The Diplomat: Công dân Hà Nội phản đối kế hoạch đốn hạ cây xanh - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

The Diplomat: Công dân Hà Nội phản đối kế hoạch đốn hạ cây xanh


      
Kế hoạch chặt bỏ những hàng cây tại những khu phố cổ của thành phố Hà Nội đang đối mặt với phản ứng dữ dội.

Image Credit: Hanoi street via Truong Cong Hiep -
Shutterstock.com
Đụng tới những phúc lợi công cộng như công viên hay cây xanh luôn gây phản ứng mạnh trong công chúng. Chứng kiến các cuộc biểu tình diễn ra ở công viên Gezi (Thổ Nhĩ Kỳ) vào giữa năm 2013, trong đó người dân phản kháng việc phá dỡ một công viên rộng lớn để làm trung tâm mua sắm. Tại Hà Nội, đã có những cuộc biểu tình nhỏ nhưng khác thường chống lại kế hoạch của chính quyền thành phố triệt hạ 6.700 cây xanh chạy dọc các đường phố trong một dự án trị giá 3,4 tỷ đô la.

Chính quyền cho rằng đám cây đã già và ốm yếu. Không phải tất cả đều già và ốm yếu, tiếng nói phản đối đáp lại. Chính quyền cũng nói rằng nhiều cây, trong đó có những cây cổ thụ hơn 100 tuổi, thuộc các chủng loại khác nhau trên một con phố và do đó là "một sự lựa chọn kém thẩm mỹ." Mạng Facebook phản đối và các chuyên gia đã phát biểu rằng kế hoạch trồng lại là không thuyết phục. Ngoài ra, người ta sẽ làm gì với số gỗ thu được, nhiều cây trong số đó rất có giá trị?

Trước những sự phản đối đó, người đứng đầu UBND thành phố đã phải yêu cầu hoãn dự án lại. Đây không phải là lần đầu tiên sự phản đối của cộng đồng đã dẫn đến việc xem xét lại các dự án. Năm ngoái, sự tức giận của nhân dân về kế hoạch cáp treo hang Son Doong – hang động lớn nhất thế giới, đã gây náo động với nhiều kiến nghị ký trực tuyến để ngăn chặn nó. Đây cũng không phải là lần đầu tiên công chúng phản đối việc chặt cây. Năm ngoái ở Sài Gòn đã có những cuộc biểu tình chống lại việc chặt cây nhỏ hơn và một nhóm Facebook bắt đầu được gọi là "Happy Tree ở Sài Gòn."

Người Hà Nội tỏ ra biết tôn trọng các di sản của mình. Họ không phải là những người duy nhất. "Quyến rũ" là từ mà du khách thường mô tả thành phố này. Kiến trúc xưa, đường phố rợp bóng cây, những hồ nước, chùa và di sản thuộc địa đảm bảo cho thành phố đứng đầu trong những danh sách đáng ghé thăm bất tận được đưa ra bởi các tạp chí du lịch và các trang web quốc tế. Trong thời đại mà rất nhiều thành phố châu Á phát triển với tốc độ chóng mặt và tất cả mọi thứ trông giống như một phiên bản Bangkok (một lời chỉ trích thường xuyên nhưng không công bằng nhằm vào thành phố Hồ Chí Minh) thì vẻ quyến rũ cổ điển của Hà Nội khiến nó trở thành thành phố Châu Á thực sự nổi bật "cuối cùng" còn tồn tại.

Kế hoạch chặt 6.700 cây trong tổng số 29.600 cây (theo chính quyền) đã nhanh chóng bị công khai chỉ trích và phản đối từ các nhóm Facebook. Nhóm "6.700 người vì 6.700 cây" đã có 55.000 likes tại thời điểm viết bài. Các quản trị viên, những người đã cố gắng phi thường để không bị chính trị hóa nhưng quan tâm, đã trích lời của Gandhi "hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn thấy trên thế giới này". Chính quyền nào thì cũng xuất phát từ nhân dân, một quản trị viên nhóm đã nói, người này cũng chỉ ra sự thiếu quan tâm đến sinh tháy trong một sự án lấp sông Đồng Nai để làm nhà ở.

Hiệp hội cây xanh Việt Nam, như trích dẫn của tờ Thanh Niên cho biết, sở xây dựng nên "xem xét lại" kế hoạch của mình và cung cấp đầy đủ chi tiết về cây chặt bỏ và minh bạch thông tin cho công chúng.

Một cuộc biểu tình với chừng 500 người tham gia, theo Voice of America, diễn ra vào ngày Chủ nhật với những người mặc áo thun và mang theo biểu ngữ (bằng tiếng Anh) “Trees Hug Hanoi.” Đó cũng là tên của một nhóm Facebook khác phản đối các hành động chặt cây. Cùng này thì Hà Nội đã tắt điện trong 1 giờ để làm theo lời kêu gọi Giờ Trái Đất, theo báo Tuổi Trẻ. Nhiều người đã tuần hành dọc theo thành phố, được tổ chức bởi chính quyền địa phương, và đèn đã được tắt ở khu vực Ủy Ban Nhân Dân và Hội Đồng Nhân Dân thành phố, cũng như khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Việc biểu tình công cộng vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng biểu tình trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Facebook, bây giờ được sử dụng bởi 1/4 của 93 triệu dân, là một trong những địa điểm phổ biến nhất. Trên thực tế thì có lẽ việc tổ chức biểu tình phản đối dự án Bauxite ở Tây Nguyên đã dẫn đến việc mạng xã hội bị chặn vào năm 2009. Chính quyền sau đó đã điều chỉnh lại quan điểm của mình đối với mạng xã hội (mặc dù không chính thức tuyên chiến). Đầu năm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói về sự cần thiết khai thác sức mạnh của Facebook. Đồng thời vấn đề môi trường đã trở nên quan trọng tại Việt Nam. Năm ngoái đã có các cuộc biểu tình, kiến nghị trực tuyến để ngăn chặn việc xây dựng một tuyến cáp treo ở hang Son Doong.

Trong cùng lúc đó thì nhiều di sản từ thời thuộc địa của đất nước đã bị tháo dỡ để mở đường cho các trung tâm mua sắm mới hoặc các tòa nhà chung cư. Năm 2011 một cuộc biểu tình được tổ chức bởi các cư dân để ngăn chặn sự phá hủy của tòa nhà Eden nhưng không thành công. Một bộ sưu tập các tòa nhà Sài Gòn hiện nay không còn có thể được xem tại đây.

Helen Clark từng làm việc tại Hà Nội trong sáu năm như một phóng viên và biên tập viên tạp chí. Cô đã viết cho hàng chục ấn phẩm bao gồm The Diplomat (Bridget O'Flaherty), Time, The Economist, Asia Times Online, Associated Press (Úc).
      
Plans to chop down the trees that line the city’s historic streets have met with a vigorous response.

Image Credit: Hanoi street via Truong Cong Hiep -
Shutterstock.com
Public goods such as trees and parks can provoke passionate reactions in people. Witness the Gezi Park protests in Turkey in the middle of 2013, which protested the demolition of the large park to make way for a shopping center. In Hanoi, there have been small but unusual protests against the city authorities’ plans to cut down an astonishing 6,700 of the trees that line the streets in a $3.4 million project.

The trees are old and sick, said the government. Not that many of them, respond its critics. The government also said many of the trees, some of which are more than 100 years old, are of different kinds on the one street and are thus “a poor aesthetic choice.” Facebook protest pages have been started and experts have opined that the plan to replant is unconvincing. Also, what will be done with all the timber, much of which is valuable?

Such was the outcry that the head of the city People’s Committee asked that the plans be postponed until they could be reviewed. It is not the first time public outcry has led to a review of plans. Last year anger over plans for a cable car in Hang Son Doong, the world’s largest cave, caused uproar with many signing online petitions to stop it from going ahead. It is not even the first time the public has protested the felling of trees. Last year in Saigon there were protests against a much smaller culling and a Facebook group started called “Happy Tree in Saigon.”

Hanoians, it seems, value their heritage. They are not the only ones. “Charm” is a word oft-used by visitors to describe the city. Its old-world, tree-lined streets, numerous lakes, pagodas and colonial heritage ensure the city stays atop the endless must-visit lists put out by travel magazines and websites. In an age where so many Asian cities seem to develop at breakneck pace and everything looks like a version of Bangkok (a criticism often but unfairly leveled at Ho Chi Minh City) Hanoi’s old-fashioned charm as the “last” truly Asian city stands out.

The plan to cut down 6,700 trees out of a total of 29,600 (according to authorities) quickly drew public criticism and inspired protests and Facebook groups. One, “6,700 people for 6,700 trees” sought 6,700 “likes”; it has 55,000 at the time of writing. The administrator, who took pains to appear apolitical but concerned, quoted Gandhi’s “be the change you want to see in the world.” The government is from the people, after all, the administrator has said, who also pointed out the recklessness of a project to fill in a large part of the Dong Nai River, in Vietnam’s south, for a residential project.

The Vietnam Greenery Association, as quoted by Thanh Nien News, said that the construction department should “revise” its plan and give “full details of each tree to be felled and make the information public to avoid squandering.”

A protest numbering 500, according to Voice of America, was held Sunday with people wearing t-shirts and carrying banners saying (in English) “Trees Hug Hanoi.” That is also the name of another Facebook group protesting the proposed action. The same day Hanoi switched off the power for one hour as an “early observance” of Earth Hour, according to news site Tuoi Tre. Many people marched through the city, organized by local government, and lights were switched off at the People’s Council and People’s Committee and around central lakes.

Public protests are still not common in Vietnam but online protests and organizing have become more common in recent years. Facebook, now used by a quarter of the country’s 93 million citizens, is one of the most common venues. In fact it was most likely organizing against bauxite mining projects in the country’s Central Highlands that led to the social media site’s ongoing block in 2009. The government has since revised its stance (though it never stated it in the first place) and earlier this year Prime Minister Nguyen Tan Dung spoke of the need to harness Facebook’s power. At the same time environmental concerns have come to the foreground in Vietnam. Last year there were online protests and petitions to stop the building of a cable car in Hang Son Doong cave, the largest in the world. Some protesting that were also at Sunday’s protest, according to VOA.

At the same time much of the country’s colonial heritage has been knocked down to make way for new shopping centers or apartment buildings. In 2011 protests were held by residents to stop the destruction of the Eden building but were unsuccessful. A gallery of now-gone buildings from Saigon can be viewed here.

Helen Clark was based in Hanoi for six years as a reporter and magazine editor. She has written for two dozen publications including The Diplomat (as Bridget O’Flaherty), Time, The Economist, the Asia Times Online and the Australian Associated Press.

Helen Clark - The Diplomat
Liên Hương chuyển ngữ
Theo Facebook Vì một Hà Nội xanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad