nằm của bệnh nhân rất sạch sẽ.”

Bên cạnh đó, cô Phượng còn bày tỏ khá yên tâm về môi trường sống xung quanh trong thời buổi dịch COVID-19:

“Kể cả tòa nhà nơi tôi làm việc, tất cả mọi người ra vô đều được yêu cầu phải rửa tay và đo nhiệt độ. Các tầng thông với nhau thì cuối ngày đều được vệ sinh xịt sát khuẩn. Họ làm rất kỹ. Kể cả chỗ nào tụ tập đông người thì đều đóng cửa hết. Khu chỗ tôi có một tầng đã cách ly. Lý do vì tầng đó có hai người dương tính. Họ kỹ đến mức là đồ ăn cũng không cho người nhà mang vô, mà có một hệ thống của ban quản lý làm khử trùng hết trước khi họ mang lên cho những người bị cách ly.”

Trong khi đó, Đài RFA ghi nhận có không ít người dân ở Sài Gòn tỏ ra lo lắng nhiều hơn khi ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định “14 ngày vàng” tới đây là thời gian quyết định để chống dịch COVID-19. Bà Nguyễn Thị Ba, ở quận Bình Thạnh nói với RFA:

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người vào cổng bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội hôm 24/3/2020. AFP
“Kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế đi chợ thì mua hàng online và cũng có người đi giao hàng. Những người giao hàng đó cũng sợ vì họ đâu biết đến nơi giao hàng có phải khu vực hay gia đình có người bệnh hay không, rồi họ đi giao hàng thì họ phải tiếp xúc. Còn bây giờ hạn chế phương tiện công cộng, thì người ta vẫn đi xe honda ôm. Tôi ví dụ vậy đó và người chạy xe honda ôm cũng đâu biết được là họ bị bệnh hay không…Thành ra, khuyến cáo, khuyến khích nhưng cũng không có gì là triệt để và an tâm hết.”

Bác sĩ Lê Văn Dũng, người từng làm việc tại Y tế Dự phòng, nêu lên nhận xét của ông trước khuyến cáo và đề nghị của Bí thư Thành ủy TP.HCM:

“Ông Nguyễn Thiện Nhân nói như thế nhưng không có một căn cứ nào cả để khẳng định rằng 14 ngày là thời giang ‘vàng’, vì có những ca ủ bệnh lâu hơn thời gian đấy. Vả lại, với tính cách tập tục của người Việt thì cũng tụ tập, thích ăn nhậu rồi tụ tập đám tiệc, phong tục vẫn còn nặng nề nên cũng khó tránh. Chỉ có lời khuyên không thì khó. Đôi khi phải dùng biện pháp hành chính và vì lợi ích chung thì chính quyền phải ra quyết định rõ ràng. Nói chung chung như thế thì khó mà thực hiện.”




Truyền thông quốc nội cho biết vào chiều ngày 24/3, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ký một văn bản khẩn yêu cầu tạm dừng các hoạt động giải trí trong thành phố đến hết tháng 3. Theo đó, các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán bia, câu lạc bộ bida, phòng tập thể hình, các cơ sở làm đẹp, uốn hớt tóc… phải tạm ngừng hoạt động từ 18 giờ ngày 24/3 đến hết ngày 31/3/2020.

TP.HCM tính đến chiều ngày 24/3, đã có tổng cộng 29 trường hợp dương tính với COVID-19 và tổng số trường hợp tiếp xúc các ca nhiễm mới là 1.526 người.

Theo số liệu ghi nhận của Bộ Y tế tính đến chiều ngày 25/3 thì Việt Nam có tổng cộng 141 ca nhiễm COVID-19 và có 46.900 người được cho là có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh và nhập cảnh từ các vùng dịch đang được theo dõi. Trong số này có hơn 26.100 người đang cách ly tại nhà hay nơi lưu trú.
Kiến nghị của giới chuyên gia

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia về dịch tể học và di truyền loãng xương, thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, ở Australia trong một bài ghi nhận đăng tải trên trang Facebook cá nhân hồi trung tuần tháng 3, cho rằng Việt Nam nên làm xét nghiệm cộng đồng trong bối cảnh tình hình dịch virus Vũ Hán diễn biến phức tạp để tìm ra các ca bệnh tiềm ẩn mà chưa được phát hiện.

Bác sĩ Lê Văn Dũng giải thích thêm liên quan kiến nghị vừa nêu của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:

“Về dịch tể thì đúng là sàng lọc cộng đồng, xét nghiệm cộng đồng. Lấy một nhóm mẫu ở những nơi có nguy cơ cao để xét nghiệm rồi sàng lọc ra, giống như xác suất thống kê. Ví dụ như lấy 10 mẫu xét nghiệm. Nếu như cả 10 mẫu đều âm tính thì đã sàng lọc được rồi. Còn trong 10 mẫu có dương tính thì cần lọc ra những ca dương tính riêng để cách ly chữa trị, điều trị. Trong dịch tể học thì có phương pháp như thế. Với điều kiện của Việt Nam thì cả con người và trang thiết bị nếu dồn sức vào thì có thể làm được, chứ không phải Việt Nam quá yếu kém. Vấn đề là họ có làm hay không?”




Về dịch tể thì đúng là sàng lọc cộng đồng, xét nghiệm cộng đồng. Lấy một nhóm mẫu ở những nơi có nguy cơ cao để xét nghiệm rồi sàng lọc ra, giống như xác suất thống kê. Ví dụ như lấy 10 mẫu xét nghiệm. Nếu như cả 10 mẫu đều âm tính thì đã sàng lọc được rồi. Còn trong 10 mẫu có dương tính thì cần lọc ra những ca dương tính riêng để cách ly chữa trị, điều trị. Trong dịch tể học thì có phương pháp như thế. Với điều kiện của Việt Nam thì cả con người và trang thiết bị nếu dồn sức vào thì có thể làm được, chứ không phải Việt Nam quá yếu kém. Vấn đề là họ có làm hay không

-Bác sĩ Lê Văn Dũng
Tiến sĩ-Bác sĩ Trần Tuấn, từng làm việc cho Bộ Y tế về vệ sinh dịch tễ và vaccine, trong một bài viết đăng trên Facebook của ông vào ngày 10/3 cho rằng Việt Nam cần phải áp dụng ngay công tác giám sát, đánh giá độc lập sự vân hành hệ thống phòng chống dịch. Bởi không làm như thế thì khó tránh khỏi tình trạng hệ thống “làm việc trên giấy”, xa rời thực tế. Bên cạnh đó, phòng chống dịch phải được dẫn đường bởi tư duy dịch tễ học; tránh tình trạng các nhà dịch tễ học ám ảnh “sợ báo cáo liên lụy” tới an ninh chính trị, không dám đấu tranh cho sự tồn tại của tư duy dịch tễ học trong phân tích nguy cơ dịch bệnh rồi dẫn đến hậu quả “khủng hoảng COVID-19 Vũ Hán” hay tương tự.

Tiến sĩ-Bác sĩ Võ Xuân Sơn, vào ngày 24/3 cũng chia sẻ trên Facebook rằng cho đến thời điểm hiện tại , ông hoàn toàn ủng hộ chủ trương, đường lối chống dịch của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, từ chủ trương, đường lối đúng, cho đến bước thực hiện đúng, dẫn đến hiệu quả như mong đợi, là một bước rất dài. Bác sĩ Võ Xuân Sơn viết:

“Tôi tin là hầu hết người dân, trong đó có tôi, sẽ không trách cứ gì chính quyền nếu họ chuẩn bị chưa chu đáo. Nhưng tôi và nhiều người sẽ trách cứ chính quyền và bộ máy truyền thông nếu họ cứ cố tình lấp liếm những vấn đề chưa tốt, từ đó làm cho người dân giảm đi niềm tin, số lượng người tìm cách trốn tránh chấp hành yêu cầu cách ly tăng lên, hoặc khả năng lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung tăng lên.”

Còn Bác sĩ Lê Văn Dũng kiến nghị rằng Chính phủ Việt Nam dù được đánh giá tốt trong việc phòng, chống dịch COVID-19, nhưng phải nhìn nhận đúng vấn đề của thực tế để không trở nên chủ quan mà “có lỗi với đất nước” như lời tuyên bố của ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad