Tín hiệu gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Tín hiệu gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông


Một tấm ảnh do Philippines cung cấp hồi tháng Tư cho thấy Trung Quốc đang xây cất trên các bãi đá xuanh quanh quần đảo tranh chấp ở Trường Sa tại Biển Đông. Photo: Armed Forces of the Philippines/European Pressphoto Agency

     
Tin liên quan:
» Xem tiếp
Ngày 8 tháng 7 năm 2015, Tòa án Trọng tài quốc tế ở thành phố The Hague[1] đã bắt đầu thảo luận về việc liệu họ có đủ thẩm quyền hay không để giải quyết tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trong vấn đề khai thác tài nguyên biển ở Biển Đông, điểm nóng của những xung đột về chủ quyền lãnh thổ. Phía Philippines khẳng định rằng Tòa án Quốc tế này là địa điểm thích hợp nhất cho các thủ tục tố tụng. Còn phía Trung Quốc không công nhận thẩm quyền của Tòa án và tuyên bố rằng những tranh chấp chỉ xoay quanh chuyện chủ quyền, không phải vấn đề khai thác tài nguyên.

Việc Trung Quốc không thừa nhận giới trọng tài quốc tế như bên thứ ba hợp cách đã tạo ra tác động tiêu cực đến tiến trình đàm phán nhằm sớm ký kết bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct – COC) ở Biển Đông. Mặc dù việc thương thuyết đã được khởi sự vì sự nhu cầu bức thiết để kết thúc nhanh các cuộc đàm phán và sáng kiến “chương trình thu hoạch sớm”[2] đã được thảo luận, quá trình này vẫn diễn ra rất chậm. Kiểu đàm phán như vậy đã nhắc giới quan sát viên rằng các bên tham gia đàm phán đã phải mất 10 năm (2002–2012) để kết thúc thỏa thuận Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử (DOC) và khởi đầu của cuộc đàm phán về COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Điều khiến dư luận lo ngại nhất là COC sẽ mất hơn một thập kỷ đàm phán nữa trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Cách tiếp cận hai chiều của Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh Asean/Trung Quốc lần thứ 17 tại Nay Phi Taw, Miến Điện, diễn ra vào ngày 13 tháng 11 năm 2014, đã thống nhất về “việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm, bao gồm cả việc thông qua Danh sách Các điểm Tương đồng Đầu tiên[3] của tham vấn COC, việc thành lập một đường dây nóng nền tảng giữa các cơ quan tìm kiếm và cứu hộ, một đường dây nóng tình trạng khẩn cấp hàng hải giữa các bộ ngoại giao, và một chương trình tìm kiếm cứu nạn nhằm thúc đẩy và tăng cường lòng tin, cũng như sự tự tin trong khu vực”.

Danh sách các điểm tương đồng này đã tái khởi động nguyên tắc về Biển Đông vốn được đề cập trong Tuyên bố năm 2002. Cách người Trung Quốc bắt đầu cuộc thảo luận với những vấn đề này đã khiến một số luồng dư luận trong ASEAN quan ngại rằng, trên thực tế, việc tập trung vào danh sách những điểm tương đồng và mục tiêu tìm kiếm cứu nạn (SAR) có thể tạo điều kiện để chính phủ Trung Quốc lảng tránh việc họ tìm cách nắm quyền kiểm soát vùng Biển Đông.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh cách tiếp cận “hai chiều”, chủ trương giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước liên quan trực tiếp thông qua các vòng đàm phán và tư vấn dựa trên những sự kiện lịch sử, luật pháp quốc tế và DOC, trong khi ASEAN và Trung Quốc vẫn làm việc với nhau để duy trì hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông thông qua việc thực hiện DOC và việc tham vấn về COC. Đây chính là một cách tiếp cận khôn khéo có thể giúp Trung Quốc loại trừ giới trọng tài quốc tế, cũng là bên thứ ba, hoặc mọi nỗ lực hòa giải trực tiếp trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển.

Trước mắt, chiến lược của Trung Quốc đã tạo ra một hậu quả là làm tăng khuynh hướng ly tâm trong ASEAN về vấn đề Biển Đông. Trong số các quốc gia đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đã xác định lập trường vững chắc và thường xuyên nỗ lực chống lại những động thái xâm lấn của Trung Quốc nhằm thiết lập quyền kiểm soát. Với Malaysia và Brunei, nhìn chung, họ vẫn đang làm ngơ trước sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc, cũng như lực lượng bảo vệ bờ biển và bảo vệ thủy sản của quốc gia này trong vùng biển tranh chấp (mặc dù Malaysia đã xác lập một vị thế vững chắc hơn qua các cuộc họp với Trung Quốc trong mấy tháng gần đây).

Indonesia đã công khai tuyên bố rằng họ không xung đột về lãnh hải với Trung Quốc, mặc dù lực lượng tuần tra thường trực của Trung Quốc ở vùng biển Indonesia đã tuyên bố chủ quyền với vùng phía bắc quần đảo Natuna. Quan điểm của Singapore là trung lập và không tham gia vào những mâu thuẫn về lãnh hải, nhưng họ cũng đã tích cực hỗ trợ việc thiết lập một khuôn khổ sẽ tạo thuận lợi để giải quyết khiếu nại.

Campuchia thì thẳng thắn bày tỏ thiện cảm với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm nhẹ vấn đề, chính phủ của quốc gia này cũng đã tránh nhắc đến bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông khi họ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN hồi tháng 7 năm 2012. Kết quả là, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, các nước thành viên không thể đưa ra một tuyên bố chung. Trong các cuộc thảo luận nội bộ tiếp theo của ASEAN, Campuchia đã xác định lập trường ủng hộ Trung Quốc.

Thái Lan, Lào và Miến Điện xem cách ASEAN dàn xếp tình trạng tranh chấp chủ quyền không hơn gì một hướng giải quyết chỉ làm suy yếu nỗ lực xây dựng quan hệ hợp tác dựa trên lợi ích chung giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là về hợp tác kinh tế và những mục tiêu phát triển. Các nước Đông Nam Á đất liền này cũng đã xác lập quan điểm ủng hộ phương pháp tiếp cận của Trung Quốc trong những thảo luận tương lai về xung đột chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.

Mối liên kết không bền vững của ASEAN

Như vậy, các nước ASEAN thực sự không đoàn kết trong vấn đề Biển Đông. Khi quyết định trong ASEAN đang đến gần sự đồng thuận, quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Campuchia lại tạo thành trở lực trong những cuộc tranh luận nội bộ về chủ đề này, cũng như thái độ thiếu hợp tác của Thái Lan, Lào và Miến Điện đang cho thấy ngày càng rõ nguy cơ rằng Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trong tương lai và thậm chí Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN có thể bị sa lầy trong cảnh không thể tìm được tiếng nói chung. Lợi ích của Trung Quốc vẫn sẽ được bảo vệ trong khi rạn nứt của nội bộ ASEAN thì ngày càng trầm trọng.

Nguy cơ này đang làm các nước ASEAN thay đổi dần thái độ với Hoa Kỳ, vốn được xem là siêu cường duy nhất có thể làm đối trọng với Trung Quốc. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN vào tháng 10 năm 2014, Tổng thống Obama kêu gọi tất cả các bên cùng kiềm chế, dù cho quan điểm này được trình bày như một “lệnh đình chỉ” hoặc là “yêu cầu thực hiện Điều 5 của DOC” hay không – Trung Quốc vẫn xem một cử chỉ như vậy là sự can thiệp từ bên ngoài đối với một mâu thuẫn phải được giải quyết bởi các quốc gia trong khu vực.

Trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ giữa Việt Nam, cũng như Philippines, với Hoa Kỳ ngày càng phát triển. Trong một chuyến thăm mang tính đột phá, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Hoa Kỳ từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 7 và đã gặp Tổng thống Obama. Trong khi quan hệ thương mại và kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc vẫn tăng mạnh, quan hệ chính trị và ngoại giao của nước này với Hoa Kỳ đã chuyển từ trạng thái nghi ngờ do những những hậu quả của chiến tranh Việt Nam sang hình thái của một quan hệ đối tác mới.

Một cột mốc quan trọng trong tiến triển về ngoại giao này là việc Việt Nam tham gia đàm phán trong Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cách Việt Nam hỗ trợ Hoa Kỳ thiết lập vai trò lớn hơn trong khu vực, vai trò mà người Mỹ xem là quyền lực Thái Bình Dương. Tương tự như vậy, Philippines đã chuyển từ thái độ kêu gọi người Mỹ rút quân ở căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic từ năm 1992 sang tinh thần hợp tác quân sự mới, bao gồm việc ký kết Hiệp ước Tăng cường Hợp tác quốc phòng (EDCA) với thời hạn mười năm, khiến nước này như trở thành một nước NATO không chính thức và cũng là đồng minh ủng hộ mạnh mẽ đối với chính sách xoay trục sang châu Á và tái cân bằng lợi ích an ninh của người Mỹ.

Những diễn biến này cũng chính là lời nhắc nhở rằng kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ASEAN có thể bị suy yếu bởi chính tiến trình suy thoái trong nội bộ ASEAN bởi những yêu sách về lãnh hải ở Biển Đông.

Kế hoạch vận động các nước ASEAN như một canh bạc của Trung Quốc

Trong chuyến thăm Indonesia vào tháng 10 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thành lập Con đường Tơ lụa Hàng hải trong thế kỷ 21 nhằm phát triển quan hệ hợp tác hàng hải với ASEAN.

Khi ấy, ông Tập đã trình bày sáng kiến thiết lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á[4] (AIIB) do Trung Quốc lãnh đạo với vốn đăng ký 100 tỷ USD.

Cuối cùng, có 50 quốc gia đồng ý trở thành thành viên sáng lập, gồm cả các đồng minh của Hoa Kỳ như Anh, Đức, Pháp và Ý, họ đã cùng ký kết các điều khoản của Hiệp định thành lập Ngân hàng trong tháng 6 năm 2015. Nhật Bản, cũng như Hoa Kỳ, đứng ngoài quá trình thành lập tổ chức mới này, bề ngoài là vì lo ngại vấn đề quản trị.

Chủ tịch Tập cũng chú trọng thúc đẩy đầu tư xây dựng cảng, phát triển dịch vụ hậu cần, xây dựng hệ thống đường bộ và đường sắt để tăng cường liên kết giữa các cảng và khu vực nội địa, cũng như hợp tác kỹ thuật và khoa học trong các vấn đề môi trường. Những đề nghị này phản ánh mô hình phát triển kinh tế theo định hướng tập trung vào cơ sở hạ tầng và sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho những công ty phát triển cơ sở hạ tầng đẳng cấp quốc tế của Trung Quốc.

Sáng kiến ​​của ông Tập ở Jakarta cũng gắn liền với kế hoạch của Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng hàng hải của Indonesia và đã được ủng hộ trong khu vực. Các nước ASEAN đều ủng hộ mạnh mẽ đề nghị thành lập AIIB bất chấp ý kiến phản đối từ Mỹ AIIB vì họ cho rằng liên minh tài chính hùng mạnh này có thể góp phần khắc phục sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng tài chính trong khu vực.

Khẩu hiệu “Một Vành đai, một Tuyến đường” chính là nền tảng cho kế hoạch của Trung Quốc nhằm thiết lập “con đường tơ lụa” mới nối liền Trung Á và châu Âu, cũng như Con đường Tơ lụa Hàng hải có thể nối liền Đông Á với Trung Đông và châu Âu. Những sáng kiến ​​này được triển khai để thúc đẩy phát triển thương mại, tạo cơ hội cho việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng mạng. Tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 10 năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình công bố ngân sách Con đường Tơ lụa trị giá 40 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tính liên tục trong những kế hoạch chiến lược của Trung Quốc

Đề nghị thiết lập hai con đường tơ lụa đã gây chú ý đến tính liên tục trong quá trình lập kế hoạch chiến lược của Trung Quốc, cũng như sự thay đổi phản ánh những rủi ro vừa xuất hiện. Lịch sử Trung Quốc thời cổ và trung đại là lịch sử tập trung về phía tây, về phía Trung Á, nguồn gốc của mọi mối đe dọa trực tiếp trên đất liền đối với nền quân chủ Trung Hoa. Tuy nhiên, hiện giờ, mọi nguy cơ còn tiềm ẩn ở hướng tây chỉ còn xoay quanh những hỗ trợ cho nhu cầu ly khai của người Duy Ngô Nhĩ từ những tộc người cùng tôn giáo nói tiếng địa phương Turk, cũng như nhu cầu đòi độc lập cho Tây Tạng. Đây đều là những mối đe dọa trong nước và chấp nhận được, mặc dù vẫn có giả định quan ngại rằng các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo có thể kết hợp chủ nghĩa dân tộc Duy Ngô Nhĩ, trong khuôn khổ hồi giáo cực đoan, để cùng hành động vì một cuộc thánh chiến toàn cầu.

Mặt khác, khi quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng, giới hoạch định chính sách Trung Quốc nhận ra rằng siêu cường duy nhất có khả năng đe dọa lợi ích của quốc gia này chỉ có thể là Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ từ những quan hệ đồng minh toàn cầu. Kể từ sau Thế chiến Thứ hai, Hoa Kỳ đã triển khai thành công lực lượng quân sự trên khắp thế giới bởi ưu thế của lực lượng hải quân và không quân trong khi sức mạnh kinh tế duy trì vị thế siêu cường của quốc gia này.

Hoàn cảnh như vậy đã khiến Trung Quốc phải thay đổi lập trường và tập trung vào hướng đông, con đường tiến vào Thái Bình Dương. Trong những thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ không ngừng củng cố khả năng phòng thủ trên không và trên biển, cũng như ngày càng chú trọng xây dựng quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn với các quốc gia ven biển trên Con đường Tơ lụa Hàng hải. Do đó, thái độ gây hấn và đối đầu của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông lại có thể làm suy yếu chính những liên minh chính trị và quan hệ đối tác mà Trung Quốc muốn theo đuổi với các quốc gia trong khu vực.
     
Related articles:
» Xem tiếp
On July 8, 2015, the International Court of Arbitration in The Hague began deliberations on whether it had the jurisdiction to resolve the dispute between the Philippines and China on the exploitation of maritime resources in the South China Sea, where there were overlapping maritime territorial claims. The Philippines argues that the Court is the correct venue for the proceedings. China does not recognize the Court’s jurisdiction and claims that the dispute is about sovereignty, not the exploitation of resources.

The Chinese unwillingness to consider third party arbitration has had a negative impact on negotiations on the early conclusion of the Code of Conduct (COC) in the South China Sea. While lip service has been paid to the need for an early conclusion to the negotiations and ‘early harvest’ initiatives have been discussed, progress has been slow. The negotiations have reminded observers that it took ten years (from 2002 to 2012) for movement from agreement on the Declaration on the Code of Conduct (DOC) and the onset of negotiations on the COC between ASEAN and China. The worry is that the COC would take a decade or more of negotiations before agreement is reached.

The 17th ASEAN/China Summit in Nay Phi Taw, Myanmar, on November 13, 2014, agreed on “the implementation of early harvest measures, including the adoption of the first list of commonalities on COC consultation, the establishment of a hotline platform among search and rescue agencies, a hotline among foreign ministries on maritime emergencies, and a table-top exercise on search and rescue to promote and enhance trust and confidence in the region.” The commonalities re-stated principles on the South China Sea that had been covered in the 2002 Declaration. The Chinese initiated discussion of these issues resulting in some concern within ASEAN that China’s focus on commonalities and search and rescue (SAR) issues could facilitate China’s de facto control of the South China Sea as issues where differences existed were avoided.

At the Summit, Chinese Premier Li Keqiang advocated a “dual track” approach, with disputes to be addressed by the countries directly concerned through negotiation and consultation based on historical facts, international law and the DOC while ASEAN and China worked together to uphold peace and stability in the South China Sea through the implementation of the DOC and consultations on the COC. The Chinese approach effectively ruled out third party arbitration or mediation in resolving competing maritime territorial claims.

One consequence of the Chinese strategy has been to increase the centrifugal tendencies within ASEAN on South China Sea issues. Among the claimant states, the Philippines and Vietnam have adopted firm positions towards China and have resisted creeping Chinese moves to establish de facto control. Malaysia and Brunei have generally ignored the increasing presence of Chinese navy, coast guard and fisheries protection vessels in waters claimed by them (although Malaysia has taken a firmer position at meetings with China in recent months). Indonesia has publicly stated that there are no overlapping claims with China, despite regular Chinese patrols in Indonesian-claimed waters north of the Natuna archipelago. Singapore is not a claimant state and is neutral on the overlapping claims but has pushed hard for the establishment of a framework which would facilitate the settlement of these claims.

Cambodia has been sympathetic to Chinese efforts to downplay the issue, preventing the inclusion of any reference to the South China Sea disputes when it hosted the ASEAN Ministerial Meeting in July 2012, which resulted in the failure to issue a communique for the first time in ASEAN’s history. In subsequent internal ASEAN discussions, Cambodia has adopted pro-Chinese perspectives on the issue. Thailand, Laos and Myanmar regard ASEAN’s efforts to shape a settlement of these conflicting claims as a distraction which undermines efforts to build shared interests between China and ASEAN, especially on economic cooperation and development issues. These states on mainland Southeast Asia would be amenable to adopting the Chinese approach to future discussions of maritime territorial claims in the South China Sea.

ASEAN unity on South China Sea issues is therefore fragile. As decisions within ASEAN are reached by consensus, China’s co-option of Cambodia in internal ASEAN debates on this subject and the low stake of Thailand, Laos and Myanmar highlight the risk that future Ministerial Meetings and even ASEAN Summits could be held hostage to lowest common denominator agreements. China’s interests would be protected while fissures within ASEAN are exposed.

This led to a shift in attitudes among some ASEAN countries toward the United States, which is seen as the only power capable of balancing China. At the U.S./ASEAN Summit in November 2014, President Obama called for restraint by all parties, whether it is framed as a “moratorium” or as “implementation of paragraph 5 of the DOC”, an intervention which is regarded by China as external interference in a matter to be decided by regional states. Within Southeast Asia, Vietnam and the Philippines have moved closer to the United States. In a ground-breaking visit, General Secretary of the Communist Party of Vietnam Nguyen Phu Trong visited the United States from July 5-10 and met President Obama. While Vietnam’s trade and economic linkages with China have sharply increased, its political and diplomatic ties with the United States have shifted from mutual suspicions in the aftermath of the Vietnam War to an emerging partnership. These developments have been highlighted by Vietnam’s participation in the Trans-Pacific Partnership (TPP) negotiations and its support for a larger role in regional affairs by the United States, which it regards as a Pacific power. Similarly, the Philippines has moved from instigating the withdrawal of American forces from Clark airbase and Subic naval base in 1992 to renewed military ties, including the signing of a ten year Enhanced Defense Cooperation Agreement (EDCA), status as a major non-NATO ally and strong support for the U.S. re-balancing of its security interests with a pivot to Asia. These reactions are a reminder that China’s ambitious plans to expand cooperative ties with ASEAN states could be undermined by the worsening of relations because of conflicting claims in the South China Sea.

During his visit to Indonesia in October 2013, Chinese President Xi Jinping called for a 21st Century Maritime Silk Road aimed at developing a maritime partnership with ASEAN. Xi launched China’s initiative to establish the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) with registered capital of US$100 billion. Eventually, 50 founding member states, including American allies like the United Kingdom, Germany, France and Italy, signed the Articles of Agreement to establish the Bank in June 2015. Japan followed the United States in staying out of the new institution ostensibly because of concerns with governance issues.

President Xi also pushed for joint investment in the construction of ports, the development of logistics services and the building of roads and railways to enhance connectivity between ports and the hinterland as well as technical and scientific cooperation in environmental issues. These proposals reflect China’s infrastructure-driven economic development model and would provide expanded opportunities for China’s world class infrastructure companies. Xi’s initiative in Jakarta tied in well with Indonesian President Joko Widodo’s plans to upgrade Indonesia’s maritime infrastructure and have been welcomed in the region. ASEAN states strongly supported the AIIB proposal despite active American opposition as the AIIB was seen as helping to overcome the shortfall in infrastructure financing in the region.

The slogan ‘One Belt, One Road’ underpins Chinese plans for a New Silk Road linking Central Asia to Europe as well as the Maritime Silk Road linking East Asia to the Middle East and Europe. These initiatives were aimed at promoting trade, creating investment opportunities and developing infrastructure networks. At the October 2014 APEC Leaders’ Meeting, President Xi announced a US$40 billion Silk Road fund to invest in infrastructure and natural resource development.

China has historically focused westwards towards Central Asia, the source of land-based threats to Chinese regimes. However, today the primary risk westwards lies in support for Uighur separatism by their co-religionists speaking similar Turkic dialects and demands for the independence of Tibet. This threat is primarily domestic and containable, even though there is a worry that groups such as the Islamic State may incorporate Uighur nationalism within their Islamic radical framework for a global jihad.

On the other hand, as Chinese power rises, Chinese policy makers recognize that the only superpower with the capacity to threaten Chinese interests is the United States and its web of alliance relationships. Since the Second World War, the United States has successfully projected its military power abroad because of its command of naval and air power while its economic capabilities have underpinned its superpower role. This has resulted in a Chinese re-balancing with a tilt eastwards towards the Pacific. In the decade ahead, there will be a strengthening of Chinese air and sea defence capabilities and a growing emphasis on building closer economic and political ties with the littoral states on the Maritime Silk Road. The contentious handling of China’s South China Sea maritime territorial claims may therefore undermine the political alliances and partnerships which China wants to foster in the region.

Barry Desker là Giáo sư chuyên ngành Chính sách Đông Nam Á, Trưởng khoa Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University – NTU), Singapore.

Khoa Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), thành lập năm 2007 tại Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University – NTU) ở Singapore, là một trung tâm hàng đầu chuyên nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề chiến lược và quốc tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trung tâm này chuyên nghiên cứu về tình hình an ninh khu vực, chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa khu vực, nghiên cứu xung đột, an ninh phi truyền thống, kinh tế chính trị quốc tế và nghiên cứu các nước và các vùng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Barry Desker, Brookings
Trường Sơn chuyển ngữ
Theo CTV Phía Trước
Nguồn: China's conflicting signals on the South China Sea - Barry Desker, Brookings

[1] The Hague: là một thành phố của Hà Lan (Den Haag hay ‘s–Gravenhage trong tiếng Hà Lan), được cả thế giới biết đến như thủ đô chính trị của quốc gia này.

[2] Chương trình thu hoạch sớm (EHP – Early Harvest Program): theo thỏa thuận của chương trình này thì Việt Nam và Trung Quốc đều cắt giảm thuế quan theo hướng Trung Quốc cắt giảm nhiều hơn, Việt Nam cắt giảm chậm hơn.

[3] Để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán sắp tới nhằm hướng đến hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

[4] Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank — AIIB) là một tổ chức tài chính quốc tế đang trong quá trình thành lập với mục tiêu là hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Khởi sự như một sáng kiến của chính quyền Trung Quốc, tổ chức này đã nhận được sự ủng hộ của các Thành viên Sáng lập Dự kiến bao gồm 37 nước trong khu vực và 20 nước ngoài khu vực, 51 trong số đó đã ký Điều khoản Thỏa thuận để hình thành cơ sở pháp lý cho ngân hàng. Các nước có GDP lớn nhưng không phải quốc gia sáng lập là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada.

Một số người xem AIIB là đối thủ của IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn là những tổ chức tài chính được xem là bị chi phối bởi các nước phát triển như Hoa Kỳ. Liên Hợp Quốc xem việc mở ra AIIB là sự “mở rộng quy mô tài chính cho phát triển bền vững” cho các mối quan tâm của Quản trị Kinh tế Toàn cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad