Lãnh đạo tắm biển và ăn hải sản: biển an toàn? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Lãnh đạo tắm biển và ăn hải sản: biển an toàn?


Lãnh đạo Đà Nẵng tắm biển. Nguồn: clip Zing
Mấy ngày qua báo chí đăng tin các lãnh đạo Trung Ương (1), địa phương đi tắm biển (2-3), ăn hải sản nhằm mục đích thông báo với người dân và du khách rằng biển vẫn an toàn, hải sản vẫn an toàn. Hành động đó rất đáng được hoan nghênh, vì họ đã tìm cách lấy lại niềm tin, góp phần giảm thiệt hại kinh tế (cho bà con đi biển, cho địa phương). Tôi không cho rằng họ làm “màu” để đánh bóng mà đó là hành động thực tâm với trách nhiệm của những người làm quản lý để góp phần giải quyết vấn đề.

Mặc dù vậy, việc làm này cũng không thể trả lời được câu hỏi: biển có còn ô nhiễm hay không? Hành động của họ không chứng chứng minh được biển an toàn, cá an toàn. Có thể tắm một lần, ăn một lần thì không bị nhiễm độc nhưng nếu tắm hay ăn cá biển 5-7 lần thì sao? Cách giải quyết tốt nhất và khôn ngoan nhất đó là công bố kết quả phân tích khoa học các mẫu nước biển, mẫu trầm tích và cá trong vùng biển liên quan để bà con dân chúng được rõ. Để dân biết là biển có còn nhiễm độc không và nếu còn thì lượng độc chất có nằm trong ngưỡng an toàn hay không.

Người công bố kết quả này phải là một nhà khoa học đủ uy tín trong ngành liên quan, kết hợp với cơ quan quản lý của Nhà Nước. Một mình đại diện cơ quan quản lý Nhà Nước công bố thông tin sẽ không đủ tin cậy. Vì vừa qua ông thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã thông báo một trong hai nguyên nhân rất bậy bạ. Chính việc này làm mất uy tín của cơ quan quản lý Nhà Nước.

Năm 1986, tàu con thoi Challenger của NASA bị nổ tung khi vừa được phóng. Để điều tra nguyên nhân, Nhà Nước Mỹ phải mời một nhà khoa học vật lý uy tín thế giới (Richard Feynman đạt giải Nobel vật lý 1965) làm trưởng ban điều tra và công bố kết quả điều tra. Trong các sự việc liên quan đến khoa học và kỹ thuật, tiếng nói của những người trong ngành với đủ uy tín sẽ có giá trị hơn là những người làm quản lý Nhà Nước. Bởi vì không ai trong số chúng ta đủ khả năng nắm rõ cùng lúc nhiều lĩnh vực chuyên sâu, đặc biệt là kiến thức chuyên môn rất sâu trong khoa học và kỹ thuật rất khác xa với chuyên môn quản lý.


Tham khảo:

  1. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn mời nhà báo ăn cá biển tại Quảng Bình (VNN).
  2. Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng tắm biển, dân chen chân mua cá (VNE).
  3. Lãnh đạo Sở TN&MT Hà Tĩnh tắm biển, ăn hải sản ở Thiên Cầm (báo HT).

Tịnh Mộc Thường
Ba Sàm
‘Cách trấn an ấy không có cơ sở’




Cựu dân biểu Quốc hội Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc nhiều quan chức lãnh đạo địa phương ở các tỉnh, thành bị ảnh hưởng trong vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam 'đi tắm biển, ăn cá hấp' là để trấn an người dân, nhưng cách thức này 'không có cơ sở khoa học'.

Trao đổi với BBC hôm 01/5/2016 từ Hà Nội, Giáo sư Thuyết nói:

"Tôi cho đấy là cách trấn an người dân, bởi vì thực sự ra vụ cá chết hàng loạt vẫn còn đang diễn ra ở các tỉnh miền Trung thì cũng làm cho người dân hoang mang, ngư dân thì không bán được cá, cũng không đi đánh cá được, rồi thậm chí người dân sợ ăn cả nước mắm.

'Không khoa học, nguy hiểm'

  Nhưng nếu khi chúng ta chưa kết luận rõ ràng, mà lãnh đạo làm như thế thì tôi nghĩ đó là việc làm không khoa học và thậm chí nếu như vùng biển đó vẫn là vùng biển có những độc hại, thì việc làm ấy nguy hiểm

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"Du lịch thì cũng khó phát triển vì vùng miền Trung này là vùng du lịch biển rất phát triển. Thì các vị lãnh đạo một số tỉnh ven biển miền Trung ăn cá hấp ở trên bãi biển, rồi xuống tắm biển là để trấn an người dân.

"Nhưng tôi cho rằng những việc trấn an người dân như thế không có cở sở khoa học. Khi nào chúng ta có kết luận chắc chắn là vùng biển ở địa phương A, B, C cụ thể rất an toàn, lúc đó để động viên người dân, thì lãnh đạo có thể xuống biển tắm và có thể ăn cá.

"Nhưng nếu khi chúng ta chưa kết luận rõ ràng, mà lãnh đạo làm như thế thì tôi nghĩ đó là việc làm không khoa học và thậm chí nếu như vùng biển đó vẫn là vùng biển có những độc hại, thì việc làm ấy nguy hiểm," cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC.

Mở đầu cuộc phỏng vấn, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết bình luận về cách thức Việt Nam đối phó với vụ biến cố môi trường, việc công bố nguyên nhân và ở cuối cuộc trao đổi, cựu Dân biểu bình luận về việc chịu trách nhiệm ra sao nếu thực sự thảm họa môi trường là do con người gây ra ở Việt Nam.

BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad