Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ


"...Về mặt chiến lược, Trung Quốc được coi là một mối đe dọa đối với các nước này, đặc biệt là Philippines và Việt Nam..."

     
Tin liên quan
» Xem tiếp
Trung Quốc đã đưa ra một cách tiếp cận mới đối với tranh chấp Biển Đông trong một nỗ lực dường như là nhằm gạt Nhật Bản ra bên lề và giành lại ảnh hưởng đối với các quốc gia Đông Nam Á khi Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng chừng nào Bắc Kinh còn giữ lập trường rằng các đảo tranh chấp là tài sản của tổ tiên mình để lại thì nước này sẽ khó mà giữ vững được lời đề nghị này. Và nếu Trung Quốc duy trì các hành động quyết đoán như cải tạo đất ở Biển Đông thì ASEAN sẽ tiếp tục ủng hộ sự can dự của Nhật Bản.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thường niên diễn ra vào hôm Chủ nhật, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố một phương pháp tiếp cận năm điểm, qua đó cho thấy Bắc Kinh lần đầu tiên gắn vấn đề Biển Đông với lời kêu gọi tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và bảo vệ kết quả của Thế chiến II cũng như trật tự hậu chiến.

Các nhà phân tích nói rằng động thái gắn vấn đề Biển Đông với trật tự hậu chiến của Bắc Kinh phản ánh một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự can dự ngày càng tăng của Tokyo, chẳng hạn như trong việc hỗ trợ Mỹ tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải.

Chuyên gia về quan hệ Trung Quốc – ASEAN tại Đại học Tế Nam Zhang Mingliang cho biết Trung Quốc cũng chỉ ra rằng sau chiến tranh, nước này đã thu hồi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị tranh chấp từ tay Nhật Bản bằng các tàu quân sự do Mỹ cung cấp (?). Giáo sư Zhang nói với The Straits Times rằng “Thông điệp của Trung Quốc là các yêu sách của nước này là một phần của trật tự thế giới hiện nay và những nỗ lực tái quân sự hóa của Nhật có thể dẫn tới việc quay lại trật tự thế giới trong thời kỳ Thế chiến II”.

Nhà phân tích cao cấp Xie Yanmei từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết Trung Quốc cũng đang cố gắng thể hiện bản thân như là một bên liên quan trong trật tự hiện tại, nơi “lợi ích của Trung Quốc và các thành viên khác trong khu vực chồng chéo lên nhau một cách đáng kể, và do đó sự can thiệp từ bên ngoài – cụ thể là bởi Mỹ và các đồng minh – là không cần thiết và gây mất ổn định “.

Nhưng bà tin rằng ASEAN, Hoa Kỳ và Nhật Bản khó cảm thấy được trấn an bởi lời đề nghị của Trung Quốc “vì đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh cam kết thiện chí bằng lời nói nhưng vẫn tiến hành những hành động làm thay đổi thực tế tại hiện trường”.

Tương tự như vậy, Giáo sư Zhang cho biết nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm suy yếu sự ủng hộ đối với vai trò của Tokyo sẽ là vô ích khi sự mất lòng tin chiến lược giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là các quốc gia yêu sách khác, bây giờ đã quá lớn.

“Đối với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản cung cấp nhiều lợi ích hơn so với Trung Quốc về mặt viện trợ và cơ hội kinh tế. Về mặt chiến lược, Trung Quốc được coi là một mối đe dọa đối với các nước này, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, trong khi Nhật Bản được xem như là một đối tác có thể cung cấp đào tạo và trang thiết bị nhằm cân bằng lại Bắc Kinh,” ông nói thêm.

Tương tự, các đề xuất khác trong cách tiếp cận năm điểm của Bắc Kinh cũng vấp phải đầy rẫy sự hoài nghi.

Những điểm này gồm: các quốc gia tranh chấp sẽ giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; Trung Quốc và ASEAN ký kết bộ quy tắc ứng xử và nâng cao sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác; các nước bên ngoài tránh những hành động có thể gây thêm căng thẳng; và tất cả các nước cam kết duy trì tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bà Xie cho rằng các thành viên của ASEAN ít khả năng bị thuyết phục về sự chân thành của Trung Quốc trong việc đạt được một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa trừ phi Bắc Kinh đồng ý đưa ra một khung thời gian cụ thể.

Chuyên gia phân tích tại Singapore Ian Storey cho biết cam kết của Trung Quốc về tự do hàng hải là đáng hoan nghênh, mặc dù khái niệm trên theo nước này chỉ áp dụng cho việc vận tải thương mại hàng hải mà loại trừ các hoạt động quân sự trong Vùng đặc quyền kinh tế nước này, cũng như vùng nước xung quanh các đảo san hô mà Trung Quốc chiếm đóng ở Quần đảo Trường Sa, bao gồm các đảo nhân tạo mà nước này xây cất.

Ông nói rằng vẫn còn chưa rõ liệu các phương pháp tiếp cận mới này có báo hiệu trước một thái độ ít hung hăng hơn của Trung Quốc và việc căng thẳng sẽ giảm bớt ở Biển Đông hay không. “Tôi nghi ngờ điều này vì tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp các yêu sách lãnh thổ và quyền tài phán của mình tại Biển Đông, đặc biệt là tại một thời điểm khi mà sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này đang tăng lên”, Tiến sĩ Storey đến từ Viện ISEAS-Yusof Ishak bổ sung thêm.
     
Tin liên quan
» Xem tiếp
China has offered a new approach over South China Sea maritime spats in what appears to be a bid to sideline Japan and win over South-east Asian states with an apparent openness to abide by international law.

But analysts say as long as Beijing sticks to its stand that the disputed islands are its ancestral property, it would be hard to live up to its offer to follow the rules. And if China maintains assertive actions such as land reclamation in the South China Sea, Asean will continue to support Japan's involvement.

At the annual East Asia Summit on Sunday, Chinese Premier Li Keqiang unveiled a five-point approach that sees Beijing linking for the first time the South China Sea issue with a call to uphold the United Nations Charter and defend the outcome of World War II and the post-war order.

Analysts say Beijing's move in linking the South China Sea with the post-war order reflects an attempt to halt Tokyo's increased involvement, such as its support of US freedom of navigation patrols.

Jinan University's Sino-Asean expert Zhang Mingliang said China is also pointing out that it had recovered the disputed Paracel and Spratly isles from Japan, with military vessels provided by the US, after the war. "China's message is that its claims are part of the current world order and that Japan's remilitarism efforts may see a return of the world order during WWII," Professor Zhang told The Straits Times.

International Crisis Group senior analyst Xie Yanmei said China is also trying to project itself as a stakeholder in the current order "whose interests overlap significantly with other members of the region, and therefore, external intervention - namely by the US and its allies - is unnecessary and destabilising".

But she believes Asean, the United States and Japan are unlikely to be assured by China's proposal "as this is not the first time Beijing verbally pledges goodwill but continues with actions that change facts on the ground".

Similarly, Prof Zhang said, Beijing's attempt to undermine support for Tokyo's role would be futile as the strategic mistrust between China and Asean members, especially the claimant states, is too wide now.

"For Asean states, Japan offers much more benefit than China in economic aid and opportunities. Strategically, China is seen as a threat to these countries, especially the Philippines and Vietnam, while Japan is viewed as a supporter able to provide training and equipment in countering Beijing," he added.

Similar scepticism abounds over the other proposals in Beijing's five-pronged approach.

They are: claimant states to settle disputes based on international law, including the UN Convention on the Law of the Sea of 1982; China and Asean to conclude the code of conduct and improve mutual trust and cooperation; external countries to avoid actions that may fuel tension; all countries to commit to uphold the freedom of navigation and overflight in accordance with international law.

Ms Xie said Asean members are unlikely to be convinced of China's sincerity in reaching a meaningful code of conduct unless Beijing agrees to a timeline.

Singapore-based analyst Ian Storey said China's commitment on freedom of navigation is to be welcomed, although its concept refers to free flow of maritime trade but excludes military activities in its Exclusive Economic Zone and in the waters around the atolls it occupies in the Spratlys, including the reclaimed features.

He said it remains to be seen if the new approach would foreshadow a less assertive stance by China and an easing of tensions in the South China Sea. "I'm sceptical because I don't believe China will ever compromise its territorial and jurisdictional claims in the South China Sea, especially at a time when its economic and military power is growing," added Dr Storey of the Iseas-Yusof Ishak Institute.

Kor Kian Beng | The Straits Times
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Nguồn: Kor Kian Beng, “Scepticism over China’s new isle approach”, The Straits Times, 24/11/2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad