Việt Nam 40 năm sau chiến tranh: Chiến thắng kiểu cộng sản đã nhường chỗ cho tham nhũng kiểu tư bản như thế nào? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Việt Nam 40 năm sau chiến tranh: Chiến thắng kiểu cộng sản đã nhường chỗ cho tham nhũng kiểu tư bản như thế nào?


     
Sau chiến thắng về mặt quân sự, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam bắt đầu sụp đổ. Bị cô lập bởi cấm vận thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu, và bị từ chối hỗ trợ tái thiết, Việt Nam đã đắm chìm trong nghèo đói. Bây giờ nền kinh tế Việt Nam đang bùng nổ - nhưng bất bình đẳng và tham nhũng cũng tăng theo.

Người lính Nam Việt Nam đang nằm ngủ trên chiếc tàu chở quân của Hải Quân Hoa Kỳ năm 1962. Ảnh: AP/Horst Faas

Vào một buổi sáng sớm của tháng Hai năm 1968, khi giao tranh ở miền Trung Việt Nam đặt tới đỉnh cao mới về sự điên cuồng, một toán lính Hàn Quốc tràn vào ngôi làng Hà My, một ngôi làng chỉ có vài khóm tre và cánh đồng nằm rải rác cách thành phố Đà Nẵng khoảng một tiếng đồng hồ đi xe. Những người lính này thuộc lữ đoàn Thanh Long, chiến đấu bên cạnh người Mỹ, cố gắng dập tắt một cuộc nổi dậy của phe cộng sản.

Đã nhiều tuần lễ liên tiếp, họ dồn những người nông dân và gia đình của họ vào một khu vực tập trung mà người Mỹ gọi là “ấp chiến lược”. Bằng việc đưa những người nông dân này rời khỏi làng, họ hy vọng rằng quân du kích cộng sản sẽ bị bỏ đói và không có chỗ trú ẩn. Và đã nhiều tuần liên tiếp, những người nông dân và gia đình của họ trốn khỏi ấp chiến lược, quay lại làng Hà My, bởi họ căm ghét bị giam lỏng, bởi họ cần cày cấy. Giờ đây, sức chịu đựng của lữ đoàn Thanh Long đã vượt quá giới hạn.

Trong vài giờ sau khi đặt chân đến làng Hà My, lính Hàn Quốc đã tập hợp người dân thành các nhóm nhỏ và phóng hỏa đốt nhà một cách có hệ thống. Một giờ sau, chúng giết 135 người dân làng. Sau đó, họ đốt xác và nhà của họ, san phẳng mọi thứ thành nấm mồ khổng lồ. Nhiều năm sau đó, sự thật cũng bị chôn vùi theo những nấm mồ này.

30 năm sau cuộc thảm sát, một đài tưởng niệm đã được xây lên bằng tiền của những người lính thuộc lữ đoàn Thanh Long khi những người này quay lại đây và bày tỏ sự ăn năn hối lỗi. Nhưng dường như vẫn có điều gì đó không đúng. Đài tưởng niệm này vươn lên kiêu hãnh, vững chãi như một ngôi nhà, với phần mái được trang trí cầu kỳ để che cho hai ngôi mộ tập thể và một tấm bia lớn có khắc tên của những người lớn và trẻ em đã chết trong vụ thảm sát. Nhưng trên đó không hề ghi một dòng nào giải thích cho cái chết của những người này.

Những người dân làng giải thích rằng khi đài tưởng niệm mới được xây dựng, mặt sau của tấm bia có ghi chi tiết những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Một người thận chí còn giữ một bản copy những từ ngữ đó, rồi chuyển thành một bài thơ hùng tráng gợi nhớ về lửa thiêu, máu, thi thể cháy đen và chất đống trên cát: “Đau đớn thay khi nhìn cảnh những ông bố bà mẹ ngã quỵ dưới ngọn lửa... Khủng khiếp thay những đứa trẻ kêu gào khóc lóc, vẫn còn bú sữa trên bầu ngực của người mẹ đã chết...” Nhưng, những người dân làng kể tiếp, một số quan chức ngoại giao Hàn Quốc đã đến thăm nơi đây trước khi đài tưởng niệm chính thức mở cửa và phàn nàn về bài thơ này; thay vì đứng lên bảo vệ bài thơ thì quan chức Việt Nam lại đồng ý che nó đi bằng cách vẽ thêm mấy bông hoa sen. Heonik Kwon, một nhà nhân chủng học người Hàn Quốc, từng nghiên cứu về làng Hà My tại thời điểm đó đã ghi lại lời của người dân làng nói rằng từ chối lịch sử kiểu này giống như thảm sát lần hai vậy, “giết chết ký ức về vụ thảm sát”.

Tại sao người dân Việt Nam lại chấp nhận thỏa hiệp như vậy? Tại sao những người chiến thắng lại để cho bên thua cuộc viết lại lịch sử cuôc chiến tranh?

Người dân làng cho biết câu trả lời thực ra rất đơn giản: Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào nền kinh tế Việt Nam, và đã chấp nhận chi trả khoản tiền xây dựng bệnh viện địa phương nếu bài thơ về cuộc thảm sát kia được che giấu đi. Vì vậy quan chức Việt Nam đã đồng ý, vì họ không thể kháng cự lại được. Và đó chính là điểm mấu chốt của những gì đã xảy ra với Việt Nam kể từ khi cuộc chiến kết thúc 40 năm về trước, vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Một tháng trời đi khắp nơi, nói chuyện với những người nông dân, học giả, các chuyên gia và cựu chiến binh từ cả hai phía đã hé lộ những sai lầm và cả sự thỏa hiệp đã khiến người Việt Nam buộc nghe theo những kẻ có quyền lực lao vào con đường chạy theo lợi nhuận. Người Mỹ đã thành công trong việc tuyên truyền những điều sai trái về nguyên nhân và cách họ tiến hành cuộc chiến. Mặc dù thua trên mặt trận quân sự, Mỹ và các đồng minh quay trở lại với thứ vũ khí còn mạnh mẽ hơn: đó là tài chính, khiến Việt Nam phải đi con đường mà họ không hề chọn. Giờ thì đến lượt các nhà lãnh đạo Việt Nam nói dối những điều còn kinh khủng hơn.

Cụ bà Nguyen Hao Thu, 90 tuổi, hiện đang sống trong một căn hộ khang trang tại Hà Nội. Giọng cụ như tiếng chim hót với thứ tiếng Pháp trôi chảy và tiếng Anh lõm bõm, kể lại rằng thời niên thiếu cụ đã chứng kiến đất nước mình bị nghiền nát bởi hai kẻ thù mạnh hơn như thế nào. Đầu tiên, thực dân Pháp từ chối rút khỏi thuộc địa vào cuối Thế chiến thứ hai. Vào năm 1946, ở tuổi 21, cụ Thu trốn trong rừng và tham gia đội du kích, chuyên về trộn lẫn axít, natri nitrat và rượu để tạo ra thuốc súng: “Tôi rất hạnh phúc trong rừng. Với thuốc súng trong quả bom, anh có thể - bùm một phát - biến giấc mơ của chúng tôi thành hiện thực.”

Máy bay Mỹ đang hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh gần biên giới Campuchia. Ảnh: AP/Horst Faas.

Và giấc mơ đó không đơn giản là lòng yêu nước, đánh đuổi quân xâm lược. Nó thực sự là một cuộc cách mạng và chủ nghĩa cộng sản. Cụ Thu vẫn còn nhớ lúc còn nhỏ, khi thực dân Pháp bắt cha của cụ đi - lúc đó là giáo viên dạy lớp vỡ lòng; cụ thường xuyên đem cơm vào tù cho cha. “Tôi căm ghét tấn cả những kẻ có ý định đánh chiếm Việt Nam. Trong tâm trí của tôi, tôi đã trở thành một người cộng sản,” cụ bày tỏ. Gia đình của cụ thuộc tầng lớn trung lưu, nhưng trong những năm 1930, cụ kể, nhà của cụ được dùng là nơi họp bàn ngầm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ vẫn còn nhớ đã đọc sách của Marx và Lenin và vào năm cụ 16 tuổi, một người bạn của cụ đã bị thực dân Pháp hành quyết ra sao. “Thực sự, tôi là một người cộng sản.”

Cụ Le Nam Phong cũng gần bằng tuổi cụ Thu. Khi cụ Nam 17 tuổi, cụ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để đi đánh Pháp vào năm 1945. Cụ đã dành 30 năm tiếp theo của cuộc đời mình cho cuộc chiến, trở thành thiếu tướng trong quân đội miền Bắc Việt Nam và là nhân vật chủ chốt trong việc tiêu diệt quân đội Mỹ. Ngồi bên ngoài căn nhà tiện nghi của mình trong một buổi tối ấm áp, cụ Nam nhớ lại động cơ tham gia cách mạng của mình: “Chủ nghĩa xã hội ư? Tất nhiên rồi. Mục đích của mọi cuộc chiến là để xây dựng xã hội chủ nghĩa, giành tự do, độc lập và hạnh phúc. Trong suốt những ngày đầu tiên của cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, chúng tôi luôn tâm niệm trong đầu rằng chúng tôi muốn tạo ra một xã hội nơi không có cảnh người bóc lột người, một xã hội công bằng và độc lập.”

Đây chính là cách người Mỹ lý giải nguyên nhân thất bại của mình. Người Mỹ kể lại rằng khi Pháp bị đánh bại vào năm 1954, quân đội Mỹ bắt đầu tham chiến nhằm mục đích bảo vệ quốc gia miền Nam Việt Nam khỏi sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản từ phương Bắc. Thực tế là người Pháp đã lừa gạt toàn bộ người dân Việt Nam, đẩy họ vào tay Đảng Cộng sản của Hồ Chí Minh. Và, quan trọng hơn là, chẳng có quốc gia bị chia cắt nào ở đây cả. Vào năm 1954, mặc dù quân đội Việt Nam giành chiến thắng, nhưng Pháp và các đồng minh phương Tây cố giữ lấy quyền lực ở căn cứ địa phía Nam. Tại hội nghị quốc tế họp tại Geneva, các bên đều đồng ý rằng Việt Nam sẽ tạm thời bị chia cắt thành miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam, cho đến tháng Bảy năm 1956, sẽ tổ chức một cuộc bầu cử để lập ra chính phủ mới thống nhất đất nước.

Tổng thống Mỹ kế nhiệm, Dwight Eisenhower, về sau đã thừa nhận rằng nếu cuộc bầu cử đó được tiến hành, thì phải đến 80% dân Việt Nam sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh và mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng chính phủ Mỹ đã không để điều đó xảy ra. Thay vào đó, họ tìm đến một nhân viên CIA kỳ cựu, Edward Lansdale, người đã tiến hành sử dụng cách kết hợp giữa bạo lực và hối lộ để thiết lập một chính phủ mới ở Sài Gòn, đứng đầu là chính trị gia Công giáo Ngô Đình Diệm. Mặc dù ông Diệm là người chuyên quyền nhưng lại chống Cộng và ủng hộ Mỹ. Vào tháng Mười năm 1955, Lansdale đã gian lận trong cuộc bầu cử ở miền Nam để ông Diệm trở thành tổng thống. Mọi cuộc bầu cử quốc gia đều bị hủy bỏ. Sự chia cắt “tạm thời” giờ trở thành một cái cớ để kéo dài thời hạn khiến Việt Nam trở thành hai quốc gia khác nhau, mà miền Nam là nạn nhân thụ động của cuộc xâm lược từ miền Bắc.

Ban đầu, chính phủ Mỹ, vốn đang tài trợ cho cuộc chiến của Pháp, đã hạn chế chỉ đổ tiền vào quân đội miền Nam, và gửi quân đội của mình đến với vai trò “tham vấn” - khoảng 16.300 binh sĩ. Vào tháng Ba năm 1965, Mỹ đã gửi quân tham chiến trực tiếp. Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến, năm 1969, Mỹ sử dụng 550.000 binh sĩ, cộng thêm 897.000 quân từ miền Nam Việt Nam và hàng ngàn binh lính từ Hàn Quốc và đồng minh. Khi chiến tranh kết thúc, số người chết nhiều không đếm được, có thể lên đến 3.8 triệu người, theo một nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Harvard và Đại học Washington.

Phóng viên người Anh James Cameron miêu tả hành động của Mỹ là “vi phạm đến luật quốc tế, vừa ghê tởm vừa vô lý”. Khi viết bài vào năm 1965, ông đã nhìn lại cuộc chiến: “Nó là một quyết định vội vàng, độc ác và thiếu suy nghĩ. Từng bước một, phương Tây đã phạm sai lầm để rồi đâm sầm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan mà họ không bao giờ hiểu được: ngay từ đầu, mọi lập luận của họ hoàn toàn sáo rỗng.”

Bạo lực của những năm tháng chiến tranh vẫn sống cùng với những người dân từng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong một căn nhà nhỏ ở Sài Gòn, cách mà nhiều người Việt Nam vẫn gọi thành phố Hồ Chí Minh, một cựu dân quân du kích nhớ lại máy bay Mỹ ném bom từng gầm rú trong các khu rừng mà ông đóng quân ra sao và việc ông và đồng chí của mình phải trốn ở hầm trú ẩn nông choẹt như thế nào. “Chúng tôi có loại rượu gạo cực mạng luôn. Nếu bạn uống nó, nó sẽ khiến bạn phải chảy nước mắt. Chúng tôi thường gọi đấy nó là 'giọt nước mắt của quê hương'. Nó khiến chúng tôi không còn sợ hãi nữa.”

Quân đội Mỹ rải bom lên khắp Việt Nam còn nhiều hơn cả các đồng minh từng làm với Đức và Nhật trong chiến tranh Thế giới lần hai. Có cả bom napalm, là loại bom bám riết lấy nạn nhân và đốt cháy da của họ; photpho trắng thì thiêu cháy đến tận xương tủy; bom bi thì văng hết các mảnh thép đi làm nhiều hương; và 73 triệu lít chất độc hóa học, bao gồm 43 triệu lít chất độc màu da cam, tiêu diệt thảm thực vật và gây bệnh cho những người nhiễm phải nó.

Tai tiếng hơn, Mỹ còn ném bom cả Hà Nội - một thành phố đông dân cư không được bảo vệ bởi bất cứ lực lượng không quân nào. Một người phụ nữ nhớ lại rằng lúc 8 tuổi, cô phải vác theo một cành lá để ngụy trang nhằm tránh máy báy ném bom F-111 bay với vận tốc gấp hai lần vận tốc âm thanh. Còn một người đàn ông làm trong đơn vị pháo phòng không kể rằng ông về nhà sau một đêm phòng thủ thất bại và thấy khu phố của ông ở đã bị san phẳng: dấu hiệu duy nhất của con trai ông chính là cẳng chân bị đứt rời, mà ông chỉ nhận ra nhờ vết sẹo trên đó.

Đấy là trên không. Ở mặt đất, lực lượng đột kích của Mỹ còn mạnh hơn. Trong một ngôi làng ở Đồng bằng sông Cửu Long, một người nông dân xấp xỉ 70 tuổi ngồi an nhiên trong ngôi nhà với nền đất. Bà nhớ lại cái ngày mẹ chồng bà, lúc đó đang làm việc trên cánh đồng ở gần đó, đã phạm sai lầm vì chạy trốn chiếc máy bay trực thăng đang tiến về phía bà: một chiếc tên lửa đuổi kịp bà và khiến bà nổ tan thành từng mảnh ngay trước cây dừa gần đó. “Gia đình chúng tôi đã phải đi thu nhặt từng mảnh thi thể và răng của bà.” Chiếc máy bay trực thăng đó cũng đã giết chết ba người anh trai của bà. Trong nhiều năm sau đó, bàn vẫn thường bị mất ngủ và luôn sợ hãi nếu nghe thấy bất kỳ âm thanh nào giống như âm thanh của máy bay trực thăng.

Một lính dù Mỹ đang hướng dẫn máy bay trực thăng cứu thương hạ xuống để đón những binh sĩ bị thương trong buổi tuần tra kéo dài năm ngày ở Việt Nam vào tháng Tư 1968. Ảnh: AP/Art Greenspon

Rất nhiều người dân Mỹ đến giờ vẫn tin rằng cuộc thảm sát khốc liệt ở Mỹ Lai chỉ là một hành động cực hiếm khi xảy ra, nhưng nhà báo Nick Turse đã tìm thấy bức tranh hoàn toàn khác tại Kho Lưu trữ Quốc gia Mỹ vào tháng Sáu năm 2001. Ông khám phá những tài liệu ghi lại những kết quả của một lực lượng bí mật của Mỹ, nhóm Nghiên cứu Tội ác Chiến tranh Việt Nam. Họ chỉ ra rằng quân đội Mỹ đã chứng minh có hơn 300 cuộc thảm sát, giết người, hãm hiếp và tra tấn bởi lính Mỹ.

Sau đó Nick Turse đến thăm Việt Nam. Trong cuốn sách Kill Anything That Moves của mình, Nick miêu tả sự cố gắng tìm kiếm địa điểm của một vụ ném bom được ghi trong tài liệu trên mà trong đó có 20 phụ nữ và trẻ em đã bị giết chết tại một ấp ở Tây Nguyên. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, ông tình cờ đến được khu tưởng niệm năm vụ thảm sát khác trong cùng một khu làng nhỏ: “Tôi tưởng rằng mình đang đi tìm một cây kim trong đống cỏ khô; những gì tôi tìm thấy thực sự là một đống cỏ khô của những cây kim.” Ông kết luận rằng sự kết hợp của bất chấp tính mạng lính "việt cộng", áp lực từ cấp trên về con số "bắn hạ" và coi khu vực nông thôn là "khu vực bắn thoải mái" dẫn tới "giết hại thường dân trở nên rộng khắp, thường xuyên và trực tiếp liên quan tới chính sách của chỉ huy Mỹ”.

Những người còn sống thỉnh thoảng lại bị tống vào tù và bị lạm dụng khắc nghiệt. Vào năm 1970, một nhóm đại biểu quốc hội Mỹ đã đến thăm nhà tù Côn Đảo khắc nghiệt. Họ thấy những người đàn ông và phụ nữ bị xích trong “chuồng cọp”, bị bỏ đói, bị đánh đập, bị tran tấn và bị bắt phải ăn côn trùng. Mặc những phản đối khi chuyện này được báo cáo lên cấp trên, nhà tù này vẫn tiếp tục giam giữ tù nhân.

* * *

Cho đến vài năm trước, các nhà báo làm cho một trong những tờ báo lớn ở Sài Gòn vẫn thường dừng lại để mua cafe từ một người phụ nữ thân thiện bán hàng cả ngày trên vỉa trước cửa văn phòng của họ. Rất ít người biết tên người phụ nữ này. Họ thường gọi bà ấy là Bà Bán Cafe. Bà có một câu chuyện nhỏ về cuộc chiến, nhưng phần lớn là câu chuyện về những điều xảy ra từ sau khi hòa bình lập lại. Đó là những điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam trước giờ toàn nói dối.

Bà vẫn còn nhớ như in về Ngày Giải Phóng: niềm hân hoan vì chiến tranh đã qua; niềm tự hào vì phe cộng sản đã đánh bại lực lượng mà mọi người vẫn hay gọi là quân đội mạnh nhất trong lịch sử thế giới; niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tất nhiên cũng có cả nỗi sợ. Có tin đồn rằng sẽ có sự trả thù và cướp bóc. Bà Bán Café cũng lo lắng vì sợ những người điên sẽ nhặt được những khẩu súng mà bà nhìn thấy trên đường. Và bà buồn, vì một lý do rất cá nhân.

Vài năm trước đó, bà làm phục vụ tại một căn cứ quân sự của Mỹ tại Vũng Tàu, bên bờ biển gần Sài Gòn, và tại đó bà đã gặp một người lính Mỹ tên Ronald. Người lính trẻ tuổi ấy đến từ New York, đặt chân đến Việt Nam và Lào để thực hiện nhiệm vụ. Và hai người họ đã nảy sinh tình cảm. Một thời gian ngắn sau, Ronald phải quay lại Mỹ, nhưng trong các lá thư gửi cho bà, người lính ấy vẫn nói rằng ông sẽ bảo lãnh cho bà sang Mỹ để hai người đoàn tụ. Rồi khi không nhận được tin tức nào nữa thì bà hiểu rằng Ronald sẽ không quay lại với bà. Vì lo sợ chính quyền mới sẽ tức giận nên bà đã đốt hết thư do Ronald gửi và từ đó đến giờ không còn nghe tin gì về người lính ấy nữa. Nhiều năm sau, ở tuổi 64, mái tóc đã ngả màu muối tiêu, bà ngồi lặng lẽ bên ngoài một ngôi chùa, trên khuôn mặt vẫn mang nét buồn phảng phất.

Bà Bán Café đã thuộc về cả hai bên bờ của cuộc xung đột. Bà chỉ đơn giản là một người phụ nữ Việt Nam, yêu một người đàn ông Mỹ và hy vọng tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày Giải Phóng đã không hề mang lại điều đó. Đầu tiên, bà làm việc trong một nhà máy hợp tác xã. Tại đó, bà ngồi bên máy khâu 11 tiếng một ngày, gần như không kiếm được gì nhiều hơn ngoài cái tem phiếu đổi được một ít gạo phế phẩm và một lượng thịt còn ít hơn. Trong suốt nhiều năm, bà phải sống chung nhà với anh trai, người cũng làm việc trong một phân xưởng may khác suốt cả ngày. Nền kinh tế rơi vào suy thoái. “Cuộc sống rất khó khăn với những người dân thường,” bà nói.

Mỹ rút quân để lại một nước Việt Nam hoang tàn đổ nát. Đường bộ, đường sắt, cầu cống đều bị phá hủy bởi bom đạn. Đạn và mìn chưa nổ nằm rải rác khắp đất nước, thường là chìm dưới nước ngoài đồng ruộng nơi người nông dân cày cấy. Năm triệu hecta rừng bị phá hủy bởi chất nổ hạng nặng và chất độc màu da cam. Chính phủ mới cho rằng có đến 2/3 tổng số làng mạc bị tàn phá ở miền Nam. Tại Sài Gòn, di sản mà người Mỹ để lại là những đứa trẻ mồ côi lang thang trên đường phố và tệ nạn heroin. Trên toàn quốc, có khoảng 10 triệu dân di tản; 1 triệu góa phụ trong chiến tranh; 880.000 trẻ em mồ côi; 362.000 thương binh; và 3 triệu người thất nghiệp.

Nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn. Vào đúng thời điểm Ngày Giải Phóng diễn ra, lạm phát đã lên đến mức 900%, và Việt Nam – một nước nông nghiệp – đã phải nhập khẩu gạo. Trong một buổi đàm phán hòa bình tại Paris, Mỹ đã chấp thuận chi trả 3.5 tỉ USD tiền viện trợ tái thiết để sửa chữa lại cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy. Nhưng thực tế là chính phủ Mỹ chưa bao giờ trả một xu nào. Và để xát thêm muối vào vết thương, chính phủ Mỹ đã yêu cầu chính quyền cộng sản phải trả lại hàng triệu USD mà chế độ Sài Gòn cũ đã vay của Mỹ. Lúc đó Việt Nam đang rất cần giao dịch thương mại với thế giới và xin viện trợ để phục hồi nền kinh tế. Và tất nhiên chính phủ Mỹ đã cố gắng để Việt Nam chẳng đạt được gì trong số hai nguyện vọng trên.

Ngay khi thất bại trong cuộc chiến, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại, ngưng giao dịch với Việt Nam đang chìm trong chiến tranh và cấm các nước khác giao dịch với Việt Nam vì những áp lực từ Mỹ. Tương tự, Mỹ tiếp tục dựa vào các cơ quan như IMF, Ngân hàng Thế giới và USNESCO để từ chối viện trợ cho Việt Nam. Mỹ thừa nhận rằng chất độc màu da cam đã gây ra các bệnh nghiêm trọng và dị tật bẩm sinh và đã trả 2 tỉ USD tiền bồi thường – nhưng chỉ với cựu chiến binh của Mỹ. Những nạn nhân Việt Nam – khoảng hơn 2 triệu người – chẳng nhận được xu nào.

Không rõ bằng cách nào mà mô hình kinh tế này có thể sống sót giữa vòng vây thù địch như vậy. Chắc chắn, kế hoạch tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đã sụp đổ. Mới đầu Việt Nam đã thông qua một chính sách thô bạo kiểu Soviet là bắt ép người nông dân phải giao nộp hoa màu để đổi lấy tem phiếu. Không khuyến khích sản xuất, sản lượng thấp, lạm phát tăng trở lại như trong thời chiến khiến Việt Nam một lần nữa phải nhập khẩu gạo. Vào đầu những năm 80, hàng ngũ lãnh đạo bắt buộc phải chấp nhận cho nông dân bán sản phẩm dư thừa, và thế là mô hình chủ nghĩa tư bản bắt đầu quay lại. Đến cuối những năm 80, Đảng Cộng sản đã chính thức thông qua cái gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Cũng nhờ sự thay đổi này mà vào năm 1988, Bà Bán Café đã bỏ xí nghiệp may để đi buôn bán. Mỗi sáng, bà dậy từ 4h để chuẩn bị café cho đúng giờ gánh hàng đi bán. Đúng 5h, bà có mặt trước cổng tòa soạn báo và ngồi trên cái ghế nhỏ. Sự thay đổi có ở khắp mọi nơi xung quanh bà vào những năm 90. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép đến và doanh nghiệp và nước được khuyến khích – thương mại tự do, thị trường tự do, lợi nhuận cho một vài người, tiền lương cho những người khác. Đằng sau sự thay đổi này, chính phủ Việt Nam đã gửi tín hiệu thỏa hiệp đến Washington. Quan chức Việt Nam thôi không đòi hỏi khoản tiền 3.5 tỉ USD viện trợ tái thiết hay bồi thường cho nạn nhân chất độc màu da cam và tội ác chiến tranh nữa. Thậm chí phía Việt Nam còn chấp thuận trả lại 146 triệu USD khoản nợ chiến tranh của chế độ Sài Gòn cũ. Vào năm 1994, Mỹ đã nguôi giận và dỡ bỏ lệnh cấm vận trong suốt 20 năm với Việt Nam. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế và các nhà tài trợ khác bắt đầu giúp đỡ Việt Nam. Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng ở mức 8.4%/năm, và Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

Quan trọng hơn, vào những năm 90, vẫn còn một số phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chống lại làn sóng mới của chủ nghĩa tư bản. Dù nền kinh tế đang trong tình trạng hỗn loạn, họ vẫn thành công trong việc xóa đói giảm nghèo. Khi chiến tranh mới kết thúc, 70% dân số Việt Nam có mức sống dưới chuẩn nghèo. Năm 1992, tỉ lệ này còn 58%. Đến năm 2000, nó giảm xuống còn 32%. Cùng lúc đó, chính phủ đã xây dựng lại mạng lưới các trường tiểu học và gần như toàn bộ các trường trung học cơ sở tại địa phương; xây dựng thêm cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe miễn phí. Trong suốt thời gian đó, các phe phái trong nội bộ Đảng vẫn có tiềm lực chính trị để điều khiển phương tiện tư bản này. Vào cuối những năm 90, có đến 3 lần Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp thêm các khoảng vay trị giá hàng trăm triệu USD nếu Việt Nam chấp thuận bán các công ty nhà nước và cắt giảm thuế quan thương mại của mình. Nhưng Việt Nam đã từ chối cả hai thỏa thuận trên.

Nhưng từ năm 2000 trở đi, tốc độ phát triển và cán cân quyền lực chính trị đã thay đổi. Dưới áp lực liên tục từ phía các nhà tài trợ và đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã chấp nhận bán các công ty nhà nước của mình. Việt Nam cũng đồng ý một thỏa thuận thương mại với Mỹ, và đỉnh điểm là vào năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, điều đó có nghĩa là Việt Nam có thể thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài và viện trợ hơn. Ba thập kỷ sau khi phe cộng sản giành thắng lợi trong cuộc chiến, Việt Nam giờ đã là một thành viên có đầy đủ đặc tính của nền kinh tế tư bản toàn cầu. Sau cùng thì phương Tây vẫn thắng.

Trên hè phố Sài Gòn, Bà Bán Café đã dõi theo tất cả những biến cố đó, và tất nhiên bà thấy cuộc đời bà chẳng thay đổi gì cả. “Tôi vẫn kiếm được tiền như thế, vẫn sống trong một căn phòng như thế,” bà trải lòng. “Có nhiều hàng hóa trong các cửa hàng hơn, nhưng giá thì cứ tăng vùn vụt. Đất nước thay da đổi thịt, nhưng không phải dành cho những người như tôi. Chỉ những người có các mối quan hệ mới trở nên giàu có.” Sau nhiều năm, bà vẫn bán một loại café duy nhất do người Việt Nam sản xuất là café Trung Nguyên. Trong khi bà vẫn nghèo khổ, thì người đàn ông sở hữu công ty này đã lèo lái làn sóng mới của doanh nghiệp tự do và hiện tại công ty đó có giá trị lên tới 100 triệu USD.

* * *

Ngồi trong văn phòng ở phía bên kia của thành phố là cựu tổng biên tập viên Nguyen Công Khế. Ông đã làm cho báo Thanh Niên suốt nhiều năm, một tờ báo có văn phòng ngay tại tòa nhà mà Bà Bán Cafe ngồi bán. Trong thời gian đương chức, ông Khế đã làm phật ý một số người có quyền lực, tiết lộ mối quan hệ giữa các băng đảng xã hội đen và quan chức cấp cao, sau đó cho đăng bài viết về vụ bê bối biển thủ công qũy có liên quan đến một số gia đình có quan hệ rộng. Hành động của ông Khế quả thực rất liều lĩnh. Việt Nam là một nước có cách kiểm duyệt báo chí khá vụng về. Mỗi tuần, vào thứ Ba ở Hà Nội và thứ Năm ở Sài Gòn, các tổng biên tập đều bị triệu tập để nhắc nhở tuần này được đăng và không được đăng bài gì. Đáp lại sự cố gắng của ông Khế, vào năm 2008, ông bị sa thải.

Vào tháng Mười Một năm ngoài, ông Khế lại liều lĩnh một lần nữa khi kêu gọi chính phủ cho phép tự do báo chí trên tờ New York Times. Ngồi trong văn phòng nơi ông điều hành một trang tin tức, ông đã chia sẻ sâu hơn về chuyện này. Phải nhấn mạng rằng tên của ông Khế bị gắn với lời kêu gọi này, ông nói rằng lãnh đạo Việt Nam đã phản bội lại chính bản thân họ.

“Lúc ban đầu, những người tham gia cách mạng giành chính quyền đều có lý tưởng rất tốt là phát triển đất nước và xây dựng một quốc gia thịnh vượng, nhưng rồi mọi chuyện đã đi chệch hướng. Những người đã tham gia cách mạng, những người đã phải thề sẽ sống trong sạch - cuối cùng, họ đã phản bội lại chính ý thức hệ và cam kết của họ”

Bản thân ông Khế cũng từng tham gia cách mạng. Vào đầu những năm 1970, khi còn là sinh viên, ông Khế đã kích động chống Mỹ và bị bỏ tù 3 năm. Trong suốt nhiều năm, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông hiểu vì sao hàng ngũ lãnh đạo lại sử dụng chủ nghĩa tư bản như một thứ công cụ để kích cầu nền kinh tế, nhưng rồi ông cũng thấy được mặt trái của chủ nghĩa tư bản - đó là nạn tham nhũng và vấn đề bất bình đẳng.

Bạn có thể nhìn thấy những điều này trên mọi con phố. Mặc dù từng có thời kỳ quá khứ đen tối, Sài Gòn đã bùng nổ để trở thành nơi có hoạt động thương mại sầm uất nhất. Nhưng nó vẫn chỉ là một thành phố của một đất nước đang phát triển, vẫn còn những mặt nghèo nàn trên mọi phương diện. Trên đường phố Đồng Khởi là nơi mà tầng lớp giàu có mới nổi có thể mua chiếc áo của hãng Hermes với giá 500USD, đồng hồ hiệu Versace có giá 15.000USD, hoặc một bàn ăn tối dành cho 4 người với ghế ngồi được mạ vàng và nhồi lông ngỗng có giá lên đến 65.000 USD. Và ở góc phố là khách sạn Continental, phục vụ những bữa ăn có giá trị bằng một tuần tiền lương của công nhân trong một nhà hàng có tên là Le Bourgeois.

Ông Khế cho rằng cứ mỗi 10USD chi cho một dự án công, thì có đến 7USD chui vào túi một người nào đó. Có tin được không? Vậy là có đến 70% ngân sách Việt Nam bị đánh cắp? Đây hẳn phải là tỉ lệ ăn cắp đáng báo động. Tôi và ông Khế nói chuyện qua một người phiên dịch. Ông Khế gật đầu, khuơ tay trong không khí áng chừng: “Khoảng 50 – 70%”.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế vào năm ngoái đã thống kê rằng Việt Nam bị coi là một trong những quốc gia tham nhũng nhiều nhất thế giới, xếp sau 118 quốc gia và chỉ đạt 31 điểm trên thang điểm 100.

Ai cũng thừa nhận là nạn tham nhũng chẳng có gì xa lạ. Ở Việt Nam quan chức có truyền thống lâu đời trong việc lừa bịp về tầm ảnh hưởng của họ và thường ưu tiên những người trong gia đình. Nhưng cáo buộc ở đây là mức độ tham nhũng đã chạm đến một người mới dưới sự lãnh đạo của hàng ngũ hiện tại. Người dân nói rằng vấn đề này đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng hơn khi nhà nước tiến hành tư nhân hóa các tập công ty quốc doanh và một số chính trị gia và quan chức có thêm nhiều cơ hội để tự ứng cử và chỉ định người thân vào các vị trí điều hành. Martin Gainsborough, một học giả người Anh, đã dành nhiều năm tại Việt Nam để nghiên cứu về sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, viết rằng: “Thay vì được truyền cảm hứng bởi những ý tưởng cải cách, động cơ của các quan chức nơi đây là để nhận hối lộ... Những gì chúng ta thường nhắc đến như “cải cách”, lại chính là nỗ lực giành quyền kiểm soát lợi ích chính trị kinh tế, tài chính và các nguồn khác..”

Ba tháng gần đây, một trang web kỳ lạ đã đăng những cáo buộc chi tiết về hành vi của một lãnh đạo trong hàng ngũ cấp cao của Việt Nam. Trang web đó có tên là Chân Dung Quyền Lực (“Portrait of Power”) và sao chép các cáo buộc này dưới dạng văn bản, ghi âm và băng video. Trang web này chưa bao giờ được xác nhận, nhưng giới quan san sát cho rằng toàn bộ việc này đều do một chính trị gia quyền lực cung cấp thông tin nội bộ nhằm triệt hạ đối thủ.

Trang web này đã nhằm vào một quan chức cấp cao, khẳng định rằng một quan chức địa phương đã chuyển vali có chứa 1 triệu USD đến nhà ông này vì ông này đã đồng ý không thu khoản tiền 150 triệu USD của một công ty bất động sản nằm trong top “phát triển hàng đầu”. Công ty này sau đó đã tặng vị quan chức cấp cao và quan chức địa phương các ngôi biệt thự. Ngoài ra, trang web này còn chỉ điểm hai lãnh đạo khác, cáo buộc rằng một trong hai người đã ngăn việc truy tố một nhân viên ngân hàng tham nhũng; còn người thứ hai đã chuyển khoản tiền 1 tỉ USD từ công ty nhà nước và tài khoản ngân hàng của em gái mình, người đang điều hành 20 doanh nghiệp khác nhau. Trang web này cũng buộc tội một quan chức cấp cao trong quân đội vì đã sử dụng công ty của con trai để buôn bán vũ khí quân đội nhằm thu lợi cho bản thân. Trong trường hợp này, Chân Dung Quyền Lực còn trưng một bức thư từ các nhân viên ngân hàng khẳng định rằng vị quan chức này là một thành viên của một “mạng lưới tham nhũng quy mô lớn”, có tài khoản ngân hàng lên đến hàng triệu USD.

Dần dần, nhà nước đã chấp nhận tham nhũng và các vụ đàn áp. Trong phiên xét xử sơ thẩm hồi cuối năm ngoái, 4 giám đốc điều hành từ các công ty nhà nước trước đây đã bị kết án tử hình vì tội hối lộ và gian lận; 2 người bị kết án chung thân. Ông Khế không tin nổi rằng những bản án như thế này sẽ giải quyết được vấn đề. Ông nhún vai: “Chúng tôi đã đánh đổi hàng triệu mạng sống cho nền độc lập và công bằng. Hồi còn ở trong tù, tôi đã tưởng tượng ra cảnh đất nước xóa bỏ hoàn toàn được nạn tham nhũng sau chiến tranh, nhưng điều đó đã không xảy ra. Việc phát triển đất nước là điều nên làm, vì vậy chúng tôi không chống lại những ai làm giàu hợp pháp. Nhưng chúng tôi không cho phép những người làm giàu bất hợp pháp và khiến những người nghèo phải nghèo khổ hơn.”

Mặc dù từng được ghi nhận là nước thành công trong việc phát triển kinh tế khá đồng đều, nhưng Việt Nam không còn đứng về phía người dân nghèo như trước đây nữa. Một báo cáo năm 2012 của Ngân hàng Thế giới đã lưu ý rằng “sự bất bình đẳng đang quay trở lại trên bàn nghị sự”. Từ giữa năm 2004 đến 2010, thu nhập của 10% số người nghèo nhất đã giảm 1/5, trong khi 5% số người giàu nhất Việt Nam chiếm gần một phần tư tổng thu nhập.

Đỉnh điểm tồi tệ của sự bất bình đẳng này diễn ra ở các vùng nông thôn. Hàng triệu người nông dân bị thu hồi đất canh tác để lấy chỗ xây dựng nhà máy và làm đường. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước 91.8% hộ gia đình nông thôn sở hữu đất. Đến năm 2010, gần một phần tư trong số này không có đất. Và thế là những người ông dân nghèo đổ xô đến các thành phố, nhập cuộc với hàng trăm nghìn người khác bị cắt giảm biên chế vì các chủ tư nhân mới của các công ty nhà nước trước đây đã tiến hành cắt giảm chi phí. Làn sóng những người này đã hòa vào nhau tạo nên “thành phần kinh tế phi chính thức” – được ẩn giấu dưới các xưởng sản xuất tại nhà riêng hoặc ngồi buôn bán trên vỉa hè – và tham gia lao động tại các khu công nghiệp mới hoặc khu chế xuất.

Trong phần kinh tế phi chính thức, thì không có sự bảo hộ nào cả. Trong lĩnh vực công nghiệp, sự bảo hộ này còn yếu hơn. Giáo sư Angie Ngoc Tran là một chuyên giao về nghiên cứu lao động tại Việt Nam. Trong cuốn sách Ties That Bind của mình, bà giải thích cô giải thích luật lao động của nước này đã bị coi nhẹ ra sao, một phần là kết quả của cuộc vận động hành lang bởi các nhóm như Phòng Thương Mại Hoa Kỳ. Các công đoàn quốc doanh thì hoạt động kém hiệu quả và chưa bao giờ tổ chức một cuộc đình công nào cả. Bà Ngoc Tran kết luận: “Với sự gia tăng nguồn vốn vào Việt Nam qua kênh đầu tư nước ngoài và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, chính phủ đang ngày càng ít đứng về phía người dân hơn. Đôi khi, một số cơ quan và tổ chức của nhà nước còn liên minh với các ông chủ tư bản.”

Mọi công nhân đều được đảm bảo một mức lương tối thiểu. Đầu tiên, vào năm 1990, mức lương này tương đương với việc “mức lương đủ sống” - có nghĩa là nó đủ để chi trả những thứ tối cần thiết trong cuộc sống. Nhưng qua từng năm, vì lo sợ mất vốn nước ngoài, chính phủ đã để mức lương này bị cắt giảm, đóng băng và chi phối bởi lạm phát, kết quả là vào tháng Tư năm 2013, công đoàn của nhà nước đã phản đối rằng mức lương đó chỉ đủ để chi trả cho 50% những thứ thiết yếu. Rất nhiều công nhân ở các thành phố “nghèo khó và có thể lực ốm yếu... Họ thuê những căn phòng rẻ mạt, tồi tàn và cắt giảm chi phí đến mức tối thiểu... bị suy dinh dưỡng và gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.”

Trong khi đó, chăm sóc y tế và giáo dục không còn miễn phí nữa. Bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết “thu nhập đang bắt đầu trở nên quan trọng hơn trong việc xác định cơ hội sử dụng các dịch vụ cơ bản”, và rằng chính phủ đang chi tiền xây dựng bệnh viên cho người giàu nhiều hơn cho các trung tâm y tế xã cho người nghèo.

Việt Nam không thể nào lại trở nên vô vọng như thế được. Nó hồi sinh sau cuộc chiến một cách thần kỳ, đặc biệt là trong việc xóa đói giảm nghèo mà vẫn phát triển được đất nước như thể nước Anh đang phát triển. Nhưng thực tế hiện tại là Việt Nam đang phải hứng chịu những điều tồi tệ nhất từ hai hệ thống: nhà nước độc tài xã hội chủ nghĩa và ý thức hệ tư bản hoang dã; hai hệ thống này kết hợp với nhau đang đánh cắp tiền bạc và quyền lợi của người dân Việt Nam trong khi một nhóm nhỏ đang tìm cách vơ vét cho đầy túi và nấp sau những khẩu hiệu cách mạng rỗng tuếch. Đó mới là điều dối trá kinh khủng nhất. Thắng lợi trong chiến tranh nhưng lại thua trong hòa bình, những hứa hẹn về một nhà nước xã hội chủ nghĩa của các lãnh đạo giống như những lời tuyên truyền rỗng tuếch. Theo như lời một cựu quân du kích đã mạo hiểm cả cuộc đời của mình cho lý tưởng này, thì: “Đó là những tên tư bản đỏ.”
     
After the military victory, Vietnam’s socialist model began to collapse. Cut off by US-led trade embargos and denied reconstruction aid, it plunged into poverty. Now its economy is booming – but so is inequality and corruption

Người lính Nam Việt Nam đang nằm ngủ trên chiếc tàu chở quân của Hải Quân Hoa Kỳ năm 1962. Ảnh: AP/Horst Faas

Early one morning in February 1968, when the fighting in central Vietnam had reached a new level of insanity, a group of South Korean soldiers swept into a village called Ha My, a straggly collection of bamboo huts and paddy fields about an hour outside the city of Danang. They were from a unit called Blue Dragon, which was fighting alongside the Americans, attempting to suppress the communist uprising.

For weeks, they had been herding farmers and their families into a crowded compound that the Americans called a “strategic hamlet”. By taking the farmers out of their villages, they hoped they could starve the communist guerrillas of food and shelter. And for weeks, the farmers and their families had been escaping, trailing back to Ha My, loathing the captivity of the strategic hamlet, needing to farm their land. Now, the Blue Dragon soldiers had had enough.

In the hour that followed their arrival, the Koreans herded the waking villagers into small groups and then, methodically, opened fire. An hour later, they had killed 135 of them. They then burned their homes and bodies, and bulldozed the whole mess into mass graves. For years the truth lay buried, too.

Now there is a monument to that massacre, built 30 years later at the expense of Blue Dragon soldiers who came back offering genuine remorse. But there is something wrong. The monument stands proud, as big as a house, with ornate roofing that shelters two collective tombs and a large gravestone carrying the names of the adults and children who died. But there is no explanation for their deaths.

The villagers say that when the monument was first built, the back of the gravestone displayed a vivid account of what happened that day. One even has a copy of the words, which turn out to be a powerful poem recalling the fire and blood, the burning flesh, the bodies in the sand: “How painful to see fathers and mothers collapse into pieces beneath the flames … How terrifying to see children and babies screaming and crying, reaching out, still suckling on the breasts of dead mothers … ” But, the villagers say, some South Korean diplomats paid a visit before the official opening and complained about the poem; instead of standing up to them, Vietnamese officials ordered that it be covered up with a tableau of lotus blossom. A Korean anthropologist, Heonik Kwon, who was studying Ha My at the time, recorded one villager saying this denial of the truth was like a second massacre, “killing the memory of the killing”.

Why would the Vietnamese compromise like that? Why would the people who won the war allow the story of that war to be defined by the losers?

The villagers say the answer is simple: South Korea had become one of the biggest foreign investors in their economy, and had offered to pay for a local hospital if the massacre poem was concealed. So the Vietnamese authorities agreed; they could not afford to resist. And there is the heart of what has happened to Vietnam since the war ended 40 years ago, on 30 April 1975.

A month spent travelling there at the beginning of this year – talking to farmers, intellectuals, academic specialists and veteran fighters from both sides of the line – revealed numerous falsehoods and compromises that have been forced on the Vietnamese people by the powerful in pursuit of profit. The US has succeeded in promoting a false account of the cause and conduct of its war. In spite of losing the military conflict, the Americans and their allies have returned with the even more powerful weapons of finance, forcing the Vietnamese down a road they did not choose. Now, it is their leaders who are telling the biggest lie of all.

Máy bay Mỹ đang hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh gần biên giới Campuchia. Ảnh: AP/Horst Faas.

Nguyen Hao Thu, aged 90, lives in a bright and beautiful flat in Hanoi. She chatters like a bird in fluent French and broken English, describing how, as a young woman, she saw her country crushed between two powerful enemies. First, it was the French who refused to let go of their colony at the end of the second world war. In 1946, aged 21, Thu took to the jungle and joined the guerrilla struggle, specialising in mixing acid, saltpetre and alcohol to make gunpowder: “I was very happy in the forest. With the powder in the bomb, you can – pop! – realise our dream.”

And that dream was not simply nationalist, to expel the foreign invader. It was specifically communist and revolutionary. Thu recalled a childhood during which the French took away her father, a kindergarten teacher; she used to bring food to him in jail when she was just seven years old. “I hated all the people who wanted to fight and occupy Vietnam. In my mind, I became communist,” she said. Her family were comfortably middle‑class, but during the 1930s, she said, their home was used as a meeting place for the underground Vietnamese Communist party. She remembered reading Marx and Lenin and how, when she was 16, the French executed one of her friends. “Sincerely, I am communist.”

Le Nam Phong is nearly as old as Thu. He was 17 when he signed up as a common soldier to fight the French in 1945. He spent the next 30 years at war, rising to become a lieutenant general in the army of North Vietnam and a key figure in the eventual destruction of the US military machine. Sitting outside his comfortable home, slicing a mango on a warm evening, he remembers his own revolutionary motive: “Socialism? Yes, of course. The purpose of all the fighting was to build a socialist society, to gain freedom and independence and happiness. During the first days against France and against the US, we already had in mind the society we wanted to create – a society where men would not exploit other men; fair, independent, equal.”

  We already had in mind the society we wanted – one where men would not exploit other men: fair, independent, equal
This is where the US’s own account of its behaviour begins to fall apart. The American version of events has it that when the French were defeated in 1954, the US army became involved in order to protect the nation of South Vietnam from the threat of a takeover by communists from North Vietnam. The reality is that the French had alienated people all over Vietnam, driving them into the arms of Ho Chi Minh’s Communist party. And, more important, there were no two separate nations. In 1954, in spite of the victory of the Vietnamese army, France and its western allies hung on to power in their southern stronghold. At an international convention in Geneva, all sides then agreed that the country should be divided – temporarily – into South Vietnam and North Vietnam, until July 1956, when an election would deliver a new government for the nation as a whole.

The then US president, Dwight Eisenhower, later admitted that if that election had been allowed to take place, some 80% of the Vietnamese people would have voted for Minh and the new socialist society – and the Vietnamese we spoke to concurred. But the US would not allow it. Instead, they turned to a notorious CIA officer, Edward Lansdale, who proceeded to use a dexterous combination of bribes and violence to install a new government in Saigon, headed by the Catholic politician Ngo Dinh Diem. He was autocratic and nepotistic, but anti-communist and pro-American. In October 1955, Lansdale rigged an election in the South to make Diem president. The national elections were cancelled. The “temporary” division now became a prolonged pretence that Vietnam really was two different countries, the South as the passive victim of invasion from the North.

* * *

At first, the US, which had been funding the French war, was content to pour money into South Vietnam’s army, and to send its own troops only in the guise of “advisers” – 16,300 of them. By March 1965, it was sending its own men into combat. At the peak of the fighting, in 1969, the US was using 550,000 of its own military personnel, plus 897,000 from South Vietnam’s army and thousands more from South Korea and other allies. By the time the war was over, the number of dead was beyond counting, possibly as high as 3.8 million, according to a study by the Harvard Medical School and the University of Washington.

The British foreign correspondent James Cameron described US actions as “an offence to international decency, both disgusting and absurd”. Writing in 1965, he looked back at the path to war: “It was clumsy and cruel and thoughtless and without consideration. Step by step, the west blundered and floundered into a dilemma they never completely comprehended and never in fact sought: from the very beginning, they argued in cliches.”

The violence of those years still lives with those who suffered its grand assault. In a small house in Saigon, as many Vietnamese still call Ho Chi Minh City, a former member of the communist guerrillas remembered the US bombers roaring down on their jungle camp, and how he and his comrades hid in shallow foxholes: “We had very strong rice wine. If you drink it, it would bring tears to your eyes. We used to call it ‘tears of the motherland’. It stopped us being frightened.”

The US dropped more high explosives on Vietnam than the allies used on Germany and Japan together in the second world war. It also dropped napalm jelly, which stuck to its victims while it roasted their skin; white phosphorous, which burned down to the bone; fragmentation bombs, which hurled ball bearings and steel shards in all directions; and 73m litres of toxic chemicals, including 43m litres of Agent Orange, which killed vegetation and inflicted illness on those who were exposed to it.

Infamously, the US also bombed Hanoi – a city full of civilians with no air force to defend it. A woman who was eight at the time remembered wearing a leafy branch on her back as flimsy camouflage against F-111 bombers flying at twice the speed of sound. A man who worked on an anti‑aircraft battery says he went home after a night of fruitless defence to find his neighbourhood obliterated: the only sign of his son was a dismembered leg, which he identified by a scar.

On the ground, the US assault was just as powerful. In a village in the Mekong delta, a peasant farmer in her late 60s sat peacefully in her home, with its floor of baked mud. She remembered the day her mother in law, who was working in the fields nearby, made the mistake of running when a US helicopter thundered down towards her: a missile caught up with her and smashed her to pieces against a coconut tree. “We had to go to collect her. We had to pick up her teeth.” The helicopter gunships killed three of her brothers as well, she said. All these years later, she added, she still has trouble sleeping, and is full of fear if she hears any sound that could possibly be a helicopter.

Một lính dù Mỹ đang hướng dẫn máy bay trực thăng cứu thương hạ xuống để đón những binh sĩ bị thương trong buổi tuần tra kéo dài năm ngày ở Việt Nam vào tháng Tư 1968. Ảnh: AP/Art Greenspon

Many Americans now believe that the notorious massacre of villagers at My Lai was a unique or rare event, but the journalist Nick Turse found a different picture in the US National Archives in June 2001. He discovered files that recorded the findings of a secret US task force, the Vietnam War Crimes Working Group. They showed that the army had substantiated more than 300 claims of massacre, murder, rape and torture by American soldiers.

Turse then visited Vietnam. In his book, Kill Anything That Moves, he describes trying to find the site of an incident from the files in which 20 women and children were said to have been killed in a hamlet in the central highlands. Following local people, he says, he stumbled across memorials to five other massacres in the same small area: “I’d thought that I was looking for a needle in a haystack; what I found was a veritable haystack of needles.” He concluded that a combination of racial indifference to the life of mere “gooks”, official pressure to raise the number of “kills” and the designation of rural areas as “free-fire zones” meant that “killings of civilians were widespread, routine and directly attributable to US command policies”.

Those who survived were sometimes taken prisoner and subjected to harsh abuse. In 1970, a group of US congressmen visited the notorious Con Dao prison. There they found men and women shackled in “tiger cages”, starved, beaten, tortured and reduced to eating insects. In spite of the uproar when this was reported, the prison stayed open.

* * *

Until a couple of years ago, journalists from one of the big newspaper groups in Saigon used to stop to buy their coffee from an amiable woman who spent each day on the pavement in front of their office. Few of them knew her name. They used to call her the Coffee Lady. She has her own small story about the war, but mostly she has a story about what has happened since peace came. This is the context in which the Vietnamese Communist party now tells its lies.

She remembers Liberation Day: the wild rejoicing because the war was over; the sheer pride that communist forces had beaten what everyone said was the biggest army in the history of the world; the hopes for a better life. There was fear, too. There were rumours of violent retribution and looting. The Coffee Lady was worried about crazy people picking up the guns she could see lying in the street. And she was sad, for a very personal reason.

A few years earlier, she had worked as a waitress on a US base at Vung Tau, on the coast near Saigon, and there she had met a soldier called Ronald. He came from New York and he flew surveillance missions over Vietnam and Cambodia. They fell in love. At short notice, he was sent back to the US, but for a while he carried on writing, and he told her that he would sponsor her to join him. Then he went quiet, and she came to understand that there was no chance he would come back for her. Scared that the new regime might be angry, she burned Ronald’s letters and never heard from him again. Years later, now aged 64, grey-haired and calm, sitting quietly outside a Buddhist pagoda, she can still feel the sadness.

The Coffee Lady belonged to neither side in the conflict. She was simply a Vietnamese woman, in love with an American man and in search of a decent life. Liberation Day did not bring easier times. At first, she found work in one of the new cooperative factories. There, she sat bowed over a sewing machine for 11 hours a day, earning nothing more than a ration card that entitled her to small amounts of low-quality rice and even smaller amounts of meat. For years, she shared a tiny house with her brother, who spent his days in another textile workshop. The economy ran into a decade of depression. “Life was tough for ordinary people,” she said.

The US left Vietnam in a state of physical ruin. Roads, rail lines, bridges and canals were devastated by bombing. Unexploded shells and landmines littered the countryside, often underwater in the paddy fields where peasants waded. Five million hectares of forest had been stripped of life by high explosives and Agent Orange. The new government reckoned that two-thirds of the villages in the south had been destroyed. In Saigon, the American legacy included packs of orphans roaming the streets and a heroin epidemic. Nationally, the new government estimated it was dealing with 10 million refugees; 1 million war widows; 880,000 orphans; 362,000 war invalids; and 3 million unemployed people.

The economy was in chaos. By the time Liberation Day arrived, inflation was running at up to 900%, and Vietnam – a country full of paddy fields – was having to import rice. In peace talks in Paris, the US had agreed to pay $3.5bn in reconstruction aid to mend the shattered infrastructure. It never paid a cent. Adding insult to penury, the US went on to demand that the communist government repay millions of dollars borrowed by its enemy, the old Saigon regime. Vietnam desperately needed the world to provide the trade and aid that could turnits economy around. The US did its best to make sure it got neither.

As soon as it had lost the war, the US imposed a trade embargo, cutting off the war-wrecked country not only from US exports and imports, but also from those of other nations that bowed to American pressure. In the same way, the US leaned on multilateral bodies including the IMF, the World Bank and Unesco to deny Vietnam aid. The US acknowledged that Agent Orange was likely to cause serious illness and birth defects and paid $2bn compensation – but only to its own veterans. The Vietnamese victims – more than 2 million of them – got nothing

It is not clear how any economic model could have survived this hostile encirclement. Inevitably, Vietnam’s socialist project began to collapse. It adopted a crude Soviet policy that forced peasant farmers to hand over their crops in exchange for ration cards. With no incentive to produce, output crashed, inflation climbed back towards wartime levels, and the country once again had to import rice. In the early 1980s, the leadership was forced to allow the peasants to start selling surplus produce, and so capitalism began its return. By the late 1980s, the party was officially adopting the idea of “a market economy with socialist orientation”.

It was this shift that allowed the Coffee Lady in 1988 to leave the textile factory to become a trader. Each morning, she says, she would get up at 4am to prepare coffee in time to travel across the city. By 5am, she was sitting on a small chair outside the newspaper office. Change was all around her during the 1990s. Foreign investors were allowed to come in and private businesses were encouraged – free trade, free markets, profits for some, wages for others. Behind the scenes, the government was sending signals of compromise to Washington. It stopped asking for the $3.5bn reconstruction aid or compensation for Agent Orange and war crimes. It even agreed to repay the old Saigon regime’s war debt of $146m. By 1994, the US was appeased and lifted the trade embargo that had been throttling Vietnam for nearly 20 years. The World Bank, the IMF and other donors began to help. The economy started growing by up to 8.4% a year, and Vietnam was soon one of the world’s biggest exporters of rice.

Crucially, throughout the 1990s, there were still strong factions within the Communist party that defended socialism against the new tide of capitalism. In spite of the economic chaos, they had succeeded in engineering a dramatic reduction of poverty. When the war ended, 70% of Vietnam’s people lived below the official poverty line. By 1992, it was 58%. By 2000, it was 32%. At the same time, the government had constructed a network of primary schools in every community, and secondary schools in most; it had also built a basic structure of free healthcare. For a while, the socialist factions still had enough political muscle to direct the new capitalist vehicle. Three times during the late 1990s, the World Bank offered extra loans worth hundreds of millions of dollars if Vietnam would agree to sell its state-owned companies and cut its trade tariffs. Each deal was rejected.

  Three decades after the communist victory, Vietnam was part of the global capitalist economy. The west had won after all
But from 2000, the rate of change accelerated and the political balance shifted. Reflecting persistent pressure from international donors and foreign investors, Vietnam now approved the sale of its state-owned companies. It also struck a trade deal with the US, and finally hit a peak in 2006 when it was given membership of the World Trade Organisation, which meant it could reap yet more foreign investment and aid. Three decades after the communists emerged as victors in the war, it was now a fully integrated member of the globalised capitalist economy. The west had won after all.

On the pavement in Saigon, the Coffee Lady watched all of this unfold, and yet she saw no change in her life. “I earned the same, lived in the same room,” she says. “There were more things in the shops, but the prices kept going up. The country changed, but not for people like me. The people who had connections got richer.” All throughout these years, she had stuck with the same brand of Vietnamese-made coffee, Trung Nguyen. While she remained poor, the man who owns that company rode the new tide of free enterprise and is now reckoned to be worth $100m.

* * *

In an office across the city sat Nguyen Cong Khe. For years, he edited Thanh Nien, the newspaper that was based in the building outside which the Coffee Lady plied her trade. During his editorship, Khe upset some powerful people, disclosing links between a Saigon gangster and senior officials, then publishing the story of a huge scandal that implicated some very well‑connected families in the theft of public funds. That was risky. Vietnam runs a clumsy system of official censorship, calling in editors every week – on Tuesdays in Hanoi and Thursdays in Saigon – to tell them what to cover and what to conceal. For his efforts, in 2008, Khe was sacked.

In November last year, Khe took another risk by using the New York Times to call on his government to allow a free press. Sitting in the office where he now runs a news website, he went further. Insisting that his name be attached to this appeal, he said what others will say only behind one hand: that the leadership of the Vietnamese Communist party have become traitors to their own cause.

“At the very outset, those who made the revolution installed a government [that] had a very good intent to develop the country and to be prosperous in the fairest way, but things went wrong somewhere. Those who joined the revolution, who swore to be transparent – eventually they betrayed their commitment and their ideology.”

Khe was himself part of the revolution. As a student in the early 1970s, he agitated against the Americans and spent three years behind bars. He was a party member for years. He understands why the leadership turned to the tools of capitalism to kickstart the economy, but he has seen the dark side of the neoliberal coin – the corruption and the inequality.

You can see it on the streets. Despite its dark past, Saigon has boomed into a seething mass of commercial activity. But it is, nonetheless, a city in the developing world, with signs of poverty on every side. And then there is Dong Khoi Street – an island of self-indulgent wealth where the new elite can buy a T-shirt from Hermes for $500, a watch from Versace for $15,000, or a dining-room table with four chairs covered in gold-leaf calf skin and stuffed with goose feathers for $65,000. And on the corner, the Continental Hotel sells meals that would cost a week’s pay for a worker, in a restaurant called – with one final slap in Ho Chi Minh’s face – Le Bourgeois.

Khe reckoned that for every $10 assigned to any public project, $7 is going into somebody’s pocket. Really? So 70% of Vietnam’s state budget is being stolen? That would be a theft of staggering proportions. We spoke via a translator. He nodded, and twisted one hand in the air: “Between 50 and 70%.”

Transparency International last year reported that Vietnam is perceived to be one of the most corrupt countries in the world, doing worse than 118 others and scoring only 31 out of a possible 100 good points on its index.

Nobody claims that the corruption is new. There is a well-established tradition of public officials in Vietnam selling their influence and favouring their families. But the allegation is that it has hit new levels under the current leadership. People say that the problem was boosted specifically by the privatisation of Vietnam’s huge state-owned companies and the opportunities that provided some politicians and officials to appoint themselves and their families as executives. The British academic Martin Gainsborough, who spent years in Vietnam doing fieldwork for his research on development in south-east Asia, wrote: “Rather than being inspired by reformist ideals, officials have been motivated by much more venal desires … What we often refer to as ‘reform’ is as much about attempts by rival political-business interests to gain control over financial and other resources.”

For three months recently, an extraordinary website published detailed allegations about the behaviour of named members of the Vietnamese power elite. The site called itself Chan Dung Quyen Luc (“Portrait of Power”) and backed up its claims with documents, audio and video footage. It has never been verified, but observers speculated that it was the work of a very powerful politician using inside information to try to damage rivals. It claimed to provide glimpses into a secret world of theft.

The site attacked one very senior figure, claiming that a local official had delivered a suitcase containing $1m in cash to his home, as a result of which he had agreed not to collect $150m of tax due from a property company who were involved in a “giant development”. The company had then given him and the local official free villas. The site went on to finger two leading politicians, claiming that one had blocked the prosecution of a corrupt banker and was now receiving healthy backhanders; and that the second had diverted $1bn from a state company into the bank account of his sister, who was now running 20 different businesses. It also accused a senior military figure of using his son’s company to sell army land for personal profit. In his case, the website displayed a letter from bank employees who claimed he was part of an “extremely large-scale corruption network”, with bank accounts worth millions of dollars.

From time to time, the state acknowledges corruption and cracks down. In high-profile trials at the end of last year, four executives from former state-owned companies were sentenced to death for bribery and fraud; two others were sentenced to life in prison. Khe does not believe these trials are tackling the scale of the problem. He shrugged: “We traded millions of lives for independence and equality. When I was in prison I imagined the country would be clear of corruption after the war, but it didn’t happen. The development of the country should proceed, so we don’t go against those who make money legitimately. But we can’t allow those who make illegitimate money to continue to make poor people poorer.”

  We traded millions of lives for independence and equality. I imagined corruption would end after the war, but it didn’t
There he hit the most painful nerve. Despite its earlier track record of spreading economic success quite evenly, Vietnam no longer stands up for the poor as it once did. A 2012 report for the World Bank noted that “inequality is back on the agenda”. Between 2004 and 2010, income for the poorest 10% of the population fell by a fifth, it found, while the richest 5% in Vietnam were now taking nearly a quarter of the income.

The worst of this inequality is in the rural areas. Millions of farmers have been driven off their land to make way for factories or roads. In the early 90s, nearly all rural households (91.8%) owned land. By 2010, nearly a quarter of them (22.5%) were landless. A relentless tide of poor peasants has poured into the cities, where they have been joined by hundreds of thousands of workers who have been made redundant as the private owners of the old state-owned companies set about cutting costs. This wave of men and women has swirled into the “informal sector” – hidden away in sweatshops in private houses or sitting trading on the pavements – and into the sprawling network of new industrial parks and export‑processing zones.

In the informal sector, there is no protection at all. In the industrial areas, protections have become noticeably weaker. Prof Angie Ngoc Tran is a specialist in the study of labour in Vietnam. In her book, Ties That Bind, she explains how the country’s labour code – which was once famously progressive – has been watered down, partly as a result of lobbying by groups such as the US Chamber of Commerce. The state-sponsored unions have been weakened and have never called a strike. Tran concludes: “With the surge of capital entering Vietnam by way of foreign investment and the privatisation of state-owned enterprises, the state is becoming less and less of a government acting on behalf of the people. At times, some state organs and institutions are in alliance with the capitalists.”

Every worker is guaranteed a minimum wage. Originally, in 1990, this was set at a level that matched the “living wage” – meaning that it covered the essentials of life. But over the years, for fear of losing foreign capital, the government has allowed it to be cut, frozen and overtaken by inflation, with the result that by April 2013, the government’s own union was protesting that wages now covered only 50% of essential costs. Most city workers, the federation said, were “destitute and physically wasted away … They rent cheap, shabby rooms and cut daily expenses to a minimum … suffer serious malnutrition and other health risks.”

Meanwhile, healthcare and schooling are no longer free. The World Bank report noted that “incomes are beginning to matter more for determining access to basic services”, and that the government was spending considerably more on hospitals for the better off than it was on communal health centres for the poor.

Vietnam is by no means a basket case. Its recovery from war is close to miraculous, particularly in cutting back poverty while developed nations such as the UK were increasing it. But the reality now is that it has ended up with the worst of two systems: the authoritarian socialist state and the unfettered ideology of neoliberalism; the two combining to strip Vietnam’s people of their money and their rights while a tiny elite fills its pockets and hides behind the rhetoric of the revolution. That, finally, is the biggest lie of all. Victorious in war but defeated in peace, the claim by Vietnam’s leaders to be socialist looks like empty propaganda. In the words of one former guerrilla who risked his life for this: “They are red capitalists.”

Nick Davies|The Guardian
Athena chuyển ngữ
Theo Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad