Biển Đông: Vụ Philippines kiện Trung Quốc - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Biển Đông: Vụ Philippines kiện Trung Quốc


     
Image Credit: REUTERS/Romeo Ranoco
Những vấn đề pháp lý liên quan tới việc Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện giữa Philippines và trung Quốc

Vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc ở hội đồng trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới vì một số lý do, một trong số đó là việc Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục tố tụng, do Philippines khởi xướng.

Việc một bên vắng mặt trước tòa án quốc tế không phải là hiếm, hoặc cũng không phải là lần đầu tiên một bên quyết định không xuất hiện trước cơ quan giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Vào năm 2013, Nga đã lẩn tránh cả hai tiến trình giải quyết tạm thời trước Tòa Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) và hiện nay, như đã xảy ra, họ không xuất hiện trước tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII trong vụ kiện tàu Arctic Sunrise do Hà Lan khởi xướng. Tuy nhiên, điều đặc biệt về vụ Philippines kiện Trung Quốc là, mặc dù Trung Quốc đã chính thức lên tiếng công khai rằng họ sẽ không tham gia vào quá trình tố tụng, nhưng họ đã không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để làm rõ chi tiết về vị thế của họ thông qua cả hai kênh chính thức và không chính thức. Tình thế này làm nảy sinh một số vấn đề pháp lý thú vị.

Có thể nào Trung Quốc chọn không tham gia?

Mặc dù luật pháp quốc tế yêu cầu các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, khi tìm đến sự phân xử hay trọng tài quốc tế, các quốc gia vẫn dành quyền quyết định có tham gia hay không. Quyết định tham gia tiến trình tố tụng hay không là do vấn đề tự giác, tuy nhiên phải công nhận rằng luật pháp quốc tế cho phép các quốc gia không tham gia. Trong trường hợp cụ thể này, Điều 9, Phụ lục VII của UNCLOS, không hiện diện, và Điều 25 Quy tắc về thủ tục của Tòa trọng tài mô tả tình huống một trong các bên không xuất hiện trước tòa. Tuy nhiên, cả hai điều khoản này nói rằng việc vắng mặt của một bên sẽ không tạo thành bước cản đối với các thủ tục tố tụng và đồng thời cho phép tòa án “có toàn quyền đưa ra quyết định và các tuyên bố phải dựa trên thực tế và luật pháp”.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc từ chối xuất hiện trước tòa của Trung Quốc không phủ nhận sự đồng thuận mà Trung Quốc đã trao cho hội đồng trọng tài quyền tài phán có tính cưỡng hành khi trở thành thành viên của UNCLOS. Việc sử dụng các lập luận cho rằng hội đồng trọng tài không có quyền tài phán như một lý do để không tham gia tố tụng thật là không có căn cứ, ít nhất là như vậy, và thực sự đã bị phủ quyết bởi tòa trọng tài trong vụ kiện Arctic Sunrise chống lại Nga. Trung Quốc vẫn là một bên trong vụ kiện trừ khi và cho đến khi tòa án tìm ra rằng họ không có quyền tài phán.

Tác động của truyền thông Trung Quốc là gì?

Mặc dù với vị trí chính thức rằng “họ không chấp nhận vụ kiện trọng tài do Philippines khởi xướng”, Trung Quốc khó có thể áp dụng chính sách “phủi tay” đối với thủ tục tố tụng trọng tài. Trung Quốc đã, thông qua các kênh khác nhau, xác định vị thế của họ đối với quyền tài phán của tòa án cho thế giới biết, trong khi vẫn giữ im lặng về vấn đề đúng sai của vụ kiện. Một cách chính thức, chính phủ Trung Quốc đã công bố tài liệu “Lập trường của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vấn đề Quyền tài phán của vụ kiện lên Tòa Trọng tài về Biển Đông do nước Cộng hòa Philippines khởi xướng”, trong đó Trung Quốc lập luận khá chi tiết những lý do tại sao họ tin rằng tòa trọng tài không có quyền tài phán. Ngoài ra, các học giả Trung Quốc đã rất tích cực trong việc xuất bản sách và các bài viết chống lại quyền tài phán của tòa án và toàn thể vụ kiện. Một trong số những ấn phẩm này công khai nói rằng đó là “để dùng như một bằng chứng vô tư trước các lập luận pháp lý khả dĩ thay mặt cho bên vắng mặt”.

Trên thực tế, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), đã từng có dịp đối phó với tình trạng vắng mặt của bị đơn trong một số các trường hợp, thường lưu tâm đến thông tin từ các nước không hiện diện trước tòa. Tòa án thường tham khảo các thông tin đó để xác định lập luận của bên vắng mặt như họ có thể đặt ra nếu xuất hiện trước tòa. Hội đồng trọng tài trong trường hợp này dường như đang theo phương cách tương tự. Trong thông cáo báo chí, tòa tuyên bố rằng sẽ “xem xét các thông tin của Trung Quốc (bao gồm cả Tài liệu Lập trường) như cấu thành một thỏa thuận điều đình liên quan tới quyền tài phán của Tòa án trọng tài”.

Do đó, Trung Quốc được lợi từ cả việc làm cho tòa án hiểu biết về lập trường của họ và duy trì vị thế không công nhận tính hợp pháp và kết quả của tòa án. Tất nhiên điều này đặt ra câu hỏi về sự công bằng cho quốc gia hiện diện trước tòa, như Philippines, đã hoàn toàn tuân thủ tất cả các yêu cầu thủ tục của họ.

Tuy nhiên, người ta có thể biện giải rằng nếu chúng ta nhìn tình hình từ một góc độ khác, có lẽ sẽ tốt hơn nếu Trung Quốc hoàn toàn giữ im lặng? Như mong muốn được sự tham gia và hợp tác từ các bên trong vụ kiện, thực tế của vấn đề là Trung Quốc đã nhất quyết từ chối chấp nhận trọng tài và tòa án trọng tài vẫn cần phải xác định quan điểm của cả hai bên. Kết quả là, một số dấu hiệu phản đối của bị đơn có thể là hữu ích như một điểm khởi hành. Đối với Philippines, Trung Quốc cho biết lập trường của họ bằng một số cách thức nào đó sẽ làm giảm số lượng các dự đoán liên quan và giúp cho Philippines sửa soạn kế hoạch phản biện để biện hộ một cách kỹ lưỡng hơn. Điều này có vẻ như chính những gì Philippines đã làm trong quá trình tố tụng bằng miệng hồi đầu tháng Bảy. Dù thế nào đi nữa, hình thức thông tin không chính thức không thể và không nên thay thế cho sự hiện diện thực sự của Trung Quốc trước tòa án, vì lợi ích của công lý và nguyên tắc cốt yếu “thỏa thuận phải được tôn trọng” (pacta sunt servanda) theo luật pháp quốc tế.

Lập trường của Trung Quốc cho đến nay chỉ liên quan đến vấn đề quyền tài phán. Điều này có vẻ phù hợp với chính sách lâu dài của Trung Quốc “cố tình nhập nhằng” xung quanh các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Do đó, không chắc rằng Trung Quốc sẽ đưa ra lập trường liên quan đến sự đúng sai của vấn đề, giả sử rằng tòa án tìm thấy có quyền tài phán và tiến hành tới giai đoạn này. Đây là một vụ kiện mà tòa án phải đối mặt với một số lượng các chi tiết kỹ thuật và dữ liệu vô cùng lớn, phán quyết từ 4000 trang hồ sơ của Philippines. Do đó, có vẻ như sự không tham gia của Trung Quốc vào giai đoạn xét xử sẽ đặt để nhiều trở ngại cho tòa trọng tài hơn là trong giai đoạn quyền tài phán.

Hậu quả sự vắng mặt của Trung Quốc là gì?

Nói về mặt pháp lý, sự tồn tại của Điều 9, Phụ lục VII và quy tắc 25 của Quy định về thủ tục được thiết kế để ngăn ngừa bất kỳ hậu quả xấu nào cho bên không tham gia vào quá trình tố tụng. Theo ghi nhận, bên không hiện diện vẫn là một bên trong vụ án và vẫn bị ràng buộc bởi các quyết định của tòa án cho dù họ có đồng ý hay không.

Tuy nhiên, theo luật học trước toà án quốc tế chỉ ra rằng, bên không hiện diện phải chấp nhận họ không thể mong đợi tòa án hiểu biết đầy đủ về lập trường của họ, giống như là họ hiện diện. Điều này vẫn đúng ngay cả khi họ công bố công khai lập trường bằng các phương tiện truyền thông khác. Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) trong trường hợp vụ Nicaragua kiện Mỹ tuyên bố rằng tòa “không thể bằng sự điều tra của riêng mình hoàn toàn bù đắp cho sự vắng mặt của một trong các bên” và rằng “vắng mặt, trong một vụ xử… liên quan đến nhiều câu hỏi về điều thật, chắc chắn sẽ giới hạn mức độ mà tòa biết về các điều thật”. Hoàn cảnh này thoạt nhìn có vẻ có lợi cho Philippines, nhưng như đã nói, sự thiếu hợp tác của Trung Quốc có thể dẫn đến việc thiếu các bằng chứng cần thiết để tòa đi đến quyết định.

Trong vụ Artic Sunrise, các nhà bình luận cho thấy rằng các biện pháp tạm thời mà ITLOS sử dụng có lẽ không thiên về (hoặc gần giống) yêu cầu của Hà Lan nếu như Nga quyết định tham gia và tự bào chữa. Nga rõ ràng bị “trừng phạt” do vắng mặt bằng một phán quyết nhiều phần đi ngược lại lợi ích của họ. Trong ý kiến ​​riêng khác, Thẩm phán Wolfrum và Kelly phê phán kịch liệt bên vắng mặt. Các thẩm phán đã chỉ ra rằng tòa án hoặc tòa án quốc tế, trong trường hợp vắng mặt, có thể “phải dựa trên các sự kiện và lập luận pháp lý do một bên trình bày mà bên kia không có được cơ hội lắng nghe. Điều này không thể được bù đắp đầy đủ bằng cách dựa vào các sự kiện ở phạm vi công cộng”. Một cách để hiểu câu này là, bất kể các yêu cầu của Điều 9, các thẩm phán có thể có cảm tình hơn với quan điểm của bên hiện diện, chỉ đơn giản là vì không có gì được phản bác lại từ phía bên kia. Một câu hỏi được mở ra là phải chăng tòa trọng tài trong trường hợp này sẽ phản ứng theo cách tương tự như ITLOS. Cần lưu ý rằng hội đồng trọng tài hiện nay gồm ba thẩm phán ITLOS trong vụ xử Artic Sunrise và, điều thú vị là luật sư chính của Philippines cũng là luật sư chính trong một trong những trường hợp nổi tiếng nhất về sự vắng mặt, là vụ Nicaragua. Vì thế, sẽ rất hào hứng để xem những hiệu ứng gì, nếu có, mà khả năng này có thể có trên kết quả của vụ kiện.

Cơ cấu chế tài gì hiện đang có?

Như đã đề cập, quyết định của Trung Quốc không xuất hiện trước tòa trọng tài không xóa bỏ vai trò là một bên trong cuộc tranh chấp, có nghĩa là phán quyết trọng tài sẽ là tối hậu và có tính chất ràng buộc. Tuy nhiên, thật không may, hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS không bao gồm cơ chế thực thi pháp luật tương đương với hệ thống của Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) của Hội đồng Bảo an, ít nhất là trên lý thuyết. Điều này có nghĩa là nếu Trung Quốc từ chối tuân theo một quyết định được xem là bất lợi cho họ, không chắc rằng có thể có bất kỳ biện pháp trừng phạt pháp lý nào đối với việc không tuân theo đó.

Tuy nhiên, phản ứng của các nước không tham gia các vụ kiện sau khi có quyết định thật đa dạng. Mặc dù khẳng định sự từ chối phán quyết của tòa, một số bên không tham gia vụ kiện cuối cùng đã hành động phù hợp với phán quyết cuối cùng. Ví dụ, trong vụ Artic Sunrise, Nga tuyên bố sẽ không tuân theo các biện pháp tạm thời theo quy định của ITLOS. Tuy nhiên, gần nửa năm sau khi các biện pháp tạm thời được đưa ra, họ đã phóng thích các nhà hoạt động và chiếc tàu, mặc dù – Moscow khẳng định – theo quyết định trong nước và không phải quyết định của ITLOS. Những nước khác có vẻ ương ngạnh hơn. Trong vụ Nicaragua, Mỹ liên tục bất chấp phán quyết của ICJ và từ chối tham gia vào bất cứ cuộc đàm phán nào với Nicaragua về bồi thường. Nicaragua đã cố gắng thi hành án thông qua các cơ chế khác nhau bao gồm cả việc nhờ vả Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng LHQ, và Tòa án một lần nữa, với những mức độ thành công khác nhau.

Phải chăng điều này có nghĩa tòa trọng tài là vô ích? Sau cùng, ích lợi gì khi theo đuổi một vụ kiện tốn kém tiền bạc và thời gian nếu phán quyết cuối cùng coi như bị làm ngơ? Khi đánh giá tính hữu ích của việc kiện tụng cho người đệ đơn, một cuộc khảo sát về mục đích của người đệ đơn trong việc đưa vấn đề ra trước tòa án là việc làm hữu ích. Chỉ tập trung vào vấn đề làm cách nào để sự tuân theo được thực thi một cách lý tưởng là bỏ qua vấn đề quan trọng về mức độ đối với quyền hạn của người đệ đơn có được, hoặc tiếp tục bị vi phạm mà không cần một phán quyết. Trong trường hợp này, Philippines đã tuyên bố rằng họ xem vụ kiện không phải là kết cuộc cho các tranh chấp ở Biển Đông, mà là sự khởi đầu. Điều này cho thấy, Philippines hoàn toàn nhận thức được mức độ mà phán quyết trọng tài có thể giải quyết tất cả các tranh chấp. Những gì Philippines đang tìm kiếm dường như là để Trung Quốc phải làm rõ yêu sách của mình và giúp đưa những yêu cách đó phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này tự nó chỉ là bước đầu tiên trong việc gỡ rối các tranh chấp ở Biển Đông và tạo điều kiện cho các bên giải quyết các tranh chấp trên một nền tảng công bằng và bình đẳng. Để đối phó với một nước láng giềng hùng mạnh hơn mình trong tất cả các khía cạnh, tòa trọng tài cũng là một cách để thu hút sự chú ý của công chúng tới các tuyên bố và hành động của Trung Quốc và để tạo ra áp lực quốc tế lên Trung Quốc để họ xét lại vị trí.

Một cách vắn tắt, sự vắng mặt của Trung Quốc trước Tòa trọng tài theo Phụ lục VII, trên thực tế không ngăn cản được tòa trọng tài hướng về phía trước. Tuy nhiên, lập trường chính thức từ chối trọng tài của Trung Quốc có vẻ khá hùng biện. Các phương tiện khác nhau mà theo đó Trung Quốc dùng để đưa ra các lập luận của họ liên quan đến vụ kiện, thực ra, đã tạo nên một hình thức hiện diện nửa vời. Cho dù luật pháp quốc tế và các tiền lệ không ngăn cấm hành động như vậy, nhưng nó chứng tỏ sự thiếu vắng nghiêm trọng về lòng tin trong các nỗ lực để đạt được một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thật phức tạp. Thế đứng bất định này chắc chắn cũng làm cho thủ tục tố tụng trọng tài khó khăn hơn so với tình hình hiện nay.
     
Image Credit: REUTERS/Romeo Ranoco
Legal questions regarding China’s non-participation in the Philippines v. China arbitration.

The Philippines v. China case before the arbitral tribunal set up under Annex VII of the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) has attracted worldwide attention for a number of reasons, one of which being China’s refusal to participate in the proceedings, which were initiated by the Philippines..

The non-appearance of a party before an international court or tribunal is not uncommon, nor is this the first time a party has chosen not to appear before an UNCLOS dispute settlement body. In 2013, Russia elected to stay away from both provisional measures proceeding before the International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS) and currently, as things stand, it is not appearing before the Annex VII arbitral tribunal in the Arctic Sunrise case initiated by the Netherlands. What is peculiar about Philippines v. China, however, is that even though China has officially made it public that it would not participate in the proceedings, it has missed no opportunity to make the details of its position known through both formal and informal channels. This situation gives rise to several interesting legal questions.

Can China choose not to participate?

Even though international law imposes on States an obligation to settle disputes peacefully, when it comes to international adjudication or arbitration, States retain the right to decide whether to take part in it or not. The decision to not participate in legal proceedings of course begs the question of good faith, nevertheless it has to be acknowledged that international law allows for States to do so. In this particular case, Article 9 of Annex VII UNCLOS, Default of appearance, and Article 25 of the Rule of Procedure of the Arbitral Tribunal envision a situation in which one of the parties fails to appear before the tribunal. However, both of these articles state that the non-appearance of one party will not constitute a bar to the proceedings and at the same time require the tribunal to “satisfy itself that it has jurisdiction and that claim is well founded in fact and in law.”

It should be noted, however, that China’s refusal to appear before the tribunal does not negate the consent that it has given to the compulsory jurisdiction of the arbitral tribunal when becoming a party to the UNCLOS. The use of the argument that the arbitral tribunal does not have jurisdiction as a reason to not participate in the proceedings is highly ungrounded to say the least, and was indeed struck down by the arbitral tribunal in the Arctic Sunrise case against Russia. China remains a party to the case unless and until the Tribunal finds that there is no jurisdiction.

What are the impacts of China’s communications?

Despite the official position that “it does not accept the arbitration initiated by the Philippines,” China has hardly adopted a hands-off policy towards the arbitral proceedings. China has through different channels made its position on the jurisdiction of the tribunal known to the public, while remaining silent on the merits of the case. Officially, the Chinese government issued a “Position Paper of the Government of the People’s Republic of China on the Matter of Jurisdiction in the South China Sea Arbitration Initiated by the Republic of the Philippines,” in which China elaborated in rather detailed arguments the reasons why it believes the arbitral tribunal does not have jurisdiction. In addition, Chinese scholars have been very active in publishing books and articles arguing against the jurisdiction of the tribunal and the case as a whole. One of these publications explicitly stated that it was “to serve as a kind of amicus curiae brief advancing possible legal arguments on behalf of the absent respondent.”

In practice, the International Court of Justice (ICJ), which has had the opportunity to deal with the non-appearance of the respondent in a handful of instances, has generally taken account of communications from non-appearing States. The Court usually refers to them to ascertain the arguments which the non-appearing State would have sought to put forward had it appeared in the proceeding. The arbitral tribunal in this case seems to be taking a similar approach. In its Press Release, the tribunal stated that it will “treat China’s communications (including the Position Paper) as constituting a plea concerning the Arbitral Tribunal’s jurisdiction.”

China, therefore, benefits both from making the tribunal aware of its arguments and maintaining that it does not recognize the tribunal’s legitimacy and outcome. This of course raises the question of fairness for the appearing State, the Philippines, which has duly complied with all the procedural requirements placed upon it.

One may argue, however, that if we look at the situation from a different angle, would it be better if China remained completely silent? As desirable as the participation and cooperation from the parties to the case may be, the fact of the matter is that China has determinatively refused to accept arbitration and the arbitral tribunal still needs to ascertain the view of both sides. As a result, some indications of the respondent’s objections might be helpful as a point of departure. For the Philippines, that China is making its position known in some way will reduce the amount of guesswork involved and enable it to deal with their counter-arguments in its pleadings more thoroughly. This appears to be exactly what the Philippines did in the oral proceedings early July. Be that as it may, the informal communications cannot and should not substitute for China’s actual presence before the tribunal, in the interests of justice and the cardinal principle of pacta sunt servanda under international law.

China’s position to date has only concerned jurisdictional issues. This seems to be consistent with China’s long-standing policy of “deliberate ambiguity” surrounding its claims in the South China Sea. It is unlikely, therefore, that China would elaborate on its position regarding the merits, supposing that the tribunal found jurisdiction and proceeded to this phase. This is a case in which the tribunal is faced with an incredibly large number of technical details and facts, judging from the Philippines’ reportedly 4000-page Memorial. Hence it seems that China’s non-participation in the merits phase will pose more difficulties for the arbitration than it does in the jurisdictional phase.

What are the consequences of China’s non-appearance?

Legally speaking, the existence of Article 9 Annex VII and Rule 25 of the Rules of Procedure is designed to prevent any adverse consequences imposed on a non-appearing party in the course of the proceedings. As noted, the non-appearing party is still a party to the case and still bound by the decision of the tribunal whether it agrees with it or not.

However, the jurisprudence before international tribunals has indicated that the non-appearing party has to accept that it cannot expect the tribunal to be fully aware of its position, as it would be if the party appeared. This remains true even if it has made its position known through other communications. The ICJ in the Nicaragua case stated that it “cannot by its own enquiries entirely make up for the absence of one of the Parties” and that “absence, in a case . . . involving extensive questions of fact, must necessarily limit the extent to which the Court is informed of the facts.” This at first glance may seem to favor the Philippines, but as noted, the lack of Chinese cooperation may result in the lack of evidence sufficient for the tribunal to even reach a decision at all.

In the Artic Sunrise case, commentators have observed that the provisional measure that the ITLOS prescribed would probably not have been so much in favor of (or almost identical to) the Netherland’s request had Russia decided to appear and defend itself. Russia was arguably “punished” for its non-appearance with an order very much against its interests. In separate opinions, Judges Wolfrum and Kelly were highly critical of the non-appearing party. The judges pointed out that the international court or tribunal may in a situation of non-appearance “have to rely on the facts and the legal arguments presented by one side without having the benefit of hearing the other side. This cannot be fully compensated by recourse to facts which are in the public domain.” One way of understanding this statement is that, notwithstanding the requirements of Article 9, the judges may be more sympathetic to the viewpoint of the appearing party, simply because there is nothing from the other side to rebut it. It is open to question whether the arbitral tribunal in this case would react in the same manner as the ITLOS. It should be noted that the current arbitral tribunal comprises three ITLOS judges from the Artic Sunrise case and, interestingly, the Philippine’s lead counsel was also lead counsel in one of the most high-profile examples of non-appearance, the Nicaragua case. It will be interesting, therefore, to see what, if any, effect this dynamic may have on the outcome of the case.

What enforcement mechanism is available?

As mentioned, China’s decision to not appear before the arbitral tribunal does not relieve it from being a party to the dispute, which means the arbitral award will be final and binding on it. Unfortunately, however, the UNCLOS dispute settlement system does not contain an enforcement mechanism comparable to that of the ICJ with the Security Council, at least in theory. This means that should China refuse to comply with a decision perceived to be unfavorable to its interests, it is unlikely that there can be any legal sanctions against such non-compliance.

The reaction of non-appearing States in the aftermath of the decision has, however, varied. Despite affirming its rejection to the judgment of the Court, some non-appearing parties have eventually taken courses of action that were in compliance with the final award. For example, in the Artic Sunrise case, Russia announced that it would not comply with the provisional measure prescribed by ITLOS. However, nearly half a year after the provisional measure was handed down, it did release the activists and the ship, albeit – Moscow insisted – pursuant to a domestic decision and not the ITLOS order. Others seem much more defiant. In the Nicaragua case, the U.S. persistently defied the judgment of the ICJ and refused to enter into any negotiation with Nicaragua on compensation. Nicaragua attempted to enforce the judgment through various mechanisms including recourse to the Security Council, the General Assembly, and the Court again, with differing levels of success.

Does this mean that arbitration would be futile? After all, what is the use of pursuing such a costly and time-consuming case if the eventual award is destined to be ignored? In assessing the usefulness of litigation for the applicant, an examination of the applicant’s objectives in bringing the matter before the court is useful. Focusing solely on the question of how compliance should ideally have happened ignores the important question of the extent to which the rights of an applicant would have been or continue to be violated without a judgment. The Philippines in this case has stated that it regards the case not as the end to the South China Sea disputes, but as the beginning. This shows that the Philippines is fully aware of the extent to which the arbitral award may resolve all of the disputes. What the Philippines seems to be seeking is for China to have to clarify its claims and bring them into conformity with international law. This in itself is only the first step in untangling the South China Sea disputes and enabling the parties to settle the disputes on a more fair and equal footing. In dealing with a neighboring country that is stronger in all aspects, the arbitration is also a way to draw public attention to China’s claims and actions and to create international pressure on China to reconsider its position.

In short, China’s non-appearance before the Annex VII arbitral tribunal has in practice not stopped the arbitration from moving forward. China’s official position of rejecting arbitration does, however, seem rather rhetorical. The various other means by which China has advanced its arguments concerning the case have in effect created more of a quasi-appearance. Even if international law and precedence do not prohibit such a move, it does show a serious lack of good faith in efforts to achieve a peaceful resolution to highly complex disputes. This inconsistent stance has undoubtedly also made the arbitral proceedings more difficult than they already are.

Lan Nguyễn là một ứng viên tiến sĩ tại Khoa Luật, Đại học Cambridge. Cô có bằng Cao học Luật từ Đại học Cambridge và đã từng là giảng viên và nghiên cứu sinh về luật pháp quốc tế tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. - Lan Nguyen is a Ph.D candidate at the Faculty of Law, University of Cambridge. She holds a LL.M from the University of Cambridge and has worked as a lecturer and researcher of international law at the Diplomatic Academy of Vietnam.

27-07-2015

Tác giả: Lan Nguyen | The Diplomat
Người dịch: Trần Văn Minh
Ba Sàm
Nguồn: South China Sea: Philippines v. China - Lan Nguyen | The Diplomat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad